6 cách sử dụng You're welcome có thể bạn chưa biết

You’re welcome là một trong những câu nói giao tiếp phổ biến nhất mà bất kỳ người học nào cũng cần biết khi làm quen với tiếng Anh giao tiếp thông dụng. Tuy vậy, tùy vào mỗi ngữ cảnh khác nhau mà câu nói trên sẽ có cách hiểu khác nhau.
author
Nguyễn Dương Minh
20/07/2022
6 cach su dung youre welcome co the ban chua biet

Key Takeaway

Đối với cụm You’re welcome, người nói có thể vận dụng trong 6 tình huống giao tiếp hằng ngày sau:

  • Dùng để đáp lại lời cảm ơn.

  • Dùng để nói ngay sau khi giúp đỡ người khác.

  • Dùng để thể hiện sự khó chịu hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa khi làm việc tốt.

  • Dùng để cho phép ai làm việc gì.

  • Dùng khi chia sẻ một thông tin quan trọng với người đối diện.

  • Dùng khi khoe về một điều gì đó (chỉ khuyên dùng giữa bạn bè thân thiết với nhau).

Ngoài ra, người nói cũng cần phần biệt giữa cụm You’re welcome với “Welcome” để tránh sử dụng sai nghĩa cũng như sai tình huống, dẫn đến việc hiểu lầm giữa 2 đối tượng giao tiếp.

Cách sử dụng you're welcome

You're welcome là gì?

Đáp lại lời cảm ơn

Nghĩa đơn giản nhất của cụm câu You’re welcome! có nghĩa là “Không có gì đâu” hoặc “Không sao đâu”. Tầng nghĩa này vô cùng thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp và được sử dụng để trả lời một cách lịch sự những câu cảm ơn từ người đối diện.

Cách phát âm: /jʊə(r)/ /ˈwelkəm/ Audio icon

Ví dụ:

A: “Thank you for helping me” – B: “You’re welcome”

(A: “Cảm ơn vì đã giúp đỡ tôi” – B: “Không có gì đâu”)

A: “That is very kind of you to help me out” – B: “You’re welcome”

(A: “Bạn thật sự rất tử tế khi đã giúp đỡ tôi” – B: “Không sao đâu”)

Nói ngay sau khi giúp đỡ người khác

Trường hợp sử dụng sau đây sẽ khác đôi chỗ với trường hợp được nhắc đến phía trên. Ở đây, người nói sẽ sử dụng You’re welcome để nói tiếp ngay sau khi giúp đỡ người khác mà không đợi họ cảm ơn trước. Cách sử dụng lúc này nhằm mục đích giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái hơn và không quá ngại khi nhận sự giúp đỡ của người nói.

Ngoài ra, cách sử dụng này cũng thể hiện rằng người nói chỉ giúp đỡ vì cảm thấy muốn chứ không phải để nhận lời cảm ơn hoặc ngưỡng mộ của người đối diện. Do đó, nếu sử dụng đúng cách cùng với một hành động tử tế, đây sẽ là một cách để lấy điểm cộng lớn trong mắt người đối diện.

Ví dụ 1:

B: “I saw you forget your notebooks on the table so I brought them here for you! You’re welcome anyway.”

(B: “Tôi thấy bạn để quên tập ở trên bàn nên tôi mang đến đây cho bạn luôn! À không có gì đâu.")

Ví dụ 2:

B: “I thought you might want some coffee so I bought a cup for you too. And you’re very welcome”

(“Tôi nghĩ rằng có thể bạn cũng muốn uống cà phê nên tôi mua cho bạn một ly luôn. Bạn không cần cảm ơn tôi đâu”)

Ở một tình huống khác, việc nói You’re welcome sau khi giúp đỡ người khác có thể hiểu là nhắc khéo người đối diện rằng họ quên cảm ơn.

Ví dụ:

B: “Here is your pencil case! I saw you drop it over there when you left”

A: “Ahh yes, that is mine”

A: *about to leave*

B: “You’re welcome!”

A: “Oh I’m sorry, of course, thank you so much!”

(B: “Hộp bút của bạn đây! Tôi thấy bạn đánh rơi nó ở đằng kia khi bạn rời đi”

A: “Ahh đúng rồi, đó là hộp bút của tôi”

A: *chuẩn bị rời đi*

B: “Bạn không cần phải cảm ơn tôi đâu!”

A: “Oh tôi xin lỗi, đúng rồi, cảm ơn bạn nhiều lắm!”)

Thể hiện sự khó chịu hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa khi làm việc tốt

Ngoài ra, cách sử dụng này cũng được dùng khi người nói cảm thấy khó chịu hoặc đang vội và không có thời gian để nhận lời cảm ơn của người đối diện. Đối với trường hợp đầu tiên, người nói có thể khó chịu vì sự bất tiện gây ra bởi người đối diện và sẵn sàng đứng ra giúp đỡ để loại bỏ điều này. Ở trường hợp thứ hai, người nói có thể đang vội và cần đi gấp nên họ không có thời gian nán lại để nhận lời cảm ơn.

Ví dụ 1:

A: “What’s wrong with the door? Why can’t I open it? Hm.. let me see if there is anything else I can do.”

B: *Steps in and helps open the door, being quite annoyed*

B: “You’re welcome!”

(A: “Cánh cửa bị làm sao vậy ta? Sao mình không mở được vậy? Hm.. để xem thử coi còn cách nào mở được nữa không.”

B: *Bước vào và tự động giúp mở cửa khá khó chịu*

B: “Không cần cảm ơn!”)

Ví dụ 2:

A: *Hurrying to somewhere and sees someone drop their folders*

B: *Stops to pick it up for them and say “You’re welcome”*

B: *Leaves that person and continues to hurry*

(A: *Vội đi đâu đó và làm rớt hồ sơ tài liệu*

B: *Dừng lại để nhặt phụ lên và nói “Không cần cảm ơn”*

B: *Sau đó vội vã rời đi và tiếp tục công việc của mình*)

Cho phép ai làm việc gì

Đối với tầng nghĩa này, cấu trúc câu sẽ có thay đổi như sau: “You’re welcome to + do something”. Lúc này, câu nói mang nghĩa là “Bạn có thể thoải mái làm điều gì đó” hoặc “Bạn cứ tự nhiên làm điều gì đó”. Câu này thường được dùng khi người nói chào đón một người mới tới một nơi nào đó và muốn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

Ví dụ 1:

B: “I know you are a new student so you’re very welcome to ask me questions anytime.”

(B: “Tôi biết bạn là học sinh mới nên bạn cứ thoải mái hỏi tôi bất kì lúc nào.”)

Ví dụ 2:

B: “Ahh… make yourself at home – you’re welcome to do anything you like here”

(B: “Ahh… thoải mái đi – bạn cứ thoải mái làm bất kì điều gì bạn thích ở đây”)

Ví dụ 3:

A: “Can I call you later to talk about the assignment?” – B: “Sure, you’re welcome to call me anytime as long as it is no later than 10 PM”

(A: “Tí nữa tôi có thể gọi bạn để nói về bài tập không?” – B:”Được chứ, bạn cứ thoải mái gọi tôi miễn rằng đừng trễ hơn 10 giờ tối”.)

Khi chia sẻ một thông tin quan trọng với người đối diện

Trong văn giao tiếp hằng ngày, người bản xứ cũng thường có thói quen sử dụng kèm thêm You’re welcome ngay sau khi họ chia sẻ một thông tin quan trọng nào đó mà có thể đối phương cần phải biết.

Ví dụ 1: “I heard from different sources that Cindy tried to trash you behind your back” – “You’re welcome!”

(“Tôi có nghe một số nguồn khác nhau nói rằng Cindy đang nói xấu bạn sau lưng bạn đó” – “Khỏi cần cảm ơn tôi!”.)

Ví dụ 2: “Don’t forget we are going to have an exam tomorrow” – “You’re welcome”

(“Đừng quên rằng ngày mai tụi mình sẽ có bài kiểm tra nhé” – “Không cần cảm ơn đâu”.)

Khoe về một điều gì đó (dùng cho bạn bè thân thiết)

Cuối cùng, cụm You’re welcome có thể được dùng giữa các người bạn thân thiết với nhau với ý đùa giỡn khi khoe một món đồ mới với bạn của mình. Tuy nhiên, ở một số trường hợp không mấy thân thiết, việc sử dụng cụm từ này sẽ có cảm giác khác phô trương và đôi khi sẽ gây khó chịu đối với một số người nghe.

Ví dụ: “This is one of the best and most expensive computer sets in Vietnam” – “You’re welcome”

(“Đây là một trong những bộ máy tính xịn và mắc nhất ở Việt Nam đó” – “Cứ tự nhiên”.)

Ví dụ: “My parents bought me this 500,000-dollar car last week to drive to school” – “You’re welcome”

(“Ba má tôi mua cho tôi chiếc xế hộp năm trăm ngàn đô la này để lái xe đến trường đấy” – “Cứ tự nhiên”.)

Xem thêm:

Phân biệt giữa “You’re welcome” và “Welcome”

Với đa số những người mới học những cụm giao tiếp thông thường trong tiếng Anh, việc nhầm lẫn giữa các cụm sử dụng từ vựng giống nhau là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ điển hình có thể thấy khi người nói cần phải phân biệt giữa 2 cụm rất phổ biến và cũng có nghĩa khá tương đồng, bao gồm “You’re welcome” và “Welcome”.

Đối với “Welcome”, chữ này có nghĩa là “Bạn được chào mừng ở đây” hoặc “Chào mừng bạn đến nơi này”. Cụ thể hơn, mục đích sử dụng “Welcome” thường sẽ là bởi những người chủ nhà hoặc người sống lâu năm ở một nơi chốn nào đó, dùng để chào mừng một cá nhân hoặc một tập thể đến với nơi này. Ngoài ra, cụm từ “Come in!” cũng có thể dùng thay thế cho “Welcome” trong những trường hợp tương tự với một cảm giác thân mật hơn.  

Ví dụ 1: “Hi Mary, long time no see. Is this your house?” – “Yes it is, welcome,….. welcome!!”

(“Chào Mary, lâu quá không gặp. Nhà này của bạn hả?” – “Ừa đúng rồi, mời vào,….. mời vào!!")

Ví dụ 2: “Hi June, long time no see. Your house is gorgeous by the way!” – “Good to see you again! Come in,…. come in!”

(“Chào June, lâu quá không gặp. Nhà của cậu đẹp quá!” – “Cuối cùng cũng gặp lại cậu! Mời vào,….. mời vào!!")

Bài tập làm thêm

Bài tập 1: Người nói hãy xác định trong những câu sau, câu nào thì người nói có thể trả lời “You’re welcome”, “Welcome” hoặc không cụm nào cả.

  1. A: “Hey, that is very kind of you to teach me English for free.

  2. A: “Is this your new phone?

  3. A: “You must have studied hard for the exam.

  4. A: “Can I take a ride in your new car?

  5. A: “Your house looks amazing! Can I come in?

  6. A: needs help (A cần sự giúp đỡ) – (B giúp đỡ xong có nói gì hay không? Nếu có thì là cụm nào? Nếu không thì vì sao?)

Bài tập 2: Người nói hãy nghĩ ra 1-2 tình huống, cụ thể là khi người đối diện nói gì thì mình mới có thể sử dụng cụm “You’re welcome”, cho mỗi trường hợp cụ thể đã được giới thiệu phía trên.

Ví dụ:

Trường hợp 1: Đáp lại lời cảm ơn.

A: “Thank you for your birthday gift. I really like it!” – Trả lời: “You’re welcome!”

Nghĩa là: A: “Cảm ơn bạn vì món quà sinh nhật của bạn. Tôi thực sự thích nó!”

Đáp án gợi ý:

Bài tập 1:

  1. Trả lời: “You’re welcome.”

  2. Không sử dụng được cụm nào vì đây là câu hỏi Yes/No sẽ trả lời là “Yes, it is” (Đúng vậy) hoặc “No, it is not” (Không phải).

  3. Không sử dụng được cụm nào vì người nói đang đưa ra một câu cảm thán -> nghĩa rằng “Bạn chắc phải đã học rất chăm chỉ cho bài kiểm tra”.

  4. Trả lời: “You’re welcome.”

  5. Trả lời: “Welcome.”

  6. Trả lời: “You’re welcome.”

Bài tập 2:

Trường hợp 1: Đáp lại lời cảm ơn.

Tình huống 1: A: “Thank you for your birthday gift. I really like it!” – Trả lời: “You’re welcome!”

(A: “Cảm ơn bạn vì món quà sinh nhật của bạn. Tôi thực sự thích nó!”)

Tình huống 2: A: “Hey Timmy, I just want to let you know that without your help, I wouldn’t have passed the test successfully.” – Trả lời: “You’re welcome!”

(A: “Này Timmy, tôi chỉ muốn cho bạn biết rằng nếu không có sự giúp đỡ của bạn, tôi sẽ không thể vượt qua bài kiểm tra thành công.”)

Trường hợp 2: Nói ngay sau khi giúp đỡ người khác.

Tình huống 1: “Here is your missing pen. I found it on the table. You’re welcome.”

(“Đây là cây bút bạn bị mất. Tôi tìm thấy nó trên bàn. Không có gì đâu.”)

Trường hợp 3: Thể hiện sự khó chịu hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa khi làm việc tốt.

Tình huống 1 (Khó chịu): Một ai đó đang ngáng cửa ra vào làm tắt nghẽn cầu thang vì họ phải tìm một món đồ.

Người nói đứng ra giúp đỡ và nói “You’re welcome” với cảm xúc khó chịu.

Tình huống 2 (Đang bận): Người nói đang đi vội và vô tình thấy một cậu bé cần sự giúp đỡ qua đường đông xe.

Người nói dừng lại giúp cậu bé qua đường và nói “You’re welcome” trước khi vội vã bỏ đi.

Trường hợp 4: Cho phép ai làm việc gì.

“Can I meet you after class to ask about the homework, sir?” – “Of course, you’re welcome to have an appointment with me anytime.”

(“Em có thể gặp thầy sau giờ học để hỏi về bài tập không, thưa thầy?” – “Tất nhiên, em có thể có một cuộc hẹn với tôi bất cứ lúc nào.”)

Trường hợp 5: Khi chia sẻ một thông tin quan trọng với người đối diện.

“Remember to finish all the homework because our teacher will check it tomorrow. And you’re welcome.”

(“Hãy nhớ hoàn thành tất cả các bài tập về nhà vì giáo viên của tụi mình sẽ kiểm tra bài vào ngày mai. À không cần cảm ơn tui đâu.”)

Trường hợp 6: Khoe về một điều gì đó (dùng cho bạn bè thân thiết).

“Here is my newly-renovated room. You’re welcome.”

(“Đây là phòng mới sửa của tôi. Cứ thoải mái nhé.”)

Tổng kết

Đối với cụm từ thông dụng You’re welcome, người nói hoàn toàn có thể sử dụng trong 6 trường hợp phổ biến khác nhau. Tuy vậy, khi sử dụng ở một số trường hợp cụ thể đã được lưu ý phía trên, cụ thể là khi người nói muốn khoe một điều gì đó, người nói cần cân nhắc mối quan hệ giữa cả hai trước khi sử dụng vì đôi khi có thể gây phản cảm với người đối diện.

Tóm tắt lại, đây là một cụm từ rất phổ biến mà bất kì người học Tiếng Anh giao tiếp nào cũng cần phải nắm rõ để có thể nghe hiểu được cũng như áp dụng vào những cuộc hội thoại tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày.


Tham khảo thêm khóa học tiếng Anh giao tiếp tại ZIM, giúp học viên luyện tập phản xạ giao tiếp tự nhiên ứng dụng trong các tình huống học tập và công việc.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu