Tổng hợp các lỗi lập luận trong IELTS Writing task 2 | cải thiện tiêu chí Coherence & Cohesion (P1)

Bài viết được chia thành hai phần. Trong phần đầu tiên này, mục tiêu cung cấp kiến thức cho người học về những lỗi sai lập luận về tính liên quan trong quá trình hình thành và phát triển luận điểm. Đồng thời, một số bài tập vận dụng nhận diện lỗi sai lập luận về tính liên quan được cung cấp trong bài viết này, hỗ trợ nhiều cho người học muốn cải thiện điểm số Writing từ 7.0 trở lên.
tong hop cac loi lap luan trong ielts writing task 2 cai thien tieu chi coherence cohesion p1

Key Takeaways

  • Định nghĩa và nhận diện lỗi lập luận về tính liên quan trong phần viết (personal attack, attack the motive, look who’s talking, two wrongs make a right, scare tactics, appeal to pity, bandwagon argument, strawman, red herring, equivocation, begging the question).

  • Bài tập vận dụng nhận diện lỗi lập luận về tính liên quan trong bài viết.

Ảnh hưởng của lỗi lập luận lên tiêu chí Coherence và Cohesion

Trong quá trình phát triển lập luận cho quan điểm cụ thể trong bài viết, người học rất dễ bị rơi vào bẫy lỗi ngụy biện. Từ đó, tính logic trong bài viết sẽ bị giảm đi, đồng thời giảm đi sự thuyết phục. Đặc biệt, đối với IELTS Writing band 7 trở lên, tiêu chí Coherence và Cohesion có đề cập đến tính chất quan trọng của việc hình thành ý tưởng có chiều sâu và hợp lý.

Band 8

  • sequences information and logical ideas.

  • manages all aspects of cohesion well.

  • uses paragraphing sufficiently and appropriately.

Band 7

  • logically organizes information and ideas and there is a clear progression throughout.

  • uses a range of cohesive devices appropriately although there may be some under/over-use.

  • presents a clear central topic within each paragraph.

Band 6

  • arranges information and ideas coherently and there is a clear overall progression.

  • uses cohesive devices effectively but cohesion within and/or between sentences may be faulty or mechanical.

  • may not always use referencing clearly or appropriately.

  • uses paragraphing, but not always logically.

Từ đó, việc nhận diện và tránh các lỗi sai lập luận sẽ giúp người viết phát triển bài viết có chiều sâu và có thể nâng cao được tiêu chí Coherence và Cohesion nói riêng và điểm bài thi IELTS Writing task 2 nói chung.

Trên thực tế, có nhiều loại lỗi lập luận diễn ra hiện nay. Tuy nhiên, để khái quát hóa, có hai nhóm lỗi lập luận chính: lỗi lập luận về tính liên quan và lỗi lập luận thiếu cơ sở chứng minh. Trong bài viết đầu tiên, tác giả cung cấp về các lỗi sai liên quan đến lỗi lập luận về tính liên quan.

Lỗi lập luận về tính liên quan

Lỗi lập luận về tính liên quan được định nghĩa là những lỗi sai mà ở đó các tiền đề không logic với kết luận. Trước khi xem xét đến lỗi lập luận về tính liên quan, chúng ta cần xét đến thế nào được xem là liên quan.

Tính liên quan giữa các câu được xác định nếu câu trước có cung cấp ít nhất là một lý do để ủng hộ và có sự liên kết chặt chẽ với câu sau. 

Nhìn ví dụ bên dưới về câu có tính liên quan với nhau:

Studying English collocations daily can help improve your language comprehension, as it provides learners with a lengthy exposure to understand how these words can be used and adopted in different contexts. 

(Việc học từ vựng tiếng Anh hàng ngày có thể giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của bạn, vì nó cung cấp thêm từ vựng và cách sử dụng chúng trong các ngữ cảnh khác nhau)

Tiền đề: Studying English vocabulary daily. 

Giải thích: it provides additional learners with a lengthy exposure to understand how these words can be used and adopted in different contexts.

Kết luận: improve your language comprehension.

Từ đó, việc xét đến yếu tố lập luận có tính liên quan cung cấp cho người học 10 lỗi sai như sau:

Tổng hợp các lỗi lập luận trong IELTS Writing task 2 | cải thiện tiêu chí Coherence & Cohesion (P1)

Personal attack (Tấn công cá nhân)

Đây là khi một người cố gắng phê phán hoặc chỉ trích người khác một cách cá nhân thay vì tập trung vào lập luận hay ý kiến của họ. Thường thấy các ví dụ như chê trách về ngoại hình, trí tuệ, hoặc đặc điểm cá nhân của người khác.

Ví dụ:

“Some claim that we should invest more in renewable energy sources, but this statement seems to be not convincing. This is because some of them are environmentalists who rarely understand the complexities of the energy industry.”

(Một số người nhận định rằng chúng ta nên đầu tư nhiều hơn các nguồn nguyên liệu tái tạo được, nhưng nhận định này chưa đủ sức thuyết phục. Điều này là bởi vì một trong số học là nhà môi trường học người mà hiếm khi hiểu được sự phức tạp của ngành công nghiệp năng lượng.)

Tuyên bố này có sử dụng sai lầm trong lập luận là "tấn công cá nhân" vì nó cố gắng vô hiệu hóa lập luận về việc đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo bằng cách tấn công vào sự đáng tin cậy hoặc tính cách của những người ủng hộ (trong trường hợp này là các nhà bảo vệ môi trường), thay vì thảo luận về những lợi ích của lập luận của họ.

Personal attack (Tấn công cá nhân)

Attack the motive (Tấn công động cơ)

Lỗi này xảy ra khi một người cố gắng phê phán người khác bằng cách giả định về động cơ hoặc mục đích của họ thay vì tập trung vào nội dung của lập luận. Thường thấy trong các tình huống khi người ta gán nhãn cho người khác có những động cơ tiềm tàng hoặc xấu xa, thay vì thảo luận vấn đề cụ thể.

Ví dụ: 

“Some working parents argue that grandparents could offer better care for their baby than childcare centers. However, this opinion is not convincing because these parents' preference is solely driven by a desire to save money rather than considering what is best for their baby.”

(Một số ba mẹ đi làm tranh luận rằng ông bà có thể mang đến sự chăm sóc tốt hơn cho con họ hơn là các trung tâm chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, quan điểm này không đủ sức thuyết phục bởi vì sở thích của những bố mẹ này thường bị xuất phát từ mong muốn của họ về việc tiết kiệm tiền hơn là cân nhắc đến điều gì là tốt nhất cho con họ.)

Tuyên bố này là một ví dụ về sai lầm trong lập luận gọi là "tấn công động cơ" vì nó bác bỏ lập luận rằng ông bà có thể cung cấp chăm sóc tốt hơn cho đứa bé so với các trung tâm chăm sóc trẻ em bằng cách đổ lỗi sở thích của các bậc phụ huynh chỉ vào mong muốn tiết kiệm tiền, thay vì xem xét những lợi ích thực sự của lập luận đó.

Attack the motive (Tấn công động cơ)

Look who’s talking (Xem ai nói kìa)

Lỗi này được thể hiện khi người viết phản bác lại một quan điểm hoặc lập luận nào đó thông qua việc giải thích rằng những người ủng hộ cho quan điểm đó cũng chưa thành công trong việc thực hiện và không đủ sức thuyết phục. 

Ví dụ: 

“I propose that the argument that some children should not have access to video games appears flawed since the advocates for this statement are also inclined to frequently spend hours watching television or using smartphones without any restriction or supervision from their parents at a young age.”

(Tôi đề xuất rằng lập luận cho rằng một số trẻ em không nên được truy cập vào các trò chơi điện tử dường như có vấn đề, vì những người ủng hộ lập luận này cũng có xu hướng dành nhiều giờ để xem TV hoặc sử dụng điện thoại thông minh mà không có bất kỳ hạn chế hay sự giám sát nào từ phụ huynh khi còn nhỏ tuổi của họ.)

Tuyên bố này là một ví dụ của sai lầm trong lập luận gọi là "xem ai đang nói" vì nó ố gắng vô hiệu hóa lập luận rằng một số trẻ em không nên có quyền truy cập vào các trò chơi điện tử bằng cách chỉ ra hành vi của những người ủng hộ lập luận đó từ khi họ còn nhỏ(dành nhiều giờ xem TV hoặc sử dụng điện thoại thông minh mà không có giới hạn hoặc giám sát từ phụ huynh). Loại lập luận này bác bỏ tính hợp lệ của quan điểm đối lập dựa trên sự hy sinh về mặt nghĩa hoặc không nhất quán trong hành vi của những người đang bào chữa nó, thay vì thảo luận về những lợi ích hay nhược điểm của lập luận đó.

Look who’s talking (Xem ai nói kìa)

Two wrongs make a right (Hai điều sai trở thành điều đúng)

Lỗi này ngụ ý rằng việc người viết nhận định việc bào chữa một sai lầm hiện tại bằng cách chỉ ra một sai lầm khác là chấp nhận được.

Ví dụ:

“Allowing children to unrestricted access to online games is reasonable due to the acceptance of other detrimental activities such as excessive television watching or smartphone use which are prevalent among children today.”

(Việc cho phép trẻ em truy cập không bị hạn chế vào các trò chơi trực tuyến là hợp lý bởi vì sự cho phép của các hoạt động không tốt khác như là xem TV nhiều hoặc sử dụng điện thoại mà đang rất là phổ biến đối với trẻ em hiện nay.)

Tuyên bố này có sử dụng sai lầm trong lập luận là "hai sai làm nên đúng" vì nó lập luận rằng cho phép trẻ em có quyền truy cập không hạn chế vào các trò chơi trực tuyến là hợp lý dựa trên việc chấp nhận các hoạt động có hại khác (như xem TV quá mức hoặc sử dụng điện thoại thông minh nhiều) mà ngày nay trẻ em thường xuyên làm. Chỉ vì các hành vi có hại khác được chấp nhận hoặc phổ biến không có nghĩa là một hành vi có hại khác (cho phép trẻ em truy cập không hạn chế vào các trò chơi trực tuyến) là hợp lý hay có thể chấp nhận được.

Two wrongs make a right (Hai điều sai trở thành điều đúng)

Scare tactics (kỹ thuật làm sợ hãi)

Lỗi lập luận này thường được xuất hiện khi người viết ngụ ý về vấn đề cảnh cáo nếu không thực hiện một việc gì đó trong quá trình hình thành lập luận. Hay nói cách khác, lập luận sẽ mang tính chất đe dọa nhiều khi được thể hiện qua cách trình bày quan điểm. 

Ví dụ:

“Parents should forbid their children to engage in online games. Otherwise, allowing children to play these games will ruin their future, destroy their mental health, or worse, lead them into a life of crime.”

(Bố mẹ nên cấm con trẻ của họ chơi các trò chơi trực tuyến. Nếu không thì, việc cho phép trẻ chơi các trò chơi này sẽ hủy hoại tương lai của chúng, gây nguy hại đến sức khỏe tinh thần, và tệ hơn là có thể khiến cho đứa trẻ đi theo con đường tội phạm.)

Tuyên bố này sử dụng chiêu thức đe dọa vì nó phóng đại các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu cho phép trẻ em chơi game trực tuyến, sử dụng nỗi sợ hãi về những hậu quả cực đoan (làm hỏng tương lai của trẻ, phá hủy sức khỏe tâm thần của họ, dẫn đến cuộc sống phạm tội) để thuyết phục phụ huynh cấm con em mình tham gia vào những hoạt động như vậy. Chiêu thức đe dọa nhằm vào việc thao túng (manipulate) sự cảm xúc (trong trường hợp này là sợ hãi) thay vì dựa vào bằng chứng thực tế hoặc lập luận hợp lý.

Two wrongs make a right (Hai điều sai trở thành điều đúng)

Appeal to pity (kêu gọi cảm thông)

Lỗi lập luận này thường xảy ra khi mà người viết đưa ra giải thích cho luận điểm của mình dựa trên sự đồng cảm và khơi dậy sự trắc ẩn để thuyết phục người đọc, tuy nhiên chưa thể hiện được sự liên quan trực tiếp với luận điểm được đưa ra. 

Ví dụ: 

“Monthly financial aid should be distributed to the impoverished since they are suffering immensely, barely able to put food on the table, with their children crying themselves to sleep every night due to hunger.”

(Trợ cấp tài chính hàng tháng nên được phân phát cho người nghèo vì họ đang chịu đựng rất nhiều, khó khăn để có đủ thức ăn, và con cái họ đang khóc thét mỗi đêm vì đói.)

Đoạn trên là một lập luận đánh vào tâm lý thương hại vì nó cố gắng bào chữa việc cung cấp trợ cấp tài chính hàng tháng cho người nghèo bằng cách kích thích cảm xúc thương cảm thay vì trình bày các lý do logic hoặc bằng chứng cho việc tại sao trợ cấp tài chính là cần thiết.

Appeal to pity (kêu gọi cảm thông)

Bandwagon argument (lập luận theo đám đông)

Một lập luận theo tâm lý đám đông là lập luận dựa trên mong muốn của một người hoặc một nhóm người mà trở nên phổ biến, được chấp nhận rộng rãi, hoặc được coi trọng nhiều hơn, thay vì dựa trên các lý do hoặc bằng chứng logic.

Ví dụ: 

“Professionals should be generously compensated rather than renowned celebrities because there is a prevalent belief that such experts deserve high recognition and better reward for their invaluable and tangible contribution to improving the living conditions of the community.”

(Các chuyên gia nên được trả lương hậu hĩnh hơn là những người nổi tiếng vì có niềm tin rộng rãi rằng các chuyên gia này xứng đáng được công nhận cao và phần thưởng tốt hơn cho những đóng góp vô giá và thiết thực của họ trong việc cải thiện điều kiện sống của cộng đồng.)

Đây là một ví dụ của sai lầm trong lập luận theo tâm lý đám đông vì câu tuyên bố dựa vào niềm tin phổ biến rằng các chuyên gia nên được trả lương hậu hĩnh hơn những người nổi tiếng. Lập luận dựa trên sự phổ biến của niềm tin này thay vì trình bày các lý do hoặc bằng chứng hợp lý về tại sao các chuyên gia nên nhận được mức thưởng cao hơn so với những người nổi tiếng.
Bandwagon argument (lập luận theo đám đông)

Straw man (lập luận người rơm)

Lỗi lập luận người rơm là một dạng ngụy biện phổ biến dựa trên việc phản bác lập luận của đối phương, trong khi thực tế là phản bác một lập luận mà đối phương không đưa ra, có liên quan đến việc phóng đại, bóp méo, hoặc hoàn toàn bịa đặt lập luận sao cho quan điểm đó bị yếu hơn hoặc cực đoan hơn so với thực tế.

Ví dụ:

“I disagree with the legalization of abortion as abortion is clearly murdering. It is absolutely sinful to violate children's right to life, and our society will be harmfully affected if that kind of murder is morally accepted.”

(Tôi phản đối việc hợp pháp hóa phá thai vì phá thai rõ ràng là giết người. Vi phạm quyền sống của trẻ em là hoàn toàn tội lỗi, và xã hội của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu loại giết người đó được chấp nhận đạo đức.)

Ở ví dụ trên, có thể thấy tác giả đã phóng đại việc phá thai là việc giết người trong khi đây hoàn toàn là hai vấn đề khác nhau và vẫn còn tồn tại rất nhiều tranh cãi. Tác giả không đưa ra lý lẽ thỏa đáng để giải thích rằng phá thai là giết người mà lại mặc nhiên công nhận và đồng nhất hai vấn đề độc lập trên. Ta có thể thấy, những lý lẽ mà tác giả đưa ra ở câu thứ hai đều là lý lẽ để phản đối việc giết người.

Straw man (lập luận người rơm)

Red herring (Cá trích đỏ)

Đây là một lỗi sai lập luận mà trong đó, người tranh luận hoặc người viết gợi ra một vấn đề mới không liên quan đến vấn đề gốc. Trong tiếng Việt, ta có thể nôm na tạm dịch lỗi ngụy biện này bằng một cụm từ “lạc đề”.

Ví dụ: 

“I disagree with increasing funding for public schools because there are so many other issues in our society that need attention, like homelessness and healthcare. Until we solve those problems, funding education won't make a difference.”

(Tôi không đồng ý với việc tăng cường nguồn tài trợ cho các trường công vì có quá nhiều vấn đề khác trong xã hội cần được chú ý, như vấn đề về vô gia cư và chăm sóc sức khỏe. Cho đến khi chúng ta giải quyết được những vấn đề đó, việc tài trợ giáo dục sẽ không mang lại sự khác biệt.)

Trong ví dụ này, người viết giới thiệu vấn đề về vô gia cư và chăm sóc sức khỏe là những vấn đề không liên quan để làm sao từ chối việc thảo luận về việc tăng cường nguồn tài trợ cho các trường công. Lập luận chuyển sự tập trung khỏi chủ đề chính (tài trợ giáo dục) sang các vấn đề khác (vô gia cư và chăm sóc sức khỏe), do đó lảng tránh chủ đề ban đầu. Sự chuyển hướng này chính là một ví dụ của sai lầm trong việc sử dụng red herring.

Red herring (Cá trích đỏ)

Equivocation (lỗi suy luận mơ hồ)

Lỗi suy luận mơ hồ xảy ra khi một từ khóa được sử dụng trong hai hoặc nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một luận điểm và sự giải thích của luận điểm dường như phụ thuộc vào sự thay đổi ý nghĩa đó.

Ví dụ:

"In recent years, there has been a significant increase in the consumption of organic food products. Advocates argue that organic foods are healthier because they are free from harmful chemicals. However, critics point out that there is no conclusive scientific evidence proving that organic foods are nutritionally superior. Therefore, while organic foods may be perceived as healthier due to their lack of synthetic pesticides, their nutritional benefits remain equivocal."

(Gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ đã tăng đáng kể. Các nhà bảo vệ lập luận rằng thực phẩm hữu cơ lành mạnh hơn vì không có chất hóa học độc hại. Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra rằng không có bằng chứng khoa học rõ ràng chứng minh rằng thực phẩm hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Do đó, trong khi thực phẩm hữu cơ có thể được xem là lành mạnh hơn do thiếu thuốc trừ sâu tổng hợp, những lợi ích dinh dưỡng của chúng vẫn còn là mơ hồ.)

Trong ví dụ này, suy luận mơ hồ xảy ra khi thuật ngữ "lành mạnh hơn" được sử dụng ở các nghĩa khác nhau: một liên quan đến việc thiếu các chất hóa học độc hại (thuốc trừ sâu), và một liên quan đến sự ưu việt dinh dưỡng. Sự giải thích của luận điểm phụ thuộc vào sự thay đổi ý nghĩa này, làm cho kết luận về lợi ích sức khỏe tổng thể của thực phẩm hữu cơ trở nên không chắc chắn và có thể dẫn đến hiểu nhầm.

Equivocation (lỗi suy luận mơ hồ)

Begging the question (đặt câu hỏi)

"Begging the question" là một lỗi suy luận trong đó kết luận của một luận điểm được giả định ngay trong một trong các giả thiết, thường là không có đủ bằng chứng hoặc hỗ trợ. Đơn giản là, luận điểm giả định sự đúng đắn của điều mà nó cố gắng chứng minh, dẫn đến lập luận vòng. Nó khá tương đồng với việc chúng ta hiểu là lỗi lập luận lòng vòng. 

Ví dụ:

"Social media platforms should be regulated more strictly because they have a negative impact on society. The harmful effects of social media are evident in the increasing rates of mental health issues among young people. Therefore, stricter regulations are necessary to protect the mental well-being of our youth."

(Các nền tảng truyền thông xã hội nên được điều chỉnh nghiêm ngặt hơn vì chúng có tác động tiêu cực đến xã hội. Các tác động có hại của mạng xã hội rõ ràng qua việc gia tăng tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở giới trẻ. Do đó, việc điều chỉnh nghiêm ngặt hơn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên.)

Trong ví dụ này, lập luận giả định rằng các nền tảng truyền thông xã hội có tác động tiêu cực đối với xã hội và liên kết trực tiếp giả thiết này với sự cần thiết của các quy định nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, giả thiết rằng mạng xã hội có tác động tiêu cực chưa được chứng minh hoặc hỗ trợ đầy đủ; nó chỉ đơn giản là giả định là đúng. Sự lập luận vòng này làm cho luận điểm trở nên không có căn cứ vì nó không cung cấp bằng chứng độc lập để chứng minh khẳng định ban đầu.

Begging the question (đặt câu hỏi)Xem thêm:

Luyện tập

Bài tập: Xác định lỗi lập luận về tính liên quan trong các lập luận dưới đây và phân tích lỗi ngụy biện.

Đề 1: Some people think that living in big cities is bad for people’s health. To what extent do you agree or disagree with this statement? Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience.

Lập luận cho đề này:

  1. People who argue that living in big cities is bad for health are just out-of-touch individuals who have never experienced the vibrant culture and opportunities of urban life. Their views are biased by their lack of understanding and exposure. It is clear that their opinions cannot be trusted, as they have no real experience living in a city.

  2. Millions of people choose to live in big cities around the world. If city living were truly unhealthy, so many people would not flock to urban areas. Clearly, the majority cannot be wrong about where they choose to live.

  3. While some say city living is unhealthy, we should focus on more pressing issues like the declining birth rates in our country. Addressing the health of urban residents distracts from the real problem of our shrinking population. It's more important to solve the demographic crisis than to worry about whether city life might be harmful.

Đề 2: People believe that they should be able to keep all the money they earn and should not pay tax to the state. To what extent do you agree or disagree with this statement? Give reasons for your answer and include any relevant examples from your own knowledge or experience.

Lập luận cho đề này:

  1. Imagine a single mother working three jobs just to make ends meet. She barely has enough money to feed her children, let alone save for their future. If she has to pay taxes on her meager income, her children will suffer even more. It's simply cruel to take money from someone who is struggling so much. Therefore, people should be able to keep all the money they earn and not pay taxes.

  2. Supporters of taxation think that if people are allowed to keep their own money, they will ignore the needs of the community and let everything fall into ruin. To explain, without taxes, society would collapse and there would be no roads, schools, or hospitals. This view is absurd because it assumes people are incapable of contributing to society voluntarily or that private organizations cannot provide these services efficiently.

  3. Politicians who support high taxes are only interested in increasing their own power and control over the economy. They want more tax revenue so they can fund their pet projects and secure votes from special interest groups. Their support for taxation has nothing to do with the public good and everything to do with their own personal ambitions. Therefore, we shouldn't have to pay taxes.

ĐÁP ÁN:

Đề 1:

Lập luận 1: Personal attack => Lập luận này tấn công vào lý lịch nơi sống những người giữ quan điểm này, thay vì giải quyết các lập luận hoặc bằng chứng thực tế về tác động sức khỏe của việc sống ở thành phố.

Lập luận 2: Bandwagon argument =>Lập luận này cho rằng vì nhiều người sống ở các thành phố, nên việc sống ở thành phố phải là tốt cho sức khỏe, làm cho nó trở thành một ngụy biện theo đám đông.

Lập luận 3: Red herring => Lập luận này giới thiệu một vấn đề không liên quan (tỷ lệ sinh giảm) để đánh lạc hướng khỏi chủ đề chính (tác động sức khỏe của việc sống ở thành phố), làm cho nó trở thành một ngụy biện đánh lạc hướng.

Đề 2:

Lập luận 1: Appeal to pity => Lập luận này kêu gọi sự thương cảm của độc giả đối với mẹ đơn thân và con cái cô ấy thay vì cung cấp một lập luận hợp lý chống lại thuế. Nó cố gắng kích thích phản ứng cảm xúc để thu được sự ủng hộ cho quan điểm.

Lập luận 2: Straw man => Lập luận này xuyên tạc lập luận ủng hộ thuế bằng cách cho rằng những người ủng hộ thuế tin rằng mọi người sẽ bỏ qua tất cả các nhu cầu cộng đồng và để xã hội sụp đổ nếu không có thuế. Nó đơn giản hóa lập luận thực tế, mà thường nhấn mạnh tính quan trọng của thuế trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ công bằng và đáng tin cậy, chứ không phải là niềm tin rằng cá nhân sẽ từ chối đóng góp tự nguyện hoàn toàn.

Lập luận 3: Attack the motive => Lập luận này tấn công vào động cơ của các chính trị gia ủng hộ thuế thay vì giải quyết các lập luận về lý do tại sao thuế có thể cần thiết để tài trợ cho dịch vụ công và cơ sở hạ tầng. Nó bác bỏ lập luận ủng hộ thuế bằng cách nghi ngờ tính chính trực và ý định của những người ủng hộ.

Tổng kết

Bài viết đã phân tích và trình bày các lỗi sai lập luận về tính liên quan mà người viết cần lưu ý trong quá trình luyện tập viết của mình. Người học có thể luyện tập với phần bài tập cung cấp để có thể nhận diện nhanh được các lỗi sai và đồng thời giúp nâng cao nhận thức về logic trong quá trình làm bài IELTS Writing task 2.


Tài liệu tham khảo:

  • Bassham, G., Irwin, W., Nardone, H., & Wallace, J. M. (2010). Critical thinking: A student’s introduction. McGraw-Hill.

  • Nikolopoulou, K. (2023, July 24). Equivocation Fallacy | Definition & Examples. Scribbr. Retrieved June 24, 2024, from https://www.scribbr.com/fallacies/equivocation-fallacy/

Tham vấn chuyên môn
Trần Hoàng ThắngTrần Hoàng Thắng
Giáo viên
Học là hành trình tích lũy kiến thức lâu dài và bền bỉ. Điều quan trọng là tìm thấy động lực và niềm vui từ việc học. Phương pháp giảng dạy tâm đắc: Lấy người học làm trung tâm, đi từ nhận diện vấn đề đến định hướng người học tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu