Chiến lược làm dạng bài Solving systems of linear equations

SAT là bài thi chuẩn hoá nhằm đánh giá năng lực của học sinh được phát triển và sở hữu bởi College Board. Từ tháng 3 năm 2023, bài thi SAT chính thức chuyển sang hình thức thi trên máy với tên gọi Digital SAT. Phần thi Toán của SAT Digital kéo dài 70 phút với 44 câu hỏi, trong đó phần thi Đại số (Algebra) chiếm khoảng 35%. Bài viết dưới đây tác giả sẽ cung cấp cho người học chiến thuật làm dạng bài Solving systems of linear equations - dạng bài phổ biến trong phần thi Algebra Math.
chien luoc lam dang bai solving systems of linear equations

Key takeaways

1. Tổng quan về dạng bài Solving systems of linear equations

  • Hệ phương trình tuyến tính là hệ gồm hai hoặc nhiều phương trình tuyến tính có cùng biến. Giải hệ phương trình tuyến tính là đi tìm tất cả giá trị của các biến thỏa mãn tất cả các phương trình đã cho.

  • Có ba kết quả có thể xảy ra đối với hệ phương trình tuyến tính:

    • Hệ phương trình có nghiệm duy nhất: đồ thị các đường thẳng tuyến tính giao nhau tại một điểm duy nhất.

    • Hệ phương trình vô nghiệm: đồ thị các phương trình tuyến tính trên mặt phẳng toạ độ Oxy là các đường thẳng song song.

    • Hệ phương trình có vô số nghiệm: đồ thị các phương trình tuyến tính trên mặt phẳng toạ độ Oxy là các đường thẳng trùng nhau.

  • Hệ phương trình được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Chiến lược làm bài dạng bài Solving systems of linear equations trong SAT Math

Người học sử dụng một trong ba phương pháp: phương pháp đồ thị (graphing method), phương pháp thế (substitution method), và phương pháp cộng (elimination method)

Phương pháp đồ thị (graphing method)

  • Bước 1: Vẽ đồ thị của hai phương trình trên cùng một hệ trục toạ độ

  • Bước 2: Kiểm tra sự tương quan của hai phương trình

  • Bước 3: Kết luận

Phương pháp thế (substitution method)

  • Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho (coi là phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).

  • Bước 2: Dùng phương trình mới để thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ (và giữ nguyên phương trình thứ nhất).

Một số lưu ý

Với bài toán trắc nghiệm hỏi hệ phương trình tuyến tính có bao nhiêu nghiệm, người học có thể áp dụng lý thuyết sau:

Xét hệ phương trình

ax + by = c

mx + ny = p

  • Hệ phương trình có nghiệm duy nhất khi: a/m ≠ b/n

  • Hệ phương trình vô nghiệm khi: a/m = b/n ≠ c/p

  • Hệ phương trình có vô số nghiệm khi: a/m = b/n = c/p

Tổng quan về dạng bài Solving systems of linear equations

Hệ phương trình tuyến tính là hệ gồm hai hoặc nhiều phương trình tuyến tính có cùng biến. Giải hệ phương trình tuyến tính là đi tìm tất cả giá trị của các biến thỏa mãn tất cả các phương trình đã cho. Mỗi phương trình tuyến tính trong hệ được biểu diễn bằng một đường thẳng trên mặt phẳng toạ độ Oxy. Nghiệm của hệ phương trình là giao điểm của các đường thẳng đã cho.

Có ba kết quả có thể xảy ra đối với hệ phương trình tuyến tính:

  • Hệ phương trình có nghiệm duy nhất: Các đường thẳng giao nhau tại một điểm duy nhất.

  • Hệ phương trình vô nghiệm: Đồ thị các phương trình tuyến tính trên mặt phẳng toạ độ Oxy là các đường thẳng song song.

  • Hệ phương trình có vô số nghiệm: Đồ thị các phương trình tuyến tính trên mặt phẳng toạ độ Oxy là các đường thẳng trùng nhau.

Hệ phương trình được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong kinh tế, hệ phương trình tuyến tính được dùng để tính cung, cầu cho các loại hàng hoá, xác định mức độ tiêu dùng của hộ gia đình, tổng thu nhập quốc dân, lượng cung tiền tệ, …

linear equations

Chiến lược làm bài dạng bài Solving systems of linear equations trong SAT Math

Để giải một hệ phương trình tuyến tính, người học có thể dùng một trong ba cách giải dưới đây:

  • Phương pháp đồ thị (Graphing method)

  • Phương pháp thế (Substitution method)

  • Phương pháp cộng đại số (Elimination method)

Phương pháp đồ thị (Graphing method)

  • Bước 1: Vẽ đồ thị của hai phương trình trên cùng một hệ trục toạ độ

  • Bước 2: Kiểm tra sự tương quan của hai phương trình

  • Bước 3: Kết luận

Ví dụ: Solve the following system of linear equations by using graphing method. (Giải hệ phương trình sau bằng cách sử dụng phương pháp đồ thị)

2x + 3y = 12

x − y = 1

Examine 2x + 3y = 12

  • With x = 0 ⇔ 3y = 12 ⇔ y = 4

  • With y = 0 ⇔ 2x = 12 ⇔ x = 6

2x + 3y = 12 is the line contains both (0, 4) and (6, 0)

Examine x - y = 1

  • With x = 0 ⇔ 0 - y = 1 ⇔ y = -1

  • With y = 0 ⇔ x = 1

x - y = 1 is the line contains both (0, -1) and (1, 0)

Draw two lines on xy - plane

solving systems of linear equations sat mathWe can see that two lines cut each other at (3, 2), so (3, 2) is the solution to the system of equations above.

(dịch)

Xét phương trình 2x + 3y = 12

  • Với x = 0 ⇔ 3y = 12 ⇔ y = 4

  • Với y = 0 ⇔ 2x = 12 ⇔ x = 6

Đường thẳng 2x + 3y = 12 là đường thẳng đi qua hai điểm (0, 4) và (6, 0)

Xét phương trình x - y =1

  • Với x = 0 ⇔ 0 - y = 1 ⇔ y = -1

  • Với y = 0 ⇔ x = 1

Đường thẳng x - y =1 là đường thẳng đi qua hai điểm (0, -1) và (1, 0)

Vẽ hai đường thẳng trên hệ trục toạ độ Oxy

Nhìn vào đồ thị, hai đường thẳng cắt nhau tại (3, 2) nên (3, 2) là nghiệm của hệ phương trình.

Phương pháp thế (Substitution method)

  • Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho (coi là phương trình thứ nhất), ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn một ẩn).

  • Bước 2: Dùng phương trình mới để thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ (và giữ nguyên phương trình thứ nhất).

Ví dụ: Solve the following system of linear equations (Giải hệ phương trình sau)

4x − y = 7

3x + 2y​ = 19

For 4x - y = 7 ⇔ y = 4x - 7

Plug y = 4x - 7 into the second equations:

3x + 2(4x - 7) = 19

⇔ 3x + 8x - 14 = 19

⇔ 11x = 33

⇔ x = 3

Since x = 3, y = 4 × 3 - 7 = 12 - 7 = 5

(3, 5) is the solutions of the system of equations above.

(dịch)

Với 4x - y = 7 ⇔ y = 4x - 7

Thay y = 4x - 7 vào phương trình thứ hai:

3x + 2(4x - 7) = 19

⇔ 3x + 8x - 14 = 19

⇔ 11x = 33

⇔ x = 3

Tại x = 3, y = 4 × 3 - 7 = 12 - 7 = 5

(3, 5) là nghiệm của hệ phương trình trên.

Phương pháp cộng (elimination method)

  • Bước 1: Nhân các vế của hai phương trình với số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.

  • Bước 2: Sử dụng quy tắc cộng đại số để được hệ phương trình mới, trong đó có một phương trình mà hệ số của một trong hai ẩn bằng 0 (tức là phương trình một ẩn).

  • Bước 3: Giải phương trình một ẩn vừa thu được rồi suy ra nghiệm của hệ đã cho

Ví dụ 1: Solve the following system of linear equations (Giải hệ phương trình sau)

3x + y = 2

x - y = 2

Add x - y to the left side of the first equation and 2 to the right side of the first equation:

3x + y + x - y = 2 + 2

⇔ 4x = 4

Solve for x: x = 1

Plug x = 1 into the second equation:

1 - y = 2

⇔ y = 1 - 2

⇔ y = -1

(1, -1) is the solution of the given system of linear equations.

(dịch)

Cộng x - y vào vế trái của phương trình thứ nhất và 2 vào vế phải của phương trình thứ nhất, ta được:

3x + y + x - y = 2 + 2

⇔ 4x = 4

Giải tìm x: x = 1

Thay x = 1 vào phương trình thứ hai:

1 - y = 2

⇔ y = 1 - 2

⇔ y = -1

(1, -1) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Ví dụ 2: Solve the following system of linear equations (Giải hệ phương trình sau)

3x + 4y = 2

2x − y = 5

Multiply both sides of the second equation with 4:

4 × (2x - y) = 4 × 5

⇔ 8x - 4y = 20

Add 8x - 4y to the left side of the first equation and 20 to the right side of the first equation:

3x + 4y + 8x - 4y = 2 + 20

⇔ 11x = 22

⇔ x = 2

Plug x = 2 into the second equation:

2 × 2 - y = 5

⇔ 4 - y = 5

⇔ y = 4 - 5

⇔ y = -1

(2, -1) is the solution to the given system of linear equations

(dịch)

Nhân hai vế của phương trình thứ hai với 4:

4 × (2x - y) = 4 × 5

⇔ 8x - 4y = 20

Cộng 8x - 4y vào vế trái và 20 vào vế phải của phương trình thứ nhất

3x + 4y + 8x - 4y = 2 + 20

⇔ 11x = 22

⇔ x = 2

Thay x = 2 vào phương trình thứ hai:

2 × 2 - y = 5

⇔ 4 - y = 5

⇔ y = 4 - 5

⇔ y = -1

(2, -1) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Một số lưu ý

Với bài toán trắc nghiệm hỏi hệ phương trình tuyến tính có bao nhiêu nghiệm, người học có thể áp dụng lý thuyết sau:

Xét hệ phương trình

ax + by = c

mx + ny = p

  • Hệ phương trình có nghiệm duy nhất khi: a/m ≠ b/n

  • Hệ phương trình vô nghiệm khi: a/m = b/n ≠ c/p

  • Hệ phương trình có vô số nghiệm khi: a/m = b/n = c/p

Bài tập ứng dụng

Solve the following system of linear equations (Giải hệ phương trình sau)

a. x + 2y = 6

3x − y ​= 4​

b. 5x − 3y = 7

4x + 2y ​= 14​

c. 7x + y = 15

2x − 3y ​= 1​

d. 3x − 2y = 8

x + y ​= 3​

Đáp án

a. (2, 2)

b. (28/11, 21/11)

c. (2, 1)

d. (14/5, 1/5)

Đọc thêm:

Tổng kết

Qua bài viết trên, Anh ngữ Zim đã cung cấp chiến lược làm dạng bài giải hệ phương trình tuyến tính (solving systems of linear equations) trong phần thi SAT Math. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kỳ thi SAT hay về kiến thức tiếng Anh nói chung, người học có thể đặt câu hỏi trên ZIM Helper để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ Anh ngữ Zim và những người học khác.


Nguồn tham khảo

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu