Banner background

Phân tích biểu đồ thống kê và xác suất trong bài toán từ ngữ SAT

Bài viết sau đây sẽ giúp học sinh giải quyết những vấn đề liên quan đến việc phân tích biểu đồ thống kê và xác suất trong bài toán từ ngữ SAT.
phan tich bieu do thong ke va xac suat trong bai toan tu ngu sat

Key takeaways

Khó khăn trong việc hiểu và phân tích biểu đồ thống kê

  • Xác định chính xác thông tin từ biểu đồ

  • Khó khăn trong việc đọc và hiểu tỷ lệ

Khó khăn trong việc hiểu và giải bài toán xác suất

  • Hiểu sai về khái niệm cơ bản của xác suất

  • Khó khăn trong việc thiết lập xác suất trong ngữ cảnh

  • Khó khăn trong việc chuyển đổi giữa phân số và số thập phân trong xác suất

Phương pháp giải quyết cho dạng toán biểu đồ thống kê trong SAT Math

  • Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và xác định yêu cầu

  • Bước 2: Xác định loại biểu đồ và dữ liệu

  • Bước 3: Thực hiện các phép tính (nếu cần)

Phương pháp giải quyết cho dạng toán xác suất trong SAT Math

  • Bước 1: Đọc và phân tích đề bài

  • Bước 2: Xác định tổng số kết quả có thể xảy ra (Không gian mẫu)

  • Bước 3: Xác định số lượng kết quả mong muốn (Số lượng sự kiện)

  • Bước 4: Tính xác suất

  • Bước 5: Đơn giản hóa và kiểm tra lại kết quả

Kỳ thi SAT, một trong những kỳ thi quan trọng trong quá trình xét tuyển đại học tại Mỹ, đánh giá khả năng của học sinh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có toán học, bao gồm cả thống kê và xác suất. Các bài toán từ ngữ liên quan đến phân tích biểu đồ thống kê và xác suất không chỉ yêu cầu học sinh có kiến thức toán học mà còn đòi hỏi kỹ năng đọc hiểu và phân tích thông tin. Bài viết này sẽ phân tích những khó khăn cơ bản mà học sinh gặp phải khi giải các bài toán dạng này, đồng thời đưa ra phương pháp giải quyết cụ thể giúp cho việc phân tích biểu đồ thống kê và xác suất trong bài toán từ ngữ SAT.

Những khó khăn cơ bản khi giải biểu đồ thống kê và xác suất trong bài toán từ ngữ SAT

Khó khăn trong việc hiểu và phân tích biểu đồ thống kê

Biểu đồ thống kê là một công cụ quan trọng giúp biểu thị dữ liệu một cách trực quan, nhưng trong ngữ cảnh của các bài toán từ ngữ SAT, việc hiểu và phân tích các biểu đồ này thường gây khó khăn cho học sinh. Gonzalez và Woods (2019) [1] chỉ ra rằng: "The complexity of graphs and the language used in questions can cause confusion, especially for students who are not yet familiar with data analysis" (Sự phức tạp của biểu đồ và ngôn ngữ trong các câu hỏi có thể gây ra sự nhầm lẫn, đặc biệt là với những học sinh chưa quen với việc phân tích dữ liệu.). Một số khó khăn phổ biến bao gồm:

  • Xác định chính xác thông tin từ biểu đồ

Khi giải toán biểu đồ thống kê trong SAT, học sinh thường gặp khó khăn trong việc xác định đúng số liệu trên các loại biểu đồ khác nhau, như biểu đồ thanh, biểu đồ đường hoặc bảng số liệu. Theo King và Brown (2021) [2]: "Bar and line graphs require students to accurately read the axes and units to avoid mistakes in calculations." (Biểu đồ thanh và biểu đồ đường yêu cầu học sinh phải đọc chính xác trục và đơn vị để tránh các sai lầm trong tính toán.)

  • Khó khăn trong việc đọc và hiểu tỷ lệ

Một số học sinh gặp khó khăn trong việc hiểu tỷ lệ hoặc khoảng cách giữa các đơn vị trên trục y của biểu đồ, điều này ảnh hưởng đến khả năng đưa ra kết luận chính xác. Smith và cộng sự (2020) [3] đã nhận định: "Students inexperienced in reading graphs often struggle with understanding scales, leading to basic errors when selecting answers." (Học sinh thiếu kinh nghiệm trong việc đọc biểu đồ thường gặp vấn đề với việc hiểu tỷ lệ, điều này dẫn đến các lỗi cơ bản khi chọn đáp án.)

Khó khăn trong việc hiểu và giải bài toán xác suất

Xác suất là một khái niệm cơ bản trong toán học, đặc biệt quan trọng khi được áp dụng vào các tình huống thực tế. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải quyết bài toán xác suất trong SAT, phần lớn là do các bài toán này yêu cầu học sinh phải hiểu rõ về xác suất và áp dụng nó vào ngữ cảnh cụ thể. Các khó khăn thường gặp bao gồm:

  • Hiểu sai về khái niệm cơ bản của xác suất

Xác suất cơ bản đòi hỏi học sinh phải nắm rõ tỷ lệ giữa số biến cố thuận lợi và tổng số biến cố có thể xảy ra. Theo Miller và cộng sự (2020) [4]: "Many students fail to distinguish between probability and frequency, a common issue especially when questions require calculating the likelihood of an event within a specific context." (Nhiều học sinh không phân biệt được giữa xác suất và tần suất, điều này đặc biệt phổ biến khi các câu hỏi yêu cầu tính xác suất của một biến cố trong một ngữ cảnh cụ thể.)

  • Khó khăn trong việc thiết lập xác suất trong ngữ cảnh

Các bài toán xác suất SAT không chỉ dừng lại ở khái niệm cơ bản mà còn đòi hỏi học sinh phải biết cách thiết lập và giải quyết vấn đề trong ngữ cảnh cụ thể. Theo Schwartz và Li (2019)[5]: "Probability problems in word contexts require students to correctly interpret the setting and understand related factors to establish an accurate probability formula" (Các bài toán xác suất trong ngữ cảnh từ ngữ yêu cầu học sinh phải diễn giải đúng ngữ cảnh và hiểu rõ các yếu tố liên quan để thiết lập công thức xác suất chính xác.)

  • Khó khăn trong việc chuyển đổi giữa phân số và số thập phân trong xác suất

Các câu hỏi xác suất SAT thường yêu cầu học sinh diễn giải xác suất dưới dạng phân số hoặc số thập phân, một kỹ năng mà không phải học sinh nào cũng nắm vững. Chen và Wang (2021) [6] đã chỉ ra rằng: "Some students still struggle when converting between decimals and fractions, particularly when questions require them to simplify probability values" (Một số học sinh vẫn gặp khó khăn khi chuyển đổi giữa số thập phân và phân số, đặc biệt là khi câu hỏi yêu cầu họ đơn giản hóa các giá trị xác suất.)

=> Có thể thấy, việc thiếu các kỹ năng cần thiết này dẫn đến sai sót trong bài thi chuẩn hóa như SAT, nơi mà sự chính xác trong phân tích dữ liệu thống kê và xác suất là bắt buộc. Những khó khăn mà học sinh gặp phải không chỉ làm giảm khả năng đạt điểm cao mà còn gây trở ngại lớn cho quá trình học tập và ứng dụng thực tế của họ trong lĩnh vực toán học và khoa học.

image-alt

Phương pháp giải quyết cho dạng toán biểu đồ thống kê trong SAT Math

Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và xác định yêu cầu

Phân tích câu hỏi để tìm kiếm yêu cầu cụ thể: Đầu tiên, học sinh cần đọc toàn bộ câu hỏi và xác định xem câu hỏi yêu cầu thông tin nào từ biểu đồ. Đôi khi câu hỏi không trực tiếp nhắc đến dữ liệu cụ thể mà lại đưa ra yêu cầu so sánh hoặc phân tích tổng quát.

Xác định từ khóa: Chú ý các từ khóa như "how many," "most," "least," hoặc "difference," vì chúng chỉ ra loại thông tin mà câu hỏi yêu cầu.

Bước 2: Xác định loại biểu đồ và dữ liệu

Xác định loại biểu đồ

Quan sát hình dạng của biểu đồ để xác định loại biểu đồ mà đề bài đang sử dụng. Một số loại biểu đồ phổ biến bao gồm:

  • Biểu đồ Cột (Bar Chart): Các thanh dọc hoặc ngang đại diện cho các giá trị của từng hạng mục. Thường dùng để so sánh các hạng mục khác nhau.

  • Biểu đồ Đường (Line Graph): Các điểm dữ liệu được nối với nhau bằng đường thẳng. Biểu đồ này thường thể hiện xu hướng hoặc sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian.

  • Biểu đồ Tròn (Pie Chart): Dạng biểu đồ hình tròn, chia thành các phần đại diện cho tỷ lệ phần trăm của mỗi hạng mục trong tổng thể.

Đọc và hiểu trục X, trục Y

Sau khi xác định loại biểu đồ, quan sát và hiểu ý nghĩa của từng trục (X và Y) hoặc các phần khác của biểu đồ để hiểu cách dữ liệu được sắp xếp:

  • Trục X (Horizontal Axis): Thường thể hiện các hạng mục hoặc mốc thời gian (ví dụ: các hoạt động, năm, tháng, nhóm tuổi).

  • Trục Y (Vertical Axis): Thường biểu thị giá trị của các hạng mục hoặc tần suất của chúng (ví dụ: số lượng học sinh, số lượng động vật, phần trăm).

Đơn vị dữ liệu (Units of Data)

Đơn vị dữ liệu thường được ghi rõ trên trục Y hoặc trong chú thích của biểu đồ. Đơn vị có thể là:

  • Số lượng (number): như số học sinh, số vật phẩm, ...

  • Phần trăm (%): biểu thị tỷ lệ phần trăm của tổng thể.

  • Thời gian (years, months): như năm, tháng, hoặc tuần.

  • Tần suất (frequency): số lần một sự kiện xảy ra.

Khoảng cách giữa các điểm dữ liệu

Kiểm tra khoảng cách giữa các giá trị trên trục Y (hoặc trên các phần của biểu đồ), giúp xác định chính xác giá trị của từng điểm dữ liệu. Ví dụ:

  • Nếu khoảng cách là 10, mỗi vạch sẽ đại diện cho 10 đơn vị.

  • Nếu khoảng cách là 5, mỗi vạch sẽ đại diện cho 5 đơn vị.

Bước 3: Thực hiện các phép tính (nếu cần)

Thực hiện các phép tính cần thiết: Một số câu hỏi yêu cầu tính tổng, hiệu hoặc tỷ lệ giữa các dữ liệu trong biểu đồ. Sử dụng số liệu từ biểu đồ và thực hiện các phép tính (nếu cần).

Ví dụ ứng dụng

Ví dụ ứng dụng

A group of students participated in a vote to select their preferred after-school activities among five options. The bar graph provided illustrates the number of students who voted for each activity. How many students chose activity 1?

A) 40

B) 50

C) 45

D) 35

Solution:

Từ biểu đồ:

Bước 1: Đọc câu hỏi và xác định yêu cầu

Từ khóa quan trọng là "How many," nghĩa là đề bài yêu cầu xác định số lượng học sinh đã chọn tham gia hoạt động 1.

Bước 2: Xác định loại biểu đồ và dữ liệu

Biểu đồ này là biểu đồ cột (bar chart), trong đó mỗi cột thể hiện số lượng học sinh chọn mỗi hoạt động sau giờ học.

Bước 3: Đọc và hiểu trục X và trục Y

Trục X (trục ngang): Thể hiện các hoạt động từ 1 đến 5.

Trục Y (trục dọc): Thể hiện số lượng học sinh chọn mỗi hoạt động, với các mốc được đánh dấu tăng dần (mỗi mốc có khoảng cách là 5 đơn vị).

Bước 4: Xác định giá trị từ biểu đồ

Quan sát cột của Activity 1 trên trục X, ta thấy cột này đạt đến mức 40 trên trục Y.

Kết luận: Số lượng học sinh chọn hoạt động 1 là 40. => Đáp án đúng là: A

image-alt

Phương pháp giải quyết cho dạng toán xác suất trong SAT Math

Xác suất là một phần quan trọng trong bài thi SAT Math, thường yêu cầu học sinh tính toán khả năng xảy ra của một sự kiện ngẫu nhiên. Dưới đây mà một số bước mà học sinh có thể tham khảo để giải quyết dạng bài này.

Các bước chi tiết để giải quyết bài toán xác suất

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài

Xác định sự kiện cần tính xác suất: Đọc kỹ đề bài để hiểu rõ sự kiện nào đang được yêu cầu để tính xác suất.

Tìm kiếm từ khóa quan trọng: Các từ khóa như "probability," "at random," "out of," "selected," "has a defect" thường chỉ ra rằng đề bài đang yêu cầu tính xác suất của một sự kiện cụ thể.

Ví dụ: Nếu đề bài "Xác suất để chọn được một hạt có lỗi là bao nhiêu?" thì sự kiện cần tính là chọn được một hạt có lỗi.

Bước 2: Xác định tổng số kết quả có thể xảy ra (Không gian mẫu)

Không gian mẫu (Total Sample Space) là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử ngẫu nhiên.

Xác định không gian mẫu bằng cách đếm tất cả các khả năng có thể xảy ra theo mô tả của đề bài.

Ví dụ: Với một máy sản xuất ra 100 hạt, trong đó có 29 hạt có lỗi, tổng không gian mẫu là 100 (vì mỗi hạt có thể được chọn).

Bước 3: Xác định số lượng kết quả mong muốn (Số lượng sự kiện)

Số lượng sự kiện (Number of Favorable Outcomes) là số lần kết quả mong muốn xảy ra trong không gian mẫu.

Xác định số lượng sự kiện bằng cách đếm tất cả các kết quả phù hợp với điều kiện mà đề bài đưa ra.

Ví dụ: Với bài toán "chọn ngẫu nhiên một hạt có lỗi trong 100 hạt, trong đó có 29 hạt có lỗi," thì số lượng kết quả mong muốn là 29 (vì có 29 hạt có lỗi).

Bước 4: Tính xác suất

Sử dụng công thức xác suất cơ bản (Chia số lượng sự kiện cho tổng số kết quả có thể để có được xác suất của sự kiện xảy ra.)

Ví dụ: Với bài toán chọn hạt có lỗi: P (hạt có lỗi) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra

Bước 5: Đơn giản hóa và kiểm tra lại kết quả

Rút gọn phân số nếu có thể để đảm bảo kết quả ngắn gọn và dễ đọc.

Kiểm tra lại các bước tính toán để đảm bảo không có sai sót, đặc biệt là ở bước xác định không gian mẫu và số lượng sự kiện.

Tham khảo thêm:

Ví dụ ứng dụng

A machine that manufactures beads produces 15 defective beads for every 100 beads it makes. If a bead is randomly chosen from this batch, what is the likelihood that it is defective?

A) 1/15

B) 3/20

C) 20/3

D) 1/100

Solution

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài

Sự kiện cần tính xác suất: Chọn ngẫu nhiên một hạt bị lỗi từ số hạt mà máy đã sản xuất.

Từ khóa quan trọng: "probability," "selected at random," "has a defect."

Bước 2: Xác định tổng số kết quả có thể xảy ra (Không gian mẫu)

Tổng số hạt được sản xuất là 100 hạt, vì vậy không gian mẫu ở đây là 100 hạt.

Bước 3: Xác định số lượng kết quả mong muốn (Số lượng sự kiện)

Số lượng hạt bị lỗi là 29 hạt, nên số kết quả mong muốn là 29 (tương ứng với các hạt bị lỗi).

Bước 4: Tính xác suất

Áp dụng công thức xác suất: P (hạt có lỗi) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra = 15/100 = 3/20

Vậy đáp án đúng là B.

Bài tập vận dụng

Exercise 1

Data value

Frequency

10

4

11

2

12

6

13

10

14

18

15

2

16

0

17

8

18

10

The frequency table provides a summary of 60 data points within a data set. What is the highest data value in this set?

A) 12

B) 13

C) 14

D) 18

Exercise 2

The line graph displays the percentage of bikes available for sale at a used bike lot on a specific day, organized by model year.

Exercise 2: The line graph displays the percentage of bikes available for sale at a used bike lot on a specific day, organized by model year.

For which model year is the percentage of bikes for sale at its minimum?

A) 2015

B) 2017

C) 2020

D) 2024

Exercise 3

The bar chart illustrates the distribution of 410 cans collected by eight distinct groups for a food drive. What is the number of cans collected by Group 4?

Exercise 3: The bar chart illustrates the distribution of 410 cans collected by eight distinct groups for a food drive. What is the number of cans collected by Group 4?

Exercise 4

The table shows the exam scores of five students in three different subjects: Math, Science, and English. What is the highest score for Student B across all three subjects?

Student

Math

Science

English

A

85

78

90

B

92

88

84

C

75

80

86

D

89

82

88

E

94

91

89

Exercise 5

The line graph shows the temperature recorded at noon each day over a week. On which day did the temperature reach its lowest point, and what was the temperature?

Exercise 5: The line graph shows the temperature recorded at noon each day over a week. On which day did the temperature reach its lowest point, and what was the temperature?

Exercise 6

A fair 14-sided die has each face numbered uniquely from 1 to 14. If the die is rolled once, what is the probability of landing on a 2?

A) 1/7

B) 5/14

C) 13/14

D) 1/14

Exercise 7

A bag contains 15 marbles, each a different color. If one marble is drawn at random, what is the probability that the marble is red?

A) 1/5

B) 1/10

C) 1/3

D) 1/15

Exercise 8

A box contains 12 pens: 3 blue, 4 black, and 5 red. If one pen is randomly chosen, what is the probability that it is black?

A) 1/3

B) 5/12

C) 1/4

D) 3/4

Exercise 9

In a class of 25 students, 15 are girls and 10 are boys. If a student is selected at random, what is the probability that the student is a boy?

A) 3/5

B) 1/2

C) 2/5

D) 1/4

Exercise 10

A raffle contains 100 tickets, and 5 of them are winners. If one ticket is chosen at random, what is the probability of selecting a winning ticket?

A) 1/5

B) 1/2

C) 3/5

D) 1/20

Đáp án kèm giải thích

Exercise 1.

Solution

Bảng cho thấy các giá trị và tần suất tương ứng trong một tập dữ liệu. Đề bài yêu cầu tìm giá trị lớn nhất trong tập dữ liệu này.

Xác định giá trị lớn nhất:

Cột "Data value" liệt kê các giá trị từ 10 đến 18.

Giá trị lớn nhất trong cột này là 18.

Kiểm tra xem giá trị 18 có tần suất lớn hơn 0 không: Tần suất của 18 là 10, cho thấy giá trị này có xuất hiện trong tập dữ liệu.

Answer: D (Giá trị lớn nhất trong tập dữ liệu là 18)

Exercise 2.

Solution

Quan sát điểm thấp nhất trên đường biểu diễn: Trong biểu đồ đường, điểm thấp nhất thể hiện tỷ lệ phần trăm xe đạp có sẵn để bán thấp nhất.

Xác định năm tương ứng với điểm thấp nhất: Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng tỷ lệ xe đạp thấp nhất xảy ra vào năm 2017 (khoảng 5%).

Answer: B

Exercise 3.

Solution

Xác định cột tương ứng với Nhóm 4: Trên trục hoành (trục ngang), xác định vị trí của Nhóm 4.

Đọc giá trị trên trục tung (trục dọc) ứng với Nhóm 4: Cột của Nhóm 4 đạt đến mức 70 trên trục tung, cho biết số lượng lon được thu gom.

Answer: Số lượng lon được thu gom bởi Nhóm 4 là 70.

Exercise 4.

Solution

Xác định điểm của học sinh B trong từng môn:

  • Toán: 92

  • Khoa học: 88

  • Tiếng Anh: 84

Tìm điểm cao nhất trong ba môn: Điểm cao nhất của học sinh B là 92 (môn Toán).

Answer: Điểm cao nhất của học sinh B trong ba môn học là 92.

Exercise 5.

Solution

Xác định điểm thấp nhất trên đường biểu diễn nhiệt độ: Quan sát các điểm trên đường biểu diễn và tìm điểm thấp nhất.

Xác định ngày và nhiệt độ tương ứng: Dựa trên biểu đồ, nhiệt độ thấp nhất là vào thứ Ba với mức nhiệt độ khoảng 22°C.

Answer: Nhiệt độ đạt mức thấp nhất vào thứ Ba và nhiệt độ vào ngày đó là 22°C.

Exercise 6.

Solution

Xác định tổng số kết quả có thể xảy ra (Không gian mẫu): Con xúc xắc này có 14 mặt, mỗi mặt mang một số từ 1 đến 14, nên tổng số kết quả có thể xảy ra là 14.

Xác định số lượng kết quả mong muốn: Đề yêu cầu tính xác suất ra mặt có số 2. Vì chỉ có duy nhất một mặt mang số 2, nên số lượng kết quả mong muốn là 1.

=> Xác suất để ra mặt có số 2 khi tung xúc xắc một lần là:

P (mặt có số 2) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra = 1/14 

Answer: D

Exercise 7.

Solution

Tổng số khả năng xảy ra: Có tổng số 15 viên bi màu khác nhau.

Số kết quả mong muốn: Vì mỗi viên bi có một màu khác nhau, nên chỉ có 1 viên màu đỏ.

Tính xác suất:

P (viên bi đỏ) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra = 1/15

Answer: D

Exercise 8.

Solution

Tổng số khả năng xảy ra: Có tổng số 12 cây bút.

Số kết quả mong muốn: Có 4 cây bút màu đen. 

Tính xác suất:

P (viên bi đỏ) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra = 4/12 =1/3

Answer: A

Exercise 9.

Solution

Tổng số khả năng xảy ra: Có 25 học sinh trong tổng số.

Số kết quả mong muốn: Có 10 học sinh nam.

Tính xác suất: 

P (học sinh nam) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra = 10/25=2/5

Answer: C

Exercise 10.

Solution

Tổng số khả năng xảy ra: Có 100 vé trong tổng số.

Số kết quả mong muốn: Có 5 vé trúng thưởng.

Tính xác suất:

P (vé trúng thưởng) = Số lượng kết quả mong muốn/Tổng số kết quả có thể xảy ra =5/100=1/20

Answer: D

Tổng kết

Phân tích biểu đồ thống kê và xác suất trong bài toán từ ngữ SAT là những kỹ năng quan trọng giúp học sinh giải quyết hiệu quả các câu hỏi trong SAT Math. Bằng cách luyện tập các phương pháp được đề cập ở trên, học sinh sẽ xây dựng được kỹ năng phân tích biểu đồ và tính xác suất nhanh chóng, chính xác. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa điểm số trong bài thi SAT mà còn phát triển khả năng tư duy logic và phân tích dữ liệu – những kỹ năng thiết yếu trong học tập và công việc sau này.

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức từ việc đọc các bài viết như trên, hiện nay, học sinh còn được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, chữa bài tập trên diễn đàn ZIM Helper bởi các Giảng viên chuyên môn đang giảng dạy tại ZIM.

Tham vấn chuyên môn
Nguyễn Hữu PhướcNguyễn Hữu Phước
GV
Thầy Nguyễn Hữu Phước tốt nghiệp Đại học Hoa Sen chuyên ngành Sư Phạm Anh (top 10 cử nhân xuất sắc khoa Ngôn Ngữ Anh) và là nghiên cứu sinh Thạc sĩ TESOL. • IELTS 8.0 với gần 6 năm kinh nghiệm giảng dạy: o IELTS o Tiếng Anh giao tiếp o Đào tạo giáo viên về phương pháp giảng dạy o Diễn giả tại nhiều workshop. • Kinh nghiệm tại ZIM: o Dạy các lớp từ Beginner đến Master cho IELTS và tiếng Anh giao tiếp. o Tác giả của gần 100 bài viết học thuật • Phong cách giảng dạy: chuyên môn cao, tận tâm, năng lượng dồi dào. • Triết lý giáo dục: Thầy là cầu nối giúp học viên vượt qua thử thách và tự tạo lộ trình riêng. • Hỗ trợ cá nhân hoá học tập,

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...