Banner background

Phỏng vấn tiếng Anh | Các câu hỏi thường gặp và cách trả lời

Phỏng vấn tiếng Anh là kĩ năng cần thiết cho người đi làm khi đi xin việc. Trong bài viết này, ZIM sẽ giới thiệu cho người học các cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh và các lưu ý khi phỏng vấn.
phong van tieng anh cac cau hoi thuong gap va cach tra loi

Key takeaways

  • Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh thường sẽ đi từ các câu hỏi về cá nhân (strengths, weaknesses,…) cho tới những câu hỏi liên quan tới hiểu biết công việc, kèm theo đó là các câu hỏi tình huống.

  • Các lưu ý khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh là ứng viên không nên quá căng thẳng khi mắc lỗi ngữ pháp, và tránh sử dụng từ ngữ tiếng lóng khi phỏng vấn.

Các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp

1. Tell me about yourself! (Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn!)

Đây là câu hỏi đầu tiên mà người học sẽ gặp phải khi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Đối với câu hỏi này, người học hãy thể hiện sự tự tin và nhiệt huyết của bản thân bởi đây không phải là câu hỏi mang tính chất công việc mà thiên về cá nhân.

Câu trả lời mẫu:

Hi, my name’s Uyen and currently 23 years old. I graduated from National Economics University majoring in Accounting. Recently I had an internship in Techcombank and joined some volunteer works. I’m a detail-oriented person and a fast learner.

Dịch: Xin chào, tôi tên là Uyên và hiện 23 tuổi. Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Kế toán. Gần đây tôi có một kỳ thực tập tại Techcombank và tham gia một số công việc tình nguyện. Tôi là một người để ý chi tiết trong công việc và là một người học hỏi nhanh.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Internship (n): kì thực tập

Xem chi tiết: Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản.

2. What is your biggest strength/weakness? (Những điểm mạnh/ yếu điểm của bạn là gì?)

Đây thường sẽ là câu hỏi tiếp theo sau câu “Tell me about yourself”, cũng vẫn là một câu hỏi thiên về cá nhân. Đây cũng có thể là một câu hỏi bẫy thí sinh, nếu liệt kê quá nhiều điểm yếu thay vì điểm tốt có thể khiến thí sinh mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Đối với câu hỏi này, người học nên nói ra các điểm mạnh của mình nhiều hơn điểm yếu (chỉ nên liệt kê 1-2 điểm yếu) để có thể ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

I think I’m quite proud of myself because of the fact that I’m a fast learner, as well as being detail-oriented. I can manage my schedule well and I can be punctual. However, I’m quite an introvert so my social skills aren’t that good.

Dịch:

Tôi nghĩ rằng tôi khá tự hào về bản thân vì thực tế là tôi là một người học hỏi nhanh, cũng như có định hướng chi tiết, tôi có thể quản lý lịch trình của mình tốt và tôi có thể đúng giờ. Kỹ năng xã hội của tôi không tốt lắm.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Detail-oriented (a): là một người chú trọng tiểu tiết, chi tiết nhỏ trong công việc

  • Punctual (a): đúng giờ

  • Fast learner: một người học hỏi nhanh

Xem thêm: Cách trả lời hay về điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh khi phỏng vấn.

3. Why do you want this job? (Tại sao bạn lại muốn công việc này?)

Từ câu hỏi này trở đi sẽ trở nên liên quan tới công việc mà người học chọn. Hãy cẩn trọng trong lời nói của bản thân và thể hiện sự nhiệt huyết và tự tin của bản thân, và điểm cộng nếu như người học thể hiện rằng tại sao mình lại phù hợp với công việc này.

Ví dụ:

It’s because I’ve heard that Accountant has a lucrative income as well as having good perks so that’s the main reasons. On top of that, being a detail-oriented person like myself would be a best fit for this job so that’s why I kind of go for it.

Dịch:

Đó là vì tôi nghe nói rằng Kế toán có thu nhập cao cũng như có nhiều đặc quyền tốt nên đó là những lý do chính. Hơn nữa, là một người chú trọng đến chi tiết như tôi sẽ phù hợp nhất với công việc này nên đó là lý do tại sao tôi chọn nó.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Lucrative (income): công việc có thu nhập cao

4. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại bỏ công việc cũ?)

Đây có thể là một câu hỏi bẫy thí sinh nên người học nên cẩn trọng trong lời nói của bản thân khi phỏng vấn xin việc. Trả lời quá thành thực nhiều khi sẽ trở thành một yếu điểm.

Ví dụ:

I quit my last job because the perks weren’t that good, and the fact that my last job wasn’t related to my major is the main reason that I quit.

