Kết hợp các yếu tố đa văn hóa vào IELTS Speaking và Writing Task 2
Key Takeaways |
---|
|
Kết hợp yếu tố đa văn hóa trong IELTS Speaking
Văn hóa và đa văn hóa
Định nghĩa
Văn hóa, như Hofstede & Hofstede [2] đã định nghĩa, là "tổng hợp các giá trị, niềm tin, phong tục và hành vi được chia sẻ bởi một cộng đồng" [2, tr. 226]. Đa văn hóa là sự tồn tại đồng thời của nhiều nền văn hóa khác nhau trong một xã hội. Trong bối cảnh của kỳ thi IELTS Speaking, việc thí sinh thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau không chỉ chứng tỏ năng lực ngôn ngữ mà còn cho thấy một tư duy cởi mở và khả năng giao tiếp liên văn hóa hiệu quả, những yếu tố ngày càng quan trọng trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay [3].
Tầm quan trọng
Lồng ghép yếu tố đa văn hóa trong phản hồi giúp thí sinh trình bày quan điểm một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Điều này cho phép họ không chỉ thể hiện khả năng ngôn ngữ mà còn chứng tỏ tư duy phản biện và sự hiểu biết rộng về các vấn đề toàn cầu [4]. Từ đó tạo sự liên kết logic và dẫn chứng cụ thể cho các lập luận, những yếu tố được đánh giá cao trong bài thi IELTS Speaking, đặc biệt liên quan đến tiêu chí Fluency & Coherence (Lưu loát và Mạch lạc) và Lexical Resource (Vốn từ vựng).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tích hợp các yếu tố đa văn hóa có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa và khả năng nhận thức đa dạng văn hóa, từ đó tăng khả năng thích nghi và hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề thế giới [4].
Mặc dù yếu tố đa văn hóa rõ ràng có giá trị trong các câu hỏi liên quan đến văn hóa, việc áp dụng chúng không nhất thiết phải giới hạn trong những chủ đề này.
Ví dụ, khi thảo luận về công nghệ, thí sinh có thể nhắc đến sự tiến bộ công nghệ ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng với công nghệ tiên tiến. Điều này giúp cung cấp ví dụ cụ thể, giúp thí sinh mở rộng câu trả lời và tạo sự liên kết chặt chẽ trong nội dung bài nói.
Ví dụ cụ thể khi kết hợp yếu tố đa văn hóa trong IELTS Speaking
Câu hỏi IELTS Speaking Part 1: "What kind of gifts are popular in your country?"
Câu trả lời mẫu: "In Vietnam, gift-giving is a way to show appreciation and respect. Popular gifts include food, fruits, or lucky money in red envelopes. But it's important to avoid things like clocks or handkerchiefs, as they have negative connotations."
Phân tích câu trả lời:
Câu trả lời này giúp thí sinh thể hiện được sự hiểu biết về văn hóa quà tặng tại Việt Nam, đồng thời sử dụng ví dụ cụ thể và hợp lý để phát triển ý tưởng. Việc đề cập đến các món quà phổ biến phản ánh sự quen thuộc với các phong tục tập quán địa phương, đồng thời việc tránh những món quà có ý nghĩa tiêu cực cho thấy người nói có ý thức về những điều cấm kỵ trong văn hóa, có thể trình bày thông tin một cách mạch lạc, qua đó mang lại lợi ích trong tiêu chí Lexical Resource và Fluency & Coherence.
Câu hỏi IELTS Speaking Part 3: "How has technology changed the way people communicate?"
Câu trả lời mẫu: "Technology has revolutionized communication globally, but its impact varies across cultures. In South Korea, where technology is highly integrated into daily life, people use apps like KakaoTalk for almost everything—from chatting to banking. This level of tech integration contrasts with countries like Italy, where face-to-face communication is still highly valued. Understanding these cultural differences can help businesses tailor their communication strategies when entering new markets."
Phân tích câu trả lời:
Câu trả lời này giúp thí sinh mở rộng ý tưởng bằng cách so sánh sự khác biệt trong việc ứng dụng công nghệ giữa các quốc gia. Cách phát triển ý tưởng này không chỉ giúp câu trả lời thêm phần phong phú mà còn thể hiện khả năng lập luận logic. Điều này hỗ trợ cải thiện phản hồi ở các tiêu chí Fluency & Coherence và Lexical Resource.
Kết hợp yếu tố đa văn hóa trong IELTS Writing Task 2
Định nghĩa và tầm quan trọng của yếu tố đa văn hóa trong Writing
Tương tự như trong Speaking, yếu tố văn hóa trong Writing giúp thí sinh làm phong phú nội dung bài viết, đặc biệt khi phải bàn luận về các vấn đề xã hội, môi trường hay giáo dục. Đa văn hóa trong Writing không chỉ bao gồm việc sử dụng các ví dụ từ nhiều nền văn hóa mà còn yêu cầu thí sinh có khả năng phân tích và đưa ra quan điểm đa chiều.
Việc đưa ra các ví dụ đa văn hóa trong bài viết giúp thí sinh chứng minh khả năng suy luận và lập luận chặt chẽ, từ đó nâng cao điểm số cho các tiêu chí như Coherence & Cohesion và Task Response.
Thí sinh không cần giới hạn việc áp dụng yếu tố đa văn hóa chỉ trong các chủ đề liên quan đến văn hóa. Khi thảo luận về công nghệ, môi trường, giáo dục, hoặc kinh tế, thí sinh có thể lồng ghép những ví dụ liên quan đến các quốc gia có liên quan đến chủ đề. Ví dụ, khi bàn về công nghệ, thí sinh có thể đề cập đến Nhật Bản hoặc Thụy Điển là những quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ sạch và bền vững.
Ví dụ cụ thể trong IELTS Writing Task 2
Câu hỏi: "Some people believe that it is better for children to grow up in the countryside than in a big city. Discuss both views and give your opinion.”
Đoạn văn kết hợp yếu tố đa văn hóa: "While growing up in the countryside offers children a peaceful environment and closer connection to nature, the multicultural experiences available in big cities provide unique educational advantages. For example, in a city like London, children are exposed to various cultures through food, festivals, and languages, which can broaden their worldview and promote tolerance. This diversity, however, is less prevalent in rural areas, where cultural exposure is often limited."
Phân tích yếu tố đa văn hóa:
Bài viết lồng ghép đặc trưng của London là một thành phố đa văn hóa để làm rõ lợi thế của việc lớn lên ở thành phố lớn. Điều này giúp tăng tính thuyết phục cho lập luận và thể hiện sự hiểu biết về các bối cảnh văn hóa khác nhau.
Câu hỏi: "Some people think that young people should follow traditions. Others argue that it is more important to be free to choose. Discuss both views and give your opinion."
Đoạn văn kết hợp yếu tố đa văn hóa: "Adhering to traditions helps preserve cultural identity and values, especially in societies with strong historical ties like Japan. However, in multicultural societies such as Canada, young people are encouraged to explore different cultures and form their own beliefs. This approach not only fosters creativity but also enables them to develop a global perspective, which is essential in today’s interconnected world."
Phân tích yếu tố đa văn hóa: Đoạn văn này đã sử dụng ví dụ về Nhật Bản và Canada để minh họa cho hai quan điểm khác nhau về việc tuân thủ truyền thống. Điều này giúp bài viết trở nên phong phú và đa chiều hơn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết về các giá trị văn hóa khác nhau.Câu hỏi: "Nowadays, the way many people interact with each other has changed because of technology. In what ways has technology affected the types of relationships people make? Has this been a positive or negative development?"
Đoạn văn kết hợp yếu tố đa văn hóa: "Technology has transformed human interaction, making it easier to connect across borders, but also altering traditional relationships. For instance, in South Korea, the widespread use of technology through platforms like KakaoTalk has created a culture where digital communication is preferred over face-to-face interaction. This contrasts with Italy, where in-person socializing, such as sharing meals, remains a vital part of maintaining relationships. While these changes offer convenience and broaden the scope of relationships, they may also lead to the erosion of personal connections. Understanding these cultural nuances is crucial in assessing the overall impact of technological advancements on social dynamics."
Phân tích yếu tố đa văn hóa: Đoạn văn này đã sử dụng ví dụ về Hàn Quốc và Italy để làm nổi bật sự khác biệt về cách công nghệ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội ở các nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp bài viết trở nên sâu sắc và toàn diện hơn, đồng thời thể hiện khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Phương pháp áp dụng yếu tố đa văn hóa trong Speaking và Writing Task 2
So sánh và đối chiếu
Các nền văn hóa khác nhau thể hiện các phong cách giao tiếp khác biệt. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách các nền văn hóa tiếp cận các vấn đề xã hội hoặc toàn cầu, dẫn đến những cách giải thích và giải pháp đa dạng [5].
Ví dụ, một số nền văn hóa có thể coi trọng sự trực tiếp và rõ ràng, trong khi những nền văn hóa khác lại ưa thích sự tế nhị và gián tiếp. Vì thế, khi trả lời các câu hỏi về xã hội hoặc các vấn đề toàn cầu, thí sinh có thể phân tích cách mà các nền văn hóa khác nhau tiếp cận cùng một vấn đề, từ đó đưa ra nhận xét mang tính bao quát và đa chiều.Thí sinh có thể so sánh cách một vấn đề được nhìn nhận từ các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, khi nói về giáo dục, có thể so sánh hệ thống giáo dục của Phần Lan, nơi nhấn mạnh vào sự phát triển cá nhân, giảng dạy sáng tạo và hợp tác, với hệ thống giáo dục của Trung Quốc, nơi tập trung nhiều hơn vào quản lý học sinh, đạo đức, và đánh giá thành tích [6]
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong IELTS Speaking
Việc chia sẻ kinh nghiệm cá nhân là một phương pháp hiệu quả để áp dụng trong phần Speaking. Nếu thí sinh đã từng tiếp xúc hoặc sống trong một môi trường đa văn hóa, việc chia sẻ những trải nghiệm này sẽ giúp phần trả lời trở nên chân thực và ấn tượng hơn. Ví dụ, thí sinh có thể nói về trải nghiệm khi làm việc trong một nhóm quốc tế, nơi các thành viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và cách họ học hỏi lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu của Şahin [7] cũng cho thấy rằng sự hiện diện của sinh viên quốc tế trong các trường học Hoa Kỳ và xã hội nói chung đã giúp học sinh và người dân Mỹ hiểu rõ hơn về các quốc gia và nền văn hóa khác. Từ đó khẳng định rằng việc trải nghiệm và tương tác với những cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau không chỉ mở rộng hiểu biết mà còn phát triển khả năng tư duy toàn cầu và sự nhạy bén văn hóa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này không nên áp dụng trong Writing Task 2. Writing Task 2 yêu cầu cách tiếp cận khách quan và mang tính học thuật, thay vì tập trung vào trải nghiệm cá nhân. Các lập luận trong bài viết cần dựa trên những dữ liệu và thông tin chính xác, thay vì dựa trên quan điểm của bản thân thí sinh.
Áp dụng đa văn hóa vào các chủ đề không phải văn hóa
Điều quan trọng là nhận ra rằng yếu tố đa văn hóa có thể áp dụng cho bất kỳ chủ đề nào, không chỉ riêng những chủ đề về văn hóa. Ví dụ, khi viết về công nghệ, thí sinh có thể nhắc đến các quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ, và so sánh sự khác biệt về cách công nghệ ảnh hưởng đến đời sống xã hội tại các nước này so với các nước đang phát triển.
Bài tập vận dụng
Speaking
Người đọc thử trả lời các câu hỏi sau về chủ đề Gia đình (Family), kết hợp các yếu tố đa văn hóa vào câu trả lời để làm phong phú thêm nội dung và thể hiện khả năng giao tiếp liên văn hóa:
"What are the values of family?"
How do families celebrate special occasions or festivals?
“How can individuals contribute to protecting the environment?"
Gợi ý trả lời
Câu hỏi 1: "What are the values of family?"
Gợi ý: Có thể tập trung vào các giá trị như kính trọng người lớn tuổi, tình đoàn kết, sự hỗ trợ lẫn nhau,... đồng thời so sánh với một số quốc gia khác để làm nổi bật sự khác biệt. Ví dụ, có thể đề cập đến việc các gia đình ở Việt Nam thường sống chung nhiều thế hệ, trong khi ở các nước phương Tây, các gia đình hạt nhân (nuclear family) phổ biến hơn.
Câu hỏi 2: "How do families celebrate special occasions or festivals in your country?"
Gợi ý: Hãy mô tả một lễ hội hoặc dịp đặc biệt mà gia đình người đọc thường tổ chức, đồng thời giải thích ý nghĩa văn hóa của nó. Thí sinh cũng có thể so sánh cách tổ chức lễ hội này ở Việt Nam với một quốc gia khác. Ví dụ, có thể nói về Tết Nguyên Đán và so sánh với lễ Giáng Sinh ở các nước phương Tây.
Câu hỏi 3: “How can individuals contribute to protecting the environment?"
Gợi ý: Đưa ra các hành động cụ thể mà cá nhân có thể thực hiện để bảo vệ môi trường, đồng thời lồng ghép ví dụ về các quốc gia hoặc nền văn hóa có ý thức bảo vệ môi trường cao. Ví dụ, thí sinh có thể đề cập đến việc sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm năng lượng, và tham gia các hoạt động cộng đồng vì môi trường.
Các câu trả lời tham khảo
Câu hỏi 1: "What are the values of family in your country?"
Câu trả lời tham khảo:
In Vietnam, family values are deeply rooted in Confucianism, emphasizing respect for elders, filial piety, and strong family ties. We believe in the concept of "dòng họ", which extends beyond the immediate family to include ancestors and distant relatives. This fosters a sense of belonging and mutual support within the extended family. However, in Western cultures like the US, individualism is often prioritized, and families tend to be more nuclear, focusing on the parents and children.
Phân tích câu trả lời tham khảo:
Câu trả lời này giúp mở rộng nội dung câu trả lời bằng cách so sánh giữa hai nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp phần trả lời trở nên logic hơn và có dẫn chứng cụ thể, từ đó thí sinh có thể đạt điểm tốt hơn ở tiêu chí Fluency & Coherence. Ngoài ra, việc sử dụng các thuật ngữ như "Confucianism" và "dòng họ" giúp thể hiện sự phong phú trong vốn từ vựng, liên quan đến tiêu chí Lexical Resource.
Câu hỏi 2: "How do families celebrate special occasions or festivals?"
Câu trả lời tham khảo:
In Vietnam, Tết Nguyên Đán, or Lunar New Year, is the most important family celebration. Families gather for reunion dinners, exchange lucky money in red envelopes, and visit relatives and friends. We also decorate our homes with peach blossoms and kumquat trees, symbolizing prosperity and good luck. In contrast, Christmas is the major family holiday in many Western countries. While there are similarities, such as family gatherings and gift-giving, the cultural and religious significance differs.
Phân tích câu trả lời tham khảo:
Phần trả lời được mở rộng bằng cách mô tả chi tiết về cách các gia đình ở Việt Nam và phương Tây tổ chức các dịp lễ. Điều này không chỉ giúp nội dung trở nên phong phú hơn mà còn thể hiện khả năng liên kết ý tưởng mạch lạc, giúp thí sinh cải thiện tiêu chí Fluency & Coherence. Đồng thời, việc so sánh và sử dụng từ vựng liên quan đến các lễ hội truyền thống cũng đóng góp vào việc thể hiện sự linh hoạt về từ vựng, liên quan đến tiêu chí Lexical Resource.
Câu hỏi 3: “How can individuals contribute to protecting the environment?"
Câu trả lời tham khảo:
Individuals can play a crucial role in environmental protection. Simple actions like reducing, reusing, and recycling can make a big difference. In Vietnam, we have a tradition of using reusable bags and containers, which helps minimize waste. However, we can learn from countries like Sweden, which has a highly efficient recycling system and promotes sustainable practices in various aspects of life. By adopting such practices and raising awareness, we can all contribute to a greener future.
Phân tích câu trả lời tham khảo:
Phần trả lời này làm rõ hơn các ý tưởng bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể từ Việt Nam và Thụy Điển, giúp làm câu trả lời trở nên chi tiết và dễ hiểu hơn. Điều này có thể giúp cải thiện tiêu chí Fluency & Coherence. Việc sử dụng các thuật ngữ như "recycling system" và "sustainable practices" cũng giúp thí sinh thể hiện vốn từ vựng phong phú, đáp ứng tiêu chí Lexical Resource.
Writing Task 2
Đề bài: “The natural resources such as oil, forests and freshwater are being consumed at an alarming rate. What problems does it cause? How can we solve these problems?”
Để vận dụng yếu tố đa văn hóa vào bài viết, người đọc có thể:
So sánh: Cách các nền văn hóa khác nhau (phương Tây, bản địa, phương Đông) nhìn nhận và giải quyết vấn đề khai thác tài nguyên.
Học hỏi: Từ các mô hình bền vững của các nền văn hóa bản địa hoặc các quốc gia khác.
Đề xuất: Các giải pháp kết hợp giữa công nghệ hiện đại và giá trị văn hóa truyền thống.
Ví dụ minh họa: Các phong trào, sáng kiến bảo vệ môi trường toàn cầu và kinh nghiệm cá nhân (nếu có).
Đoạn văn tham khảo
Addressing these challenges requires a multi-faceted approach that combines technological innovation, policy intervention, and a shift in cultural attitudes towards consumption. In many indigenous cultures, such as those of the Maori in New Zealand or the Native American tribes in North America, there exists a deep respect for nature and a sense of stewardship over the land. These cultures emphasize living in harmony with the environment, taking only what is needed, and ensuring resources are available for future generations. Embracing such traditional ecological knowledge and practices can offer valuable insights into sustainable resource management.
Furthermore, technological advancements can play a crucial role in mitigating the impact of resource depletion. The development of renewable energy sources like solar and wind power can reduce our reliance on fossil fuels and curb greenhouse gas emissions. Countries like Germany and Denmark have made significant strides in transitioning to renewable energy, demonstrating that a green energy future is achievable. Additionally, innovations in water conservation and recycling technologies can help alleviate water scarcity and promote sustainable water use. Singapore, for example, has implemented a comprehensive water management system that includes rainwater harvesting, desalination, and wastewater recycling, ensuring a reliable water supply despite limited natural resources.
Phân tích đoạn văn tham khảo:
Đoạn văn sử dụng các ví dụ từ các nền văn hóa và quốc gia khác nhau để làm rõ lập luận, giúp phát triển ý tưởng một cách mạch lạc, đáp ứng tiêu chí Task Response và giúp bài viết thuyết phục hơn. Cụ thể, đoạn văn đã đề cập đến các nền văn hóa bản địa như người Maori và thổ dân châu Mỹ, giúp minh họa cho lập luận về quản lý tài nguyên bền vững, một cách sử dụng ví dụ để làm rõ vấn đề. Đồng thời, đoạn văn cũng so sánh sự phát triển năng lượng tái tạo ở các quốc gia như Đức và Đan Mạch, cũng như hệ thống quản lý nước hiệu quả ở Singapore, giúp phát triển ý tưởng về cách các quốc gia đang giải quyết các thách thức môi trường.
Xem thêm:
Idea for IELTS Writing Task 2 topic Globalization - Vấn đề văn hoá và thị trường lao động
Liên kết việc học kỹ năng nghe với các lĩnh vực khác - Văn học, lịch sử, văn hoá
Tổng hợp bộ từ vựng về văn hóa trong và ngoài nước bằng tiếng Anh
Tổng kết
Việc tích hợp yếu tố đa văn hóa vào bài thi IELTS không chỉ làm phong phú nội dung và tăng sức thuyết phục cho câu trả lời mà còn thể hiện khả năng tư duy toàn cầu và sự hiểu biết sâu sắc của thí sinh, tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Qua việc so sánh, đối chiếu các nền văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và áp dụng kiến thức đa văn hóa vào nhiều chủ đề, thí sinh có thể nâng cao điểm số ở các tiêu chí quan trọng như Task Response và Coherence & Cohesion.
Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả yếu tố đa văn hóa, thí sinh cần có kiến thức vững chắc và kỹ năng ngôn ngữ tốt, đảm bảo tính mạch lạc và logic của bài thi. Việc đọc nhiều tài liệu quốc tế và thực hành thường xuyên với các chủ đề đa dạng sẽ giúp thí sinh làm chủ kỹ năng này, thể hiện sự tự tin và năng lực giao tiếp liên văn hóa trong bài thi IELTS.
Nguồn tham khảo
“Understanding Intercultural Communication.” Oxford University Press, 2012., https://archive.org/details/understandingint0000ting_p9s6. Accessed 27 August 2024.
“Cultures and Organizations: Software of the Mind.” McGraw-Hill, 1997., https://e-edu.nbu.bg/pluginfile.php/900222/mod_resource/content/1/G.Hofstede_G.J.Hofstede_M.Minkov%20-%20Cultures%20and%20Organizations%20-%20Software%20of%20the%20Mind%203rd_edition%202010.pdf. Accessed 27 August 2024.
“Identification and Assessment of Intercultural Competence as a Student Outcome of Internationalization.” Journal of Studies in International Education, vol. 10, 2006, pp. 241-266., https://doi.org/10.1177/1028315306287002. Accessed 27 August 2024.
“A World of Gestures: Culture and Nonverbal Communication: A Guide for Instructors and Researchers.” University of California Extension Center for Media and Independent Learning, 1994., https://books.google.com.vn/books/about/A_World_of_Gestures.html?id=Y9nZjwEACAAJ&redir_esc=y. Accessed 27 August 2024.
“Intercultural Communication in Contexts.” McGraw-Hill, 2010, https://www.mheducation.com/highered/product/intercultural-communication-contexts-martin-nakayama/M9781260837452.html. Accessed 27 August 2024.
“Comparing Multicultural Education in China and Finland: From Policy to Practice.” Asian Ethnicity, vol. 23, no. 1, 2022, pp. 165-185., http://dx.doi.org/10.1080/14631369.2020.1760078. Accessed 27 August 2024.
“Cross-Cultural Experience in Preservice Teacher Education.” Teaching and Teacher Education, vol. 24, no. 7, 2008, pp. 1777-1790., https://doi.org/10.1016/j.tate.2008.02.006. Accessed 27 August 2024.
Bình luận - Hỏi đáp