Hướng dẫn làm bài VSTEP Reading – Phần 2
Trong phần đầu tiên về chiến thuật trả lời các dạng câu hỏi trong phần thi VSTEP Reading, thí sinh đã nắm được cái nhìn tổng quan, hướng xử lý đối với hai dạng câu hỏi Inference Main Idea Questions (câu hỏi ý chính) và Word-in-context Questions (câu hỏi từ vựng).
Để tiếp nối chuỗi bài viết về VSTEP Reading, phần hai sẽ giới thiệu cho thí sinh hai dạng câu hỏi tiếp theo là Inference Questions (câu hỏi suy luận) và Text-Completion Questions (câu hỏi hoàn thành văn bản). Hai loại câu hỏi này tuy không khó để nhận diện và xử lý nhưng lại có những biến thể khác nhau, hình thức câu hỏi đa dạng. Để hoàn thành tốt những câu hỏi này thí sinh không những cần có kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh tốt mà còn cần có khả năng suy luận, đưa ra những phân tích thích hợp từ nội dung cho sẵn.
Xem thêm: Ứng dụng phương pháp Context clues cải thiện kỹ năng đọc hiểu – Phần 1
Tổng quan về dạng câu hỏi Inference trong VSTEP Reading
Tổng quan về Inference Questions
Inference Questions được xem như một dạng câu hỏi nâng cao của bài thi VSTEP Reading, thường xuất hiện nhiều ở bài đọc số 2,3, và 4. Câu hỏi Inference yêu cầu thí sinh xác định mục đích, hay ý nghĩa của một câu, một chi tiết, một vấn đề được bàn luận trong bài đọc. Tác giả sử dụng chi tiết đó để làm gì, ảnh hưởng của chi tiết đó đến bài đọc như thế nào.
Dạng bài này thường bị nhầm lẫn với Detailed Questions (câu hỏi chi tiết). Tuy nhiên, khác với Detailed Questions, các đáp án được đưa ra của Inference Questions không được lấy trực tiếp từ nội dung trong bài đọc mà sẽ rút ra từ kết luận của thí sinh sau khi đọc xong bài đọc. Do đó, nếu thí sinh thuần thục kĩ năng nắm bắt nội dung chính từ dạng câu hỏi Main Idea, thí sinh sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi Inference.
Có 3 loại câu hỏi Inference Question chính trong bài thi VSTEP Reading, bao gồm:
Loại câu hỏi: Mục đích của tác giả (Author’s Purpose)
Loại câu hỏi Author’s Purpose yêu cầu thí sinh xác định mục đích của tác giả khi sử dụng những chi tiết, biện pháp tu từ, cách dùng từ trong bài đọc bằng cách rút ra kết luận sau khi phân tích bài đọc. Câu hỏi có thể có hoặc không cung cấp cho thí sinh vị trí chính xác của các chi tiết này, nên thí sinh cần phải tự tìm ra chúng. Hình thức câu hỏi sẽ tương tự như trong các ví dụ dưới đây:
“What is the writer’s purpose?” (Mục đích của tác giả là gì?)
“Why does the author mention Stephen Pacala and Robert Socolow?” (Tại sao tác giả lại nhắc đến Stephen Pacala và Robert Socolow?)
“Why does the writer mention “drawbacks” in the last paragraph?” (Tại sao tác giả lại đề cập đến “hệ quả” trong đoạn văn cuối?)
“The author organizes the discussion of forts by …” (Tác giả sắp xếp cuộc thảo luận về pháo đài bằng cách …)
“Why does the author compare fossils found in western Canada to those found in Florida?” (Tại sao tác giả lại so sánh hóa thạch tìm thấy ở miền Tây Canada với hóa thạch tìm thấy ở Florida?)
“The author mentions cuckoos and cowbirds in line 2 because they …” (Tác giả đề cập đến chim cu và chim bò ở dòng 2 vì chúng … )
“What does the author mean by stating that “The dulotic species of lifts … are the supreme social parasites” (line 4)?” (Tác giả muốn nói gì khi nói rằng “Những sinh vật thưởng đẳng ngu ngốc … là những ký sinh trùng thượng đẳng của xã hội” (dòng 4)?)
“What do we learn about the writer’s opinion of advertising in Tokyo in the second paragraph?” (Chúng ta học được gì về quan điểm của người viết về quảng cáo ở Tokyo trong đoạn văn thứ hai?)
Loại câu hỏi: Kết luận từ bài đọc (Passage’s Inference)
Dạng câu hỏi Passage’s Inference yêu cầu thí sinh đưa ra những suy đoán từ ý nghĩa, mục đích của một phần trong bài đọc hoặc toàn bộ bài đọc. Dưới đây là ví dụ về một số hình thức xuất hiện của chúng:
“What can be inferred from the last paragraph?” (Điều gì có thể được suy ra từ đoạn cuối cùng?)
“It can be inferred from the passage that …” (Có thể suy ra từ đoạn văn rằng … )
“What is the relationship between the two paragraphs in the passage?” (Mối quan hệ giữa hai đoạn văn trong bài đọc là gì?)
Loại câu hỏi: Kết luận từ chi tiết (Detailed Inference)
Dạng câu hỏi Detailed Inference là những câu hỏi yêu cầu thí sinh giải thích ý nghĩa, mục đích hoặc rút ra kết luận từ một chi tiết trong bài đọc. Các chi tiết này có thể là cảm nhận của một nhân vật, mối quan hệ của hai sự vật được bàn luận trong bài đọc,v.v. Hình thức của câu hỏi sẽ có dạng như các ví dụ sau:
“What impression does Mary give of her job throughout the passage?” (Mary tạo ra ấn tượng gì về công việc của mình trong suốt bài đọc?)
“The relationship of a mortise and a tenon is most similar to that of …” (Mối quan hệ của lỗ mộng và mộng tương tương tự như mối quan hệ của … )
“Which of the following is the most likely inference about the decision to promote gardening at forts?” (Điều nào sau đây là suy luận có khả năng nhất về quyết định thúc đẩy việc tự làm vườn tại pháo đài?)
“It can be inferred from the passage that potash was more common than soda in colonial North America because …” (Có thể suy ra từ đoạn văn răng bồ tạt phổ biến hơn soda ở thuộc địa Bắc Mỹ vì … )
“In the fourth paragraph, Roberta Calvino suggests that …” (Trong đoạn thứ tư, Roberta Calvino gợi ý rằng …)
Chiến thuật trả lời dạng câu hỏi Inference trong VSTEP Reading
Hướng tiếp cận
Nếu không có chiến lược trả lời câu hỏi phù hợp, sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết một câu hỏi Inference Questions. Thí sinh nên tập trung giải quyết các câu hỏi Detailed Questions đã được cung cấp vị trí, câu hỏi Word-in-context và Text-Completion trước khi tiến hành xử lý Inference Questions. Sự phân bố thời gian này sẽ giúp thí sinh hình nắm được nội dung chính của bài đọc, đưa ra những phán đoán nhất định trước khi làm dạng câu hỏi này. Dưới đây là 4 bước để giải quyết Inference Questions hiệu quả:
Bước 1: Xác định loại và phân tích câu hỏi
Đầu tiên, thí sinh phải xác định loại của câu hỏi Inference dựa vào các từ khóa và cách đặt câu hỏi để nắm được yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Khoanh vùng và phân tích nội dung trong bài đọc
Inference Questions trong VSTEP Reading không phải lúc nào cũng cung cấp cho người đọc vị trí của chi tiết cần tìm. Để không mất thời gian, thí sinh cần khoanh vùng các chi tiết này thay vì đọc cả bài đọc để tìm ra đáp án.
Bước 3: Hình thành câu trả lời dựa vào kết luận ở bước 2
Vì đáp án của Inference Questions không được lấy trực tiếp hoặc diễn đạt lại các nội dung trong bài đọc như những dạng câu hỏi khác nên thí sinh cần tự hình thành câu trả lời, định hướng cho câu trả lời để thực hiện bước 4 dễ dàng hơn.
Bước 4: Sử dụng kỹ thuật loại suy
Thí sinh tiến hành bước loại suy dựa vào câu trả lời ở bước 3, các đáp án bị loại sẽ có đặt điểm sau:
Đáp án đưa ra câu trả lời trái ngược, không theo đúng trình tự so với câu trả lời ở bước 3.
Đáp án có nội dung không trùng khớp, không được nhắc đến trong nội dung phân tích.
Đáp án gây nhiễu, có thật trong đời sống nhưng không được đề cập trong bài đọc.
Nửa đầu của đáp án khớp với bước 3, nhưng nửa xong không trùng khớp và ngược lại.
Ví dụ ứng dụng
Ví dụ: 7 VSTEP Test (2019) – Test 1
7 VSTEP ReadingTest (2019) – Test 1
Bước 1: Xác định loại và phân tích câu hỏi
Câu hỏi: “Why does the writer mention “drawbacks” in the last paragraph?” (Tại sao tác giả lại đề cập đến “hệ quả” trong đoạn văn cuối?) ⇒ Đây là câu hỏi thuộc dạng Inference Questions, loại Author’s Purpose. Thí sinh phải tìm ra lý do tại sao tác giả lại sử dụng từ “drawbacks” trong đoạn văn cuối cùng.
Bước 2: Khoanh vùng và phân tích nội dung trong bài đọc
Câu hỏi này đã cung cấp cho thí sinh vị trí chính xác của từ “drawbacks” trong bài đọc. Thí sinh sẽ tiến hành phân tích vị trí này, vị trí có nội dung như sau:
Ví dụ khoanh vùng và phân tích nội dung trong bài đọc VSTEP Reading
(Một vài kỹ thuật trong số phương pháp công nghệ này sẽ đem lại các hệ quả, các cộng đồng khác nhau sẽ đưa ra những quyết định khác nhau về cách cung cấp năng lượng cho cuộc sống của họ, nhưng tin tốt là có rất nhiều những sự lựa chọn khác giúp chúng ta có được khí hậu ổn định.)
Bước 3: Hình thành câu trả lời dựa vào kết luận ở bước 2
Dựa vào phân tích ở bước 2, thí sinh kết luận được rằng từ “drawbacks” (hệ quả), thông thường từ này mang nghĩa tiêu cực, dùng để nói về những mặt còn hạn chế của một vấn đề. Tuy nhiên, sau đó đoạn văn tiếp tục giải thích rằng “different communities will make different decisions about how to power their lives” (các cộng động khác nhau sẽ đưa ra những quyết định khác nhau về cách cung cấp năng lượng cho cuộc sống của họ) ⇒ từ drawbacks này được dùng để nói rằng mặc dù còn những hạn chế trong các phương pháp nhưng điểm mạnh của chúng sẽ được thể hiện trong các môi trường sống khác nhau.
Bước 4: Sử dụng kĩ thuật loại suy
Phân tích từng đáp án:
Đáp án (A): “To introduce the disadvantages of solutions in the following paragraph” (Để giới thiệu bất lợi của các giải pháp đoạn văn sau)
⇒ Loại (A),vì trong bài đọc, sau vế câu có chứa từ “drawbacks”, không có bất kỳ “disadvantages” nào được nêu ra.
Đáp án (B): “To emphasize the disadvantages of the solutions in the previous paragraph” (Để nhấn mạnh những nhược điểm của các giải pháp trong đoạn trước.)
⇒ Loại (B), nếu đoạn văn muốn nhấn mạnh những nhược điểm này của các phương pháp nêu ở đoạn văn trước, phần sau của đoạn văn cần nêu ra những nhược điểm đó.
Đáp án (C): “To recommend readers not to use the solution” (Để đề nghị độc giả không sử dụng những giải pháp trong đoạn văn trước)
⇒ Loại (C), đoạn văn không hề có nội dung này.
Đáp án (D): “To emphasize the advantages of the solutions in different context” (Để nhấn mạnh những lợi thế của các giải pháp trong những bối cảnh khác nhau) ⇒ (D) là đáp án chính xác của câu hỏi trên.
Tổng quan về dạng câu hỏi Text-Completion:
Tổng quan về Text-Completion Questions:
Text-Completion Questions (câu hỏi hoàn thành văn bản) là dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh điền một câu được đề bài cho sẵn vào 4 vị trí đánh dấu [A], [B], [C], và [D] bất kì trong bài đọc. 4 vị trí này có thể cùng chung trong 1 đoạn văn hoặc thuộc 4 đoạn văn khác nhau của bài đọc. Dạng câu hỏi này không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh mà còn kiểm tra vốn ngữ pháp, mức độ thấu hiểu của thí sinh đối với bài đọc để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho câu đã được cung cấp. Loại câu hỏi này khá hiếm gặp trong bài thi VSTEP Reading, nên nhiều thí sinh sẽ dễ dàng mất điểm nếu không làm quen với cách thức ra đề của dạng câu hỏi này từ trước. Câu hỏi luôn có hình thức sau:
In which space (marked [A], [B], [C] and [D] in the passage) will the following sentence fit?
(Tạm dịch: Vị trí nào trong số (các vị trí được đánh dấu [A], [B], [C] và [D] trong đoạn văn) phù hợp nhất cho câu dưới đây?)
[câu đề được in nghiêng và nằm ở giữa câu hỏi và đáp án]
4 đáp án lần lượt: A. [A] B. [B] C. [C] D. [D]
Chiến thuật trả lời câu hỏi Text-Completion trong VSTEP Reading
Hướng tiếp cận
Đa số thí sinh khi lần đầu tiên tiếp cận với dạng câu hỏi Text-Completion trong VSTEP Reading đều cảm thấy bối rối vì phải phân tích một lượng lớn thông tin từ các vị trí trong văn bản. Để tiết kiệm thời gian một cách tối đa, thí sinh chỉ cần dùng kỹ thuật đọc skimming (đọc lướt) qua những vị trí [A], [B], [C],[D] sau khi đã phân tích câu đề. Thí sinh đừng phân tích các vị trí trước khi phân tích câu đề vì thông tin từ những vị trí này sẽ dễ làm nhiễu thông tin thí sinh cần nắm bắt. Dưới đây là 5 bước để hoàn thành Text-Completion Questions. Lưu ý rằng những bước này có thể được lược bỏ tùy thuộc vào nội dung câu đề.
Bước 1: Phân tích thông tin trong câu đề
Những nội dung cần chú ý khi phân tích câu đề:
Câu đề là câu đơn, câu kép, hay câu phức. Câu đề chỉ gồm 1 câu hay gồm nhiều câu trở lên, trong trường hợp từ hai câu trở lên thì câu nào sẽ chứa đựng thông tin chính.
Những thông tin đặc biệt như tên riêng, ngày tháng năm, số liệu thống kê, …
Cấu trúc của câu đề như thế nào (câu đảo ngữ, câu phủ định, câu hỏi tu từ, câu có sử dụng mệnh đề quan hệ, … )
Bước 2: Phân tích chủ ngữ (subject) của câu đề
Chủ ngữ của câu đề rất quan trọng, nó giúp thí sinh xác định được mối quan hệ của câu đề với các vị trí trong đáp án. Thí sinh cần chú ý xem xét đây là chủ ngữ số nhiều hay số ít, ngôi của chủ ngữ, chủ ngữ này đã được xác định hay chưa.
Bước 3: Phân tích các từ nối (transition words) có trong câu đề
Các từ nối giúp thí sinh nhận định về chức năng của câu đề với 4 vị trí:
Câu đề bắt đầu bằng nhóm từ nối chỉ sự đối lập (Adversative transition words) như However, On the contrary, But, … ⇒ Vị trí của câu đề là sau một câu mang luận điểm trái ngược.
Câu đề bắt đầu bằng nhóm từ nối chỉ nguyên nhân – hệ quả (Causal transition words) như Therefore, Thus, So, … ⇒ Vị trí của câu đề là sau câu đưa ra nguyên nhân, lý do xảy ra của một sự việc, hiện tượng mà dẫn tới một kết quả sau đó.
Câu đề bắt đầu bằng nhóm từ nối chỉ sự bổ sung (Additive transition words) như For example, Such as, … ⇒ Vị trí của câu đề là sau một câu chỉ đến một khái niệm, quy trình, vấn đề cần được giải thích rõ ràng hơn.
Bước 4: Sử dụng kỹ thuật loại suy
Từ nội dung phân tích được từ bước 1,2,3; thí sinh sẽ loại những đáp án không thỏa những mãn điều kiện trên.
Bước 5: Xem xét sự logic về nghĩa của câu đề với các vị trí cho sẵn
Đây là bước quan trọng nhất, sau khi loại bỏ các đáp án sai. Thí sinh ghép câu đề vào những vị trí còn sót lại và so sánh mức độ hợp lý về mặt ý nghĩa giữa chúng.
Ví dụ ứng dụng:
Ví dụ: 7 VSTEP Tests (2019) – Test 6
7 VSTEP Tests (2019) – Test 6
Bước 1: Phân tích thông tin trong câu đề
Câu đề: “In other words, for the first 99.7 percent of its inhabited history, the Aborigines had Australia to themselves. They have been there an unimaginably long time.” (Nói cách khác, trong 99,7% đầu tiên của lịch sử sinh sống của họ, nước Úc chính là của những người bản địa. Họ đã ở đó một thời gian dài không thể tưởng tượng.) ➯ Câu đề được cấu tạo từ hai câu riêng lẻ và cập đến số liệu 99,7%; như vậy câu đằng trước nó cũng có đề cập đến số liệu.
Bước 2: Phân tích chủ ngữ (subject) của câu đề
Câu đề được cấu tạo bởi hai câu nên nó có hai chủ ngữ: “the Aborigines” (các thổ dân) và “they” (họ). Vì từ “they” ở câu thứ hai cũng ám chỉ “the Aborigines” nên thí sinh kết luận được rằng chủ ngữ chính của câu đề là “the Aborigines”.
Bước 3: Phân tích các từ nối (transition words) có trong câu đề
Câu đề có sử dụng từ nối “In other words” (nói một cách khác), từ nối này dùng để giải thích cho một nội dung đứng đằng trước nó.
Bước 4: Sử dụng kỹ thuật loại suy
Phân tích từ đáp án:
Đáp án (A): “Today the evidence points to an arrival date of at least 45,000 years ago but probably more like 60,000.” (Ngày nay, các bằng chứng hướng vào một thời điểm cụ thể từ khoảng ít nhất 45.000 năm trước nhưng có lẽ sẽ rơi vào khoảng 60.000 nhiều hơn.)
⇒ Loại (A), mặc dù có đề cập đến số liệu nhưng số liệu của (A) là một khoảng thời gian, không phải số liệu phần trăm như trong câu đề.
Đáp án (B): “The first arrivals could only have come by sea, presumably from Timor or the Indonesian archipelago, and here is where the problems arise.” (Những người đến đầu tiên chỉ có thể đi bằng đường biển, hầu như là từ Timor hoặc Archipelago Indonesia, và đây là nơi xảy ra các vấn đề.)
Đáp án (C): “This craft then drifted helplessly for some days before washing up on a beach in northern Australia. So far, so good.” (Dụng cụ này sau đó đã trôi vô định trong vài ngày trước khi được tẩy rửa trên bãi biển ở miền Bắc nước Úc. Càng xa, càng tốt.)
⇒ Loại cả (B) và (C) vì chúng không đề cập đến bất kỳ số liệu nào.
Đáp án (D): “On that scale, the total period of European occupation of Australia represents about 0.3 per cent of the total.” (Trên thước đo đó, người dân châu Âu trong nước Úc chiếm khoảng 0,3% tổng số.)
⇒ (D) là đáp án chính xác của câu hỏi trên.
Bước 5: Xem xét sự logic về nghĩa của câu đề với các vị trí cho sẵn
Đáp án (D) có đề cập đến số liệu phần trăm và khi được ghép vào câu đề đã giải thích cho số liệu được xuất hiện ở câu đề. -> Chốt đáp án (D)
Tổng kết
Hai dạng câu hỏi Inference và Text-completion có hình thức đặt câu hỏi đa dạng, tuy nhiên không khó để nhận diện và phân biệt trong bài thi VSTEP Reading. Thí sinh cần nắm vững trình tự tiếp cận câu hỏi kết hợp với kĩ năng phân tích các thành phần câu và loại suy để làm bài một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có vốn từ vựng rộng, đặc biệt nhóm từ nối, sẽ giúp thí sinh chinh phục 2 dạng câu hỏi này nhanh hơn. Phần tiếp theo trong chuỗi series này sẽ tiếp tục giới thiệu và hướng dẫn cách xử lý dạng câu hỏi cuối cùng trong bài thi VSTEP Reading.
Bùi Hoàng Phương Uyên
Bình luận - Hỏi đáp