Cách áp dụng mô hình SWOT vào phần thi IELTS Speaking Part 3

Bí quyết áp dụng mô hình SWOT để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking Part 3. Tận dụng mô hình SWOT để tổ chức ý tưởng, phân tích tình huống và trả lời câu hỏi một cách logic và sáng tạo, nhờ sử từ vựng và cụm từ hữu ích để trình bày phân tích SWOT chính xác và ấn tượng.
author
Lý Ngọc Thanh Tú
25/03/2024
cach ap dung mo hinh swot vao phan thi ielts speaking part 3

Key Takeaways

Hiểu về mô hình SWOT là gì?

Công cụ phân tích chiến lương thông qua 4 yếu tố

  • Strengths (điểm mạnh)

  • Weaknesses (Điểm yếu)

  • Opportunities (Cơ hội)

  • Threats (Mối de doạ)

Ý nghĩa của mô hình SWOT trong phân tích câu hỏi IELTS Speaking Part 3

  • Có cái nhìn tổng quan về vấn đề.

  • Có cơ sở để đánh giá và xác định vấn đề

  • Đưa ra quyết định thông minh để giải quyết vấn đề

Cách ứng dụng mô hình SWOT vào phần 3 của bài thi IELTS Speaking

  • Hướng dẫn cách brainstorming

  • Hướng dẫn cách sắp xếp và trình bày thông tin

Danh sách từ vựng và cụm từ hữu ích.

  • Từ vựng và cụm từ hữu ích liên quan đến điểm mạnh

  • Từ vựng và cụm từ hữu ích liên quan đến điểm yếu

  • Từ vựng và cụm từ hữu ích liên quan đến cơ hội

  • Từ vựng và cụm từ hữu ích liên quan đến mối đe doạ

Mở đầu

Phần thi Speaking trong kỳ thi IELTS đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng giao tiếp của người học. Trong phần thi này, đặc biệt là phần 3, người nói sẽ đối mặt với các câu hỏi phức tạp và yêu cầu phải trả lời một cách logic. Để đạt được điểm cao trong phần thi này, việc nắm vững kỹ năng trả lời câu hỏi là điều hết sức quan trọng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách ứng dụng mô hình SWOT vào phần 3 của bài thi Speaking. Dựa theo Wikipedia, mô hình SWOT (Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats) là một công cụ phân tích chiến lược, thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, việc áp dụng mô hình SWOT vào việc trả lời câu hỏi trong phần 3 của bài thi IELTS Speaking cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể.

Trên cơ sở hiểu rõ về mô hình SWOT, người học có thể sử dụng nó để phân tích tình huống và đánh giá những yếu tố tích cực (strengths và opportunities) cũng như những yếu tố tiêu cực (weaknesses và threats) liên quan đến câu hỏi. Bằng cách áp dụng mô hình SWOT, người nói sẽ có khả năng tổ chức ý tưởng một cách logic và sáng tạo, từ đó giúp trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và mạch lạc.

Giới thiệu mô hình SWOT

Theo Will Kenton, mô hình SWOT (Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats) là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Nó giúp xác định và đánh giá các yếu tố tích cực (Strengths) và yếu tố tiêu cực (Weaknesses) nội bộ của một tổ chức hoặc dự án, cũng như các cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats) từ môi trường bên ngoài.

Mô hình SWOT cung cấp một cách tổ chức thông tin và định hướng trong quá trình ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược.

Ý nghĩa và cấu trúc của mô hình SWOT

Mô hình SWOT tập trung vào bốn yếu tố chính:

image-alt

1. Strengths (Điểm mạnh):

Đây là các yếu tố tích cực và lợi thế của một tình huống hoặc vấn đề. Điểm mạnh có thể bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân, tài nguyên hiện có hoặc lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ thực tế trong việc phân tích yếu tố Strengths trong mô hình SWOT về việc bảo vệ môi trường mà đã được phân tích trong cuốn Journal of Environmental Management, bởi nhiều tác giả rằng:

  • Nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng tăng, với sự quan tâm của cộng đồng và các tổ chức quốc tế.

  • Có sự phát triển của công nghệ xanh và các giải pháp bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

  • Có các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường đã được thông qua và áp dụng trong nhiều quốc gia.

2. Weaknesses (Điểm yếu):

Đây là các yếu tố tiêu cực hoặc hạn chế của một tình huống hoặc vấn đề. Điểm yếu có thể bao gồm khả năng kỹ năng, thiếu kiến thức hoặc tài nguyên hạn chế.

Tiếp nối cùng ví dụ phân tích yếu tố Weaknesses trong mô hình SWOT về việc bảo vệ môi trường, chúng ta tìm ra những hạn chế của vấn đề này như sau:

  • Thiếu sự nhất quán và thực thi mạnh mẽ của các quy định về bảo vệ môi trường trong một số khu vực.

  • Còn tồn tại ý thức thấp về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và hành động không đúng mực của một số cá nhân và tổ chức.

  • Thiếu nguồn lực và vốn đầu tư đủ để triển khai các dự án bảo vệ môi trường.

3. Opportunities (Cơ hội):

Đây là các yếu tố bên ngoài có thể tạo ra lợi thế hoặc cơ hội mới cho một tình huống hoặc vấn đề. Cơ hội có thể là xu hướng thị trường, sự phát triển công nghệ, thay đổi chính sách hoặc nhu cầu khách hàng mới.

Về mặt Opportunities (Cơ hội) trong ví dụ về bảo vệ môi trường, sau khi phân tích, ta có thể thấy được những lợi thế như:

  • Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm bảo vệ môi trường.

  • Phát triển các chương trình giáo dục và tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

  • Tăng cường việc ứng dụng công nghệ xanh và các giải pháp tiên tiến để xử lý chất thải và tiết kiệm năng lượng.

4. Threats (Mối đe dọa):

Đây là các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hiểm hoặc mối đe dọa đến một tình huống hoặc vấn đề. Mối đe dọa có thể là sự cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc rủi ro không đủ kiểm soát.

Cuối cùng, những Threats (Mối đe dọa) có thể gây nguy hiểm khi phân tích về việc bảo vệ môi trường là:

  • Biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực từ sự gia tăng của ô nhiễm môi trường đe dọa sự tồn tại của các hệ sinh thái.

  • Sự gia tăng nhu cầu tài nguyên tự nhiên và áp lực đến các hệ sinh thái môi trường.

  • Sự phản đối và chống đối từ một số lợi ích kinh tế ngắn hạn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của mô hình SWOT: Phân tích và đánh giá

Theo thông tin được Indeed Editorial team đề cập trong bài viết của họ, mô hình SWOT giúp người sử dụng:

  • Có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và tiềm năng của một tình huống hoặc vấn đề.

  • Có cơ sở để đánh giá và xác định các hành động cụ thể để tận dụng lợi thế (Opportunities) và giảm thiểu rủi ro (Threats).

  • Đưa ra quyết định thông minh và đạt được kết quả tốt nhất trong tình huống đó.

Với mô hình SWOT, người học có thể áp dụng cấu trúc này để phân tích và đánh giá các tình huống trong phần 3 của bài thi IELTS Speaking. Bằng cách xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa liên quan đến câu hỏi, người nói sẽ có khả năng trả lời một cách tổ chức và logic, đồng thời tạo ra một ấn tượng tốt với người nghe.

Xem thêm: IELTS Speaking Part 2 Describe an activity: Ứng dụng mô hình SWOT

Ứng dụng SWOT vào IELTS Speaking Part 3:

Ứng dụng mô hình SWOT vào IELTS Speaking Part 3 có thể giúp người thi tổ chức thông tin một cách rõ ràng và logic.

Cách brainstorm:

Để bắt đầu trả lời câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3 bằng mô hình SWOT, Will Kenton đã khuyên người dùng nên thực hiện theo 3 bước chính sau:

  • Đọc câu hỏi một cách kỹ lưỡng và xác định chủ đề chính mà câu hỏi đề cập đến

  • Tạo ra bảng SWOT về chủ đề chính đã xác định, xác định những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề

  • Đưa ra câu trả lời dựa trên những ý tưởng đã cho.


    image-alt

Ví dụ, nếu câu hỏi là "What are the advantages and disadvantages of using social media?", vậy chủ đề chính là "sử dụng mạng xã hội”, sau đó người học sẽ:

  • Tạo ra các phần của mô hình SWOT: Vẽ ra một bảng SWOT trên giấy hoặc trong tư duy của mình thật nhanh chóng

  • Điền thông tin vào mỗi phần cho tương ứng.

    Dựa vào thông tin trên trang The Knowledge Academy, bài viết chọn lọc được 1 vài thông tin phù hợp cho câu hỏi speaking part 3 nêu trên như sau:

    • Strengths: Kết nối với bạn bè và gia đình, tiếp cận thông tin nhanh chóng và tạo ra cơ hội kinh doanh.

    • Weaknesses: Lãng phí thời gian, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và nguy cơ bị lạm dụng thông tin cá nhân.

    • Opportunities: Việc xây dựng mạng lưới xã hội, tiếp cận thông tin mới và phát triển kỹ năng kỹ thuật số.

    • Threats: Phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, việc mất quyền riêng tư và mất thời gian.

  • Từ ý tưởng đến câu trả lời: Dựa trên ý tưởng và thông tin mà mình đã thu thập, hãy suy nghĩ về cách trả lời câu hỏi một cách tổ chức và logic trong khoảng giời gian hợp lý.

Cách ứng dụng (sắp xếp và trình bày thông tin):

  • Sắp xếp thông tin theo mô hình SWOT: Trình bày thông tin lần lượt theo thứ tự : Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats, để tạo cấu trúc rõ ràng cho câu trả lời của người đói. Điều này giúp giám khảo dễ dàng theo dõi và hiểu rõ quan điểm của người nói.

  • Trình bày điểm mạnh và điểm yếu: Bắt đầu câu trả lời bằng việc giới thiệu một số điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến chủ đề. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu mạch lạc để truyền đạt ý kiến của bạn một cách rõ ràng và logic.

    Ví dụ, khi người nói nhận được câu hỏi: "What are the advantages and disadvantages of using social media?" (Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng mạng xã hội là gì?)

    Câu trả lời nên được sắp xếp theo mô hình SWOT và được trình bày như sau:

    • "Well, social media comes with its fair share of advantages and disadvantages, which can be analyzed using the SWOT framework. On the positive side, social media allows us to easily connect with friends and family, regardless of distance, and stay updated on their lives (strengths). Additionally, social media offers a valuable platform for businesses and entrepreneurs to promote their products and reach a wider audience (opportunities). However, there are also some drawbacks to consider. Excessive use of social media can lead to time wastage and decreased productivity (weaknesses). Furthermore, there are privacy concerns and the potential for misuse of personal information on social media platforms (threats). Therefore, It's important to be mindful of these aspects while utilizing social media."

      → "Well, phương tiện truyền thông xã hội có nhiều ưu điểm và nhược điểm, có thể được phân tích bằng cách sử dụng khung SWOT. Về mặt tích cực, phương tiện truyền thông xã hội cho phép chúng ta dễ dàng kết nối với bạn bè và gia đình, bất kể khoảng cách và luôn cập nhật thông tin của họ ( Ưu điểm). Ngoài ra, mạng xã hội còn cung cấp một nền tảng có giá trị để các doanh nghiệp và doanh nhân quảng bá sản phẩm của mình và tiếp cận nhiều đối tượng hơn (Cơ hội). Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm cần xem xét. Việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến lãng phí thời gian và giảm năng suất ( Nhược điểm). Hơn nữa, còn có những lo ngại về quyền riêng tư và khả năng lạm dụng thông tin cá nhân trên các nền tảng truyền thông xã hội. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý đến những khía cạnh này khi sử dụng mạng xã hội ( Thách thức).”

Từ vựng và cụm từ liên quan hữu ích:

Dưới đây là một số từ vựng và cụm từ hữu ích để áp dụng mô hình SWOT vào phần 3 của bài thi Speaking và kết nối các ý trong việc trình bày sự phân tích SWOT một cách logic và mạch lạc:

Từ vựng và cụm từ liên quan đến điểm mạnh (strengths):

  • Outstanding communication skills (Kỹ năng giao tiếp xuất sắc)

  • Extensive knowledge in the field (Kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực)

  • Strong problem-solving abilities (Khả năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ)

  • Excellent time management skills (Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc)

  • Remarkable adaptability to new situations (Khả năng thích nghi tốt với tình huống mới)

  • Exceptional analytical skills (Kỹ năng phân tích tuyệt vời)

  • Proficient in critical thinking (Thạo việc tư duy phản biện)

  • Highly motivated and determined (Động lực và quyết tâm cao)

  • Strong leadership qualities (Đặc điểm lãnh đạo mạnh mẽ)

  • Effective teamwork skills (Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả)

Từ vựng và cụm từ liên quan đến điểm mạnh (opportunities):

  • Access to advanced technology (Tiếp cận công nghệ tiên tiến)

  • Global networking opportunities (Cơ hội mạng lưới toàn cầu)

  • Increasing demand for skilled professionals (Yêu cầu ngày càng tăng với các chuyên gia có kỹ năng)

  • Collaboration with experts in the field (Hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực)

  • Growing market potential (Tiềm năng thị trường đang tăng)

  • Availability of resources and funding (Sẵn có nguồn lực và nguồn tài chính)

  • Expansion into new markets (Mở rộng vào các thị trường mới)

  • Rapid advancements in the industry (Sự tiến bộ nhanh chóng trong ngành)

  • Participation in international conferences and events (Tham gia hội nghị và sự kiện quốc tế)

  • Potential for career advancement and professional growth (Tiềm năng phát triển sự nghiệp và sự tăng trưởng chuyên môn)


    image-alt

Từ vựng và cụm từ liên quan đến điểm yếu (weaknesses):

  • Limited practical experience (Kinh nghiệm thực tế hạn chế)

  • Lack of confidence in public speaking (Thiếu tự tin trong diễn thuyết trước công chúng)

  • Insufficient knowledge in certain areas (Thiếu kiến thức đầy đủ trong một số lĩnh vực)

  • Inadequate time management skills (Kỹ năng quản lý thời gian không đủ)

  • Weaknesses in specific technical skills (Điểm yếu trong các kỹ năng kỹ thuật cụ thể)

  • Inability to work under pressure (Không thể làm việc dưới áp lực)

  • Difficulty in adapting to change (Khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi)

  • Poor organizational skills (Kỹ năng tổ chức kém)

  • Ineffective communication skills (Kỹ năng giao tiếp không hiệu quả)

  • Limited language proficiency (Khả năng sử dụng ngôn ngữ hạn chế)

Từ vựng và cụm từ liên quan đến mối đe doạ (threats):

  • Intense competition in the industry (Cạnh tranh gay gắt trong ngành)

  • Rapidly changing market trends (Xu hướng thị trường thay đổi nhanh chóng)

  • Economic instability or recession (Bất ổn kinh tế hoặc suy thoái)

  • Technological obsolescence (Lạc hậu về công nghệ)

  • Lack of job opportunities in the field (Thiếu cơ hội việc làm trong lĩnh vực)

  • Potential legal or regulatory challenges (Tiềm ẩn những thách thức pháp lý hoặc quy định)

  • Budget constraints and limited resources (Hạn chế ngân sách và nguồn lực hạn chế)

  • Emergence of new competitors (Sự xuất hiện của đối thủ mới)

  • Negative public perception or reputation (Nhận thức hoặc danh tiếng tiêu cực từ công chúng)

  • Potential disruptions in the supply chain (Nguy cơ gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng)

    image-alt

Tuy nhiên, tuỳ vào chủ đề của câu hỏi IELTS speaking part 3 mà người nói lựa chọn những cụm từ phù hợp để đưa vào bài nói của mình một cách chính xác và hiệu quả.

Xem thêm những cụm từ và cách diễn đạt điểm mạnh và điểm yếu: Cách trả lời hay về điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh khi phỏng vấn

Luyện tập

Bài Tập 1: Áp dụng SWOT để trả lời câu hỏi "What are the advantages and disadvantages of online learning for university students?"

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích đề tài học trực tuyến, xác định các yếu tố Strengths (Sức mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Thách thức) của học trực tuyến.

Bài Tập 2: Áp dụng SWOT để trả lời câu hỏi "What are the impacts of remote working on personal life and work-life balance?"

Sử dụng mô hình SWOT để phân tích ảnh hưởng của việc làm việc từ xa đến cuộc sống cá nhân và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Xác định các yếu tố Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.

Đáp án tham khảo

Bài 1: Từ việc phân tích SWOT của vấn đề “Học trực tuyến” nêu trên, chúng ta có thể đưa ra một bài ý kiến như sau:

Strengths (Sức mạnh) of Online Learning:

  1. Flexibility: Students can learn at their own pace and schedule, which is particularly beneficial for those who are balancing studies with work or other responsibilities.

  2. Accessibility: Online learning provides access to a wide range of courses and materials that might not be available locally.

  3. Cost-Effectiveness: Often more affordable than traditional learning due to lower tuition fees and the elimination of commuting costs.

  4. Technological Skills: Enhances digital literacy as students become more familiar with various online tools and platforms.

Weaknesses (Điểm yếu) of Online Learning:

  1. Limited Social Interaction: Reduced face-to-face engagement with instructors and peers, which can affect the learning experience and networking opportunities.

  2. Self-Discipline Required: Students need a high level of self-motivation and discipline to keep up with their coursework.

  3. Technical Issues: Dependence on technology means that technical problems can disrupt learning.

  4. Limited Practical Experience: Some subjects may require hands-on experience which can be hard to replicate online.

Opportunities (Cơ hội) in Online Learning:

  1. Global Networking: Opportunity to interact with a diverse group of students and instructors from around the world.

  2. Innovative Learning Methods: Use of multimedia and interactive tools can enhance the learning experience.

  3. Career Advancement: Allows working professionals to pursue further education without taking a career break.

  4. Customization of Learning: Courses can be tailored to individual learning styles and preferences.

Threats (Thách thức) to Online Learning:

  1. Quality of Education: Concerns about the quality and recognition of online degrees compared to traditional degrees.

  2. Market Saturation: With the increase in online courses, it may become difficult for certain programs to stand out.

  3. Technological Divide: Not all students have equal access to the necessary technology and internet connectivity.

  4. Security and Privacy: Challenges in ensuring the security and privacy of online platforms and student data.

Từ phân tích trên, đây là những câu trả lời mẫu cho câu hỏi IELTS speaking part 3 có trong bài:

Sample Answer 1: Strengths and Weaknesses

"One of the key strengths of online learning is its flexibility. For instance, it allows students to study at their own pace and at times that suit their schedule, which is especially beneficial for those who are working or have other commitments. However, this format also has its weaknesses. The most significant one is the lack of direct social interaction, which can be crucial for collaborative learning and networking. Online learning requires students to be self-motivated, and the absence of a physical learning environment can make this challenging for some."

Sample Answer 2: Opportunities and Threats

"Online learning opens up several opportunities that traditional classrooms might not offer. For example, students have the chance to connect with peers from diverse backgrounds globally, which can enrich the learning experience and broaden their perspectives. Additionally, the use of innovative digital tools can make learning more engaging. On the flip side, there are threats to consider. The quality of online education is often questioned compared to traditional methods. Moreover, the increasing number of online courses might lead to a saturation in the market, making it difficult for students to choose the right program."

Sample Answer 3: Combining All Aspects of SWOT

"Analyzing online learning through a SWOT lens, we see a balanced view. Its strengths, like cost-effectiveness and enhanced digital skills, are compelling, especially in today's tech-driven world. Weaknesses such as reduced face-to-face interaction and dependency on self-discipline are notable concerns. The opportunities it presents, like global networking and career advancement without taking a break, are significant advantages. However, threats like the digital divide and concerns over data security cannot be overlooked. This comprehensive understanding helps students weigh the pros and cons effectively."

Tương tự hãy tự áp dụng mô hình SWOT để làm bài tập 2.

Tổng kết

Bài viết đã trình bày về mô hình SWOT và cách áp dụng nó vào việc trả lời câu hỏi trong phần 3 của bài thi Speaking. Mô hình SWOT giúp phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của một vấn đề hoặc tình huống để hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa liên quan đến nó.

Tóm lại, mô hình SWOT là một công cụ hữu ích để phân tích và tổ chức ý kiến trong phần 3 của bài thi Speaking. Bằng cách áp dụng mô hình này, người nói có thể trình bày một cách có cấu trúc, thuyết phục và tự tin, đồng thời nắm bắt và tận dụng các cơ hội và ứng phó hiệu quả với các điểm yếu và mối đe dọa.


Trích dẫn tham khảo

Để đánh giá chính xác trình độ IELTS hiện tại của bản thân, tham gia thi thử IELTS tại ZIM Academy với format bài thi chuẩn thi thật.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu