Banner background

Ứng dụng chiến lược MELSH trong IELTS Writing Task 2

Quá trình Brainstorming ý tưởng rất quan trọng trong bài thi IELTS Writing Task 2, thí sinh phát triển được các ý tưởng logic thì bài viết mới có thể mạch lạc, trôi chảy, đáp ứng tiêu chí Coherence & Cohesion. Nhiều thí sinh dành quá nhiều thời gian cho bước Brainstorming mà bài viết vẫn chưa được tối ưu. Vì vậy tác giả sẽ giới thiệu tới người học chiến lược Brainstorming ý tưởng cho IELTS Writing Task 2 có thể đáp ứng được cả về yếu tố thời gian và nội dung - chiến lược MELSH.
ung dung chien luoc melsh trong ielts writing task 2

Key Takeways

  1. Chiến lược MELSH là việc đưa ra các ý tưởng dựa trên 5 chủ đề xã hội phổ chung nhất, bao gồm:

    • Money (Tiền bạc),

    • Environment (Môi trường),

    • Lifestyle (Phong cách sống),

    • Safety (Sự an toàn),

    • Health (Sức khoẻ).

  2. Chiến lược MELSH giúp người học tiết kiệm thời gian trong quá trình brainstorming vì người học đã biết trước được các góc nhìn và từ đó phân tích vấn đề dựa trên các khía cạnh nhỏ lẻ trong góc nhìn đó.

  3. Các dạng bài Writing Task 2 thích hợp để ứng dụng chiến lược MELSH bao gồm:

    • Opinion (Quan điểm)

    • Causes and Effects (Nguyên nhân và Hệ quả)

  4. Có 4 bước để áp dụng phương pháp MELSH vào quá trình Brainstorming cho IELTS Writing Task 2

    • Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming

    • Bước 2: Vẽ sơ đồ MELSH

    • Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo MELSH

    • Bước 4: Sắp xếp lại bố cục ý tưởng

  5. Cần lưu ý rằng chiến lược MELSH đôi khi cũng sẽ tiêu tốn thời gian nếu như người học chưa thể nắm bắt được các khía cạnh nhỏ trong từng góc nhìn.

MELSH là gì?

Chiến lược MELSH là việc đưa ra các ý tưởng dựa trên 5 chủ đề xã hội phổ chung nhất, bao gồm:

  • Money (Tiền bạc),

  • Environment (Môi trường),

  • Lifestyle (Phong cách sống),

  • Safety (Sự an toàn),

  • Health (Sức khoẻ).

Chiến lược MELSH giúp người học tiết kiệm thời gian trong quá trình brainstorming vì người học đã biết trước được các góc nhìn để phân tích vấn đề. Việc của người học sẽ là đánh giá ở góc nhìn đó và khai thác thông tin liên quan đến vấn đề. Từ đó, người học sẽ sắp xếp các ý tưởng (từ 2 tới 3 ý tưởng để đảm bảo độ dài cho phép) vào bài viết hoàn chỉnh.

image-alt

Khi nào nên ứng dụng MELSH?

Trong IELTS Writing Task 2, người học hoàn toàn có thể tận dụng chiến lược MELSH để Brainstorming các ý tưởng, nhằm tối ưu hóa thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo chất lượng nội dung bài viết. Các dạng bài Writing Task 2 thích hợp để ứng dụng chiến lược MELSH bao gồm:

Bước 1: Xác định chủ đề cần Brainstorming

Đầu tiên, việc xác định đúng chủ đề là yếu tố then chốt quyết định sự nhất quán của tất cả các ý tưởng về sau, bởi vì việc Brainstorm sẽ hoàn toàn được dựa trên thông tin mà chủ đề đưa ra. Chính vì vậy, ở bước đầu tiên, người học cần tìm ra chủ đề cốt lõi mà đề bài đang nhắm tới và cả mục đích câu hỏi muốn yêu cầu.

Cách thức: Xác định từ khóa, từ đó rút gọn lại chủ đề.

Đề bài: Today more people are overweight than ever before. What in your opinion are the primary causes of this? What are the main effects of this epidemic?

  • Chủ đề: Overweight

  • Yêu cầu: Tìm ra Primary causes (Nguyên nhân chính) và Main effects (Hệ quả chính)

Lưu ý: Để có thể tối ưu hóa chủ đề, người học cần xác định đúng các từ khóa mang nội dung chính trong đề bài (ví dụ như: danh từ, động từ, tính từ), và nên bỏ qua các từ có chức năng bổ trợ về mặt ngữ pháp (ví dụ như: giới từ, trợ động từ, từ nối).

Bước 2: Vẽ sơ đồ MELSH

Sau khi xác định xong chủ đề cần phân tích, người học tiến hành vẽ sơ đồ MELSH để chuẩn bị trước khi Brainstorming, sử dụng giấy, vở, máy tính hay bất cứ công cụ học tập nào thuận tiện cho việc thống kê ý tưởng.

Cách thức: Viết và khoanh tròn lại chủ đề ở giữa, chia chủ đề làm 5 nhánh tương ứng với 5 góc nhìn khác nhau để phân tích, bao gồm: Money, Environment, Lifestyle, Safety và Health. Từ mỗi nhánh đó, tiếp tục chia nhỏ tiếp thành 2 đến 3 nhánh phụ thuộc để phát triển ý ở bước tiếp theo.

Tham khảo mẫu sơ đồ sau đây:

image-alt

Bước 3: Brainstorming các yếu tố theo MELSH

Cách thức: Người đọc hãy phân tích nguyên nhân hoặc hệ quả của vấn đề đang được yêu cầu bàn luận dựa theo 5 góc nhìn khác nhau. Ở mỗi góc nhìn, người học có thể tham khảo kỹ hơn các khía cạnh nhỏ trong đó và đánh giá xem vấn đề đó có khởi nguồn hay tác động tới các khía cạnh được nêu ra hay không. Ví dụ như:

  • Money (Tiền bạc):

    • Salary (Lương) => Lương cao/thấp? Gánh nặng/thoải mái tài chính?

    • Income (Thu nhập) => Thu nhập cao/thấp, ít nguồn/nhiều nguồn thu nhập?

    • Budget (Ngân sách) => Ngân sách hạn chế/dồi dào? Phân bố ngân sách cân bằng/không cân bằng?

    • Funding (Tài trợ) => Tài trợ trong nước/quốc tế, nhiều/ít, phân bố đều/không đều giữa các khu vực?

    • Investment (Đầu tư) => Đầu tư trong nước/quốc tế, thu hút/không thu hút đầu tư, yếu tố thu hút?

    • Living cost (chi phí sống) => Chi phí sống thấp/cao, giảm gánh nặng/tăng gánh nặng tài chính?

    • Tuition fee (Học phí) => Giảm/tăng học phí, học bổng?

    • Saving (Tiết kiệm) => Lối sống tích luỹ/không tích luỹ?

  • Environment (Mội trường):

    • Pollution (Ô nhiễm) => Tăng/giảm ô nhiễm nước, không khí, đất, tiếng ồn, tầm nhìn…?

    • Waste (Rác thải) => Tăng/giảm rác thải, khu vực đô thị/nông thôn, rác thải sinh hoạt/công nghiệp?

    • Deforestation (Phá rừng) => Khai thác rừng trái phép/đô thị hoá quá mức?

    • Wildlife/Natural habitat (Môi trường hoang dã, tự nhiên) => Phục hồi/bảo tồn/phá huỷ môi trường tự nhiên/hoang dã?

    • Renewable energy (Năng lượng tái tạo) => Năng lượng tái tạo hữu ích/không hữu ích?

    • Endangered species (Động vật đang gặp nguy hiểm) => Tồn tại/tuyệt chủng?

    • Working/Studying environment (Môi trường làm việc/học tập) => Môi trường thoải mái/căng thẳng?

    • Public Space (Không gian công cộng) => Có nhiều/ít không gian công cộng như công viên, phố đi bộ?

  • Lifestyle (Lối sống):

    • Sports/Exercise (Thể thao/thể dục) => Có vận động/tập thể thao thường xuyên hay không?

    • Entertainment (Giải trí) => Có mục đích hay tác dụng giải trí hay không?

    • Art (Nghệ thuật) => Nghệ thuật truyền thống/hiện đại?

    • Music (Âm nhạc) => Âm nhạc trong nước/nước ngoài?

    • Education (Giáo dục) => Tiếp thu kiến thức hiệu quả/không hiệu quả?

    • Culture and tradition (Văn hoá và truyền thống) => Nhấn mạnh/làm giảm giá trị văn hoá truyền thống?

    • Trend (Xu hướng) => Xu hướng tích cực/tiêu cực?

  • Safety (An toàn):

    • Accident (Tai nạn)/ Traffic safety (An toàn giao thông) => Hệ thống đường xá, phương tiện di chuyển có gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông hay không?

    • Injury (Chấn thương) => Công việc/nhiệm vụ có nguy cơ gặp chấn thương hay không?

    • Lives (Tính mạng) => Công việc/nhiệm vụ có rủi ro tính mạng hay không?

    • Food safety and hygiene (Vệ sinh an toàn thực phẩm) => Thức ăn có đảm bảo an toàn vệ sinh không?

    • Medical safety (An toàn y tế) => Việc điều trị, dùng thuốc, hay phẫu thuật có đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân hay không?

  • Health (Sức khoẻ):

    • Physical health (Sức khoẻ thể chất) => Có yếu tố nào gây ảnh hưởng sức khoẻ thể chất hay không?

    • Mental health (Sức khoẻ tinh thần) => Có yếu tố nào gây ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần hay không?

Chủ đề: Overweight

Yêu cầu: Tìm ra Primary causes (Nguyên nhân chính) và Main effects (Hệ quả chính)

Dựa vào yêu cầu đề bài là tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của tình trạng thừa cân, người học hãy đặt vấn đề đó dưới các góc nhìn khác nhau và phân tích ra các ý nhỏ.

Nguyên nhân của việc thừa cân

  • Money (Tiền bạc) có gây ra việc thừa cân hay không? —> Có

    • Spend money on fast food —> Người dùng tiêu nhiều tiền vào thức ăn nhanh

    • Fast food is sold at bargain prices —> Đồ ăn nhanh lại được bán với giá rẻ

    • Fast food industry develops —> Ngành công nghiệp thức ăn nhanh phát triển

  • Environment (Môi trường) có gây ra việc thừa cân hay không? - Có

    • Mass production of fast food —> Sản xuất hàng loạt đồ ăn nhanh

    • Office jobs require sitting long hours —> Công việc hành chính yêu cầu ngồi nhiều giờ

    • Less public space for exercising —> Ngày càng ít các không gian công cộng cho việc tập thể dục

  • Lifestyle (Lối sống) có gây ra việc thừa cân hay không? - Có

    • Spend money on fast food —> Thói quen chi tiền cho thức ăn nhanh

    • Be addicted to digital devices and social media —> Sự nghiện điện tử và mạng xã hội

    • Lack physical exercises —> Không tập thể dục

  • Safety (An toàn) và Health (Sức khoẻ) có gây ra việc thừa cân hay không? - Không

image-altHệ quả của việc thừa cân

  • Money (Tiền bạc) có bị ảnh hưởng từ việc thừa cân hay không? —> Có

    • Increase healthcare costs —> Tăng thêm chi phí chăm sóc sức khoẻ

    • Increase healthy or organic food costs —> Tăng chi phí mua thực phẩm lành mạnh hoặc hữu cơ

    • Increase gym fees —> Tăng chi phí đi tập thể hình

  • Environment (Môi trường) có bị ảnh hưởng từ việc thừa cân hay không? - Không

  • Lifestyle (Lối sống) có bị ảnh hưởng từ việc thừa cân hay không? - Có

    • Reduce quality

      of life —> Giảm chất lượng cuộc sống

    • Reduce self-confidence —> Giảm sự tự tin

    • Limit physical activities —> Hạn chế các hoạt động thể chất có thể tham gia

  • Safety (An toàn) có bị ảnh hưởng từ việc thừa cân hay không? - Không

  • Health (Sức khoẻ) có có bị ảnh hưởng từ việc thừa cân hay không? - Có

    • Cardiovascular diseases —> Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

    • Poor postures, Joint Problems —> Gặp vấn đề về tư thế, khớp

    • Depression, Low self-esteem —> Dễ cảm thấy tiêu cực

image-alt

Bước 4: Sắp xếp lại bố cục ý tưởng

Dựa trên các ý tưởng đã được phân tích theo chiến lược MELSH, người học cần sắp xếp lại chúng để có thể tổng hợp lại các ý tưởng trùng nhau, hoặc lược bỏ đi những ý tưởng không thực sự cần thiết trong bài viết.

Tham khảo mẫu sơ đồ sau đây:

image-altGiải thích cách sắp xếp lại bố cục:

  • Cause 1: Nguyên nhân của việc thừa cân xuất phát từ việc thị trường cung cấp các sản phẩm thức ăn nhanh giá rẻ và thói quen tiêu dùng của mọi người

    • Customers purchase fast food at convenience stores —> Mass production of fast food has made it more available and affordable —> More likely to buy a hamburger or sandwich instead of preparing home-cooked food.

  • Cause 2: Nguyên nhân của việc thừa cân xuất phát từ việc các nhân viên văn phòng phải ngồi lâu một chỗ để làm việc, những người khác thì nghiện dùng thiết bị điện tử và mạng xã hội, tất cả đều thiếu vận động

    • Job requirements and the popularity of digital devices —> Long hours of sitting —> Immersed in social media —> Have limited time or interest in physical activities.

  • Hệ quả 1: Hệ quả của việc thừa cân là dễ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, dáng dấp, tư thế bị ảnh hưởng, gây ra sự thiếu tự tin về ngoại hình

    • Cardiovascular diseases, poor posture, and joint problems —> Threaten individuals' health, particularly the elderly —> Diminish the self-confidence of young people

  • Hệ quả 2: Hệ quả của việc thừa cân là phải chi nhiều tiền hơn để chăm sóc sức khoẻ, bao gồm các chi phí như viện phí, đồ ăn lành mạnh, hay hữu cơ và thậm chí cả chi phí tập thể hình.

    • Incurs financial expenses —> Healthcare costs for hospital visits —> Healthy and organic food to modify diets —> Gym membership fees —> Journey can be lengthy, testing patience and requiring much money.

Bài viết Task 2 tham khảo

It is stated that people are more susceptible to obesity in this modern society than in the past. This essay will discuss the main causes of this epidemic as well as illustrate its possible effects.

To begin, the primary factors contributing to obesity are poor dietary choices and a sedentary lifestyle. Firstly, customers today tend to purchase fast food at convenience stores as they find it time-saving. In fact, the mass production of fast food has made this type of food more available and affordable to people. To illustrate, a typical individual will be more likely to buy a hamburger or sandwich at a bargain price instead of preparing healthy home-cooked food. Secondly, sedentary behaviors have become common due to job requirements and the popularity of digital devices. Many office jobs involve long hours of sitting, while young people are increasingly immersed in social media, which offers engaging content. Consequently, individuals have limited time or interest in physical activities.

The possible effects of obesity encompass both health-related concerns and financial burdens. First of all, obesity contributes to cardiovascular diseases, poor posture, and joint problems, posing significant threats to individuals' health, particularly the elderly. Moreover, overweight appearance may diminish the self-confidence of young people, thereby reducing their producivity at work. Additionally, obesity incurs substantial financial expenses, including healthcare costs for hospital visits, expenses for healthy and organic food to modify diets, and gym membership fees to enhance physical fitness. Besides, the journey to combat obesity can be lengthy, testing individuals' patience and requiring considerable financial investment.

In conclusion, obesity is a significant issue impacting numerous individuals in today's society. It primarily stems from sedentary lifestyles and improper eating habits, leading to severe health complications and substantial financial strains.

(287 words)

Cấu trúc ngữ pháp chiến lược

Bên cạnh việc áp dụng chiến lược MELSH vào quá trình Brainstorming cho IELTS Writing Task 2, các cấu trúc ngữ pháp và cụm từ theo chủ đề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ và sự chi tiết của các luận điểm. Người học có thể ứng dụng các cấu trúc ngữ pháp và cụm từ sau đây để rút ngắn thời gian trình bày nội dung chính của bài viết.

Cấu trúc ngữ pháp chỉ nguyên nhân

  • The central reason behind the issue can be attributed to + N: Nguyên nhân chính đằng sau vấn đề này có thể được quy cho …

    • Ví dụ: The central reason behind the issue can be attributed to the lack of physical activities in daily life. (Nguyên nhân chính đằng sau vấn đề này có thể là do thiếu các hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng ngày.)

  • The foremost causes of N + are + … : Nguyên nhân chủ chốt của …. là …

    • Ví dụ: The foremost causes of sedentary behaviors are strict job requirements and the popularity of digital devices, which keep people sitting for a long time. (Nguyên nhân hàng đầu của hành vi ít vận động là do yêu cầu công việc nghiêm ngặt và sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số khiến mọi người phải ngồi trong thời gian dài.)

  • The primary factors contributing to N + are + …: Yếu tố chính góp phần vào … là …

    • Ví dụ: The primary factors contributing to obesity are poor dietary choices and a sedentary lifestyle. (Các yếu tố chính góp phần gây béo phì là do lựa chọn chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống ít vận động.)

  • S + primarily stems from + N: Việc gì đó … bắt nguồn chính từ việc …

    • Ví dụ: It primarily stems from sedentary lifestyles and improper eating habits, leading to severe health complications and substantial financial strains. (Nó chủ yếu xuất phát từ lối sống ít vận động và thói quen ăn uống không đúng cách, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và căng thẳng tài chính đáng kể.)

  • Since/As/Because S1 + V1, S2 + V2: Bởi vì …., nên …

    • Ví dụ: Customers today tend to purchase fast food at convenience stores as they find it time-saving. (Khách hàng ngày nay có xu hướng mua đồ ăn nhanh tại các cửa hàng tiện lợi vì họ thấy nó tiết kiệm thời gian.)

  • Due to/Because of/Owing to/Thanks to N, S + V: Bởi vì/Nhờ có ..., …

    • Ví dụ: Sedentary behaviors have become common due to job requirements and the popularity of digital devices. (Hành vi ít vận động đã trở nên phổ biến do yêu cầu công việc và sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số.)

Cụm từ cố định chủ đề Money

  • Financial burdens: Gánh nặng tài chính

  • Financial capacity: Khả năng tài chính

  • Attract investment: Thu hút đầu tư

  • Domestic/International investment: Đầu tư trong nước/quốc tế

  • Incur substantial financial expenses: Tốn nhiều khoản tiền lớn

  • Cover basic needs: Chi trả cho các nhu cầu cơ bản

  • Award scholarship: Trao học bổng

  • Control expenditure: Kiểm soát chi tiêu

Cụm từ cố định chủ đề Environment

  • Climate change: Biến đổi khí hậu

  • Biodiversity loss: Mất đa dạng sinh học

  • Renewable energy: Năng lượng tái tạo

  • Carbon dioxide: Khí CO2

  • Environmental conservation: Bảo tồn môi trường

  • Combat/Fight/Tackle pollution: Chống lại sự ô nhiễm

  • Stressful working environment: Môi trường làm việc căng thẳng

Cụm từ cố định chủ đề Lifestyle

  • Work-life balance: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

  • Sedentary lifestyle: Lối sống ít vận động

  • Dietary habits: Thói quen ăn uống

  • Leisure activities: Hoạt động giải trí

  • Social interaction: Giao tiếp xã hội

  • Consumer behavior: Hành vi tiêu dùng

  • Health and wellness: Sức khỏe và phong cách sống lành mạnh

Cụm từ cố định chủ đề Safety

  • Workplace safety: An toàn lao động

  • Traffic accidents: Tai nạn giao thông

  • Fire prevention: Phòng cháy chữa cháy

  • Public health crisis: Khủng hoảng sức khỏe cộng đồng

  • Crime prevention: Phòng chống tội phạm

  • Cybersecurity threats: Mối đe dọa an ninh mạng

  • Product safety standards: Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm

  • Personal security measures: Biện pháp bảo mật cá nhân

Cụm từ cố định chủ đề Health

  • Preventive healthcare: Chăm sóc sức khỏe phòng ngừa

  • Access to healthcare: Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

  • Mental health awareness: Nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần

  • Healthcare expenditure: Chi phí chăm sóc sức khỏe

  • Maternal and child health: Sức khỏe mẹ và trẻ em

  • Pose a threat to one’s life: Đe doạ tính mạng ai đó

  • Be susceptible to chronic diseases: Dễ mắc các bệnh mãn tính

  • Suffer from mental health issues: Gặp phải các vấn đề tâm lý

Cùng chủ đề: Phát triển ý tưởng với mọi chủ đề trong IELTS Writing task 2 với phương pháp MESHL

Tổng kết

MELSH là một chiến lược tư duy rất tối ưu để ứng dụng trong quá trình brainstorming ý tưởng cho bài viết IELTS Writing Task 2. Người học có thể rút ngắn thời gian phân tích vấn đề mà chỉ cần tập trung vào các khía cạnh cụ thể mà vẫn đảm bảo sự đa dạng của ý tưởng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chiến lược MELSH đôi khi cũng sẽ tiêu tốn thời gian nếu như người học chưa thể nắm bắt được các khía cạnh nhỏ trong từng góc nhìn. Người học nên dành nhiều thời gian để luyện tập các bài viết IELTS Writing Task 2 ở nhiều chủ đề khác nhau để tăng sự quen thuộc.

Tham vấn chuyên môn
Trần Ngọc Minh LuânTrần Ngọc Minh Luân
Giáo viên
Tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS tại ZIM, với phương châm giảng dạy dựa trên việc phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ và chiến lược làm bài thi thông qua các phương pháp giảng dạy theo khoa học. Điều này không chỉ có thể giúp học viên đạt kết quả vượt trội trong kỳ thi, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong đời sống, công việc và học tập trong tương lai. Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia vào các dự án học thuật quan trọng tại ZIM, đặc biệt là công tác kiểm duyệt và đảm bảo chất lượng nội dung các bài viết trên nền tảng website.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...