Banner background

Lexical resource là gì? Hướng dẫn cách học cho band 4-7 của IELTS Speaking

Bài viết này tập trung phân tích tiêu chí "Khả năng sử dụng từ vựng" (Lexical Resource) trong bài thi IELTS Speaking và đề xuất các phương pháp học tập hiệu quả cho từng trình độ.
lexical resource la gi huong dan cach hoc cho band 4 7 cua ielts speaking

Bài thi IELTS là một bài thi đánh giá về khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh dựa trên bốn kĩ năng, bao gồm nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 kĩ năng trên đều yêu cầu thí sinh có nền tảng về từ vựng trong bài thi IELTS như một biểu hiện của sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ. Xét đến kĩ năng nói, tiêu chí lexical resource là một yếu tố đặc biệt quan trọng, vì sự thông hiểu về từ vựng giúp một người giao tiếp, truyền tải suy nghĩ một cách linh hoạt và hiệu quả. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tiêu chí từ vựng trong bài IELTS Speaking và phân tích những phương pháp học tập hiệu quả cho các trình độ khác nhau.

Tổng quan về vốn từ vựng (lexical resource)

Tiêu chí Lexical resource là gì?

Đầu tiên, thí sinh cần hiểu rõ ràng từ vựng (lexical resource) là gì. “Lexical” mang nghĩa “liên quan tới từ vựng”, “Resource” mang nghĩa “nguồn tài nguyên rộng và đa dạng”. Như vậy, Lexical resource là khả năng sử dụng từ vựng đa dạng và phong phú để đáp ứng yêu cầu của nhiều chủ đề khác nhau trong bài thi IELTS.

Thực tế, rất nhiều thí sinh khi đi thi thường gặp áp lực trong việc chọn từ vựng, họ chọn các từ đơn lẻ và đặc biệt khó để khẳng định khả năng ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên, “lexical resource” không nhất thiết và đôi khi không được thể hiện ở những cách sử dụng từ khó. “Lexical resource” của một người thể hiện qua cả độ đa dạng (range), sự linh hoạt và chuẩn xác trong nghĩa (flexibility and precision of meaning), sử dụng cụm biểu đạt (idiomatic expressions usage), biến đổi câu hỏi (paraphrase), văn phong (style) và cụm từ (collocation).

Tiêu chí Lexical resource là gì?Yếu tố tạo nên Lexical resource

Trong đó, các cụm biểu đạt là sự kết hợp của các từ trong tiếng anh mà có thể tạo thành 1 nghĩa mới. Các cụm biểu đạt đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bài nói, vì chúng khiến văn phong của thí sinh được tự nhiên và mềm mại hơn.

Ví dụ 1:

  • Bring (v): mang

  • Up (prep): lên

  • Bring up (phrasal verb): nuôi lớn

Ví dụ 2:

  • Money (n): tiền

  • Talk (v): nói

  • Money talks (idiom): ám chỉ việc những người có tiền được hưởng quyền lợi lớn đi kèm

Hầu hết thí sinh đã quen với các từ, nhưng ít người có thể sử dụng được linh hoạt những cụm biểu đạt này. Thực tế, việc sử dụng được chính xác và hiệu quả các cụm biểu đạt sẽ giúp phong cách nói của thí sinh tự nhiên hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng những từ vựng đơn nâng cao. Tuỳ với mỗi mục tiêu điểm số, sẽ có những yêu cầu khác nhau về số lượng hay độ chính xác của các tiêu chí được liệt kê bên trên.

Đánh giá tiêu chí Lexical resource trên khung điểm bài thi nói IELTS

Bài viết này sẽ đào sâu phân tích các đặc điểm của từ vựng nói từ band 4.0 tới band điểm 7.0. Dưới đây là bảng tiêu chí chấm điểm được công bố bởi hội đồng tổ chức thi IELTS.

4.0

6.0

  • Is able to talk about familiar topics but can only convey basic meaning on unfamiliar topics and makes frequent errors in word choice 

  • rarely attempts paraphrase

  • Has a wide enough vocabulary to discuss topics at length and make meaning clear inspite of inappropriacy. 

  • Generally paraphrases successfully. 

5.0

7.0

  • Manage to talk about familiar and unfamiliar topics but uses vocabulary with limited flexibility. 

  • Attempts to use paraphrase but with mixed success.

  • Uses vocabulary resource flexibly to discuss a variety of topics 

  • Use some less common and idiomatic vocabulary and shows some awareness of style and collocation, with some inappropriate choices 

  • Use paraphrases effectively

Từ khung điểm trên, ta nhận ra một vài tiêu chí đặc biệt quan trọng, đó là tính linh hoạt của ngôn ngữ (dùng được cho đa dạng chủ đề), khả năng dùng từ lạ và cụm biểu đạtkhả năng biển đổi từ vựng của câu hỏi. Trong đó mức điểm 4.0 và 5.0 chưa đạt được sự linh hoạt trong sử dụng từ vựng, thể hiện ở chưa biến đổi được câu hỏi hiệu quả và chưa ứng biến được ở các chủ đề khó. Trong khi đó, ở mức điểm 6.0 và 7.0, thí sinh đã có thể truyền tải nội dung hiệu quả qua việc sử dụng từ vựng linh hoạt cho nhiều chủ đề và có thể biến đổi câu hỏi.

Chi tiết về mỗi mức điểm sẽ được đề cập ở những phần tiếp. Tuy nhiên, để có thể đánh giá dễ nhất trình độ của bản thân, thí sinh có thể tự hỏi bản thân ba câu hỏi:

  • Mình đã có thể biến đổi câu hỏi (paraphrase) bằng các từ đồng nghĩa hay cấu trúc đồng nghĩa một cách hiệu quả và dễ hiểu hay chưa? 

  • Mình đã đủ từ vựng để trả lời cho những chủ đề lạ chưa?

  • Mình đã sử dụng được từ vựng đủ chuẩn để đối phương/ người nghe hiểu được hay chưa?

Nếu như câu trả lời cho cả 3 câu hỏi trên là “rồi”, khả năng của của thí sinh đang ở mức từ 6.0 trở lên, nếu như câu trả lời là “chưa”, thì khả năng của thí sinh đang ở mức từ 5.0 trở xuống và cần có những phương pháp học tập khác.

Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 4.0, 5.0 cần lên 6.0

Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 4.0, 5.0 cần lên 6.0Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 4.0, 5.0 cần lên 6.0

Các thí sinh ở trình độ 4.0 của tiêu chí Lexical resource trong bài thi nói IELTS thường có một số đặc điểm như sau:

  • Có thể trả lời được các câu hỏi part 1 nhưng rất ngắn và không sử dụng được nhiều từ vựng. Không thể trả lời hầu hết các câu hỏi part 3 trừ khi giám khảo giải thích rõ nghĩa. 

  • Do thiếu từ vựng, người nói phải đoán nghĩa từ nhiều, dẫn tới việc sử dụng sai từ và gây khó hiểu cho người nghe.

  • Ở mức điểm 4.0, người nói chưa cần có nhận thức về từ vựng khó hay các cụm biểu đạt.

Các thí sinh ở trình độ 5.0 thường có một số đặc điểm như sau:

  • Có thể trả lời ngắn được các câu hỏi part 1 đơn giản nhưng gặp nhiều khó khăn trong các chủ đề khó. Hầu hết các câu trả lời part 3 đủ truyền tải thông tin nhưng rất ngắn.

  • Nhiều từ là dịch thô từ tiếng Việt sang tiếng Anh, có thể gây khó hiểu cho người đọc và lặp đi lặp lại nhiều.

  • Người nói hiếm khi sử dụng được cụm biểu đạt, có cố gắng thay đổi câu hỏi nhưng còn gây khó hiểu, có cố gắng sử dụng collocation dù sai nhiều và gây khó hiểu.

Với 2 trình độ này, thí sinh chưa cần quá chú trọng đến từ khó, từ hay, hoặc các cụm biểu đạt mà nên dành nhiều sự chú ý cho những từ đơn giản nhưng giúp diễn đạt được ý tưởng để trả lời câu hỏi. Thí sinh có thể học từ vựng IELTS theo ba nguyên tắc vừa sức, hệ thống và có ứng dụng.

Học từ vừa sức

Đầu tiên, trình độ 4.0 và 5.0 đang tương đương với mức độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu CEFR. Việc cố gắng học những từ quá khó ở mức độ C1, C2 sẽ không hiệu quả. Thực tế, các từ vựng mà nhóm thí sinh này nên hướng đến chỉ nên ở mức độ cao nhất là B2. Các từ vựng ở B2 thường sẽ đơn giản, ngắn và dễ phát âm hơn, đồng nghĩa với việc thí sinh sẽ có thể nhớ được nhanh hơn và phát âm dễ hiểu hơn.

Để tìm kiếm các từ vựng ở trình độ B2, thí sinh có thể:

  • Tham khảo các bài đọc cho trẻ em. Các từ vựng ở bài đọc cho trẻ em thường ngắn gọn, dễ hiểu, từ vựng không quá phức tạp.

  • Sử dụng bảng phân chia từ vựng của The Oxford 3000, phân chia từ vựng theo các cấp độ từ A1 – B2.

  • Hầu hết các tài liệu trên mạng sử dụng từ vựng khó, lượng tài liệu cho mức điểm 4.0 5.0 chưa nhiều. Nếu như gặp bài đọc quá khó và muốn sử dụng những từ vựng đơn giản hơn, người đọc có thể sử dụng trang web Rewordify để tìm các từ vựng đơn giản hơn từ văn bản.

Học từ một cách hệ thống

Theo như từ điểm Mariam-Webster, tiếng Anh có xấp xỉ 470,000 từ. Việc học một lượng lớn từ vựng như vậy là không thể và cũng không cần thiết. Với mục tiêu học từ vựng để hoàn thành bài thi IELTS, ta cần học cách chọn lọc từ vựng và sắp xếp từ hợp lý.

Đầu tiên, ta có thể sắp xếp từ vựng dựa trên chủ đề. Các chủ đề sẽ thay đổi qua thời gian, tuy nhiên chúng thường sẽ xoay quanh một số chủ đề chính, bao gồm: Học tập – làm việc, sở thích cá nhân, tính cách con người, môi trường – tự nhiên, nơi chốn, trải nghiệm tích cực, trải nghiệm tiêu cực, …

Topic từ vựngChủ đề từ vựng thí sinh có thể lập bảng hệ thống các từ vựng theo bảng sau:

Chủ đề

Số thứ tự

Từ vựng + dạng từ

Nghĩa tiếng việt

Ví dụ

Khi hệ thống từ vựng, việc có ví dụ là đặc biệt quan trọng. Ví dụ có thể là một câu chứa từ mới hoặc một đoạn văn ngắn. Việc đưa ví dụ vào danh sách từ vựng sẽ giúp thí sinh đặt từ mới vào trong ngữ cảnh, để không chỉ hiểu nghĩa mà còn thực sự hiểu cách sử dụng từ mới đó. Ứng dụng bảng trên với chủ đề Học tập (study), ta có bảng từ sau:

Study

STT

Từ vựng + dạng từ

Nghĩa tiếng việt

Ví dụ

1

Major (v/n)

Chuyên ngành

Học ngành

  • I major in English teacher education

  • My major is English teacher education

Bên cạnh đó, ta có thể học từ vựng theo mục đích sử dụng. Trong bài thi IELTS, thường các bài nói được phát triển theo cách trả lời các câu hỏi “bao giờ” (when), “ở đâu” (where), hoặc liên quan tới sở thích cả nhân hay cảm xúc. Ta có thể học từ vựng theo các nhóm từ này, sử dụng chính những bảng bên trên.

Ví dụ với mục đích miêu tả thời gian, ta có thể hệ thống từ vựng về when bao gồm các cụm từ chỉ tẩn suất hay các cụm từ chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai.

When

STT

Từ vựng + dạng từ

Nghĩa tiếng việt

Ví dụ

1

Once in a while

Đôi lúc

I go to the cinema once in a while

Cụm once in a while chỉ thời gian và có thể ghép vào rất nhiều các chủ đề từ part 1, part 2 tới part 3. Ví dụ:

  • Do you like watching films?

  • I don’t really like watching films. I only go to the cinema once in a while.

  • Do you like to look at the sky?

  • I like insects a lot but I busy so I can only watch the sky once in a while.

Học từ và ứng dụng từ

Trong quá trình học tập, việc ôn luyện và tối quan trọng để có thể ghi nhớ được từ. Để có thể ghi nhớ được nhiều từ vựng nhất trong ít thời gian nhất, ta cần có kế hoạch học tập đề cao tính ứng dụng của từ. Điều này đồng nghĩa với việc học từ theo phương pháp truyền thống – đọc và học thuộc là thiếu khoa học.

Ví dụ với một thí sinh A có mức học là 5 từ mới một ngày. Để có thể luyện tập hiệu quả, thí sinh A nên ứng dụng phương pháp YTT (yesterday – today – tomorrow) 

Giả sử bạn A có danh sách 20 từ về chủ đề study. Bạn có thể sắp xếp kế hoạch học tập như sau:

Ngày

Nội dung học tập

1

T (today): học từ 1 – 5 trong danh sách bằng cách đặt các câu (nói ra hoặc viết lại) chứa 5 từ mới đó.

T (tomorrow): đọc lướt nghĩa của 5 từ tiếp theo trong danh sách.

2

Y (yesterday): đặt thật nhanh 5 câu chứa từ mới 1 – 5 đã học hôm qua mà không nhìn nghĩa từ.

T (today): học từ 6 – 10 trong danh sách bằng cách đặt các câu (nói ra hoặc viết lại) chứa 5 từ mới đó.

T (tomorrow): đọc lướt nghĩa của 5 từ tiếp theo trong danh sách.

3

Y (yesterday): đặt thật nhanh 5 câu chứa từ mới 6 – 10 đã học hôm qua mà không nhìn nghĩa từ.

T (today): học từ 11 – 15 trong danh sách bằng cách đặt các câu (nói ra hoặc viết lại) chứa 5 từ mới đó.

T (tomorrow): đọc lướt nghĩa của 5 từ tiếp theo trong danh sách.

4

Nếu duy trì được thói quen này, mỗi từ vựng thí sinh A sẽ được ôn lại 3 lần và được liên tục ứng dụng vào trong các câu. Như vậy, khả năng ghi nhớ của thí sinh sẽ tăng lên theo thời gian. Sau khi đã quen với nhịp điệu, thí sinh có thể nâng số lượng từ cần nhớ mỗi ngày để tăng tốc độ học từ.

Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 6.0 muốn lên 7.0+

Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 6.0 muốn lên 7.0+Tiêu chí Lexical resource ở mức điểm 6.0 muốn lên 7.0+

Các thí sinh ở trình độ 6.0 của tiêu chí từ vựng trong bài thi IELTS Speaking thường có một số đặc điểm như sau:

  • Ở trình độ này, thí sinh có thể sử dụng từ vựng để giải quyết hầu hết các chủ đề. Đôi khi gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi của part 3 hoặc những chủ đề lạ hơn, tuy nhiên vẫn có thể truyền đạt được thông tin cơ bản.

  • Nhìn chung có thể biểu đạt được suy nghĩ của bản thân dù đôi lúc vẫn lựa chọn sai từ, tuy nhiên không gây khó khăn cho người nghe. Các lỗi sai về từ có thể là kết quả của việc cố gắng mở rộng câu trả lời.

  • Có sử dụng được một số cụm biểu đạt cơ bản thường gặp, có thể đôi lúc dùng sai, tuy nhiên không gây khó khăn cho người nghe.

  • Có cố gắng biến đổi câu hỏi, đôi khi sử dụng những từ chưa chuẩn xác hoặc dài dòng hơn nhưng nhìn chung vẫn có thể truyền tài được ý chính.

Như vậy, ở trình độ 6.0, thí sinh không cần thiết phải hướng đến sự hoàn hảo, chính xác 100% mà cần đề cao hơn về tính dễ hiểu trong cách sử dụng từ và tính linh hoạt trong sử dụng từ.

Các thí sinh ở trình độ 7.0 tiêu chí Lexical resource có một số các đặc điểm sau đây:

  • Có đủ vốn từ vựng và có thể bàn luận sâu cho đa dạng các chủ đề. Đôi khi thiếu từ vựng cho những chủ đề đặc biệt khó. Có thể sử dụng từ linh hoạt với nhiều nghĩa thay vì chỉ một nghĩa cơ bản.

  • Có thể sử dụng các cụm biểu đạt cơ bản và dùng sai một số các cụm biểu đạt ít phổ biến hơn. Có nhận thức về văn phong (lịch sự hay không lịch sự), đôi khi có thể sử dụng văn phong chưa phù hợp.

Nhìn chung ơ trình độ Lexical resource 6.0, 7.0+, thí sinh đã có thể truyền tải được suy nghĩ của bản thân dù còn gặp khó khăn ở một số chủ đề khó. Đối với các mức điểm từ 6,0 trở lên, yếu tố “linh hoạt” trong cách sử dụng từ là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, thí sinh cần có đủ từ vừng để bàn luận một vấn đề một cách sâu sắc. Cuối cùng, thí sinh cần có nhận thức tốt hơn về các từ ít phổ biến và văn phong.

Học từ một cách linh hoạt

Một tiêu chí khi chấm điểm đó chính là thí sinh có đủ vốn từ vựng để giải quyết nhiều dạng bài. Một trong những cách đơn giản và ít tốn thời gian để có đủ từ vựng cho mọi dạng bài đó chính là phương pháp tư duy bằng tiếng Anh.

Các chủ đề nói trong bài thi IELTS thường khá thân thuộc. Trong part 1, các câu hỏi thường liên quan tới chính bản thân thí sinh, ví dụ như những câu hỏi về sở thích cá nhân, mục tiêu cá nhân, cuộc sống đời thường, … Trong part 2, các câu hỏi sẽ rộng hơn nhưng vẫn mang tính cá nhân, ví dụ như miêu tả một lần bạn gặp khó khăn hay miêu tả một trải nghiệm thú vị. Nói cách khác, ta đều đã ít nhiều đã có suy nghĩ về vấn đề này trong quá khứ, chỉ là trong hầu hết tình huống, ta tư duy bằng tiếng Việt.

Để quá trình luyện tập cho bài thi nói IELTS đỡ gian nan và tốn thời gian hơn, ta có thể học cách suy nghĩ về hoạt động đời thường của mình bằng tiếng Anh. Như vậy, thí sinh sẽ liên tục được ôn lại từ vựng và có sẵn những ý tưởng bằng tiếng Anh trong đầu. Quan trọng nhất, thay vì phải học lan man từ vựng bên ngoài, ta sẽ có thể tìm được các từ vựng dựa trên những ý tưởng của mình và có thể sử dụng được. Để có thể làm được thực hiện phương pháp này, thí sinh có thể bám theo một số bước sau:

Xác định chủ đề

Thí sinh có thể chọn bất kì chủ đề nào mà mình muốn, có thể là những chủ đề quen thuộc thường gặp hoặc những nội dung mới, gây tranh cãi trong cuộc sống. Nếu không, ta hoàn toàn có thể bám sát theo các chủ đề của bài thi IELTS speaking. Trong quá trình học, ta nên đặt chỉ tiêu mỗi ngày đào sâu được ít nhất một chủ đề.

Ví dụ: Thí sinh B chọn chủ đề về “kĩ năng” (skills).

Hình thành tư duy

Sau khi đã xác định được phạm vi của chủ đề, ta cần đào sâu để phân tích chủ đề này một cách đầy đủ. Để có thể làm được điều này, ta cần sử dụng đến phương pháp đặt câu hỏi đa chiều. Các câu hỏi đa chiều thường được phân dựa trên 6 khía cạnh chính: what (cái gì), why (tại sao), how (như thế nào), where (ở đâu), who (ai), và when (khi nào).

1W1H

Phương pháp đặt câu hỏi đa chiều

  • Câu hỏi phổ biến nhất sẽ là câu hỏi “what” (cái gì) và “who” (ai). Hai loại câu hỏi này thường được sử dụng để tìm kiếm những đối tượng hay những người liên quan hoặc chịu ảnh hưởng bởi vấn đề. Ví dụ với chủ đề “kĩ năng”, ta xây dựng những câu hỏi để xác định đối tượng liên quan tới chủ đề. Dưới đây là một số câu hỏi mẫu:

  • What are soft skills? What do they include?

  • What is the most important skills at workplace?

  • Who needs those skills?

  • … 

Như vậy, ta đang phân tích và đào sâu hơn chủ đề “kỹ năng” qua các câu hỏi và dần hình thành suy nghĩ của mình về chủ đề đó. Sau khi đặt câu hỏi, ta sẽ xây dựng những câu trả lời ngắn (khoảng tầm 2-3 câu trong đầu) hoặc tìm kiếm một ví dụ minh chứng. Ta có thể trả lời đơn giản như sau:

  • What do soft skills include? 

  • Soft skills includes communication skills, problem-solving skills or collaboration skills. They are very critical.

  • Who need those skills? 

  • Everyone needs those skills, they are very important. For example, people needs communication skills to work effectively with other people.

Từ 2 ví dụ trên, ta nhận thấy các cấu trúc ngữ pháp đều rất cơ bản. Thực chất, hoạt động này là để giúp thí sinh đào sâu tư duy và ôn tập từ vựng, đồng thời tìm kiếm các từ vựng mà mình cần cho một chủ đề nhất định. Do vậy, ta không cần đặt quá nhiều chú trọng vào việc nghĩ được câu ngữ pháp khó mà nên tập trung nhiều hơn vào ý và từ.

  • Tương tự, ta có thể xây dựng câu hỏi “how” (như thế nào) để tìm kiếm phương pháp thực hiện một việc và đặt câu hỏi “why” (tại sao) để tìm nguyên nhân của một vấn đề. Sau khi ứng dụng dạng câu hỏi này vào chủ đề, ta có được các câu hỏi và cách trả lời như sau:

  • Why are soft skills important?

  • Soft skills are important because they help people communicate more effectively. They help people think critically and solve problems.

  • How can people improve their soft skills?

  • People can improve their soft skills by joining social activities or working part-time. They can also join in classes on soft skills.

  • Câu hỏi “when” và “where” hướng tới thời gian và nơi chốn của một hành động. Ví dụ:

  • When should people start learning soft skills?

  • Where can people learn soft skills?

Bằng cách ứng dụng phương pháp này, thí sinh sẽ dần phát triển tư duy đa chiều và học cách đào sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề. Đồng thời, nếu có bất kì khó khăn nào về mặt từ vựng, thí sinh có thể chủ động ghi lại để tìm kiếm từ, khi đó các từ mới mà ta học được sẽ phục vụ đúng những nhu cầu của mình từ đó mà có thể được ứng dụng dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm: Cách trả lời IELTS Speaking Part 1 với phương pháp 5W1H.

Tổng hợp bằng sơ đồ tư duy

Với những ý tưởng có được trong ngày, thí sinh cần lưu trữ lại các thông tin để có thể ghi nhớ lâu dài từ vựng. Thí sinh hoàn toàn có thể ghi chú từ vựng theo phương pháp truyền thống, tuy nhiên việc áp dụng sơ đồ tư duy (mindmap) sẽ hiệu quả hơn. Điều này là do phương pháp truyền thống chỉ cung cấp cho thí sinh danh sách từ, còn sơ đồ tư duy có thể lưu trữ cả mối quan hệ giữa các từ vựng đó cùng với nhiều hình hoạ.

Tổng hợp bằng sơ đồ tư duy

Nâng cấp từ vựng

Ở trình độ cao hơn, giảm khảo dần yêu cầu thí sinh có nhận thức tốt hơn về từ lạ và cụm biểu đạt hay collocation. Tuy nhiên, lượng từ vựng khó và cụm biểu đạt trong tiếng Anh là vô vàn, vậy nên nếu học để tham gia kì thi IELTS, ta cần có chiến lược khác.

Tương tự với cách học của thí sinh ở trình độ 4.0 – 5.0, thí sinh ở trình độ 6.0 – 7.0+ vẫn có thể học từ vựng theo mục đích sử dụng. Do các chủ đề thường xoay quanh những câu hỏi về “bao giờ” (when), “ở đâu” (where), hoặc liên quan tới sở thích cả nhân hay cảm xúc, thí sinh có thể tìm kiếm các cụm biểu đạt liên quan tới nhóm mục đích này. Ví dụ như sau:

NEGATIVE FEELINGS

STT

Từ vựng + dạng từ

Từ đồng nghĩa

Ví dụ

1

To be let down 

To be disappointed

I was let down when I heard the news

Khác với bảng từ vựng ở trình độ 4.0 – 5.0, các thí sinh ở trình độ cao hơn nên ghi nhớ những từ mới dựa vào vốn từ vựng tiếng Anh sẵn có của mình. Đây sẽ là cách tốt để thí sinh ghi nhớ các cụm từ tiếng Anh đồng nghĩa để dễ dàng biến đổi câu trả lời.

Bên cạnh đó, người đọc nên đặc biệt ưu tiên tìm kiếm các cụm từ trong các bài nói IELTS mẫu, điển hình là những bài mẫu trong sách IELTS Speaking Review của anh ngữ ZIM. Bằng cách học từ qua bài mẫu, thí sinh sẽ không chỉ hiểu nghĩa từ mà còn hiểu ngữ cảnh phù hợp để sử dụng từ cũng như văn phong của từ mới. Việc này sẽ giúp thí sinh sử dụng từ chuẩn xác hơn và tự nhiên hơn.

Tham khảo thêm: Phân tích và gợi ý hướng cải thiện tiêu chí Lexical Resource từ band 6 lên 7 trong IELTS Speaking.

Tổng kết

Tổng kết lại, ta đã hiểu được một số yếu tố quan trọng phân biệt mức điểm 4.0, 5.0, 6.0 và 7.0+ cho tiêu chí từ vựng (Lexical Resource). Thí sinh ở mỗi trình độ sẽ có những đặc điểm khác nhau, và do vậy cũng cần có các phương pháp học tập khác nhau. Thí sinh nên đánh giá kĩ lưỡng năng lực bản thân của mình và chọn phương pháp phù hợp nhất để có thể tối ưu hoá quá trình luyện thi IELTS.

Tạ Phương Thảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...