Dịch:

Tôi bỏ công việc trước đây của mình vì những đặc quyền không tốt, và thực tế là công việc cuối cùng của tôi không liên quan đến chuyên ngành của tôi là lý do chính khiến tôi nghỉ việc.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Perks (n): đặc quyền, quyền lợi

5. What do you know about our company? (Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?)

Đây là một câu hỏi quan trọng đối với các nhà tuyển dụng vì thông qua câu hỏi này họ có thể đánh giá xem các ứng viên của mình có thực sự quan tâm tới công ty hay chỉ nộp hồ sơ vào bừa.

Để ghi điểm trong các mắt nhà tuyển dụng, người học nên tìm hiểu kĩ về vị trí mình tuyển dụng, văn hóa làm việc của công ty và công ty làm về gì để có thể trả lời câu hỏi này một cách chuyên nghiệp.

Ví dụ:

I know that X is a company giving e-commerce services and solutions for businesses. X has cooperated with large B2B and B2C companies around the world to offer excellent e-commerce platforms for businesses. On top of that, I’ve heard the company has good perks and the staffs are friendly.

Dịch:
Tôi được biết X là công ty cung cấp các dịch vụ và giải pháp thương mại điện tử cho doanh nghiệp, X đã hợp tác với các công ty B2B và B2C lớn trên thế giới để cung cấp các nền tảng thương mại điện tử tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Từ vựng cần lưu ý:

  • E-commerce: thương mại điện tử

  • B2B and B2C (viết tắt cho business to businessbusiness to customer): doanh nghiệp với doanh nghiệp, và doanh nghiệp với người tiêu dùng.)

6. Tell us about your education! (Hãy nói tôi biết thêm về việc học của bạn)

Với câu hỏi này, người học có thể giới thiệu thêm về trường Đại học mà mình đã và đang học. Trong câu trả lời, người học có thể kéo dài câu trả lời bằng cách liệt kê các môn học chuyên ngành, những công việc làm thêm trong trường, điểm GPA, có đạt học bổng không,..?

Đó sẽ là những điểm cộng trong các mắt các nhà tuyển dụng nên người học hãy cố gắng thể hiện bản thân.

Ví dụ:

I graduated from National Economics University with a BA (Bachelor of Arts) in Accounting. My main course works are Intermediate Accounting, Principle of Accounting and Calculus. During my school time in National Economic University, I did work as a TA (Teaching Assistant) for my Calculus professor and received good feedbacks from the students.

Dịch:

Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với bằng Cử nhân (Cử nhân) chuyên ngành Kế toán, môn học chính của tôi là Kế toán Trung cấp, Nguyên lý Kế toán và Giải tích. Trong thời gian học tập tại trường Kinh tế Quốc dân, tôi có làm trợ giảng cho giáo sư của tôi và nhận được nhiều lời khen từ học sinh.

Từ vựng cần lưu ý:

  • BA (Bachelor of Arts): bằng cử nhân

7. What are your short term goals? (Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì)

Đây cũng là một câu hỏi mà các ứng viên thường gặp trong list những câu hỏi phỏng vấn tiếng anh. Hãy thể hiện trong câu trả lời rằng mình mong muốn được cống hiến cho công ty mới và thể hiện sự tự tin và nhiệt huyết của bản thân.

Ví dụ:

My short term goals right now are finding a position where I can happily devote myself to. I want to use my knowledge to help growing the success of the company that I work for.

Dịch:

Mục tiêu ngắn hạn của tôi hiện tại là tìm kiếm một vị trí mà tôi có thể vui vẻ cống hiến hết mình. Tôi muốn sử dụng kiến ​​thức của mình để giúp phát triển thành công của công ty mà tôi đang làm việc.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Devote somebody to: dành thời gian tích cực, cống hiến cho một cái gì đó

8. What are your long term goals? (Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)

Câu trả lời mẫu:

My long term goals right now probably I want to be in a management position. First thing it would benefit me because of the perks and good salary. However, other reason that I want to be in a management position is that that way I can challenge myself, to prove to myself that I can achieve a harder goal.

Dịch:

Mục tiêu dài hạn của tôi bây giờ có lẽ là tôi muốn ở vị trí quản lý, điều đầu tiên nó sẽ có lợi cho tôi vì những đặc quyền và mức lương tốt. Tuy nhiên, một lý do khác khiến tôi muốn ở vị trí quản lý là để tôi có thể thử thách bản thân, để chứng minh với bản thân rằng tôi có thể đạt được mục tiêu khó hơn.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Achieve a goal: đạt được mục tiêu

9. Do you work well under pressure? (Bạn có thể làm việc dưới áp lực không?)

Đây là một câu hỏi nhằm kiểm tra ứng viên xem khả năng chịu áp lực là đến đâu. Người học không nên trả lời quá thật thà trong câu hỏi này mà hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

Ví dụ:

One of my strength is working well under pressure. Talking from my experience, I managed to pass my exams with flying colors despite the fact that I got tons of workloads from my clubs and my internships.

Dịch: Một trong những thế mạnh của tôi là làm việc tốt dưới áp lực. Nói từ kinh nghiệm của mình, tôi đã vượt qua kỳ thi của mình một cách xuất sắc mặc dù thực tế là tôi có hàng tấn khối lượng công việc từ các câu lạc bộ và kỳ thực tập của mình.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Workloads: khối lượng công việc nhiều

  • Pass something with flying colors: vượt qua cái gì đó một cách thành công, rực rỡ

10. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự định làm việc trong công ty chúng tôi trong bao lâu?)

Đây là một câu hỏi nhằm thử ứng viên bao lâu sẽ làm việc ở công ty. Người học không nên trả lời quá thật thà trong câu hỏi này mà hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

Ví dụ:

I’ve heard good feedbacks from this company on multiple websites in terms of how friendly the staff are and also salary and perks. Those things exceed my expectations so I think I would spend a long time in this company.

Dịch:

Tôi đã nghe phản hồi tốt từ công ty này trên nhiều trang web về mức độ thân thiện của nhân viên cũng như mức lương và các đặc quyền. Những điều đó vượt quá mong đợi của tôi nên tôi nghĩ mình sẽ gắn bó lâu dài với công ty này.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Exceed my expectations: vượt qua mức kì vọng

11. Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn)

Why should I hire you?

Ứng viên nên trả lời để thể hiện rõ tại sao mình lại phù hợp với công việc này, về khía cạnh học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tính cách, mục tiêu nghề nghiệp,…

Ví dụ:

I believe I have got the academic requirements that the company needs (a BA in Accounting) and also I have got some experiences as an accounting intern. In addition to that, I can work under pressure, manage my time well and my team-work skills are good.

Dịch:

Tôi tin rằng tôi đã có các yêu cầu học tập mà công ty cần (bằng Cử nhân Kế toán) và tôi cũng đã có một số kinh nghiệm với tư cách là một thực tập sinh kế toán. Thêm vào đó, tôi có thể làm việc dưới áp lực, quản lý thời gian tốt và kỹ năng làm việc nhóm của tôi ở mức tốt.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Academic requirements: yêu cầu về học thuật (học tập)

12. Tell me once you made a mistake? (Hãy nói cho tôi biết về một lần bạn mắc lỗi)

Nhà tuyển dụng có thể mong muốn hiểu được những lỗi mà ứng viên có thể mắc phải - và lỗi đó thể hiện điều gì về ứng viên này. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên đã giải quyết lỗi này như thế nào, và liệu họ có tinh thần cầu tiến, mong muốn cải thiện hay không.

Ứng viên không cần quá lo lắng về lỗi mình chọn để trả lời, vì ai cũng có ít một lần mắc lỗi, và nhà tuyển dụng khả năng cao sẽ thông cảm cho những lỗi sai mà ứng viên đưa ra.

Ví dụ:

I once made a mistake with my colleagues. I misunderstood their ideas and I managed to do the opposite ways. After realizing that mistake I made, I have become more self-aware of what I’m gonna do. I will make sure to double-check everything I heard to make sure that everything I received was correct.

Dịch:

Tôi đã từng phạm sai lầm với đồng nghiệp. Tôi hiểu sai ý của họ và tôi đã làm ngược lại. Sau khi nhận ra sai lầm của mình, tôi đã tự ý thức hơn về những gì mình sẽ làm. Tôi sẽ kiểm tra hai lần về mọi thứ tôi đã nghe đảm bảo rằng mọi thứ tôi nhận được đều chính xác.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Misunderstand (v): hiểu nhầm ý tưởng

  • Self-aware (a): cẩn trọng

  • Double-check (v): kiểm tra hai lần

Tham khảo thêm bài mẫu cho chủ đề: Describe a time you made a mistake and how you dealt with it.

13. In what ways do you manage your time? (Bạn quản lý thời gian của mình bằng cách nào)

Khi đi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh mà gặp câu hỏi này, người học hãy thể hiện sự tự tin của bản thân với kĩ năng quản lý thời gian.

I will note down/jot down my schedule daily before work (during morning time) and I’m going to follow that schedule tightly. I will make sure to finish every single thing I’ve jotted down on that note to make sure my work won’t be delayed to the next day.

Dịch: Tôi sẽ ghi lại lịch trình của mình hàng ngày trước khi làm việc (trong thời gian buổi sáng) và tôi sẽ tuân thủ lịch trình đó một cách chặt chẽ. Tôi sẽ đảm bảo rằng tôi sẽ hoàn thành mọi thứ mà tôi đã ghi vào ghi chú đó để đảm bảo rằng công việc của tôi sẽ không bị trì hoãn sang ngày hôm sau.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Note down/jot down: ghi chú

  • Delay: bị lùi, trì hoãn

14. What do you expect from your boss/director? (Bạn có trông đợi gì từ sếp của bạn)

Khi đi phỏng vấn tiếng Anh mà gặp câu hỏi này, hãy cẩn trọng trong lời nói của bản thân. Người học không nên trả lời quá thật thà trong câu hỏi này mà hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

Ví dụ:

To be honest, I will be fine with any type my boss/director will be because I will learn how to co-operate with them. But my ideal type is the one who can communicate well and understand his/her employee’s problems.

Dịch:

Thành thật mà nói, tôi sẽ ổn với bất kỳ kiểu sếp/giám đốc nào vì tôi sẽ học cách hợp tác với họ. Nhưng mẫu người lý tưởng của tôi là người có thể giao tiếp tốt và hiểu vấn đề của nhân viên.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Co-operate (v): hợp tác

15. If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? (Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm một việc mà bạn tin rằng có thể thực hiện được theo một cách khác, bạn sẽ làm gì?)

Người học không nên trả lời quá thật thà trong câu hỏi này mà hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

I would discuss with them about that solution to see if we can apply this. If they agree then we will work with it. If they don’t agree then we will go with their solutions.

Dịch:

Tôi sẽ thảo luận với họ về giải pháp đó để xem liệu chúng tôi có thể áp dụng điều này không. Nếu họ đồng ý thì chúng tôi sẽ làm việc với nó. Nếu họ không đồng ý thì chúng tôi sẽ đi theo giải pháp của họ.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Discuss (v): thảo luận

16. How do you handle change? (Bạn thích ứng với sự thay đổi như thế nào?)

Đây là một câu hỏi nhằm kiểm tra ứng viên xem khả năng thích ứng, chịu sự thay đổi của công ty là đến đâu. Người học không nên trả lời quá thật thà trong câu hỏi này mà hãy đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

Ví dụ:

From my experience, I’ve handle a lot of changes in my school life, work life (such as new role or position at school) and also I was relocated to another office during my internship. I believe I have the adaptability and time management skills, which help me handle changes well.

Dịch: Trong những kinh nghiệm của mình, tôi đã thích ứng với rất nhiều thay đổi trong cuộc sống ở trường, hoặc ở nơi làm việc (chẳng hạn như vai trò hoặc vị trí mới ở trường) và tôi cũng đã được thuyên chuyển đến một văn phòng khác trong thời gian thực tập. Tôi tin rằng mình có khả năng thích ứng và kỹ năng quản lý thời gian, giúp tôi xử lý tốt các thay đổi.

Từ vựng cần lưu ý:

  • Adaptability (n): sự thích nghi

  • Relocate (v): điều chuyển

17. Do you have any questions for me/us? (Bạn có câu hỏi gì cho tôi/chúng tôi không?)

Thông thường nhiều người sẽ trả lời “No, I don’t have any question”, thể hiện rằng họ không có câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn các ứng viên khác, người học nên thể hiện sự hứng thú của mình đối với công việc bằng cách hỏi một số câu hỏi mà người học quan tâm.

Một số câu hỏi mà người học có thể tham khảo:

  • “Does your company have a training program for newcomers?” (“Công ty của bạn có chương trình đào tạo cho người mới không?”)

  • “How long it will take for the company to process the decision?” (Công ty sẽ mất bao lâu để đưa ra quyết định?)

Các lưu ý khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh

Đừng quá căng thẳng khi mắc lỗi ngữ pháp

Người học không nên quá căng thẳng khi mắc lỗi ngữ pháp là bởi đôi khi mắc lỗi là chuyện bình thường. Người phỏng vấn biết ứng viên không phải là người bản xứ cho nên bạn không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, người học nên giữ cho sự sai sót đó ở mức thấp nhất bởi nếu mắc lỗi ngữ pháp quá nhiều, đó cũng có thể là điểm trừ cho hồ sơ của ứng viên bởi sẽ bị đánh giá là người giao tiếp/truyền đạt ý không được tốt.

Không nên sử dụng từ ngữ tiếng lóng trong tiếng Anh (thể hiện sự chuyên nghiệp)

Người học không nên sử dụng tiếng Anh lóng trong môi trường chuyên nghiệp như trong phỏng vấn. Đó sẽ là một điểm trừ rất lớn bởi điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của ứng viên. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp thay vì sự cợt nhả và điều đó sẽ là điểm cộng lớn trong mắt người tuyển dụng.

Xem thêm:

Phỏng vấn tiếng Anh

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp người học những điều cần biết như các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tiếng Anh và các lưu ý khi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Qua bài viết trên, người học có thể có thêm kiến thức các cách phỏng vấn bằng tiếng Anh các từ trên để có thể phục vụ cho việc giao tiếp bên ngoài. Hy vọng người học có thể vận dụng các kiến thức trong bài viết này trong quá trình học tiếng Anh một cách hiệu quả.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...