Hướng dẫn cách làm bài phần Analytical Writing Assessment trong GMAT

Bài viết này sẽ tập trung vào giới thiệu và hướng dẫn cách làm bài phần Analytical Writing Assessment trong GMAT để đạt điểm tốt trong bài thi
author
ZIM Academy
06/04/2021
huong dan cach lam bai phan analytical writing assessment trong gmat

GMAT (Graduate Management Admission Test) là một bài thi quan trọng trong quá trình ứng tuyển học Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh trên toàn thế giới. Bài thi GMAT bao gồm các bài kiểm tra trắc nghiệm, được thực hiện và chuẩn hóa bởi máy tính. Tham dự kỳ thi GMAT, thí sinh sẽ phải hoàn thành 4 phần thi trong vòng 3 giờ 30 phút: Analytical Writing Assessment, Integrated Reasoning, Quantitative và Verbal. Bài viết này sẽ tập trung vào giới thiệu và hướng dẫn cách làm bài phần Analytical Writing Assessment trong GMAT.

Giới thiệu phần thi Analytical Writing Assessment trong GMAT

huong-dan-cach-lam-bai-phan-analytical-writing-assessment-trong-gmat-viet-tat

Giới thiệu

Phần thi Analytical Writing Assessment trong GMAT (AWA) đánh giá khả năng tư duy phản biện và triển khai ý tưởng của thí sinh. Trong suốt bài thi AWA, thí sinh được yêu cần phải đánh giá nguyên nhân đằng sau một vấn đề được tranh luận và biện luận về vấn đề đó.

Thứ tự phần thi: Thí sinh có 2 lựa chọn thứ tự thi cho phần thi này, bao gồm thứ tự đầu tiên và cuối cùng trong bài thi GMAT.

Thời gian làm bài: 30 phút.

Yêu cầu phần thi: Phân tích lập luận của 1 chủ đề cụ thể.

Hình thức thi: 1 bài luận.

Số chữ: Không có quy định về số chữ cụ thể cho phần thi này. Tuy nhiên, một bài luận lý tưởng sẽ có độ dài khoảng 500-600 từ.

Tiêu chí đánh giá

Trong phần thi Analytical Writing Assessment trong GMAT, bài viết của thí sinh sẽ được đánh giá trên thang điểm 6.0, dựa trên 4 tiêu chí:

  • Phân tích đúng vấn đề.

  • Có dẫn chứng minh họa cho ý kiến đưa ra.

  • Sắp xếp ý tưởng mạch lạc.

  • Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.

Cụ thể hơn, thí sinh cần chú ý đến các yếu tố sau để có thể viết một bài luận hoàn thiện cho phần thi này:

  • Cấu trúc bài viết: Mạch ý tưởng bài viết cần được sắp xếp một cách dễ nắm bắt, nhằm mục đích thể hiện rõ mạch tư duy của người viết và giúp người đọc dễ dàng hiểu trọn vẹn nội dung được đề cập. Mỗi đoạn diễn đạt rành mạch một luận điểm và có sự kết nối giữa các luận điểm. Thí sinh nên tránh việc đưa những chi tiết bất ngờ, thiếu liên kết vào bài viết.

  • Cách lập luận: Khả năng lập luận của thí sinh sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Bài viết đang đề cập đến vấn đề gì? Làm sao để triển khai những ý tưởng một cách hiệu quả?”. Vì thế, thí sinh cần rèn luyện khả năng tư duy rành mạch để đảm bảo lập luận rõ ràng trong bài viết, tránh lỗi lập luận lan man và mơ hồ. Ngoài ra, các lý lẽ được đề cập trong bài viết cần được minh họa bằng ví dụ. Vậy nên, thí sinh vần chọn lọc và đưa ra những dẫn chứng trực tiếp, cụ thể, có liên quan trực tiếp để phục vụ cho mạch ý tưởng của bài làm.

  • Ngôn ngữ: Bao gồm từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mà thí sinh sử dụng khi viết bài. Mặc dù mục đích chính của phần thi Analytical Writing Assessment trong GMAT không phải để đánh giá vốn từ vựng của thí sinh, thí sinh cũng không nên sử dụng những từ vựng quá phức tạp hoặc quá cơ bản. Bên cạnh đó, thí sinh cần chú ý đến các điểm ngữ pháp để tránh viết sai và sử dụng các cấu trúc không phù hợp. Để giảm thiểu các lỗi sử dụng ngôn ngữ, thí sinh nên dành một ít thời gian sau khi viết xong để đọc lại bài và điều chỉnh ngôn từ trước khi kết thúc phần thi.

  • Độ dài câu: Việc viết các câu có độ dài gần giống nhau có thể gây cho người chấm thi cảm giác nhàm chán khi đọc bài. Vì thế, thí sinh có thể cân nhắc và đa dạng độ dài các câu. Một số câu ngắn bao gồm 5-6 từ, số khác có thể dài hơn và có nhiều mệnh đề trong câu. Ngoài ra, thí sinh có thể dùng các câu nghi vấn hoặc cảm thán để khiến giọng văn trở nên thú vị hơn.

Cách làm bài phần thi Analytical Writing Assessment trong GMAT

Hướng làm bài

Trong phần thi này, thí sinh sẽ được yêu cầu phân tích và lập luận về vấn đề được nêu ra. Các quan điểm cá nhân của thí sinh về chủ đề không nên được nêu ra trong bài viết. Cụ thể, đến với phần thi này, thí sinh sẽ:

  • Đánh giá vấn đề và xây dựng bố cục một bài phản biện trước khi bắt đầu viết.

  • Sắp xếp và phát triển ý tưởng một cách hoàn chỉnh.

  • Cung cấp nguyên nhân và dẫn chứng có liên quan để minh họa cho lý lẽ đưa ra.

Để đảm bảo bài viết được hoàn thành trong vòng 30 phút, thí sinh có thể tham khảo cách phân chia thời gian cho phần thi này theo từng bước như sau:

huong-dan-cach-lam-bai-phan-analytical-writing-assessment-trong-gmat-cach-lam

Bước 1: Đọc đề (1-2 phút)

Ở bước này, thí sinh cần đọc thật kỹ đề để nắm rõ những ý sau:

  • Các vấn đề được đề cập.

  • Mối tương quan của các vấn đề với nhau.

  • Cách các luận cứ được đưa ra để củng cố cho lập luận trong đề bài.

  • Yêu cầu người viết cần thực hiện.

Sau khi đã xác định rõ những ý trên, thí sinh có thể đi đến bước 2.

Bước 2: Suy nghĩ ý tưởng (2 phút)

Bước này yêu cầu thí sinh cần có tư duy logic để làm rõ vấn đề và phản biện lại tính đúng đắn trong cách lập luận các vấn đề được nhắc đến ở đề bài bằng những luận điểm và luận cứ phù hợp. Khi thực hiện bước này, thí sinh có thể áp dụng các kiến thức xã hội của bản thân thông quan việc cập nhật tin tức hàng ngày và tự đặt câu hỏi xoay quanh các luận điểm để hỗ trợ cho việc hình thành ý tưởng.

Bước 3: Sắp xếp bố cục (1-2 phút)

Tương tự như các bài luận học thuật, bố cục của 1 bài viết trong phần Analytical Writing Assessment cũng gồm 3 phần (Introduction, Body và Conclusion). Ở mỗi phần, thí sinh cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Introduction: Trong phần này, thí sinh cần tóm tắt lại vấn đề được đề cập và khái quát được những lỗ hổng về sự tương quan giữa các vấn đề với nhau. Trong phần này cũng nên bao gồm một phần nhận xét nhỏ về cách lập luận của đề bài cũng nên được bao hàm t.

  • Body: Phần thân bài thường được chia thành 3 đoạn để phân tích 3 lỗi lập luận chính trong cách các vấn đề được nêu ra ở đề bài. Tùy vào mỗi đề bài mà thí sinh có thể quyết định các luận điểm phù hợp. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, với mỗi luận điểm chính, thí sinh cần đưa ra những luận cứ rõ ràng, thuyết phục đi kèm với ví dụ minh họa để tăng tính chặt chẽ của bài viết.

  • Conclusion: Để kết luận cho một bài viết Analytical Writing Assessment trong GMAT, thí sinh cần thể hiện lại một cách khái quát lỗi lập luận giữa các vấn đề trong đề bài và các yếu tố cần thiết để đánh giá các vấn đề một cách chính xác hơn. 

Bước 4: Tiến hành viết (20 phút)

Sau khi đã hình thành và sắp xếp xong các ý tưởng, thí sinh có thể bắt tay vào viết bài. Để tận dụng triệt để quỹ thời gian của phần thi này, thí sinh có thể áp dụng theo dàn bài mẫu dưới đây (Nguồn trích dẫn dàn bài: (4)):

  • Introduction
    “The argument claims that … (restate)”. Ở phần này, thí sinh cần diễn đạt lại vấn đề theo ngôn từ của mình (paraphrase) để nêu ra được vấn đề ngay phần mở đầu.
    “Stated in this way the argument fails to mention several key factors, on the basis of which it could be evaluated.”. Mục đích của việc viết ra câu này nhằm chỉ ra rằng mệnh đề được nhắc đến ở đề bài còn tồn tại một số lỗ hổng trong cách lập luận vì chưa nêu ra được những nhân tố cơ bản của vấn đề.
    “The conclusion of the argument relies on assumptions for which there is no clear evidence. Hence, the argument is unconvincing and has several flaws.” Phần này dùng để nhận xét rằng kết luận từ mệnh đề đã cho chỉ được tạo nên bởi những giả thiết thiếu căn cứ của người viết. Vậy nên, cách lập luận của mệnh đề còn nhiều lỗ hổng và thiếu tính thuyết phục.

  • 1st Paragraph
    “First, the argument readily assumes that…”. Ở phần này, tùy vào đề bài mà thí sinh đưa ra luận điểm tương ứng. Mỗi luận điểm sẽ chỉ ra một lỗi lập luận từ đề bài. Bên cạnh đó, các luận điểm nên được nêu ra theo trình tự các vấn đề được đề cập.
    “For example…”. Sau khi đưa ra luận điểm, thí sinh cần nêu được ví dụ để minh họa cho luận điểm được nêu.
    “Clearly,…”. Ở phần này, thí sinh cần giải thích thêm để làm rõ sự liên quan của ví dụ đến luận điểm của đoạn văn.
    “The argument could have been much clearer if it explicitly stated that…”. Trong câu này, thí sinh cần nêu ra được một giải pháp để có thể cải thiện lỗ hổng lập luận được đề cập trong đoạn.

  • 2nd Paragraph
    “Second, the argument claims that…”. Trong câu này, thí sinh cần nêu được luận điểm chính là lỗi lập luận thứ hai từ đề bài.
    “This is again a very weak and unsupported claim as the argument does not demonstrate any correlation between … and …”. Câu này chỉ ra lỗ hổng trong cách lập luận và mối tương quan giữa các vấn đề chưa được đề cập một cách rõ ràng.
    “To illustrate…”. Ở câu này, thí sinh cần cung cấp được một ví dụ minh họa cho tính thuyết thuyết phục trong cách lập luận vừa được nêu ở câu trên.
    “If the argument had provided evidence that… then the argument would have been a lot more convincing.” Tương tự như ở phần 1st Paragraph, thí sinh cần nêu được giải pháp để khắc phục lỗ hổng lập luận nêu ra bằng việc đưa ra những chứng cứ có liên quan đến vấn đề được đề cập trong đoạn này.

  • 3rd Paragraph
    “Finally…”. Trong câu này, thí sinh cần nêu được luận điểm chính là lỗi lập luận thứ ba từ đề bài.
    “Question 1 about argument”, “Question 2 about argument”. Ở câu này, thí sinh cần nêu được cụ thể những câu hỏi có thể phát sinh xoay quanh vấn đề. Từ đó làm rõ tính thuyết thuyết phục trong lỗi lập luận thứ ba từ đề bài.
    “Without convincing answers to these questions, one is left with the impression that the claim is more of wishful thinking rather than substantive evidence.” Phần này dùng để khẳng định rằng khi những câu hỏi trên chưa được trả lời một cách thỏa đáng, người đọc sẽ có thể nhận định rằng cách lập luận trên còn mơ hồ và thiếu thực tế. 

  • Conclusion
    “In conclusion, the argument is flawed for the above-mentioned reasons and is therefore unconvincing. It could be considerably strengthened if the author clearly mentioned all the relevant facts. In order to assess the merits of a certain situation/decision, it is essential to have full knowledge of all contributing factors.”. Trong đoạn này, thí sinh cần kết luận rằng vì những lỗ hổng trên mà cách lập luận của mệnh đề được nêu trong đề bài là thiếu thuyết phục. Vậy nên, những thông tin có liên quan nên được đề cập để làm tăng tính thuyết phục. Bên cạnh đó, thí sinh cần nêu được rằng các kiến thức về những yếu tố có liên quan là điều cần có để đưa ra đánh giá cho một quyết định hoặc trường hợp cụ thể. 

Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo thêm một vài dàn bài mẫu tại đây.

Bước 5: Đọc và kiểm tra lại bài (3-5 phút)

Dù là bước cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng để thí sinh có thể kịp thời điều chỉnh các lỗi lập luận, ngữ pháp hoặc đánh máy trong quá trình viết bài. Vậy nên, thí sinh cần dành ra một ít thời gian để đọc lại bài làm của mình trước khi nộp.

Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo thêm một vài dàn bài mẫu tại đây.

Ví dụ về bài thi Analytical Writing Assessment trong GMAT

Dưới đây là đề bài được in trên một tờ tạp chí kinh doanh xuất bản hàng tháng:

“The rating system for electronic games is similar to the movie rating system in that it provides consumers with a quick reference so that they can determine if the subject matter and contents are appropriate. This electronic game rating system is not working because it is self-regulated and the fines for violating the rating system are nominal. As a result, an independent body should oversee the game industry and companies that knowingly violate the rating system should be prohibited from releasing a game for two years.”

Discuss how well reasoned you find this argument. Point out flaws in the argument’s logic and analyze the argument’s underlying assumptions. In addition, evaluate how supporting evidence is used and what evidence might counter the argument’s conclusion. You may also discuss what additional evidence could be used to strengthen the argument or what changes would make the argument more logically sound.

Dựa trên 5 bước làm bài và dàn ý phía trên, thí sinh có thể tiếp cận với đề bài ở trên như sau:

Bước 1: Đọc đề (1-2 phút)

Sau khi đọc đề, thí sinh cần xác định và phân tích các lập luận được đề cập. Đối với chủ đề này, thí sinh nắm các ý như sau:

  • The rating system for electronic games is similar to the movie rating system in that it provides consumers with a quick reference so that they can determine if the subject matter and contents are appropriate: Hệ thống đánh giá các trò chơi điện tử cũng tương tự như hệ thống đánh giá phim ảnh ở chỗ nó cung cấp cho người dùng những thông tin tham khảo nhanh, để họ có thể xác định chủ đề và nội dung có phù hợp với họ hay không.

  • This electronic game rating system is not working because it is self regulated and the fines for violating the rating system are nominal: Hệ thống xếp hạng trò chơi điện tử này không hoạt động hiệu quả vì nó tự điều chỉnh trong hệ thống và tiền phạt nếu vi phạm hệ thống xếp hạng là không đánh kể.

  • As a result an independent body should oversee the game industry and companies that knowingly violate the rating system should be prohibited from releasing a game for two years: Vì vậy, một cơ quan độc lập nên giám sát ngành công nghiệp trò chơi, và các công ty cố ý vi phạm hệ thống xếp hạng nên bị cấm phát hành các trò chơi trong vòng 2 năm.

Sau khi đã hiểu nội dung đề bài, thí sinh cần xác định các vấn đề chính và phụ. Cụ thể, đối với đề bài này, thí sinh có thể xác định các vấn đề, mối tương quan của các vấn đề như sau:

  • Hệ thống đánh giá các trò chơi điện tử cũng tương tự như hệ thống đánh giá phim ảnh.

  • Nguyên nhân của sự giống nhau trên là do hệ thống đánh giá các trò chơi điện tử cung cấp cho người dùng những thông tin tham khảo nhanh.

  • Hệ thống đánh giá các trò chơi điện tử không hoạt động hiệu quả.

  • Nguyên nhân của việc hệ thống hoạt động không hiệu quả bắt nguồn từ sự tự điều chỉnh của nó và mức tiền phạt là không đáng kể với các nhà phát hành trò chơi điện tử.

Về yêu cầu, các bài Analytical Writing Assessment trong GMAT đều muốn thí sinh đánh giá cách lập trong đề bài, từ đó chỉ ra những lỗi logic trong cách lập luận và phân tích những giả định sâu hơn của vấn đề. Ngoài ra, thí sinh cũng cần đánh giá những chứng cứ hỗ trợ được dùng và những chứng cứ mâu thuẫn với kết luận của vấn đề. Thí sinh cũng cần bàn luận những luận cứ bên ngoài để làm vững chắc cách lập luận của vấn đề hoặc những thay đổi cần có để làm cách lập luận của vấn đề trở nên logic hơn.

Bước 2: Suy nghĩ ý tưởng (2 phút)

Để hỗ trợ cho quá trình hình thành ý tưởng, thí sinh có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý dưới đây:

  • Các lỗi lập luận nào ở đề bài làm cho lập luận thiếu tính thuyết phục?

  • Có những giả định nào nằm sau mệnh đề được nhắc đến?

  • Liệu có những ví dụ nào có thể phản bác mệnh đề được đưa ra?

  • Những dẫn chứng nào có thể củng cố hoặc bác bỏ quan điểm của đề bài?

  • Nên có thêm thông tin gì để tăng tính thuyết phục của lập luận?

Theo hướng phân tích phía trên, cụ thể ở bài này, thí sinh có thể triển khai ý tưởng như sau:

Ý tưởng 1: This electronic game rating system is not working because it is self-regulated.

huong-dan-cach-lam-bai-phan-analytical-writing-assessment-trong-gmat-self-regulator

Một số câu hỏi gợi ý: 

  • Tính chất “self regulated” có phải là nguyên nhân khiến “electronic game rating system”  không hoạt động? 

  • Nếu không, tại sao? 

  • Nếu có, liệu có tồn tại một tổ chức hay hệ thống nào hoạt động hiệu quả nhờ vào tính chất “self regulated”? 

  • Đó là tổ chức nào?

  • Vì sao tổ chức đó được cho là thành công? 

  • Bên cạnh đó, liệu “movie rating system” được đề cập trong bài có thực sự hoạt động hiệu quả? 

  • Các tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả của “movie rating system” và ‘electronic game rating system” có giống nhau để đưa ra nhận định trên?

Ý tưởng 2: the fines for violating the rating system are nominal

Một số câu hỏi gợi ý: 

  • Mức phạt thấp cho việc vi phạm hệ thống xếp hạng có phải là nguyên nhân khiến “electronic game rating system”  không hoạt động? 

  • Liệu có tồn tại mối liên hệ nào giữa chất lượng và mức phạt khi vi phạm các quy định của “electronic game rating system”. 

  • Ngoài ra, đề bài không đưa ra đánh giá về mức phạt khi vi phạm các quy định của “movie rating system” là thấp hay cao, liệu có sự liên quan nào giữa việc mức phạt thấp ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống đánh giá? 

  • Nếu có, hệ quả của nó là gì? 

  • Có phải những nhà sản xuất sẽ lờ đi những quy tắc nếu mức phạt quá thấp so với lợi nhuận mà các hệ thống này thu được từ người dùng?

Ý tưởng 3: an independent body should oversee the game industry and companies that knowingly violate the rating system should be prohibited from releasing a game for two years.

Một số câu hỏi gợi ý:

  • Liệu các giải pháp đề ra có thực sự hiệu quả? 

  • Vì sao “an independent body” lại được cho là có thể “oversee the game industry” hiệu quả hơn những bộ phận “self regulated”

  • Hình phạt “two years” có đủ để giảm thiểu hành vi vi phạm các quy định trong hệ thống xếp hạng? 

  • Đề bài chưa nêu ra được những cách thức cụ thể cho kết luận trên, liệu đây có phải là giải pháp hợp lý và thuyết phục trong trường hợp này?

Phía trên chỉ là một số câu hỏi gợi ý để tham khảo. Ngoài ra, thí sinh có thể suy nghĩ các câu hỏi khác có liên quan đến tính logic trong cách lập luận của giả thiết của đề bài để phục vụ cho việc viết luận.

Bước 3: Sắp xếp bố cục (1-2 phút)

Sau khi các ý tưởng đã được hình dung một cách tương đối, thí sinh sẽ bắt đầu tiến hành việc sắp xếp bố cục của bài viết. Để tiết kiệm thời gian, thí sinh có thể triển khai các ý tưởng theo mạch vấn đề được nêu ra trong đề bài. Cụ thể:

  • 1st Paragraph: Phân tích những lỗi lập luận trong khi giả thiết “self-regulated” được cho là nguyên nhân dẫn đến việc “electronic game rating system is not working”

  • 2nd Paragraph: Phân tích những lỗi lập luận trong khi giả thiết “the fines for violating the rating system are nominal” được cho là là nguyên nhân dẫn đến việc “electronic game rating system is not working”

  • 3rd Paragraph: Phân tích những lỗi lập luận khi giải pháp “an independent body should oversee the game industry” được nêu ra để giải quyết cho vấn đề.

Bước 4: Tiến hành viết (20 phút)

Ở phần này, thí sinh nên dành thời gian luyện tập viết nhiều để thành thạo kỹ năng đánh máy và diễn đạt rành mạch ý tưởng. Thí sinh có thể tham khảo bài viết mẫu tại đây. Bài viết trên được trích dẫn ở dưới để người đọc có thể dễ theo dõi hơn:

The argument claims that the electronic games rating system, although similar to the movie rating system, is not working because it is self regulated and violation fines are nominal. Hence, the gaming rating system should be overseen by an independent body. Stated in this way the argument fails to mention several key factors, on the basis of which it could be evaluated. The conclusion relies on assumptions, for which there is no clear evidence. Therefore, the argument is rather weak, unconvincing, and has several flaws.

First, the argument readily assumes that because the electronic game rating system is self regulated, it is not working well. This statement is a stretch and not substantiated in any way. There are numerous examples in other areas of business or commerce, where the entities are self regulated and rather successful. For instance, FIA, the Formula1 racing organization is self regulated. Yet, the sport is very popular and successful, drawing millions of spectators around the world each year. Tickets are rather expensive, races are shown on pay-per-view, and nearly all drivers are paid very well. Another example is the paralleled movie rating system that the argument mentions. The author fails to clarify whether it is working well, but it is clear that the movie rating system is pretty well received by people, who often base their decisions to go see a movie with kids or not on the movie rating. It has never been a case when someone would feel cheated by the movie rating and express disappointment afterwards. Since the movie rating system is also self regulated, it follows that this regulatory method is working pretty well and it is not obvious how it can be the reason for the poor electronic game rating system. The argument would have been much clearer if it explicitly gave examples of how the self regulatory system led to bad ratings and customer dissatisfaction.

Second, the argument claims that any violation fees for bad electronic game ratings are nominal. It thus suggests that this is yet another reason for the rating system not working. This is again a very weak and unsupported claim as the argument does not demonstrate any correlation between the monetary amount of the fines and the quality of the electronic game rating system. In fact, the argument does not even draw a parallel with the mentioned movie rating system and its violation fines. If any such correlation had been shown for the movie rating system, which supposedly works well, then the author would have sounded a bit more convincing. In addition, if the argument provided evidence that low violation fines lead to electronic game manufacturers to ignore any regulations with respect to the game rating system, the argument could have been strengthened even further.

Finally, the argument concludes that an independent body should oversee the game industry and companies that violate the rating system should be punished. From this statement again, it is not at all clear how an independent regulatory body can do a better job than a self regulated one. Without supporting evidence and examples from other businesses where independent regulatory bodies have done a great job, one is left with the impression that the claim is more of wishful thinking rather than substantive evidence. As a result, this conclusion has no legs to stand on.

In summary, the argument is flawed and therefore unconvincing. It could be considerably strengthened if the author clearly mentioned all the relevant facts. In order to assess the merits of a certain situation, it is essential to have full knowledge of all contributing factors.

(598 words)

Dựa trên những tiêu chí được đưa ra ở phần đầu bài, bài viết trên có thể được đánh giá như sau:

  • Cấu trúc bài viết: Bố cục bài viết gồm 3 phần rõ ràng. Phần mở đầu (Introduction) nêu được vấn đề và khái quát lỗi lập luận. Phần kết luận (Conclusion) đảm bảo nội dung cần thiết. Phần thân bài bao gồm 3 đoạn với luận điểm chính rõ ràng.

  • Cách lập luận: Bố cục bài viết gồm 3 phần rõ ràng. Phần mở đầu (Introduction) nêu được vấn đề và khái quát lỗi lập luận. Phần kết luận (Conclusion) đảm bảo nội dung cần thiết. Phần thân bài bao gồm 3 đoạn, mỗi đoạn đều có câu chủ đề chứa luận điểm rõ ràng, có phần giải thích và ví dụ minh họa.

  • Ngôn ngữ: Ở bài viết trên, các từ ngữ được sử dụng ở tầm trung, không quá cơ bản cũng không quá học thuật, đủ để người đọc có thể hiểu được nội dung của bài. Các cấu trúc ngữ pháp (thì hiện tại đơn, mệnh đề quan hệ,…) được sử dụng đa dạng và phù hợp.

  • Độ dài câu: Các câu có độ dài đa dạng để diễn đạt hiệu quả các ý tưởng. Số chữ trong câu dao động từ 10 chữ đối với câu đơn và 37 chữ đối với câu ghép.

Bước 5: Đọc và kiểm tra lại bài (3-5 phút)

huong-dan-cach-lam-bai-phan-analytical-writing-assessment-trong-gmat-kiem-tra-lai-bai-viet

Đây là bước cuối nhưng cũng không kém phần quan trọng. Thí sinh nên dành thời gian để đọc lại bài, sửa các lỗi đánh máy và lỗi ngữ pháp không đáng có để tối đa hóa số điểm của bài viết.

Tổng kết

Vì thời gian của phần Analytical Writing Assessment trong GMAT là khá ít, chỉ có 30 phút, và số chữ một bài luận lý tưởng dao động từ 500 – 600 từ, thí sinh cần có thái độ nghiêm túc và dành nhiều thời gian cho việc luyện tập thành thạo kỹ năng viết. Bên cạnh đó, thí sinh nên tự trau dồi các kiến thức xã hội, tham khảo các bài viết mẫu và phân tích cách triển khai ý tưởng trong mỗi bài luận để có thể nâng cao khả năng lập luận phân tích của bản thân. 

Đọc thêm: Giới thiệu về bài thi GMAT

Phùng Thị Anh Thy

Bạn ước mơ du học, định cư, thăng tiến trong công việc hay đơn giản là muốn cải thiện khả năng tiếng Anh. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học luyện thi IELTS hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu