Banner background

Các chủ đề học Tiếng Anh cho trẻ mầm non phổ biến

Việc học tiếng Anh sớm mang lại vô vàn lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bài viết sẽ cung cấp cho người đọc một số chủ đề gần gũi, dễ tiếp cận với các bé độ tuổi mầm non, đồng thời chỉ ra các phương pháp học hiệu quả để giúp trẻ trau dồi kỹ năng ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ.
cac chu de hoc tieng anh cho tre mam non pho bien

Key takeaways

  • Lợi ích khi cho con học tiếng Anh từ độ tuổi mầm non

    Tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên và linh hoạt

    Giúp não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

    Tạo điều kiện tốt hơn cho việc học tập của trẻ trong tương lai.

  • Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Khi còn nhỏ, trẻ có khả năng học ngôn ngữ một cách tự nhiên qua việc lặp lại và bắt chước

Việc sử dụng các phương pháp học tập vui nhộn, trực quan sẽ giúp trẻ nhớ từ vựng lâu hơn

  • Các chủ đề gần gũi trong Tiếng Anh cho trẻ mầm non: Family, Animals, Body Parts, Clothes, House, Transportation, Weather, Color, Food, Greetings

Giáo dục tiếng Anh từ độ tuổi mầm non là một phương pháp giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách vô cùng tự nhiên và hiệu quả. Ở độ tuổi mầm non, não bộ của trẻ còn linh hoạt và nhạy bén, giúp việc tiếp thu ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn. Trẻ em có khả năng bắt chước phát âm, giọng điệu, và nhịp điệu của ngôn ngữ mới một cách tự nhiên, nhờ đó giúp trẻ phát triển khả năng nói tiếng Anh một cách chuẩn xác từ sớm.

Bài viết này sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các chủ đề học tiếng Anh phổ biến dành cho trẻ mầm non, đồng thời giới thiệu một số phương pháp học giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các từ vựng về các chủ đề này.

Lợi ích khi cho con học tiếng Anh từ độ tuổi mầm non

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi mầm non có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách vô cùng tự nhiên và linh hoạt. Khi học tiếng Anh sớm, trẻ có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nhanh chóng nhờ vào khả năng ghi nhớ và bắt chước tốt. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ nhỏ giúp não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đồng thời, khi trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ sớm, điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc học tập của trẻ trong tương lai.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non

Có thể nói độ tuổi mầm non chính là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển ngôn ngữ tổng thể, đặc biệt là bắt đầu làm quen, tiếp thu ngôn ngữ thứ hai cũng như thúc đẩy sự phát triển tư duy toàn diện thông qua học ngoại ngữ. Một nghiên cứu về độ tuổi học ngoại ngữ được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Harvard và MIT đã kết luận rằng: Bắt đầu học một ngôn ngữ mới trước tuổi 10 sẽ mang lại cơ hội tốt nhất cho người học đạt được sự thành thạo tương tự người bản ngữ.

 Khi còn nhỏ, trẻ có khả năng học ngôn ngữ một cách tự nhiên qua việc lặp lại và bắt chước những gì mình nghe thấy. Khả năng này được gọi là “hấp thụ ngôn ngữ”, là khi trẻ không cần nỗ lực quá nhiều nhưng vẫn học được rất nhanh. Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp học tập vui nhộn, trực quan sẽ giúp trẻ nhớ từ vựng lâu hơn. Trẻ cũng có xu hướng thích thú với những trò chơi, câu chuyện, và bài hát, do đó việc lồng ghép tiếng Anh vào các hoạt động này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn. Từ việc nắm bắt âm thanh và từ vựng cơ bản, trẻ sẽ dần hình thành khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự tin và lưu loát.

10 chủ đề thông dụng để dạy trẻ mầm non

Chủ đề gia đình (Family)

Chủ đề gia đình (Family)Chủ đề Gia đình (Family) là một trong những chủ đề cơ bản và dễ hiểu nhất khi bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Ngoài các từ vựng liên quan trực tiếp đến các thành viên trong gia đình như: bố (father), mẹ (mother), anh/chị/em (brother/sister), ông (grandfather), bà (grandmother) và em bé (baby) , chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mầm non liên quan đến gia đình còn được áp dụng để dạy các bé cách hỏi tên, tuổi, ngày sinh, nơi ở, nghề nghiệp, sở thích,...của bố mẹ, ông bà, anh chị em.

Để thành thạo các từ vựng liên quan đến chủ đề này, phụ huynh có thể tạo môi trường sử dụng Tiếng Anh đơn giản hàng ngày cho con. Ba mẹ có thể giúp trẻ học các từ vựng này qua sự liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, từ đó trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ và áp dụng hơn .Thông qua các giao tiếp đơn giản ấy, trẻ sẽ thường xuyên được luyện tập một cách thoải mái và tự nhiên, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn kiến thức về chủ đề Gia đình.

Ngoài ra, phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ ở giai đoạn này có thể kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa, bài hát như "Finger Family", hoặc trò chơi đóng vai các thành viên trong gia đình để trẻ thực hành từ vựng một cách tự nhiên và thú vị.

Chủ đề động vật (Animals)

Chủ đề động vật (Animals)Bên cạnh chủ đề về gia đình, chủ đề Động vật (Animals) là cũng vô cùng thú vị và hấp dẫn với trẻ mầm non khi học tiếng Anh. Trẻ sẽ được học các từ vựng cơ bản về những loài động vật quen thuộc như chó (dog), mèo (cat), voi (elephant), sư tử (lion) và cá (fish).

Để trẻ tiếp thu các từ vựng liên quan đến chủ đề này dễ dàng hơn, người dạy có thể dạy trẻ thông qua hình ảnh động vật, video hoặc trò chơi bắt chước tiếng kêu của động vật. Ngoài ra, các bài hát vui nhộn bằng Tiếng Anh cũng là công cụ hữu ích để trẻ thực hành từ vựng trong bối cảnh vui vẻ. Bằng cách liên kết từ vựng với hình ảnh sinh động và âm thanh, chủ đề động vật không chỉ giúp trẻ học từ mới mà còn khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng quan sát và nhận thức về thế giới tự nhiên xung quanh.

Chủ đề bộ phận cơ thể (Body Parts)

Tiếng Anh về chủ đề bộ phận cơ thể sẽ cho bé cơ hội hiểu về cách gọi tên các bộ phận khác nhau trên cơ thể của mình.Trẻ sẽ học các từ vựng cơ bản về các phần trên cơ thể như đầu (head), tay (hand), chân (leg), mắt (eyes), mũi (nose), miệng (mouth), tai (ears),...

Để việc học trở nên thú vị hơn, người dạy có thể cho bé học tập thông qua các trò chơi vận động như chỉ vào bộ phận cơ thể khi giáo viên hoặc phụ huynh gọi tên, hoặc qua các bài hát vui nhộn như "Head, Shoulders, Knees and Toes" để trẻ vừa hát vừa vận động theo. Điều này giúp trẻ ghi nhớ từ vựng và phát triển sự nhận thức về cơ thể của mình một cách tự nhiên và thú vị. Trẻ cũng có thể thực hành bằng cách nhìn sơ đồ và đọc tên các bộ phận cơ thể người bằng Tiếng Anh, từ đó tạo sự tương tác và học tập linh hoạt.

Chủ đề quần áo (Clothes)

Chủ đề quần áo (Clothes)Một trong những chủ đề khác cũng vô cùng quen thuộc với trẻ là chủ đề về quần áo. Trẻ sẽ học các từ vựng cơ bản liên quan đến trang phục hàng ngày như áo (shirt), quần (pants), váy (dress), giày (shoes) và mũ (hat).

Phương pháp dạy về chủ đề này có thể bao gồm việc sử dụng hình ảnh thực tế hoặc búp bê để trẻ nhận biết và ghép từ vựng với trang phục. Hoạt động "mặc đồ cho búp bê" hoặc trò chơi phân loại quần áo theo mùa cũng giúp trẻ học từ vựng một cách thú vị và dễ nhớ.

Ngoài ra, giáo viên và phụ huynh có thể yêu cầu trẻ chỉ ra và nói tên các món đồ đang mặc, giúp trẻ thực hành từ mới trong cuộc sống hàng ngày. Nắm rõ các từ vựng liên quan tới chủ đề quần áo không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ liên quan đến sinh hoạt cá nhân mà còn giúp các bé phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Chủ đề về nhà cửa (House)

Bên cạnh quần áo, chủ đề dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non về nhà cửa cũng phổ biến không kém. Với chủ đề nhà cửa, trẻ sẽ được tiếp xúc với các từ vựng liên quan đến các phần trong ngôi nhà và đồ vật hàng ngày như phòng khách (living room), phòng ngủ (bedroom), nhà bếp (kitchen), ghế (chair), bàn (table), giường (bed). Qua đó, trẻ sẽ biết cách gọi tên các vị trí trong chính ngôi nhà của mình.

Trẻ có thể học thông qua việc chỉ vào các vật dụng trong nhà hoặc trò chơi ghép hình, giúp dễ dàng ghi nhớ từ vựng. Sau khi biết cách gọi tên và nhận diện các căn phòng, vật dụng trong nhà, các bé có thể tự tin kể cho các bạn đồng trang lứa nghe về căn nhà thân thuộc của mình bằng Tiếng Anh.

Chủ đề Giao thông (Transportation)

Chủ đề Giao thông (Transportation)Khi học tiếng Anh về chủ đề giao thông, trẻ mầm non sẽ được trang bị các từ vựng về phương tiện giao thông như ô tô (car), xe buýt (bus), xe đạp (bicycle), tàu hỏa (train), máy bay (airplane), thuyền (boat). Trẻ có thể học thông qua việc quan sát phương tiện trên đường hoặc chơi trò chơi di chuyển mô phỏng các phương tiện khác nhau, tạo sự thú vị và gắn kết với thực tế.

Học xong chủ đề này, các bé có thể rèn luyện khả năng diễn đạt và hiểu các khái niệm liên quan đến giao thông. Từ đó, trẻ cũng sẽ nhận thức sâu sắc hơn về an toàn giao thông với các quy tắc giao thông cơ bản như phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, dừng lại khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ,…

Chủ đề Thời tiết (Weather)

Chủ đề Thời tiết (Weather)Bên cạnh chủ đề về giao thông, chủ đề thời tiết cũng vô cùng gần gũi với các bé còn ở độ tuổi mầm non. Chủ đề này giúp trẻ nhận biết các hiện tượng tự nhiên như mưa (rain), nắng (sunny), gió (windy), tuyết (snow), lạnh (cold), nóng (hot). Phụ huynh và giáo viên có thể dạy trẻ thông qua bài hát vui nhộn về thời tiết hoặc trò chơi "dự báo thời tiết", giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ từ vựng và hiểu về các điều kiện thời tiết.

Thông qua việc dạy từ vựng và mẫu câu giao tiếp liên quan chủ đề này, ba mẹ đồng thời còn giúp con biết cách diễn đạt tình hình thời tiết hôm nay hay thời tiết mà con yêu thích.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số kênh youtube như: Super Simple Songs, Fun Kids English,.. để mở rộng kiến thức cho con về chủ đề này.

Chủ đề Màu sắc (Color)

Màu sắc cũng là một chủ đề rất phổ biến, bởi trong cái nhìn của con trẻ, thế giới ngoài kia đầy ắp những sắc màu tươi vui, sống động. Chủ đề này giúp trẻ học các từ như đỏ (red), xanh dương (blue), vàng (yellow), xanh lá cây (green), cam (orange), hồng (pink). Trẻ có thể học qua việc chỉ vào các đồ vật xung quanh có màu sắc khác nhau hoặc sử dụng các trò chơi tô màu, giúp trẻ kết hợp từ vựng với thị giác.

Chủ đề này chắc chắn sẽ khơi gợi được niềm yêu thích của bé đối với việc học tiếng Anh, các em sẽ nhanh chóng tiếp thu bài học để có thể khám phá thế giới màu sắc xung quanh mình.

Chủ đề Thực phẩm (Food)

Chủ đề Thực phẩm (Food)Chủ đề Thực phẩm (Food) cũng là một trong những chủ đề quen thuộc và gần gũi với trẻ mầm non khi học tiếng Anh, vì trẻ tiếp xúc với thức ăn hàng ngày. Chủ đề này xoay quanh các loại thực phẩm thường gặp như táo (apple), bánh mì (bread), sữa (milk), cơm (rice), gà (chicken), nước trái cây (juice). Trẻ có thể học qua các hình ảnh thực phẩm hoặc trò chơi nấu ăn giả vờ, giúp ghi nhớ từ vựng và nhận biết đồ ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Để giúp trẻ học tốt chủ đề về Thực phẩm, bố mẹ có thể giới thiệu cho con tên gọi của các loại thực phẩm trong nhà bếp bằng tiếng Anh, hoặc hỏi về món ăn mà con yêu thích,...Qua đó, bé sẽ nhanh chóng tiếp thu và ghi nhớ các từ vựng hay mẫu câu giao tiếp tiếng Anh liên quan chủ đề này.

Sau khi học từ vựng liên quan đến đồ ăn, trẻ không chỉ phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn có cơ hội tìm hiểu về các loại thực phẩm đa dạng và văn hóa ẩm thực.

Chủ đề Chào hỏi (Greetings)

Chào hỏi (Greetings) là một trong những chủ đề quan trọng và cơ bản nhất khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Đây là bước đầu giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng sự tự tin khi tương tác với mọi người và hình thành thói quen lễ phép. Chủ đề chào hỏi giúp trẻ học cách bày tỏ những lời chào đơn giản, cũng như bắt đầu cuộc hội thoại bằng những câu nói lịch sự như: Hello (Xin chào), Goodbye (Tạm biệt), How are you? (Bạn có khỏe không?), I’m fine, thank you (Tôi khỏe, cảm ơn).

Việc thực hành chào hỏi trong các tình huống hàng ngày giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và tương tác với người khác. Ba mẹ có thể giúp con học về chủ đề này qua các tình huống thực tế, phụ huynh có thể thường xuyên chào trẻ bằng những câu như "Good morning", "Hello", và khuyến khích trẻ phản hồi lại. Thói quen này giúp trẻ học cách giao tiếp một cách tự nhiên.

Đồng thời, để giúp trẻ tích cực thực hành chào hỏi, trò chơi đóng vai cũng là một công cụ vô cùng hữu ích. Trẻ có thể đóng vai là người bán hàng hoặc là khách trong một cửa hàng, dùng các cụm từ chào hỏi cơ bản như “Hello, how are you?” và “Goodbye, see you later.” Trò chơi này không chỉ giúp trẻ học từ vựng mà còn tạo không gian vui nhộn để trẻ áp dụng kiến thức vào thực tế.

Đọc thêm: Tổng hợp 6 chủ đề giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho trẻ em

Có nên cho con học Trung tâm Tiếng Anh?

Không thể phủ nhận rằng Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ rất quan trọng và phổ biến trên toàn cầu. Học tiếng Anh từ nhỏ không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp trẻ tăng cường sự tự tin khi giao tiếp với người khác. Khi quyết định cho các con học tiếng Anh, đa số các vị phụ huynh đã tin tưởng và lựa chọn các Trung tâm dạy Tiếng Anh uy tín. Như vậy, lợi ích của việc cho trẻ học Tiếng Anh ở trung tâm là gì? Các vị phụ huynh có nên cho con học Trung tâm Tiếng Anh?

Trước hết, các trung tâm tiếng Anh chuyên nghiệp thường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hệ thống và hiệu quả. Giáo viên tại đây không chỉ dạy về từ vựng và ngữ pháp, mà còn tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, khuyến khích trẻ thực hành qua các hoạt động tương tác và trò chơi.

Ngoài ra, việc học tập tại trung tâm còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô trong lớp. Trẻ được tiếp xúc với nhiều phương pháp dạy học hiện đại, bao gồm sử dụng công nghệ, giáo trình quốc tế và các hoạt động ngoại khóa thú vị, giúp tăng cường khả năng nghe, nói, đọc và viết.

Hơn nữa, môi trường học tập tại trung tâm vô cùng năng động và truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ yêu thích việc học tiếng Anh hơn. Đây là bước đệm quan trọng giúp trẻ tự tin sử dụng ngôn ngữ này trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Nên cho bé học ở đâu?

Việc cho trẻ mầm non học tiếng Anh sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, để việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả, cần kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi, tạo ra môi trường học tập vui vẻ, sinh động và khuyến khích trẻ tham gia tích cực. Hiểu được nỗi băn khoăn đó của phụ huynh, Trung tâm Anh Ngữ ZIM đã cho ra mắt khóa học ZIM kids, với sự cam kết chắc chắn về chất lượng giảng dạy và trình độ giảng viên. Tại ZIM, các giảng viên đều có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và đã đào tạo ra nhiều thế học sinh đạt mục tiêu. Đồng thời, ZIM cam kết cho người học đảm bảo đầu ra Zero-risk uy tín: Học viên được đào tạo lại miễn phí nếu không đạt đầu ra.

Ngoài ra, hiểu được mục đích học tập và sự khác biệt của từng học viên, ZIM đã đưa ra những phương án học tập phù hợp nhất với học viên, với cách bố trí các học phần trong giáo trình được thiết kế tối ưu và trọng tâm thực tế để học viên có thể sử dụng ngay trong giao tiếp đời sống hàng ngày. Qua môi trường học tập tuyệt vời tại ZIM, học viên sẽ biết các phương pháp học Tiếng Anh sao cho hiệu quả, từ đó phát triển niềm yêu thích với ngôn ngữ này.

Tổng kết

Nhìn chung, việc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non là xu hướng phổ biến hiện nay, được các chuyên gia giáo dục khuyến khích vì mang lại nhiều lợi ích vượt trội vì ở giai đoạn này, não bộ của trẻ có sự linh hoạt và nhạy bén đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Khi học tiếng Anh từ nhỏ, trẻ không chỉ phát triển kỹ năng phát âm chuẩn mà còn hình thành phản xạ ngôn ngữ nhanh chóng, điều này giúp trẻ giao tiếp tự tin hơn khi trưởng thành. Với một nền tảng tiếng Anh vững chắc, trẻ sẽ tự tin hơn trong học tập, dễ dàng tiếp cận các kiến thức mới và sẵn sàng bước vào một thế giới toàn cầu hóa đầy thách thức.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
GV
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...