Khung tham chiếu CEFR là gì? Định nghĩa và phương pháp để học IELTS tốt hơn
Việc xác định được năng lực ngôn ngữ tương đương với band điểm IELTS tương ứng, chọn tài liệu sao cho phù hợp với trình độ và vạch ra kế hoạch học tập là một trong những khó khăn đối với những người mới bắt đầu học IELTS. Bài viết này sẽ phân tích các vấn đề trên và cung cấp một số giải pháp dựa trên Khung tham chiếu CEFR.
Key Takeaways
Khung tham chiếu CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của người học theo 06 cấp bậc bắt đầu từ A1 (mới bắt đầu) đến C2 (người sử dụng thành thạo ngôn ngữ). Ở mỗi cấp bậc, người học cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ với các mục đích như giới thiệu cơ bản (A1), Trao đổi thông tin trực tiếp (A2), giải thích kế hoạch (B1), sử dụng ngôn ngữ linh hoạt (C1), diễn đạt ngôn ngữ rất trôi chảy (C2).
Mỗi cấp độ cần một lượng thời gian luyện tập nhất định, thông thường mất khoảng 100 - 300 giờ học để có thể lên được một cấp độ.
Các khó khăn của người mới bắt đầu học IELTS như xác định band điểm tương ứng với năng lực ngôn ngữ, chọn tài liệu bổ sung phù hợp, tính toán khoảng thời gian học tập phù hợp. Tất cả có thể được giải quyết bởi Khung CEFR, bằng cách người học xác định band điểm, tài liệu học tập, thời gian rèn luyện qua các cấp bậc có trong Khung CEFR.
Tổng quan về khung CEFR
Khung CEFR (The Common European Framework of Reference for Languages) là một tiêu chuẩn quốc tế nhằm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ được chia thành 06 bậc từ cấp độ A1 (người mới bắt đầu) cho đến cấp độ C2 (người đã thành thạo ngôn ngữ).
Khung CEFR (The Common European Framework of Reference for Languages) được thiết kế giúp người học ngôn ngữ một phần nào đó xác định trình độ hiện tại của mình và ước lượng được số thời gian cần học để đạt được cấp độ ngôn ngữ mong muốn.
Ngày nay có rất nhiều bài thi được thiết kế dựa trên Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu, và có thể quy đổi sang các cấp độ ngôn ngữ trên Khung tham chiếu này.
Phân tích các cấp độ cụ thể trên Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu
Theo British Council, ở mỗi cấp độ trong Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu yêu cầu người học cần sử dụng một ngữ với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như sau:
Người học ở trình độ A1 có thể:
Hiểu và sử dụng các cách diễn đạt phổ biến hằng ngày và các cụm câu đơn giản cho các nhu cầu tức thì.
Giới thiệu bản thân và người khác, hỏi các câu hỏi về thông tin cá nhân, như nơi người khác sống, vật dùng họ có và những người họ biết.
Nếu người đối diện giao tiếp chậm rãi, rõ ràng, người học ở trình độ A1 có thể giao tiếp lại ở một mức độ đơn giản.
Người học ở trình độ A2 có thể:
Có thể nói về một số chủ đề đơn giản như thông tin về bản thân cũng như gia đình, shopping, các địa điểm ưa thích, công việc,…
Giao tiếp về những vấn đề hàng ngày với những câu đơn giản, trao đổi thông tin trực tiếp về những vấn đề quen thuộc.
Mô tả các vấn đền đơn giản trong quá khứ , các vấn đề về môi trường và các nhu cầu tức thì.
Người học ở trình độ B1 có thể:
Có thể hiểu ý chính của một đoạn văn trong một ngôn ngữ chuẩn về các chủ đề quen thuộc có thể là công việc, học vấn, giải trí,…
Có thể đối phó với hầu hết các tình huống có thể phát sinh trong chuyến đi đến các khu vực sử dụng ngôn ngữ này.
Có thể tạo ra các văn bản đơn giản, mạch lạc về các chủ đề quen thuộc hoặc yêu thích.
Có thể mô tả kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn và nguyện vọng, cũng như giải thích ngắn gọn ý kiến hoặc giải thích kế hoạch.
Người học ở trình độ C1 có thể:
Có thể hiểu nhiều loại văn bản dài hơn, đòi hỏi nhiều hơn và nhận ra ý nghĩa tiềm ẩn trong đó.
Có thể thể hiện bản thân một cách trôi chảy và tự nhiên mà không cần phải tìm kiếm cách diễn đạt phù hợp một cách rõ ràng.
Có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, học tập và nghề nghiệp.
Có thể tạo ra văn bản rõ ràng, có cấu trúc tốt, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện việc sử dụng đúng các mô hình tổ chức, trình kết nối và các thiết bị gắn kết.
Người học ở trình độ C2 có thể:
Có thể hiểu một cách dễ dàng mọi thứ như nghe hoặc đọc.
Có thể tóm tắt thông tin và lập luận từ các nguồn nói và viết khác nhau, đồng thời trình bày chúng một cách mạch lạc và ngắn gọn.
Có thể diễn đạt bản thân một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt các sắc thái ý nghĩa tốt hơn ngay cả trong những tình huống phức tạp hơn.
Số giờ cần học và luyện tập tương ứng với từng cấp độ trong Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu
Hình 2. 1 Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu theo Cambridge.
Bức ảnh trên cho người học thấy được số giờ học và luyện tập mà một người học cần phải tích lũy để đạt được một cấp độ tương ứng.
Cụ thể, một người mới bắt đầu học ngôn ngữ cần:
90 - 100 giờ học để đạt được cấp độ A1
180 -200 giờ học để đạt được cấp độ A2
350 - 400 giờ học để đạt được cấp độ B1
500 - 600 giờ học để đạt được cấp độ B2
700 - 800 giờ học để đạt được cấp độ C1
1000 - 1200 giờ học để đạt được cấp độ C2
Tuy nhiên, nếu người học đã ở trình độ A1 thì họ cần khoảng 90 - 100 giờ học để đạt đến trình độ A2. Tương tự như vậy, người học ở trình độ A2 cần luyện tập khoảng 150 - 200 giờ học để đạt đến trình độ B1. Và người học ở trình độ B1 cần tích lũy thêm 150 - 200 giờ học đến có thể nâng cấp lên cấp độ B2. Khi người học ở cấp độ B2, nếu muốn đạt đến cấp độ C1, người học cần học trong khoảng 200 giờ học. Và để đạt đến cấp độ cuối cùng trong khung tham chiếu (C2) , người học cần học trong khoảng 300 - 400 giờ học khi đã ở trình độ C1.
Giải quyết một số vấn đề cho người vừa bắt đầu học IELTS
Việc am hiểu khung CEFR mang lại rất nhiều giá trị cho nhiều người học tiếng Anh, đặc biệt là người vừa chuyển sang học IELTS.
Người chuyển sang học IELTS thường gặp khó khăn nhất ở việc xác định trình độ, tài liệu phù hợp cũng như khoảng thời gian cần học.
Tác giả sẽ phân tích từng khó khăn của những người vừa chuyển sang học IELTS cũng như trình bày giải pháp dựa trên khung CEFR.
Xác định trình độ hiện tại
Vấn đề
Người mới bắt đầu học IELTS thường cảm thấy mơ hồ về trình độ hiện tại và không biết với năng lực ngôn ngữ hiện tại sẽ tương đương với thang điểm nào trong IELTS.
Ngoài việc làm bài test ở các trung tâm tiếng Anh, người đọc hoàn toàn có thể tự xác định số điểm IELTS tương đương với năng lực ngôn ngữ hiện tại như sau.
Giải pháp #1: Dựa trên năng lực ngôn ngữ hiện tại.
Người mới bắt đầu học IELTS có thể lấy năng lực ngôn ngữ của mình quy đổi sang khung tham chiếu CEFR, sau đó tiếp tục quy đổi sang thang điểm IELTS tương ứng.
Ví dụ:
Nếu người học đã có thể tạo ra các văn bản đơn giản, mạch lạc về các chủ đề quen thuộc hoặc yêu thích, hiểu ý chính của một người đoạn văn, có thể mô tả kinh nghiệm, mong muốn, nguyện vọng,… thì rất có thể năng lực ngôn ngữ của người đọc đang ở cấp độ B1 trên thang điểm CEFR (xem lại cách xác định trình độ CEFR ở mục trên).
Tiếp theo, khi đã xác định được năng lực ngôn ngữ hiện tại ở cấp độ B1, người đọc có thể quy đổi năng lực ngôn ngữ ở cấp độ hiện tại sang thang điểm IELTS tương đương, qua đó người đọc có thể xác định được thang điểm IELTS tương ứng với trình độ tiếng Anh hiện tại.
Quay lại với ví dụ trên, người đọc đã xác định được trình độ hiện tại đang ở cấp độ B1, ở trình độ B1, thang điểm IELTS tương ứng sẽ từ 4.0 -5.0 điểm.
Vì vậy, với việc am hiểu được Khung tham chiếu CEFR, người mới chuyển sang học IELTS hoàn toàn có thể xác định được thang điểm tương ứng với năng lực ngôn ngữ của mình.
Test trình độ miễn phí tại ZIM, đăng ký tại đây: Đăng ký test trình độ IELTS |
---|
Giải pháp #2: Dựa trên các chứng chỉ khác
Ngoài ra, khi mới chuyển sang học IELTS, người đọc hoàn toàn có thể sử dụng các loại chứng chỉ khác để có thể xác định được thang điểm IELTS hiện tại tương đương với năng lực ngôn ngữ thông qua Khung tham chiếu CEFR.
Một người đã thi TOEIC và chuyển sang học IELTS có thể sử dụng số điểm trên chứng chỉ TOEIC để quy đổi sang thang điểm IELTS tương ứng.
Ví dụ:
Ở hình 3.2, với số điểm TOEIC 550 (275 điểm đọc và 275 điểm nghe) có thể được quy đổi sang cấp độ B1 trên khung tham chiếu CEFR. Vậy với số điểm 550 ở bài thi gồm hai kỹ năng Reading và Listening, người học có thể có năng lực ngôn ngữ tương đương với thang điểm IELTS 4.0 - 5.0 (vì cấp độ B1 trên Khung tham chiếu CEFR tương đương với số điểm 4.0 - 5.0 trên thang điểm IELTS).
Hình 3. 2 Thang điểm quy đổi số điểm Toeic sang cấp độ ngôn ngữ CEFR
Hình 3. 3 Thang điểm quy đổi số điểm TOEFL ITP sang cấp độ ngôn ngữ CEFR.
Hình 3. 4 Thang điểm quy đổi số điểm Aptis sang cấp độ ngôn ngữ CEFR.
Chọn tại liệu phù hợp
Khó khăn
Người mới bắt đầu học IELTS có thể gặp nhiều khó khăn trong việc chọn tại liệu vừa phù hợp với trình độ hiện tại, vừa có thể giúp nâng cao “band điểm” trong việc học IELTS.
Giải pháp
Sau khi đã xác định được năng lực ngôn ngữ tương đương với thang điểm IELTS tương ứng, người đọc có thể chọn các tại liệu phù hợp.
Bên cạnh phát triển kỹ năng làm bài bằng việc ôn luyện các kỹ năng trong bài IELTS, sử dụng tài liệu chuyện biệt cho kỳ thi IELTS như IELTS WRTING, IELTS SPEAKING,… Người học còn có thể luyện tập phát triển năng lực ngôn ngữ qua việc đọc hoặc nghe và luyện tập các nguồn tại liệu bổ sung, giúp cho việc học IELTS dễ dàng hơn.
Áp dụng Giả thiết Đầu vào (Input Hypothesis) của Krashen, người đọc có thể chọn tại liều với độ khó hơn so với trình độ hiện tại một bậc.
Ví dụ:
Đối với người học có trình độ ở thang điểm 5.0, để có thể đạt được số điểm 6.0, người học cần đọc, nghe và luyện tập với tài liệu với độ khó tương đương với cấp độ B2 trên Khung CEFR (vì thang điểm 5.0 tương đương với B1 và thang điểm 6.0 tương đương với cấp độ B2 trên Khung CEFR).
Người học có thể truy cập vào các trang web của Cambridge English, hoặc British Council nơi người đọc có thể tìm thấy các tài liệu học tập được phân chia theo từng cấp độ trên khung tham chiếu CEFR (A1 - C2).
Hình 3. 5 Các bài tập trên trang web cambridgeenglish.org
Hình 3. 6 Các tại liệu học tập trên trang web learnenglish.britishcouncil.org
Thời gian cần rèn luyện ước tính để lên được band điểm trong IELTS
Vấn đề
Khi vừa bắt đầu học IELTS, một số người học thường gặp khó khăn trong việc vạch ra một lộ trình, khoảng thời gian cần học để đạt được band điểm mong muốn.
Giải pháp
Thông qua khung tham chiếu CEFR, người đọc sẽ phần nào đó ước lượng được khoảng thời gian cần học và luyện tập để đạt được band điểm mong muốn.
Người học có thể tính toán được khoảng thời gian cần học bằng việc quy đổi band điểm IELTS hiện tại và band điểm IELTS mong muốn sang các cấp độ trên Khung CEFR.
Hình 3. 7 Số điểm IELTS tương ứng với cấp độ trên Khung CEFR
Ví dụ:
Một người với band điểm IELTS 5.0 nếu muốn lên được band điểm IELTS 6.0, người đọc có thể quy đổi band điểm IELTS 5.0 sang cấp độ B1 và band IELTS 6.0 sang cấp độ B2. Với cách tính toán đã được đề cập ở trên, từ cấp độ B1 đến cấp độ B2, cần mất 150 giờ học. Vậy có thể hình dung từ band điểm 5.0 đến 6.0 cần 150 giờ học và luyện tập.
Tương tự như vậy, người học cũng có thể tính toán thời gian học cần thiết để đạt được các band điểm khác.
*Lưu ý: Vì tính chất của mỗi bài thi, cụ thể ở đây là bài thi IELTS, thời gian đôi khi có thể chênh lệch một số ít, nhưng không đáng kể.
Tổng kết
Việc hiểu được Khung tham chiếu Ngôn ngữ Châu Âu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người học mới bắt đầu học IELTS, vì khi hiểu được cách xác định trình độ ngôn ngữ hiện tại và ước lượng được số lượng thời gian cần phải học, người học có thể có một lộ trình học tập rõ ràng, hiệu quả hơn. Hơn nữa, điều này cũng có thể giúp người học lên kế hoạch học tiếng Anh tốt hơn. Việc khoảng thời gian mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào năng lực hấp thụ ngôn ngữ, tính chất của các bài kiểm tra cùng với phương pháp học tập của mỗi cá nhân. Qua bài viết trên, tác giả hy vọng có thể giải quyết được một số vấn đề mà người mới học IELTS gặp phải.
Trần Ngọc Minh Luân
Bình luận - Hỏi đáp