Từ vựng chủ đề Work và cách áp dụng vào IELTS Speaking Part 1

Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng chủ đề Work, đồng thời hướng dẫn cách ứng dụng những từ vựng này vào phần thi IELTS Speaking Part 1.
author
Nguyễn Thị Ngọc Hằng
07/03/2022
tu vung chu de work va cach ap dung vao ielts speaking part 1

Chủ đề “Work” là một trong những chủ đề thông dụng nhất trong bài thi IELTS, đặc biệt là ở phần thi IELTS Speaking part 1. Việc sử dụng đa dạng từ ngữ trong phần thi nói sẽ không chỉ giúp thí sinh tạo được ấn tượng với ban giám khảo mà còn giúp tăng điểm Lexical resource (Nguồn từ vựng), một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng của thí sinh trong bài thi IELTS Speaking part 1. Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng chủ đề Work, đồng thời hướng dẫn cách ứng dụng những từ vựng này vào phần thi IELTS Speaking Part 1.

Key takeaways

1. Clock in/ clock out: đến nơi làm việc/ rời nơi làm việc

2. A nine-to-five job: công việc văn phòng hoặc công việc cố định nhàm chán.

3. Work flexi-time: làm việc với thời gian linh hoạt

4. Shiftwork: công việc theo ca.

5. A dead-end job: công việc không có khả năng thăng tiến.

6. A workload: một khối lượng công việc.

7. A deadline: một hạn chót cho công việc.

8. A stress level: một mức độ căng thẳng

9. Be stuck behind a desk: bị mắc kẹt đằng sau bàn làm việc.

10. Climb the career ladder: leo lên nấc thang sự nghiệp.

tu-vung-chu-de-work-minh-hoa

Giới thiệu một số từ vựng chủ đề Work

Clock in/ clock out

“Clock in” và “Clock out” là hai phrasal verbs thường được dùng để nói về hành động “đến nơi làm việc” (clock in) và “rời nơi làm việc” (clock out). Đặc biệt là khi những hành động này được thực hiện thông qua việc chấm công bằng thẻ điện tử hoặc máy quét vân tay để ghi lại thời gian một người bắt đầu và kết thúc công việc của họ.

Ví dụ:

I often have to clock in at 9 AM and clock out at 8 PM. One time, I clocked in five minutes late and my boss looked very angry.

(Tôi thường điểm danh lúc 9 giờ sáng và rời chỗ làm lúc 8 giờ tối. Một lần, tôi đến trễ năm phút và sếp của tôi trông rất tức giận.)

A nine-to-five job

Ở các nước phương Tây, những công việc hành chính thường kéo dài 8 tiếng, bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều, từ thứ hai đến thứ sáu. Nếu sử dụng với nghĩa đen, “a nine-to-five job” nói về bất kỳ công việc hành chính nào, không bắt buộc phải bắt đầu lúc 9 giờ và kết thúc lúc 5 giờ chiều. Nếu sử dụng với nghĩa bóng, “a nine-to-five job” dùng để nói về công việc có tính chất cố định, lặp đi lặp lại hoặc nhàm chán.

Ví dụ:

She has a nine-to-five job at a small company located in the city center.

(Cô ấy có một công việc hành chính ở một công ty nhỏ nằm tại trung tâm thành phố.)

Work flexi-time

Khác với “nine-to-five job” nói về công việc cố định, “work flexi-time” là một cụm động từ mang nghĩa “làm việc với thời gian linh hoạt”. Với những công việc cho phép “work flexi-time”, giữa doanh nghiệp và và người đi làm sẽ tự thỏa thuận với nhau phạm vi thời gian để bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc, miễn là họ có thể đáp ứng làm việc đủ với số giờ đã thỏa thuận. Ví dụ, một người đi làm được yêu cầu làm việc 8 tiếng một ngày, nhưng họ không nhất thiết phải bắt đầu lúc 9 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều như những công việc cố định khác. Họ có thể làm việc linh hoạt trong hai khung giờ, chẳng hạn từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, và buổi tuối từ 7 giờ đến 11 giờ.

Ví dụ:

My father works flexi-time. He can work any time as long as he can ensure 8 hours of work every day.

(Cha tôi làm việc thời gian linh hoạt. Ông ấy có thể làm việc bất cứ lúc nào miễn là đảm bảo đủ 8 tiếng làm việc mỗi ngày.)

Shiftwork

“Shiftwork” tức là hình thức làm việc theo ca và thông thường sẽ có 2 loại ca chính, ca ban ngày (day shift) và ca ban đêm (night shift).

Ví dụ:

My mother is doing shiftwork. On Monday, she works on the night shift and on Tuesday, she works on the day shift.

(Mẹ tôi đang làm theo ca. Vào thứ Hai, bà ấy làm việc vào ca đêm, và vào thứ Ba, bà ấy làm việc vào ca ngày.)

A dead-end job

Khi nhắc đến “a dead-end job”, công việc đó có không mang đến tiềm năng phát triển trong tương lai và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Ví dụ:

My friend stopped working in the fast-food restaurant because he thought that it was a dead-end job.

(Bạn tôi đã nghỉ làm trong nhà hàng ăn nhanh vì anh ấy nghĩ rằng đó là một công việc không có tiềm năng phát triển và thăng tiến.)

tu-vung-chu-de-work-dead-end-job

A workload

“A workload” tức là khối lượng công việc mà một người hoặc một loại thiết bị phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai tính từ thường kết hợp với “a workload” là “light” (nhẹ) và “heavy” (nặng).

Ví dụ: The workload for the potential manager looked extremely heavy. (Khối lượng công việc cho người quản lý tiềm năng trông cực kỳ nặng nề.)

A deadline

“A deadline” tức là hạn chót phải hoàn thành một công việc gì đó. Có hai động từ thông dụng thường đi với “a deadline” là “meet a deadline” (hoàn thành đúng hạn) và “miss a deadline” (hoàn thành không đúng hạn).

Ví dụ: If you miss the deadline you can lose a chance to get promoted. (Nếu bạn không hoàn thành đúng thời hạn, bạn sẽ mất cơ hội được thăng chức.)

A stress level

Khi muốn nói đến mức độ căng thẳng trong công việc, thí sinh có thể sử dụng cụm danh từ “a stress level”.

Ví dụ: Working as a doctor requires him to deal with a high stress level because people’s lives depend on him. (Làm việc với tư cách là một bác sĩ đòi hỏi anh ấy phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao vì mạng sống của nhiều người phụ thuộc vào anh ấy.)

Be stuck behind a desk

Cụm từ “be stuck behind a desk” (bị mắc kẹt sau bàn làm việc) thường được dùng để nói về cảm giác chán nản của những nhân viên văn phòng hoặc bàn giấy, khi họ phải luôn ngồi một chỗ và không rời khỏi văn phòng.

Ví dụ: I hate being stuck behind a desk so I often refuse to work an office job. (Tôi ghét bị mắc kẹt sau bàn làm việc vì vậy tôi thường từ chối làm một công việc văn phòng.)

Climb the career ladder

“A career ladder” (nấc thang sự nghiệp) là một ẩn dụ cho sự thăng tiến trong công việc, từ những vị trí thấp nhất đến những vị trí cao hơn với mức lương và quyền hạn cao hơn nhưng cũng đòi hỏi kỹ năng tốt hơn và trách nhiệm lớn hơn. Động từ “climb” kết hợp với cụm danh từ “the career ladder” miêu tả hành động cố gắng để được thăng tiến trong sự nghiệp của người đi làm.

Ví dụ:

If you want to climb the career ladder, you should prioritize problem-solving and management skills.

(Nếu bạn muốn leo lên nấc thang sự nghiệp, bạn nên ưu tiên các kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý.)

Ứng dụng từ vựng chủ đề Work vào bài thi IELTS Speaking Part 1

tu-vung-chu-de-work-ap-dung

Câu hỏi: Do you work or study?

Well, I am working as a secretary at a multinational company in the city center. It is a nine-to-five job so I often have to clock in at 9 and clock out at 5. My job mostly involves preparing meeting materials and arranging working schedules for the director.

(À, tôi đang làm thư ký tại một công ty đa quốc gia ở trung tâm thành phố. Đó là công việc hành hính nên tôi thường cần phải có mặt lúc 9 giờ và kết thúc lúc 5 giờ. Công việc của tôi chủ yếu là chuẩn bị tài liệu họp và sắp xếp lịch làm việc cho giám đốc.)

Câu hỏi: Why do you choose that job?

The main reason why I choose to be a secretary is that the workload is quite light. Therefore, I do not have to cope with high stress levels and can have time for my family.

(Lý do chính khiến tôi chọn làm thư ký là khối lượng công việc khá nhẹ. Vì vậy, tôi không phải đương đầu với mức độ căng thẳng cao và có thể có thời gian dành cho gia đình.)

Câu hỏi: What do you dislike about your job?

Well, I have to admit that although the workload is not very heavy, sometimes I cannot stand being stuck behind a desk. However, I am glad that it is not a dead-end job because I still have chances to climb the career ladder.

(Vâng, tôi phải thừa nhận rằng mặc dù khối lượng công việc không quá nặng nhưng đôi khi tôi không thể chịu được việc bị mắc kẹt sau bàn làm việc. Tuy nhiên, tôi rất vui vì đó không phải là công việc không có cơ hội thăng tiến vì tôi vẫn còn cơ hội để leo lên nấc thang sự nghiệp.)

Câu hỏi: Would you like to change your job in the future?

Well, yes. I am getting bored with this nine-to-five job and I would like to work flexi-time. My friends advise me to do shiftwork but you know, I hate the night shift. I do not want to put my health at risk.

(Ừm, vâng. Tôi đang cảm thấy nhàm chán với công việc cố định này và tôi muốn làm việc linh hoạt. Bạn bè khuyên tôi làm theo ca nhưng bạn biết đấy, tôi ghét ca đêm. Tôi không muốn đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm.)

Câu hỏi: What is your typical day like at work?

I am a graphic designer so I can work flexi-time and do not have to clock in and clock out at any particular time. I often start my work in the afternoon when I do some research to gather ideas and after that I create designs. You know, I am often stuck behind a desk for hours with tight deadlines.

(Tôi là một nhà thiết kế đồ họa nên tôi có thể làm việc linh hoạt và không phải chấm công vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào. Tôi thường bắt đầu công việc của mình vào buổi chiều khi tôi thực hiện một số nghiên cứu để thu thập ý tưởng và sau đó tôi tạo ra các thiết kế. Bạn biết đấy, tôi thường bị mắc kẹt sau bàn làm việc hàng giờ liền với thời hạn công việc chặt chẽ.)

Bài tập vận dụng

Dịch những câu sau sang tiếng Anh

1. Tôi không muốn có một công việc cố định vì nó rất nhàm chán.

2. Công ty tôi đã đưa cho nhân viên cái thẻ điện tử này để điểm danh giờ ra và giờ vào.

3. Làm việc theo thời gian linh hoạt đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian tốt.

4. Tôi ghét làm việc theo ca, đặc biệt là ca đêm. Khi đó, tôi thường cảm thấy buồn ngủ và chỉ muốn nằm xuống.

5. Đối với những công nhân trong dây chuyền lắp ráp, đó là một công việc không có tiềm năng thăng tiến.

6. Khối lượng công việc quá lớn được coi là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhân viên từ chức.

7. Gần đây, em gái tôi đã đang làm việc với khối lượng công việc nặng nề để đáp ứng được thời hạn công việc.

8. Bạn có thể giảm mức độ căng thẳng bằng cách đi du lịch hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân của mình.

9. Sau khi bị mắc kẹt sau bàn làm việc trong nhiều năm, anh ta quyết định nghỉ việc và có một kỳ nghỉ dài.

10. Nhiều người có mong muốn leo lên nấc thang sự nghiệp để có thể nhận được mức lương và phúc lợi tốt hơn.

 Đáp án:

1. I do not want to have a nine-to-five job because it is very boring.

2. My company gave the staff this electronic card to clock in and clock out.

3. Working flexi-time requires good time-management skills.

4. I hate shiftwork, especially the night shift. At that time, I often feel sleepy and just want to lie down.

5. For assembly-line workers, it is a dead-end job.

6. Excessive workload is considered one of the key factors behind employees' resignations.

7. Recently, my sister has been working with a heavy workload to meet the deadline.

8. You can reduce the stress level by traveling or spending time on your personal hobbies.

9. After being stuck behind a desk for years, he decided to quit his job and take a long vacation.

10. Many people have a desire to climb the career ladder so that they can receive better salaries and benefits.

Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp cho người học những từ vựng chủ đề Work. Ngoài ra, tác giả cũng hướng dẫn cách ứng dụng những từ và cụm từ này vào phần thi IELTS Speaking Part 1 và giới thiệu một bài tập vận dụng giúp thí sinh nhớ lâu hơn và có thể sử dụng được trong phần thực hành Speaking của mình.

Để rút ngắn thời gian học tập, đạt điểm IELTS trong thời gian gấp rút. Người học có thể tham gia ôn thi IELTS cấp tốc tại ZIM để được hỗ trợ tối đa, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu