Banner background

Lập luận IELTS Writing Task 2: Lỗi thường gặp và cách khắc phục

Lập luận trong IELTS Writing Task 2 là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đến với một kết luận cụ thể.
lap luan ielts writing task 2 loi thuong gap va cach khac phuc

Lập luận IELTS Writing Task 2 là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự chặt chẽ, mạch lạc trong bài viết của bạn. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, có rất nhiều bạn mắc lỗi sai về cách tư duy lập luận, khiến đoạn văn trở nên lủng củng, không thoát ý. Bài viết dưới đây, ZIM sẽ chia sẻ tới bạn 2 lỗi lập luận thường gặp trong IELTS Writing và cách khắc phục.

Giới thiệu

Trong một cuộc thảo luận. A và B đưa ra ý kiến về chuyến đi chơi của lớp.

A đề nghị: Chúng ta nên đi Thái Lan.

B phản đối: Không, Thái Lan không phải ý tốt, B nghĩ lớp mình nên đi Singapore.

Nếu cuộc thảo luận dừng tại đây, cả A và B đều chưa thuyết phục được người nghe do A và B  chỉ đưa ra quan điểm mà họ nghĩ là hợp lý (claim) chứ chưa ra được lập luận (reasoning) như tại  sao họ lại nghĩ như vậy.

Trong văn bản học thuật nói chung và bài viết Witing Task 2 nói riêng, các lập luận quan trọng không kém các luận điểm. Và để có một lập luận tốt cho bài viết học thuật, người viết cần nhận thức các lỗi lập luận phổ biến nhằm giảm tránh các rủi ro này khi viết bài.

Lập luận là gì?

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đến với một kết luận cụ thể. Trong viết học thuật, lập luận là một phần quan trọng. Nếu thiếu lập luận, bài viết sẽ mơ hồ, chủ quan và không đủ sức thuyết phục.

Như vậy, reasoning có nhiệm vụ kết nối các evidence (examples, facts, details,…) với claim (quan điểm). Xét như đọc một cuốn sách giải mã tình tiết tội phạm, người viết cần lập luận để kết nối các bằng chứng, từ đó đi đến kết quả. Nếu thiếu lập luận, câu chuyện sẽ khó hiểu, không thuyết phục và có nhiều sơ hở.

Cách xây dựng lập luận IELTS Writing Task 2

Để đảm bảo một bài văn có lập luận chặt chẽ, người viết cần tuân thủ các bước sau

  • Xác định luận điểm, đưa ra quan điểm minh bạch, rõ ràng

  • Đưa ra luận cứ (là lí lẽ hoặc là dẫn chứng) thuyết phục và có liên quan chặt chẽ đến luận điểm.

  • Lựa chọn và vận dụng phương pháp lập luận hợp lí

Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí, nghĩa là vận dụng các cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Ví dụ 2:

Đoạn văn dưới đây là một đoạn văn có lập luận chặt chẽ.

Actions must be taken as soon as possible to minimize the negative impacts on the environment arising from the increasing amount of consumer goods. First, companies should promote the use of eco-friendlier materials. For example, the giant coffee chain Starbucks has recently replaced plastic straws with reusable alternatives made of materials like paper or bamboo.

lap-luan-ielts-writing-task-2-vi-du-minh-hoaVí dụ về đoạn văn có lập luận IELTS Writing Task 2 chặt chẽ.

Hình thức lập luận: Diễn dịch

Cách sắp xếp đi từ khái quát đến cụ thể như trên khiến cho đoạn văn có chiều sâu. Câu sau chứng minh cho câu trước khiến luận điểm sáng tỏ và có tính thuyết phục.

Có thể bạn cần - Bổ sung kỹ năng và kiến thức:

Tổng quan hai lỗi lập luận phổ biến trong IELTS Writing Task 2 

  • Lỗi khái quát hoá (Generalization).

  • Lỗi lập luận lòng vòng (Circular Reasoning)

Lỗi khái quát hoá.

Mẫu không đại diện (Unrepresentative Sample)

Người viết sử dụng một mẫu đối tượng quá nhỏ hoặc không điển hình để đưa ra các giả định về toàn bộ nhóm. Ví dụ: Những người sử dụng xe đạp thường xuyên có sức khoẻ tốt hơn; học sinh làm bài tập về nhà có kết quả học tập tốt hơn….

Khái quát hóa không hợp lí thường có mô hình như sau

lap-luan-ielts-writing-task-2-loi-khai-quat-hoaMô hình của khái quát hóa không hợp lí

Ví dụ: High school students live with their parents and are completely financially dependent upon them. They do not need to work to earn money while at high school, as their parents pay for all their needs, and therefore do not gain any understanding about the realities of earning and saving money.

Người viết đã lập luận khái quát hoá khi cho rằng việc học sinh cấp ba khi sống với bố mẹ hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào họ. Tuy nhiên, trường hợp này đúng với một nhóm đối tượng nhưng không có nghĩa sẽ đúng với tất cả đối tượng khác; đúng với địa điểm hay thời điểm này chưa chắc đã đúng với địa điểm, thời điểm khác. Nói cách khác, một mẫu nhỏ không thể làm đại diện chắc chắc cho một dân số lớn hơn.

Lỗi lập luận lòng vòng (Circular Reasoning)

Người viết khi lập luận không thể hiện được sự bổ trợ hay phát triển luận điểm để chứng minh, tăng cường sức thuyết phục của luận điểm mà chỉ lặp đi lặp lại luận điểm bằng cách sử dụng từ vựng khác.

Ví dụ: High school students live with their parents and are completely financially dependent upon them. They are not financially independent while at high school because they receive financial support from their parents.

Người viết nhắc lại ý học sinh phụ thuộc tài chính vào bố mẹ vì bố mẹ họ chi trả họ  lặp đi lặp lại trong luận điểm và luận cứ.

Ảnh hưởng của reasoning tới band điểm Task Response

 

Mô tả trong band discriptors

Lỗi lập luận tương ứng

Band 5

Một số ideas chưa được phát triển một cách hợp lí

Một số thông tin không liên quan

Lỗi kết nối không liên quan (Irrelevant connections) –– bao gồm lập luận lòng vòng

 

Band 6

Một số ideas chưa được phát triển đủ hoặc phát triển một cách không rõ ràng

Một số thông tin không liên quan

Lỗi kết nối không liên quan (Irrelevant connections) – bao gồm lập luận lòng vòng

Band 7

Luận cứ có xu hướng tổng quan hoá. Một  số luận cứ thiếu trọng tâm

Lỗi kết nối không liên quan (Irrelevant connections) – bao gồm lập luận lòng vòng

Lỗi khái quát hoá (generalization)

Band 8

Các ideas được phát triển một các rõ ràng, đầy đủ và có liên quan.

 

 

Cách sửa lỗi lập luận IELTS Writing Task 2

Cách xây dựng lập luận IELTS Writing Task 2 trong bài văn nghị luận

Thông thường, để xây dựng một lập luận, người viết phải tiến hành các bước sau:

  • Xác định luận điểm (ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận) một cách chính xác và minh bạch.

  • Tìm các luận cứ (là lí lẽ hoặc là dẫn chứng) thuyết phục.

  • Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí, nghĩa là vận dụng các cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

Cách 1: Tránh sử dụng những từ có lớp nghĩa tuyệt đối.

Tránh sử dụng các từ như: only, always, all, never, every. Thay vào đó sử dụng các từ/lượng từ giảm nhẹ tính tuyệt đối như.

  • to be more likely to V / tend to V/ there is a tendency for somebody to do something: có khả năng làm gì/ có xu hướng làm gì.

VD: Students who spend some intense hours on reading reference materials, revising lessons and discussing with classmates after school are more likely to have a deeper understanding about ideas and information delivered by their teachers in class

  • seem/ appear: có vẻ như

It would seem that/ I could be argued that  students who spend some intense hours on reading reference materials, revising lessons and discussing with classmates after school are more likely to have a deeper understanding about ideas and information delivered by their teachers in class.

Students who spend some intense hours on reading reference materials, revising lessons and discussing with classmates after school could  have a deeper understanding about ideas and information delivered by their teachers in class

Cách 2: Triển khai từ khái quát đến cụ thể.

Việc triển khai ý và sắp xếp ý tưởng theo một hướng cụ thể ( đi từ khái quát đến chi tiết) sẽ giảm tránh được rủi ro các ý đi lòng vòng thay vì đi theo chiều sâu, làm ảnh hưởng đến band điểm TR trong bài viết.

Ví dụ:

Actions must be taken as soon as possible to minimize the negative impacts on the environment arising from the increasing amount of consumer goods. First, companies should promote the use of eco-friendlier materials. For example, the giant coffee chain Starbucks has recently replaced plastic straws with reusable alternatives made of materials like paper or bamboo.

Như ví dụ trên, người viết triển khai và sắp xếp các ý theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể.

lap-luan-ielts-writing-task-2-dong-tu-khuyet-thieuVí dụ triển khai từ khái quát đến cụ thể

Tổng kết

Bài viết trên đề cập đến hai lỗi lập luận phổ biến trong Writing Task 2 nói riêng và các văn bản học thuật nói chung. Hai lỗi này là: lập luận lòng vòng và lỗi lập luận khái quát hoá.

Những lỗi lập luận này làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết học thuật và giảm tính thuyết phục. Trong Writing Task 2, hai lỗi lập luận này sẽ ảnh hưởng đến điểm Task Response (khả năng trả lời câu hỏi, đưa ra quan điểm và lập luận để làm rõ quan điểm đó).

Để giảm tránh rủi ro mắc phải hai lỗi trên, người viết nên vạch rõ các ý tưởng trước khi viết baì, lựa chọn phương pháp lập luận, tránh sử dụng những từ có lớp nghĩa tuyệt đối và triển khai từ khái quát đến cụ thể.

Ly Vũ

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...