Bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 band 7 ngày 28/08/2021
Giải bài mẫu IELTS Writing Task 1 ngày 28/08/2021
The graph shows the percentage of visiting the cinema once a month or more between 1984 to 2003 (4 age groups)
Dàn bài chi tiết
Mở bài
Giới thiệu nội dung của biểu đồ: phần trăm số người, chia theo nhóm tuổi, đi đến rạp chiếu phim một lần hoặc nhiều hơn một lần mỗi tháng
Đoạn tổng quát (Overview)
Đặc điểm nổi bật về độ lớn và xu hướng chung của các đối tượng:
Số lượng người đến rạp chiếu phim đều có xu hướng chung là tăng ở cả 4 nhóm tuổi.
Có nhiều người ở độ tuổi từ 15-24 đi đến rạp chiếu phim hơn ở các nhóm tuổi còn lại.
Thân bài 1
Mô tả, so sánh số liệu các đối tượng trong nhóm tuổi từ 15-24 và từ 35 tuổi trở đi :
Vào năm 1984, có hơn 15% người trong độ tuổi từ 15-24 đi đến rạp chiếu phim, so với chỉ 2% số người từ 35 tuổi.
Qua các năm tiếp theo, 1 xu hướng thay đổi không ổn định được nhìn thấy trong số liệu của nhóm đối tượng từ 15-24 tuổi. Số liệu tăng đều lên đến 35%, sau đó dao động mạnh và đứng tại 50% vào năm cuối.
Số người trong nhóm tuổi từ 35 có xu hướng tăng ổn định trong các năm và đứng tại 15% vào cuối giai đoạn.
Thân bài 2
Mô tả, so sánh số liệu các đối tượng còn lại, thuộc nhóm tuổi từ 7-24 và 25-35:
Có 10% người trong độ tuổi 7-4 đi đến rạp chiếu phim vào năm đầu, gấp khoảng 2 lần so với người ở nhóm tuổi 25-35.
Từ 1984 trở đi, số liệu của 2 nhóm đối tượng đều dao động và đứng tại cùng một mức là 30% vào năm cuối.
Đọc thêm: Cấu trúc miêu tả xu hướng tăng giảm dạng bài Time Chart trong IELTS Writing Task 1 (P1)
Bài mẫu tham khảo
The line graph illustrates the proportion of people who visited cinemas once or more than once a month during a 19-year period starting from 1984.
Overall, the percentage of cinema visitors of all ages witnessed an increase, despite some fluctuations. Besides, there were more people aged 15 to 24 visiting cinemas, in comparison with those in the other age groups.
In 1984, over 15% of people between 15 and 24 years old went to the cinema once a month or more, as opposed to a mere 2% of visitors aged 35 and over. During the given period, an erratic pattern was seen in the figure for the 15-to 24-year-old age group which rose steadily to approximately 35% in 1992, before fluctuating wildly and standing at above 50% in 2003. Meanwhile, a consistent growth was seen in the percentage of visitors who are 35 years old and older, with roughly 15% recorded in the last year.
Turning to the remaining age groups, 10% people aged 7 to 14 visited cinemas in the first year, which was about twice higher than the percentage of 25-to 35-year-old visitors. From 1984 onwards, those figures fluctuated widely and both stopped at 30% at the end of the period.
[Estimated band 7]
Vocabulary
Mere: chỉ là, chỉ có
Erratic pattern: xu hướng thay đổi không ổn định
A consistent growth: một sự tăng ổn định, nhất quán
Giải bài mẫu IELTS Writing Task 2 ngày 28/08/2021
Some school leavers travel or work for a period of time instead of going directly to university. What are the advantages or disadvantages for their study?
Dàn bài chi tiết
Mở bài
Paraphrase lại đề bài (1 câu): Nêu xu hướng mọi người dành ra một khoảng thời gian đi du lịch hoặc làm việc trước khi bước vào đại học.
Thesis statement (Trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài): Mặc dù quyết định này có lợi ích, mặt bất lợi cũng không nên bị bỏ qua.
Thân bài 1
Các lợi ích được mang lại từ việc đi du lịch hoặc đi làm trong một khoảng thời gian trước khi tiếp tục học đại học:
Người trẻ có thể mở rộng kiến thức và học được nhiều kỹ năng mới, giúp dẫn đến kết quả học tập tốt hơn ở trường:
Ví dụ: Những ai đi du lịch nước ngoài có thể học ngoại ngữ, trong khi những học sinh khác khi đi thực tập có thể trau dồi kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tiễn.
Việc đi du lịch hoặc làm việc trong một khoảng thời gian cũng giúp sinh viên tránh bị kiệt sức do học tập liên tục trong nhiều năm.
Sinh viên cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe trước khi bắt đầu học lên. Nếu không, họ rất dễ bị kiệt sức và mất động lực, dẫn đến việc bỏ tiết và học kém ở trường.
Thân bài 2
Những mặt hại gây ảnh hưởng đến việc học tập do đi du lịch hoặc làm việc trước lúc vào đại học:
Việc trở lại trường học có thể trở nên khó khăn do các kiến thức và kỹ năng học tập bị giảm sút sau một khoảng thời gian không được sử dụng.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên vì họ có thể thiếu kiến thức và kỹ năng nền tảng cho việc học các môn phức tạp ở trường đại học.
Những trải nghiệm du lịch thú vị có thể ngăn cản mọi người lấy lại động lực học tập.
Khi cảm thấy thời gian đi du lịch trải nghiệm quá thú vị, sinh viên có thể sẽ không muốn quay lại trường học.
Một số có thể trì hoãn kế hoạch học tập của mình hoặc tụt lại phía sau các bạn trong lớp sau một thời gian dài không tham gia học tập.
Kết bài
Nêu lại quan điểm: Lựa chọn đi du lịch hoặc làm việc một khoảng thời gian trước lúc học đại học giúp sinh viên nghỉ ngơi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng nhưng mặt khác có thể làm họ mất động lực học tập.
Bài mẫu tham khảo
Having a break after high school to work or travel is becoming an increasingly popular decision among graduates. In my opinion, although travelling or working for a period of time before college can bring benefits, the drawbacks of this decision should not be overlooked.
On the one hand, school leavers can derive various benefits by travelling or working before going to university. First, young people can broaden their knowledge and gain new skills through experiential learning, which contributes to their academic success at university. The truth is, those travelling abroad can learn a new language while others who obtain an internship can acquire essential soft skills or gain hands-on experience. Second, travelling or working during gap year breaks helps students avoid burnout due to many years of continuous learning. In fact, they need some time off to recuperate before diving into higher education, otherwise they are prone to exhaustion and loss of motivation caused by high pressure. This is one of the reasons that may lead students to skip classes and result in their poor performance at school.
On the other hand, spending a gap year working or travelling could make the transition back to school become difficult. In fact, study skills and academic knowledge learnt at high school tend to be diminished if not used for a long time. This negatively affects students’ academic results since these types of knowledge and skills are fundamental to understanding complex knowledge taught at university. Besides, exciting travel experiences can deter people from regaining their study momentum. Those who find their breaks too interesting may end up not wanting to go back to school. As a consequence, some may postpone their study plan or fall behind their peers in classes after a long break from academic engagement.
In conclusion, taking a break from studies to work or travel can provide students with useful knowledge, skills and relaxation. However, this can cause students to lose academic momentum and make it harder for them to adjust to life in education.
[Estimated band 7]
Vocabulary
Experiential learning (np): Việc học tập qua trải nghiệm
Internship (n): Công việc thực tập
Hands-on experience (np): Kinh nghiệm thực tiễn
Burnout (n): Kiệt sức
Recuperate (v): Phục hồi
Be prone to exhaustion: Dễ bị kiệt sức
Diminish (v): Giảm sút
Fundamental (adj): Nền tảng, cơ bản
Study momentum (np): Động lực học tập
Postpone (v): Trì hoãn
Xem thêm cácbài mẫu IELTS Writingvà bài mẫu khác tại: Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2021
Tham khảo thêm lớp học IELTS online tại ZIM Academy, giúp người học nâng band điểm IELTS và học tập linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo kết quả đầu ra.
Bình luận - Hỏi đáp