Banner background

Tie the knot - Nguồn gốc, cách dùng & ví dụ minh họa cho cụm từ

Tie the knot là một trong những cụm từ phổ biến được sử dụng trong văn nói thường ngày. Vậy “tie the knot” là gì? Và nguồn gốc và cách dùng “Tie the knot” như thế nào trong câu? Trong bài viết này, ZIM sẽ giới thiệu cho người học cách dùng Tie the knot, ví dụ minh họa và các cách diễn đạt khác nhau cho cụm “Tie the knot”.
tie the knot nguon goc cach dung vi du minh hoa cho cum tu

Key takeaways

  • “Tie the knot” là một thành ngữ ám chỉ việc kết hôn giữa hai người. Cụm từ này tương đương với từ “marry”, “get married”, thường được sử dụng để chỉ hai người rằng buộc và cam kết với nhau trong một mối quan hệ pháp lý.

  • Ý tưởng về nút thắt trong hôn nhân, sự rằng buộc đã có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, cô dâu sẽ khua một chiếc thắt lưng được biết đến với cái tên là “Nút thắt Hercules” (Hercules Knot). Nút thắt Hercules là biểu tượng, thể hiện sức mạnh rằng buộc của lời thề hôn nhân giữa hai cá nhân.

  • Ngoài cụm “Tie the knot”, người học có thể sử dụng các từ vựng khác có nghĩa tương đương. Ví dụ như các từ: marry, wed, get married, tie the wedding knot, get hitched, walk down the aisle.

Tie the knot là gì?

Đầu tiên, “tie” trong tiếng Anh có nghĩa là buộc, cột, trói một thứ gì đó lại bằng một sợi dây, hoặc một vật có chất liệu mỏng.

“Tie the knot” là một thành ngữ ám chỉ việc kết hôn giữa hai người. Cụm từ này tương đương với từ “marry”, “get married”, thường được sử dụng để chỉ hai người rằng buộc và cam kết với nhau trong một mối quan hệ pháp lý.

Nguồn gốc và cách dùng Tie the knot

Nguồn gốc và cách dùng Tie the knot

Từ rất lâu về trước đây, "Tie the knot" đã là một cụm từ đồng nghĩa với việc kết hôn. Tuy nhiên, nguồn gốc của cụm “Tie the knot” không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giải đáp cho người học nguồn gốc cụm “Tie the knot”.

Ý tưởng về nút thắt trong hôn nhân, sự rằng buộc đã có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó, cô dâu sẽ khua một chiếc thắt lưng được biết đến với cái tên là “Nút thắt Hercules” (Hercules Knot). Nút thắt Hercules là biểu tượng, thể hiện sức mạnh rằng buộc của lời thề hôn nhân giữa hai cá nhân.

Còn đối với phong tục cổ xưa của người Celtic, hai người cưới nhau sẽ thực hiện nghi thức buộc tay (Handfasting), tức hai người sẽ buộc chặt tay của họ với nhau bằng các nút sợi vải.

Cụm “Tie the knot” được sử dụng trong ngữ cảnh hai người có chủ đích kết hôn. Ví dụ:

  • Helen and her husband John are going to tie the knot next month. (Helen và chồng cô John sẽ kết hôn vào tháng tới)

  • We tied the knot last month and today we are going to Canada for our honeymoon. (Chúng tôi đã kết hôn vào tháng trước và hôm nay chúng tôi sẽ đi Canada hưởng tuần trăng mật.)

  • He and she will tie the knot once they graduate from school. (Anh và cô sẽ kết hôn sau khi tốt nghiệp ra trường.)

Những cách diễn đạt tương đương

Ngoài cụm “Tie the knot”, người học có thể sử dụng các từ vựng khác có nghĩa tương đương. Ví dụ như các từ: marry, wed, get married, tie the wedding knot, get hitched, walk down the aisle.

Ví dụ minh họa:

  • Helen married her childhood friend. (Helen kết hôn với người bạn thời thơ ấu của mình.)

  • My boss got married last month. (Ông chủ của tôi đã kết hôn vào tháng trước.)

  • We will wed in late year. (Chúng tôi sẽ kết hôn vào cuối năm nay.)

  • He and she are going to get hitched in an arranged marriage. (Anh và cô sắp kết hôn trong một cuộc hôn nhân sắp đặt.)

  • Yesterday, John and Helen walked down the aisle. (Hôm qua, John và Helen kết hôn)

Tie the knot trong ngữ cảnh thực tế

Khi nhắc đến chủ đề đám cưới, kết hôn trong các nền văn hóa khác nhau ngoài thực tế, có một số đặc trưng có thể nhận thấy trong mỗi một phong tục cưới hỏi. Dưới đây là một số điểm đặc biệt của đám cưới các nền văn hóa:

  1. Đám cưới truyền thống - buộc dây tơ hồng: Đây là biểu tượng của kết hôn trong nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm các đám cưới ở châu Á lẫn Âu.

  2. Đám cưới tôn giáo: Trong đám cưới của công giáo la mã, linh mục trong đám cưới sẽ buộc đôi tay của cô dâu và chú rể để biểu lộ sự gắn bó chính thức của họ.

  3. Truyền thống địa phương: Ở quốc gia Trung Quốc, bẻ cành mai được thực hiện sau khi cô dâu và chú rể đã buộc dây, điều này được coi là cách để đối đầu với một số thách thức và thể hiện sự kết hợp mạnh mẽ.

  4. Ý nghĩa trong các ngôn ngữ khác nhau: Trong tiếng Anh, “tie the knot” có nghĩa là kết hôn. Tuy nhiên, trong tiếng Pháp se marier”, “marié” là kết hôn

Ví dụ:

Tie the knot means handfasting ceremony, which is is now a unity ritual that is frequently included in Unitarian Universalist, Irish, and traditional wedding ceremonies.

The phrase "tie the knot" is derived from the traditional handfasting ritual, an age-old Celtic practice in which a couple holds hands while another ties their hands with a ribbon.

Động từ ‘Tie’

“Tie” trong tiếng Anh có nghĩa là buộc chặt, gắn hoặc đống bằng dây buộc. Tuy nhiên, tie còn có nghĩa đặt hoặc thiết lập mối quan hệ, đoàn kết trong hôn nhân, kết nối, cân bằng điểm số trong cuộc thi, hạn chế sự tự do hành động hoặc lựa chọn. Ngoài “Tie the knot”, “Tie” còn có các cụm đi theo nó như: “Tie into” hoặc “tie one on”. “Tie into” tiếng Việt có nghĩa là tấn công một cách mạnh mẽ (to attack with vigor), còn “tie one on” có nghĩa là say rượu.

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp người học những điều cần biết về cụm từ “Tie the knot” như định nghĩa, nguồn gốc, ví dụ minh họa và các cách diễn đạt tương đương. Việc nhận biết và vận dụng là rất quan trọng bởi cụm từ “Tie the knot” là một cụm từ vựng tốt có thể sử dụng trong bài thi Speaking hoặc trong văn nói thường ngày. Từ đó, ZIM hy vọng người học có thể vận dụng các kiến thức về trong quá trình học tiếng Anh một cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

What is "Tying the knot"? The history & meaning behind handfasting. (2023, April 7). Ireland's Leading Ceremony Providers | Celebrant Ireland. https://www.celebrantireland.ie/blog/tying-the-knot-history-meaning-handfasting

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
Giáo viên
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, điểm IELTS 8.0 ở cả hai lần thi • Hiện là giảng viên IELTS toàn thời gian tại ZIM Academy. • Triết lý giáo dục của tôi là ai cũng có thể học tiếng Anh, chỉ cần cố gắng và có phương pháp học tập phù hợp. • Tôi từng được đánh giá là "mất gốc" tiếng Anh ngày còn đi học phổ thông. Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và chọn được cách học phù hợp, tôi dần trở nên yêu thích tiếng Anh và từ đó dần cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...