Banner background

7 phương pháp lập luận và cách vận dụng vào IELTS Writing Task 2

Các dạng phương pháp của reasoning được đánh giá là phù hợp cho việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, giả định và đánh giá tình huống, sự việc. Do đó, không lạ khi reasoning được tiêu chuẩn hoá cho việc phát triển và triển khai ý tưởng trong các bài viết học thuật, cụ thể trong phạm vi đề cập của bài viết này là IELTS Writing task 2.
7 phuong phap lap luan va cach van dung vao ielts writing task 2

Reasoning là một phương pháp tư duy logic vô cùng phổ biến và hữu dụng cho việc lập luận các vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo một vài nghiên cứu, reasoning là khả năng bẩm sinh của con người được định hình từ những lĩnh vực mà nhân loại đã nghiên cứu hàng ngàn năm qua, tiêu biểu là toán học và gần đây nhất là phát triển trí tuệ nhân tạo. Ngoài việc lý luận, các dạng phương pháp của reasoning cũng được đánh giá là phù hợp cho việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, giả định và đánh giá tình huống, sự việc. Do đó, không lạ khi reasoning được tiêu chuẩn hoá cho việc phát triển và triển khai ý tưởng trong các bài viết học thuật, cụ thể trong phạm vi đề cập của bài viết này là IELTS Writing task 2.

Những phần dưới đây sẽ cung cấp thông tin, phân tích và nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp áp dụng (Khi nào áp dụng? Áp dụng như thế nào) của 7 loại phương pháp reasoning vào IELTS Writing task 2, để người học vừa biết cách vận dụng vừa tránh được các lỗi thường gặp trong lập luận khi làm IELTS Writing Task 2.

Deductive reasoning

Khái niệm

Deductive reasoning, cùng với inductive reasoning (sẽ được đề cập ở mục 2) là hai phương pháp phổ biến nhất khi nói đến reasoning.

Deductive reasoning là dạng cơ bản nhất để suy diễn các vấn đề dựa trên những dữ kiện cho trước, cái sau bám theo cái trước tạo thành một chuỗi mắc xích suy luận từ tổng quan đến cụ thể. Cái tổng quan được sử dụng làm tiền đề thường là một lý thuyết khoa học đã được chứng minh, hoặc một sự thật không thể phủ nhận. Theo California State University, một cấu trúc tiêu biểu của quá trình deductive reasoning (hay deduction) là:

  • Dữ kiện tổng quát: Có thể bắt nguồn từ lý thuyết đã chứng minh hoặc thực tế không thể phủ nhận

  • Đặt giả định, suy luận

  • Đánh giá các khả năng để cụ thể hóa giả định

  • Kết luận cho giả định

lap-luan-trong-ielts-writing-task-2-1

Quá trình này có thể có nhiều biến thể hoặc lặp đi lặp lại.

Theo cấu trúc này, có thể hiểu một cách đơn giản, quá trình tư duy deduction là một quá trình tư duy theo dạng phễu – áp dụng cái đa số cho cái thiểu số. Hoặc diễn đạt một cách học thuật như T.S Sylvia Wassertheil-Smoller ở trường Đại học Y dược Albert Einstein lànắm chắc lý thuyết và dựa theo đó để dự đoán kết quả” và “đánh giá xem cần phải quan sát những gì nếu dự đoán đặt ra chính xác”.

Một ví dụ đơn giản cho quá trình suy luận deduction:

  • Dữ kiện tổng quát 1: Animals contribute to the ecosystem

  • Dữ kiện tổng quát 2: Dogs are an animal species

  • Đặt giả định, suy luận: Dogs are a part of the ecosystem

  • Đánh giá các khả năng: “It’s valid under any circumstances” (vì dữ kiện 1 và 2 là facts)

  • Kết luận cho giả định: So, dogs are a part of the ecosystem

Có hai điều có thể quan sát được từ ví dụ trên. Một là, quá trình deduction được hình dung là một quá trình bắc cầu như trong toán học: Tất cả A thuộc về B – C là một phần của A – Vậy C thuộc về B. Hai là, bước Đánh giá các khả năng tuy không tham gia trực tiếp vào trong quá trình suy luận (về mặt câu chữ), nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tránh những kết luận có tính ngoại lệ. 

Trên thực tế, suy luận rút ra từ dữ kiện càng cụ thể, độ “lệch pha” sẽ càng nhiều, do đó bước Đánh giá các khả năng lại càng quan trọng.

Ví dụ:

  • Dữ kiện tổng quát 1: All men need to sleep to function properly

  • Dữ kiện tổng quát 2: Thai Ngoc is a man (Thai Ngoc is a very specific man)

  • Đặt giả định, suy luận: Thai Ngoc needs to sleep to function properly

  • Đánh giá các khả năng: “There is an exception”

  • Kết luận cho giả định: So, Thai Ngoc does not need to sleep to function properly

Dù chưa hoàn toàn khái quát hoá được vai trò của việc Đánh giá các khả năng trong ví dụ trên, người đọc chắc hẳn phần nào hình dung được vai trò của bước này, nhất là trong việc tăng tính thuyết phục cho tranh luận, loại bỏ các yếu tố “gây nhiễu” như lẽ thường (common sense) hay việc thiếu hụt các dữ kiện cần thiết (lack of statement).

Cũng bởi tính chính xác cao (validity), mà deductive reasoning là một phương pháp được vận dụng rất nhiều ngay cả trong luận văn hay nghiên cứu khoa học.

Vận dụng trong IELTS Writing Task 2

Do độ an toàn và sự phổ biến của deductive reasoning, đây được xem là một phương pháp tương đối dễ sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý khi áp dụng phương pháp này vào IELTS Writing Task 2.

Trước tiên, thử xem qua đoạn ví dụ cụ thể trong bài Writing band 8.0 với chủ đề “Advantages and disadvantages of working from home”:

“On the one hand, remote working is advantageous in certain aspects. Firstly, it is convenient for people regarding time and cost efficiency. This means hours spent on commuting every day can be used for other purposes such as leisure activities or self-improvement. Also, by working at home, people will no longer have worries over money for transportation, especially when the fuel price has increased significantly recently. Another benefit of working remotely is that it helps minimize air pollution. As people are no longer travelling to the workplace, they are likely to use private vehicles less than before. As a result, the amount of exhaust fumes released into the air will be reduced, which helps greatly with environmental protection.” 

Luận điểm thứ hai của đoạn đã tận dụng phương pháp deduction “…Another benefit of working remotely is that it helps minimize air pollution. As people are no longer travelling to the workplace, they are likely to use private vehicles less than before. As a result, the amount of exhaust fumes released into the air will be reduced, which helps greatly with environmental protection.”

Chiếu theo cấu trúc ở phần trên, có thể phân tích luận điểm đó như sau:

  • Dữ kiện tổng quát 1: Private vehicles release exhaust fumes into the air, which pollutes the environment

  • Dữ liệu tổng quát 2: People no longer travelling to the workplace

  • Đặt giả định, suy luận 1: The amount of exhaust fumes released into the air will be reduced

  • Đánh giá khả năng: “It’s logically valid”

  • Đặt giả định, suy luận 2: So it helps greatly with environment protection

  • Đánh giá các khả năng: “It’s logically valid”

  • Kết luận cho giả định: Another benefit of working remotely is that it helps minimize air pollution.

Trong trường hợp này, không cần nhiều dữ kiện tổng quát như những ví dụ ở phần trên. Thay vào đó, sau khi đánh giá khả năng, Suy luận 1 đã trở thành dữ kiện mới cho Suy luận 2. Và sau khi đánh giá giả định 2 một lần nữa, ta có kết luận cho giả định 2. Cấu trúc tương tự có thể áp dụng cho luận điểm 1 trong đoạn văn trên để phân tích.

Tuy nhiên, IELTS Writing Task 2 không phải một văn bản nghiên cứu khoa học, vì thế không đòi hỏi một lý thuyết, dẫn chứng khoa học đã chứng minh làm tiền đề. Thay vào đó, có thể phân tích những dữ kiện tổng quát ban đầu là những sự thật hiển nhiên.

Như vậy, phương pháp này sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng vào một số dạng bài và chủ đề cụ thể. Tiêu biểu nhất là dạng Advantages & Disadvantages, với những chủ đề vĩ mô thuộc các lĩnh vực môi trường, doanh nghiệp, kinh tế,… cần sự phân tích khách quan và cụ thể hoá dần dần (cốt lõi của phương pháp này là đi từ tổng quát đến cụ thể). Dù vậy, kết luận này cũng không phải tuyệt đối và thường bị ảnh hưởng bởi cách viết, cách triển khai ý của người viết trong những trường hợp cụ thể cũng như yêu cầu của đề bài.

Kết luận

When to use? – Phương pháp này có thể áp dụng xuyên suốt bài. Tuy nhiên phương pháp này thường hiệu quả nhất với những bài có liên quan tới những vấn đề vĩ mô và dạng bài viết cần sự đánh giá khách quan. 

How to use? – Bám theo 2 quy trình cơ bản 

  1. Dữ kiện 1 – Dữ kiện 2 (nếu cần thiết) – Suy luận, giả định – Đánh giá suy luận – Kết luận;

  2. Dữ kiện 1 – Suy luận, giả định 1 – Đánh giá suy luận 1 – Dữ kiện 2 (là suy luận 1) – Suy luận, giả định 2 – Đánh giá suy luận 2 – … –  Kết luận; 

Cả quá trình không cần nhất thiết phải thể hiện bằng câu chữ trên giấy, đặc biệt là bước Đánh giá. Nhưng tất cả các bước đều nên được xử lý trước trong đầu, để đưa ra kết luận cụ thể, thuyết phục nhất.

Is there any note? – Khi vận dụng deduction vào IELTS Writing Task 2, dữ kiện ban đầu thường là những facts hay evidence. Người viết nên cân nhắc, xem xét cẩn thận các dữ liệu tổng quátđể chắc chắn đó là sự thật hiển nhiên, tránh mắc lỗi “tuyệt đối hóa” hoặc “vơ đũa cả nắm”.

Inductive reasoning

Khái niệm 

Trái ngược hoàn toàn với deductive reasoning, inductive reasoning là phương pháp suy luận theo hình chiếc phễu ngược, nghĩa là đi từ cụ thể đến tổng quát, nên phương pháp này còn được gọi là opposite deduction

Cũng theo T.S Wasserthil-Smoller, quá trình induction diễn ra khi “quan sát rất nhiều hiện tượng khác nhau, hình dung được quy luật chung của chúng và tổng quát chúng thành bản chất. Sau đó, có thể hình thành những lý thuyết từ những bản chất đã rút ra”.

Trong nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp inductive reasoning có vai trò quan trọng đối với việc khai phá những khái niệm, quy trình hay công thức mới. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định luận điểm rằng một bản nghiên cứu khoa học là một quá trình kéo theo qua lại giữa deduction (dựa vào lý thuyết) và induction (dựa vào quan sát thực tiễn).

lap-luan-trong-ielts-writing-task-2-5

Quá trình inductive reasoning có thể được hình dung như sau: 

Ví dụ, trong ví A có 10 tờ tiền

  • Tờ tiền đầu tiên A lấy từ ví là tờ 1 đô la

  • Tờ tiền thứ 2 A lấy từ ví là tờ 1 đô la

  • Tờ tiền thứ 3 A lấy từ ví cũng là tờ 1 đô la

  • Tờ tiền thứ 7 cũng thế

  • Vậy tất cả tờ tiền A có trong ví đều là 1 đô la

Có thể thấy rằng, kết luận này mang tính tương đối, vì trên thực tế 3 tờ tiền còn lại có thể không phải là 1 đô la. Một phương pháp suy luận tương đối như vậy khó có thể áp dụng vào IELTS Writing, chưa nói đến nghiên cứu khoa học.

Luận điểm này có thể được biện luận bằng hai phản biện:

Một là, việc tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng từ việc quan sát sẽ luôn có độ lệch pha nhất định. Chỉ thông qua quá trình induction – deduction – induction – … liên tục, người viết mới có thể tiếp cận gần nhất tới bản chất vấn đề. Đây cũng là quá trình tiêu biểu của các bài nghiên cứu khoa học khi dẫn chứng lẫn nhau. 

Hai là, không phải lúc nào cũng có một lý thuyết từ trước để làm nền cho suy luận của người viết. Do đó, việc quan sát từ thực tiễn, dù có lệch với bản chất, vẫn có thể đảm bảo làm nền cho mắt xích suy luận trong đa số các trường hợp.

Tóm lại, nếu deduction là quá trình đi từ tổng quát – đa phần dựa theo lý thuyết – đến cụ thể, induction là quá trình đi từ nhiều trường hợp cụ thể – đa phần đến từ quan sát – để chỉ ra quy luật chung của các trường hợp và tiến đến tổng quát.

Vận dụng trong IELTS Writing Task 2

Ngược lại với những gì rút ra được từ deductive reasoning, inductive reasoning thích hợp nhất khi áp dụng vào những bài viết với những chủ đề mang tính tranh luận cao và vi mô. Người viết có thể quan sát và lập luận từ thực tế diễn ra hàng ngày, từ đó, kết luận chung hay khái quát hoá cho những vấn đề đó.

Một số ví dụ cho chủ đề bài viết như:

  • Should medical experiments on animals be stopped?

  • Are subjects related to art necessary at high school?

  • Schools are no longer necessary because students can get so much information through the internet that they can study just as well at home.

Dễ thấy, những chủ đề như vậy có xu hướng đi với một số dạng bài nhất định, trong đó có Opinion. Dạng bài này yêu cầu người viết đưa ra những ý kiến chủ quan.

Dưới đây là một đoạn ví dụ cụ thể trong bài IELTS Writing task 2 band 7.5 với chủ đề “Social media disconnects humans more than connects them – Agree or disagree”

“…To begin with, it seems that with the presence of social media, people are potentially more disconnected. Firstly, the frequent use of social media can reduce people’s communication ability. In fact, social media users have a tendency to communicate in a virtual world rather than in reality. Such little exposure to face-to-face conversations can lead to great difficulties in conveying and understanding real facial expressions and thus, fragile relationships among people. Besides, quality time dedicated to family or friends may be limited because of social media. As teenagers are easily captivated by social networking sites, they tend to stick eyes to mobile phones or computer screens instead of interacting with family members directly…”

Trong đoạn trên, có một kết luận nằm ở đầu câu “…it seems that with the presence of social media, people are potentially more disconnected. Để kết luận được như vậy, người viết đã nêu ra một số luận ý, tạm gọi là những “quan sát” của người viết:

  • Quan sát 1: Social media users have a tendency to communicate in a virtual world rather than in reality

  • Quan sát 2: Such little exposure to face-to-face conversations can lead to great difficulties in conveying and understanding real facial expressions

  • Quan sát 3: They tend to stick eyes to mobile phones or computer screens instead of interacting with family members directly

  • Kết luận: It seems that with the presence of social media, people are potentially more disconnected

Giống như ví dụ những tờ tiền ở trên, những quan sát không phải là tuyệt đối, nhưng đồng thời, cũng không xa rời thực tế. Vai trò cốt yếu nhất của những quan sát hay luận ý này là để dẫn tới kết luận chung. Như vậy, inductive reasoning thích hợp hơn cho cách triển khai khái quát hoá.

Kết luận

When to use?Inductive reasoning phù hợp với cách triển khai theo từng luận ý nhỏ để phục vụ cho một luận điểm chung. Phương pháp này THƯỜNG hiệu quả hơn với những bài liên quan tới những vấn đề vi mô, dễ tranh luận cũng như cần sự đánh giá khách quan lẫn chủ quan.

How to use? – Triển khai ý theo hướng diễn dịch hoặc quy nạp

Diễn dịch

Kết luận 1

  • Quan sát 1.1

  • Quan sát 1.2

  • Quan sát 1.3

Quy nạp

  • Quan sát 1

  • Quan sát 2

  • Quan sát 3

→ Kết luận 

Is there any note?Induction Deduction thường kết hợp chung với nhau để tạo ra một chuỗi các suy luận, vừa mắc xích vừa đóng góp cho một kết luận khái quát. Dưới đây là cấu trúc ví dụ:

Kết luận 1 

  • Quan sát 1 – Suy luận cho quan sát 1 

  • Quan sát 2 – Suy luận cho quan sát 2

Abductive reasoning

Khái niệm

Abductive reasoning (hay abduction) là một dạng logic dùng để “đoán” những nguyên nhân, từ đó giải quyết cho hệ quả. Về bản chất, abductive reasoning tương đồng với inductive reasoning. Cả hai đều đi từ cụ thể đến khái quát (bottom-up logic). Tuy nhiên, abduction mang tính giải quyết vấn đề cao hơn.

Ví dụ:

B đang lái xe trên đường. Trước mặt B là ba ngã rẽ, đều dẫn tới chỗ làm:

  • Ở ngã rẽ bên trái, B thấy một hàng dài xe nối đuôi nhau, không thể nhích lên được

  • Ở đường phía trước, B nghe tiếng còi hú và thấy báo hiệu xe cứu thương cách đó nửa cây số. B suy luận rằng đã có tai nạn phía trước

  • B nghe tin tức và biết được ngã rẽ ở phía bên phải của B đang phải sửa đường và bị cấm lưu thông tạm thời

Sau khi cân nhắc xem xét, B quyết định đi thẳng, vì đó là giải pháp tốt nhất dựa theo tất cả dữ kiện có được. Trong trường hợp này, dù có tai nạn nhưng tình trạng lưu thông vẫn tốt hơn ngã rẽ bên trái và bên phải. Đây chính là abductive reasoning.

Như vậy, nếu chiếu theo cấu trúc của induction, abduction cũng được hình dung tương tự. Sự khác biệt nằm ở tính chất ưu tiên giải pháp của kết luận.

  • Quan sát 1

  • Quan sát 2

  • Quan sát 3

→ Kết luận (Giải pháp tốt nhất) → Làm theo kết luận

lap-luan-trong-cau-truc-abduction

Theo Study.com, khi so sánh với deductive reasoning, abductive reasoning là phương pháp không trang trọng (informal), chỉ thường được dùng trong những quyết định được đưa ra hàng ngày (daily decision-making), hơn là cho một bài viết học thuật.

Vận dụng trong IELTS Writing Task 2

Tuy vậy, abduction vẫn có cách vận dụng của riêng trong IELTS Writing Task 2. Thay vì áp dụng vào cách triển khai ý giống hai phương pháp trên, abductive đóng góp nhiều nhất cho quá trình brainstorm và xây dựng outline trước khi viết.

Ví dụ:

Đối với một topic cụ thể “Schools are no longer necessary because students can get so much information through the internet that they can study just as well at home. Do you agree or disagree?”

Trước khi nghiêng theo hướng agree hay disagree, người viết sẽ cần cân nhắc xem nhiều yếu tố: Bên nào sẽ có nhiều ý hơn? Hai bên sẽ có những luận điểm nào? Luận điểm nào dễ viết nhất?

Agree:

  • Vast number of study materials

  • Easy access

  • Time effective

  • Cost effective

  • Self-discipline/Self-improvement

Disagree:

  • Reliability of the material

  • Validity of the material

  • Lack of friendship’s interaction

  • Hard to keep up in long-term

  • Lack of mentor

  • Lack of academic environment

  • Lack of communication

Sau khi brainstorm và lên outline ý tưởng như trên, người viết sẽ thấy nên chọn theo hướng disagree vì nó có nhiều ý hơn hướng agree. Sau đó lọc ra những ideas dễ triển khai nhất để bắt đầu bài viết theo tiêu chí của bản thân (ví dụ, vốn từ của người viết thuận lợi để triển khai với idea A hơn idea B).

Quá trình quyết định và ưu tiên này chính là vận dụng của abductive reasoning (decision-making).

Kết luận

When to use?Abductive reasoning giống với một kỹ năng brainstorm, lên dàn bài và lọc ý tưởng hơn là một phương pháp để triển khai ý tưởng trong bài viết. Phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các dạng bài và chủ đề. 

How to use? – Người viết có thể dùng cách listing (liệt kê) để lên sơ lược ý tưởng và lọc ra những ý tưởng thích hợp nhất để triển khai:

1. Liệt kê ý tưởng

  • Ý tưởng 1

  • Ý tưởng 2

  • Ý tưởng 3

2. Cân nhắc và loại bỏ ý tưởng

3. Triển khai bài viết theo các ý tưởng đã được chọn lọc


Backward induction

Backward induction (còn gọi là Suy luận ngược) là phương pháp phổ biến trong những lĩnh vực toán học, lập trình hay thiết kế game. Đây là phương pháp lý luận từ hệ quả cuối cùng của vấn đề, lội ngược dòng và đưa ra cách giải quyết cho vấn đề ở hiện tại. Nói cách khác backward induction là một phương pháp để đánh giá tình huống hơn là được áp dụng cho các nghiên cứu hay bài viết học thuật. Ở điểm này, backward induction tương đồng với abductive reasoning.

Một ví dụ cơ bản là việc chơi cờ, người chơi sẽ phải cân nhắc hệ quả của các bước đi kế tiếp trước khi quyết định đi bước đi hiện tại.

Vì tính chất của phương pháp reasoning này là đánh giá vấn đề nên không có nhiều giá trị áp dụng nhiều vào lĩnh vực viết bài học thuật, bao gồm IELTS Writing task 2. Backward induction chỉ thể hiện giá trị thực tế vào quá trình đánh giá tình huống làm bài, đưa ra chiến thuật làm bài hiệu quả nhất, chẳng hạn về mặt thời gian.

Critical Thinking

Khái niệm

Critical thinking là một phương pháp reasoning lý tính được áp dụng để làm cho kết luận trở nên khách quan và toàn diện hơn. 

Theo trang Simplicable, critical thinking là một hệ thống phân tích đa chiều dựa trên suy nghĩ, tư tưởng, phán xét và phê bình. Khác với những hiểu nhầm thông thường, critical thinking không phải là “vạch lá tìm sâu” mà là một quá trình đòi hỏi đưa ra nhận xét đóng góp dựa trên những kiến thức nâng cao (giả định, phân tích, bằng chứng, hiểu biết, kinh nghiệm,…). Nói cách khác, critical thinking giúp trình bày ý kiến dựa theo những quy trình (hoặc kiến thức) đã được kiểm chứng.

Thế nhưng ngược lại, quá trình critical thinking không đòi hỏi các cá nhân phải có một lượng kiến thức cao siêu cho vấn đề nào đó, mà có thể nắm được những in-depth understanding (tạm dịch: hiểu biết sâu sắc nội tại) của vấn đề.

Ví dụ:

  • Người quản lý phát và thu lại tờ đơn đánh giá dịch vụ của công ty cho các khách hàng

  • Người quản lý sử dụng những thông tin này để hiểu điều khách hàng cần và mong muốn

  • Người quản lý phát triển các buổi rèn luyện nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao dịch vụ cho khách hàng dựa theo những “hiểu biết nội tại” đã thu nhặt và phân tích.

Dựa theo ví dụ trên, ta có thể thấy critical thinking là một kỹ năng cần thiết và đa dụng cho nhiều lĩnh vực – bao gồm cả những bài viết học thuật.

Vận dụng trong IELTS Writing Task 2

ap-dung-tu-duy-phan-bien-trong-ielts-writing-task-2-nhu-the-nao

Luyện tập critical thinking trở thành một mindset viết bài là một trong những yếu tố rất cần thiết để nâng cao band điểm trong IELTS Writing, đặc biệt khi đề cập đến tiêu chí Coherence & Cohesion. 

Có rất nhiều ví dụ để chứng minh critical thinking vừa là một mindset vừa là một phương pháp làm bài IELTS Writing Task 2.

Trước tiên, ta xét hai cách viết sau đây:

  • Writer 1: I think a tax on junk food is a good idea.

  • Writer 2: Taxing junk food is an effective approach to reducing obesity.

Dễ dàng nhận thấy, Writer 2 tiếp cận vấn đề trực tiếp hơn Writer 1. Để viết một cách khách quan, trong quá trình vận dụng từ ngữ (effective, reducing obesity) và trình bày, Writer 2 đã áp dụng critical thinking trong xuyên suốt quá trình tư duy. Do đó, câu của Writer 2 được đánh giá cao hơn vì “nâng cấp”, tổng quát và trọn vẹn hơn so với câu của Writer 1. Cụ thể, cách dùng từ “effective approach” khiến người đọc liên tưởng tới những chính sách mà người viết không cần đề cập tới. Hoặc “reducing obesity” sẽ thể hiện hậu quả của “junk food” nếu không được áp thuế cao – điều không được thể hiện trong câu của Writer 1. Đây là ví dụ cho việc người viết có mindset critical thinking khiến bài viết tốt hơn.

Một ví dụ khác, nhưng khi critical thinking trở thành một phương pháp làm bài. Dưới đây là một đoạn của bài viết với chủ đề “discussion about experiment on animals”

“…On the other hand, some people protest such practice because of several reasons. First of all, the use of animals in medical testing is believed to be cruel and unethical. This is because animals must suffer great pains from medical experiments and some even die after being tested on. In addition, animals are not completely similar to human beings and therefore can turn out to be poor models for research. This can lead to unreliable and misleading results and consequently, such practice can become counter-productive.

In other words, the use of animals may not only produce negative outcomes but also waste money and resources…”

Với những luận điểm và cách triển khai tương tự, nhưng khi thêm yếu tố critical thinking vào, bài viết có sức thuyết phục hơn rất nhiều.

“…On the other hand, some people protest such practice because of several reasons. First of all, the use of animals in medical testing is believed to be cruel and unethical. This is because animals must suffer great pains from medical experiments and some even die after being tested on. There are some people who argue that animals like hamsters or monkeys are biologically similar to humans, thus being suitable to become the experiment subjects. However, animals are not completely similar to human beings and therefore can turn out to be poor models for research. This can lead to unreliable and misleading results and consequently, such practice can become counter-productive. In other words, the use of animals may not only produce negative outcomes but also waste money and resources…”

Như vậy, nếu áp dụng phương pháp critical thinking như một chiến thuật làm bài, bài viết sẽ được “nâng cấp” và đánh giá cao hơn. Bởi vì khi đó, người viết biết cách lật ngược vấn đề và phản biện lại chính sự phản biện đó. Nhờ vậy, tính tư duy và thuyết phục của các luận điểm sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc áp dụng critical thinking giúp người viết xem xét đánh giá bài viết của mình sau khi hoàn thành để sửa từ, nâng cấp câu,… nếu cần thiết.

Kết luận

When to use?Critical thinking là một kỹ năng, đồng thời là phương pháp, chiến thuật người viết cần trang bị để hỗ trợ tăng band điểm bài viết. Người viết cần vận dụng critical thinking xuyên suốt trong cách triển khai câu để thể hiện nhiều ý hơn và mang lại tính khách quan cao hơn. Nếu áp dụng như một chiến thuật làm bài, critical thinking chỉ nên sử dụng ở mức độ ít thay vì vận dụng liên tục khiến bài viết bị “loãng”. Cách đơn giản nhất là áp dụng vào luận điểm cuối trước khi kết thúc thân bài.

How to use? – Triển khai theo cấu trúc cơ bản sau:

  1. Luận điểm 1 

  2. Phân tích luận điểm 1 

  3. Phản biện 1

Ví dụ: Nếu luận điểm 1 đang trình bày là advantage, phản biện sẽ là disadvantages và ngược lại

  1. Phản biện 2: Chỉ ra điểm bất hợp lý để phản biện lại phản biện 1

Is there any note?Critical thinking là một kỹ năng, mindset và phương pháp quan trọng; được hình thành từ việc luyện tập lâu dài hơn là áp dụng công thức một cách đơn điệu.

Counterfactual thinking

Counterfactual thinking reasoning là cách lập luận ngược, quay về những sự việc đã diễn ra và đặt giả thiết với câu hỏi “Mọi việc đáng lẽ sẽ thế nào nếu như…”, từ đó đánh giá hệ quả nếu những thay đổi đó đã thực sự diễn ra. Thuật ngữ này cũng được sử dụng nhiều trong tâm lý học.

Chẳng hạn, một người từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tai nạn xe trong quá khứ sẽ có những suy nghĩ ngược về thời điểm trước đó, cân nhắc các yếu tố đối với sự việc đã diễn ra như tốc độ lái xe chậm hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn, … thì sự việc đã có thể diễn ra theo chiều hướng khác.

Tương tự với backward induction reasoning (xem ở phần trước), counterfactual thinking gần như không có giá trị áp dụng (dù là phương pháp, kỹ năng, hay mindset) trong các bài viết học thuật. Nhưng bởi vì, không chỉ là một thuật ngữ trong phương pháp lập luận, counterfactual thinking còn là thuật ngữ tâm lý nên vẫn mang vai trò thực tiễn nhất định khi viết bài.

Cụ thể, counterfactual thinking giải thích cho việc, người viết, đặc biệt là những người mới học IELTS Writing, có xu hướng xem đi xem lại bài viết sau mỗi 2 – 3 dòng phân tích, từ đó cân nhắc cấu trúc câu, cách sử dụng câu khác, … Nói cách khác, người viết đang có mong muốn chỉnh sửa và nâng cấp bài viết ngay cả khi chưa hoàn thành bài. Hiểu rõ điều này giúp người viết tiết kiệm thời gian hơn khi làm IELTS Writing Task 2 – vốn bị giới hạn thời gian.

Intuition

 Intuition (hay Intuitive thinking) là khả năng tự động xử lí và đưa ra những kết luận và quyết định cho tình huống cụ thể. Quá trình này diễn ra mà không có sự can thiệp từ ý thức. Dù vậy, những quyết định đó vẫn mang tính logic ở một mức độ nhất định, nhờ vào trải nghiệm cá nhân hoặc kiến thức tiền định được lặp đi lặp lại đến mức tự động hóa. Nói cách khác, đây là quá trình phản ứng tự nhiên của con người, hay chính là một quá trình reasoning tự động.

Intuitive thinking đóng vai trò giải quyết đa số các tình huống đòi hỏi phải xử lý tức thời trong đời sống hàng ngày. Một ví dụ cho intuitive thinking là việc quan sát biểu cảm của con người để đưa ra cách phản ứng phù hợp nhất. Việc quyết định những phản ứng này dựa trên tổng kết kinh nghiệm có từ trước, ví dụ: cười – vui, nhăn mày – giận dữ,…

Trong IELTS Writing Task 2, đưa ra các dẫn chứng lập luận cần phải dựa trên việc hệ thống ý tưởng một cách có ý thức và khách quan nên việc sử dụng intuitive thinking là không phù hợp vì phương pháp này dựa trên các kinh nghiệm cá nhân để suy luận (mang tính chủ quan).

Ví dụ, với đề bài “Art subjects should be made compulsory at schools. Agree or disagree?”, nếu người viết không thích hoặc không có năng khiếu ở môn học này, việc dựa vào intuitive thinking có thể dẫn đến trường hợp người viết duy ý chí và áp đặt tư tưởng cho số đông. Điều này khiến bài viết thiếu tính khách quan.

Vì thế, khác với các phương pháp lập luận trên, intuitive thinking không nên áp dụng khi làm bài IELTS Writing task 2.

Tổng kết

Bài viết đã đề cập, phân tích và nêu ví dụ cho từng trường hợp cụ thể, áp dụng 7 phương pháp reasoning cho IELTS Writing Task 2, bao gồm:

  1. Deductive reasoning

  2. Inductive reasoning

  3. Abductive reasoning

  4. Backward induction

  5. Critical thinking

  6. Counterfactual thinking

  7. Intuition

Để nâng cao band điểm cho bài IELTS Writing Task 2, việc nắm rõ và áp dụng các phương pháp reasoning, đặc biệt là deductive, inductivecritical thinking là rất cần thiết. Ngoài ra, việc loại bỏ intuitive thinking trong các bài viết học thuật nói chung cũng làm tăng tính hệ thống và khách quan.

Thảo Ngô – Giảng viên tại ZIM

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...