Các cấu trúc, outline bài IELTS Reading | Ứng dụng trả lời câu hỏi (Phần 1)

Giống như tất cả những người viết khác, tác giả viết đề IELTS thường sẽ có plan (kế hoạch) sơ bộ cho sườn bài, cấu trúc, và kết cấu bài của mình, tuỳ theo từng loại chủ đề và mục đích của bài. Khi biết được những cấu trúc này, người đọc có thể áp dụng vào bài đọc và rút ra cấu trúc cho bài, từ đó việc hiểu bài, xác định thông tin, và trả lời câu hỏi sẽ chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. 
author
Đinh Huỳnh Quế Dung
04/04/2023
cac cau truc outline bai ielts reading ung dung tra loi cau hoi phan 1

Tác giả bài viết trong IELTS thường viết những đoạn văn có độ dài 900-1000 từ cho mỗi passage. Các chủ đề thường bao gồm:

  • Khoa học và Công nghệ: những khám phá, phát minh hoặc đổi mới mới trong các lĩnh vực như sinh học, hóa học, vật lý hoặc kỹ thuật.

  • Khoa học xã hội: các bài báo về tâm lý học, xã hội học, kinh tế hoặc chính trị.

  • Lịch sử: các bài viết về các sự kiện, con người hoặc địa điểm lịch sử quan trọng, khảo cổ học, những cổ vật quan trọng với lịch sử 

  • Kiến trúc và quy hoạch đô thị: các bài về các công trình kiến trúc quan trọng

  • Nghệ thuật và Văn hóa: các bài viết về văn học, nghệ thuật, âm nhạc hoặc phim ảnh.

  • Môi trường: các bài báo về biến đổi khí hậu, ô nhiễm, bảo tồn hoặc thiên tai.

  • Sức khỏe và Y học: Điều này có thể bao gồm các bài viết về bệnh, phương pháp điều trị hoặc các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

  • Giáo dục: Điều này có thể bao gồm các bài viết về phương pháp giảng dạy, hệ thống giáo dục hoặc học tập của học sinh.

  • Kinh doanh và Tài chính: các bài báo về tinh thần kinh doanh, đầu tư hoặc kinh tế toàn cầu.

  • Thể thao và Giải trí: các bài viết về các môn thể thao phổ biến, vận động viên hoặc các hoạt động giải trí.

  • Du lịch: các bài viết về các địa điểm du lịch nổi tiếng, trải nghiệm văn hóa hoặc phát triển du lịch bền vững.

Key takeaways

Việc hiểu được cấu trúc, sườn bài (outline) bài đọc trong IELTS sẽ giúp người học hiểu rõ nội dung bài hơn, ứng dụng kỹ năng active reading, liên kết với bài hơn việc đọc thuần tuý, và xác định vị trí thông tin nhanh chóng hơn.

Các cấu trúc bài đọc từ 3 quyển luyện đề của Cambridge 15, 16, và 17 bao gồm:

  • Cấu trúc theo dòng thời gian

    (thường đi kèm với dạng điền từ vào chỗ trống cho quá trình phát tiển)

  • Cấu trúc bài theo giống 1 bài báo nghiên cứu khoa học (Academic journal article) (thường đi kèm dạng Locating information và Matching)

  • Cấu trúc phân tích nhiều ví dụ, trường hợp, nghiên cứu

  • Cấu trúc debate tranh luận và đưa ra ý kiến (opinion, argument)

  • Cấu trúc bài về các khai quật khảo cổ học

  • Cấu trúc Book review, nhận xét và đánh giá, bàn luận 1 quyển sách

  • Cấu trúc bài Sinh học về 1 giống loài

  • Cấu trúc phân tích 1 kiến trúc, kỹ thuật, công trình có giá trị cao, tân tiến

  • Cấu trúc bài giải thích hiện tượng tâm lý học

Phần 1 giải thích 2 cấu trúc đầu tiên.

Bài viết phân tích, giải thích từng loại cấu trúc, đưa ra outline bài mẫu, và ứng dụng vào các cách trả lời câu hỏi và chiến thuật làm bài.

Những lợi ích của việc hiểu được kết cấu bài đọc 

1 bài đọc trung bình sẽ có từ 7-9 đoạn văn, và tổng cộng khoảng 900-1000 từ. Để biết được kết cấu và sườn bài đọc, người đọc có thể rút ra ý chính hoặc/và những thông tin chính mà từng đoạn văn thể hiện. Sau đó từ thông tin này, người đọc suy ra kết cấu của bài.

Khi đã biết rõ kết cấu bài và nội dung ý chính, cho dạng bài nối đề mục với đoạn văn (matching heading), người đọc sẽ dễ dàng xác định đề mục đúng hơn.

Bên cạnh đó, những dạng bài có câu hỏi không theo thứ tự như xác định vị trí thông tin (locating information), nối nhóm/ người với nhận định (matching), và nối 2 nửa của câu (matching sentences). Người đọc sẽ dễ dàng xác định vị trí thông tin hơn. 

Ngoài ra, việc phân tích ý chính và tìm hiểu kết cấu và logic trình bày thông tin của bài đọc còn giúp người đọc luyện được những chiến thuật của kỹ năng đọc chủ động (active reading), tương tác với thông tin bài đọc nhiều hơn thay vì chỉ nhận thông tin một cách bị động mà không phân tích, phản hồi, hay tổng hợp.

Đọc một cách chủ động, tương tác, phản hồi, nhận xét, ghi chú, đều là một số chiến thuật của kỹ năng đọc này. Active reading giúp người đọc hiểu thông tin sâu hơn, nhớ những gì mình đọc lâu hơn, và có sự gắn kết hơn với tài liệu. ("Reading Actively – Learning Commons", "Active Reading | Landmark College") 

Theo nhiều sách luyện thi IELTS đã gợi ý, (British Council, 2017, p. 49-50; Bowers, et al., 2016, p. 83-87; Taylor and Wright, 2017; McCarter and Whitby), quy trình đọc bài thường có trình tự chung như sau: 

  • Xem các loại câu hỏi được cho ra (không cần đọc kỹ) 

  • Skim bài: đọc lướt để lấy ý chính và nội dung của từng đoạn và cả bài

  • Đọc câu hỏi, gạch dưới/ highlight keyword 

  • Scan thông tin cần đọc lại chi tiết trong bài

  • Đọc kỹ và trả lời câu hỏi 

Để bước thứ 2, cũng là một trong những bước quan trọng nhất được hiệu quả hơn, người đọc có thể hình thành cấu trúc và sườn bài sơ lược trong đầu. 

Tuy nhiên, vì thời gian trong phòng thi có giới hạn, người đọc chỉ có thể tổng hợp ý chính và đưa ra những kết luận về kết cấu bài. Nhưng khi học tại nhà, và thời gian cho phép, người học có thể áp dụng những chiến thuật khác của active reading và còn có thể áp dụng mind map.

Cách đúc kết outline bài đọc

Tác giả sử dụng công cụ Trí tuệ nhân tạo Chat GPT để hỗ trợ trong việc đúc kết outline của bài đọc và tổng kết các ý chính.

Người học có thể dùng các yêu cầu “Give me a brief outline of this” hoặc “Summarize the text for me”, hoặc các lệnh tương tự đễ hỗ trợ việc ứng dụng phương pháp và tự học đọc ở nhà.

Những cấu trúc bài thi IELTS Reading thường gặp

Sau đây tác giả sẽ giới thiệu những cấu trúc bài viết thường thấy trong bài thi Reading và ví dụ trong 2 quyển đề thi Cambridge mới nhất 15, 16, và 17. 

Sơ đồ dưới đây liệt kê những kiểu outline bài thường thấy, từ việc phân tích 2 quyển sách Cambridge 16 và 17:

image-alt

Cấu trúc theo dòng thời gian

Bài viết có nội dung về lịch sử hình thành của sự vật, sự việc, hoặc giải thích một hiện tượng thường được xây dựng theo cấu trúc này. Bài viết thường mở đầu với việc giải thích chủ đề, tại sao hiện tượng, sự vật, sự việc đáng để tìm hiểu, tầm quan trọng và những thông tin nền.

Tiếp theo sẽ là lịch sử phát triển, những khó khăn, khắc phục, những sự phát triển và suy tàn theo trình tự những mốc thời gian tịnh tiến đến cận đại hoặc hiện đại. 

Outline mẫu ví dụ

Ví dụ: Bài đọc Passage 1 Test 1 của quyển IELTS Cambridge 17 có cấu trúc như sau: 

The development of the London underground railway (Sự phát triển của đường sắt ngầm London) 

Chủ đề: Kiến trúc và quy hoạch đô thị 

  • Giới thiệu về tắc nghẽn và mở rộng đường sắt của London năm 1800s. 

  • Đề xuất của Charles Pearson nộp 1851 về một tuyến đường sắt ngầm và bị Quốc hội từ chối.

  • Việc thành lập Công ty Đường sắt Đô thị năm 1854 và kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt ngầm.

  • Những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng tuyến Metropolitan. 

  • Tuy nhiên sau đó, trong vòng 5 năm sau đó đã kêu gọi được vốn, và tuyến đường sắt ngầm được xây dựng trong 3 năm.

  • Khai trương tuyến Metropolitan, mở năm 1863, và thành công ban đầu của nó.

  • Mở rộng tuyến và phát triển đường sắt điện sâu trong 5 năm sau đó. 

  • Đường sắt Thành phố & Nam London và các vấn đề của nó trong thập niên 1880s, đến năm 1890, tuyến đường này chính thức được đưa vào sử dụng. 

  • Đường sắt Trung tâm Luân Đôn và sự phát triển của mạng lưới tàu điện ngầm từ năm 1900.

  • Việc hoàn thành trung tâm của hệ thống ngầm ngày nay vào năm 1907.

image-alt

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Các loại câu hỏi thường thấy là điền vào chỗ trống (Completion), và True False Not Given. 

Ứng dụng cấu trúc bài vào làm bài tập: 

Đối với bài đọc trên, đề bài được cho ra là: 

image-alt

Dựa vào Keyword, người làm bài có thể nhận thấy cụm từ năm “ 1800, 1850”, nếu nắm rõ dòng thời gian của bài, người làm bài có thể dễ dàng định dạng được vị trí của thông tin.

Tương tự như vậy, những vấn đề/ giải pháp về giao thông của thành phố được nhắc đến trong những đoạn đầu bài, và quá trình xây dựng được nhắc đến trong những đoạn tiếp theo. 

Với các câu hỏi True False Not Given, thường dạng câu hỏi này được sắp xếp theo trình tự trong bài. Vì vậy, người đọc cũng có thể theo dõi sườn bài để xác định vị trí.

Bên cạnh đó, mỗi mốc thời gian nhắc tới sẽ liên quan đến các sự kiện khác trong bài. Qua việc hiểu được cấu trúc bài, người thi sẽ không gặp quá nhiều trở ngại trong việc xác định đúng vị trí thông tin cần scan lại. 

image-alt

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Passage 1, Test 1, Cambridge IELTS 15, Nutmeg – a valuable spice

image-alt

Cấu trúc bài theo giống 1 bài báo nghiên cứu khoa học (Academic journal article) 

Các bài đọc có cấu trúc này thường là những bài đọc về những phát minh mới trong khoa học, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đáng chú ý, hoặc những nghiên cứu mang tính chất đột phá (breakthrough). 

Các bài báo nghiên cứu khoa học thường có các cấu trúc cụ thể như sau: 

Introduction

  • Phần mở đầu bao gồm những thông tin cơ bản về chủ đề như định nghĩa các khái niệm, những kết quả nghiên cứu trước hay còn gọi là Literature review. Các nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng những gì đã được nghiên cứu trước đó trong nhóm chủ đề. 

  • Phần này cũng đưa ra mục đích của nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu này sẽ đưa những thay đổi nào để đóng góp vào kiến thức chung/ lỗ hỏng còn thiếu, và câu hỏi chính muốn tìm ra.

Method: Phần này là phần đưa ra phương pháp nghiên cứu, quy trình, và các thông tin khác về công cụ, phương thức, người tham gia, đối tượng, quá trình phân tích dữ liệu. 

Results: Phần này đưa ra kết quả của nghiên cứu, những dữ liệu đã phân tích về những kết luận suy ra được từ dữ liệu 

Discussion: Phần này tổng kết những kết quả của nghiên cứu, so sánh nó với kết quả của những nghiên cứu trước, đưa ra những ý nghĩa và suy luận liên quan đến chủ đề.

Implication & limitation

  • Phần Implication thường bàn luận về ý nghĩa ứng dụng của nghiên cứu hoặc dựa vào nghiên cứu này, trong tương lai những vấn đề nào cần nên được tìm hiểu và nghiên cứu thêm. 

  • Phần limitation sẽ nói về những hạn chế của nghiên cứu đó. 

image-alt

Outline mẫu ví dụ

Ví dụ: về outline của một bài đọc Passage 2 Test 2 sách IELTS Cambridge 17: 

A second attempt at domesticating the tomato (Nỗ lực thứ hai trong việc thuần hóa cà chua)

I. Giới thiệu

  •   Giải thích về sự phát triển gần đây trong lĩnh vực nông nghiệp: nỗ lực thứ hai trong việc thuần hóa cà chua

  •   Mô tả ngắn gọn về kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen CRISPR

II. Thông tin lịch sử của quá trình nhân giống, chỉnh sửa gien truyền thống

  •   Bàn về quá trình thuần hóa cà dại qua các thời kỳ

  •   Hạn chế của phương pháp nhân giống truyền thống

III. Cách tiếp cận mới

  •   Mô tả phương pháp thuần hóa mới bằng kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen CRISPR

  •   Lợi ích của phương pháp này, bao gồm khả năng cải thiện cây trồng và tạo ra nguồn thức ăn mới

IV. Kết quả

  •   Tổng quan về sự thành công của hai nhóm riêng biệt ở Brazil và Trung Quốc trong việc tái thuần hóa cà chua

  •   Giải thích về những thay đổi di truyền cụ thể được thực hiện đối với cà chua, bao gồm tăng kích thước và khả năng kháng bệnh

V. Tiềm năng sử dụng thương mại

  •   Thảo luận về tiềm năng sử dụng thương mại của cà chua tái thuần hóa và cà chua nghiền

  •   Những thách thức và hạn chế của việc tiếp tục công việc này

VI. Ứng dụng trong tương lai

  •   Thảo luận về các loại cây khác có thể được hưởng lợi từ phương pháp này, bao gồm đuôi cáo, cỏ yến mạch và đậu đũa

  •   Tiềm năng tạo giống cây trồng chịu hạn, chịu nóng

VII. Phần kết luận

  •   Tiềm năng của phương pháp này để cách mạng hóa cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm

  •   Suy nghĩ cuối cùng về tác động của kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen CRISPR trong nông nghiệp.

Theo phân tích, bài về thuần hoá cà chua được lên cấu trúc khá tương tự 1 bài báo nghiên cứu khoa học, và đi theo những trình tự khá giống. Tuy nhiên, có nhiều bài sẽ có đôi chút khác biệt, ví dụ thứ tự có thể có 1 chút thay đổi hoặc 1 hoặc 2 phần trong academic journal sẽ không có trong bài đọc IELTS.

Việc xác định được cấu trúc này, nếu gặp câu hỏi về phần những cách nhân giống trong quá khứ, người đọc sẽ dễ dàng biết được thông tin sẽ ở trong 1 hoặc 2 đoạn đầu bài. 

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Bài dạng này thường đi kèm loại câu hỏi Locating information và Matching, bởi vì loại bài cũng sẽ có những nghiên cứu trong quá khứ, hiện đại, và so sánh các nghiên cứu khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu, đòi hỏi người đọc phải tìm đúng vị trí của thông tin được phân tán ra toàn bài.

image-alt

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Bài Passage 3, Test 4, Cambridge 17 

Timur Gareyev – blindfold chess champion (Timur Gareyev – nhà vô địch cờ vua bịt mắt)

A. Giới thiệu

  •   Kỳ thủ Timur Gareyev sẽ đấu với gần 50 đối thủ cùng lúc khi bị bịt mắt

  •   Gareyev đã được biết đến với kỹ năng chơi cờ bịt mắt và tự gọi mình là Vua bịt mắt

B. Nghiên cứu về kỹ năng của Garyev (past research) 

  •   Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Los Angeles đã thử nghiệm Garyev để hiểu làm thế nào anh ta và những người khác có thể thực hiện những kỳ tích tinh thần

  •   Kết quả cho thấy rằng Garyev có thể duy trì nhiều trò chơi hoạt động cùng một lúc, điều này thật đáng chú ý

C. Quá khứ của Garyev (background) 

  •   Học chơi cờ ở Uzbekistan năm 6 tuổi

  •   Đăng quang đại kiện tướng cờ vua trẻ nhất châu Á ở tuổi 16

    •   Xếp hạng ba kỳ thủ giỏi nhất nước Mỹ năm 2013

D. Lịch sử cờ bịt mắt (background) 

  •   Kỳ tích đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ, với trò chơi được ghi lại đầu tiên được chơi ở châu Âu vào thế kỷ 13

E. Phát triển kỹ năng cờ bịt mắt (background) 

  •   Những người chơi thành công có thể phát triển kỹ năng chơi mù mà không nhận ra điều đó thông qua luyện tập thường xuyên và nhận dạng mẫu

F. Kiểm tra trí nhớ và quét não (method) 

  •   Garyev đã thực hiện các bài kiểm tra trí nhớ tiêu chuẩn và trải qua quá trình quét não

  •   Các bản quét cho thấy giao tiếp lớn hơn nhiều so với mức trung bình giữa các phần trong não của Gareyev và cho thấy rằng mạng lưới thị giác của anh ấy được kết nối với các phần não khác nhiều hơn bình thường

G. Kết quả chụp não (result) 

  •   Kết quả ban đầu cho thấy các vùng não của Gareyev xử lý hình ảnh trực quan có thể có liên kết mạnh hơn với các vùng não khác và do đó mạnh hơn bình thường.

H. Nỗ lực lập kỷ lục thế giới (future) 

  •   Gareyev sẽ cố gắng chơi 47 trò chơi bịt mắt cùng một lúc trong khoảng 16 giờ và sẽ cần thắng 80% để giành được danh hiệu

Câu hỏi mẫu: 

image-alt

Bài khác tương tự: Bài Climate change reveals ancient artefacts in Norway’s glaciers, Passage 2, Test 3, Cambridge IELTS 16. 

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã đưa ra 2 cấu trúc đầu tiên kèm theo các bài đọc ví dụ và cách ứng dụng. Những phần tiếp theo sẽ đưa ra tiếp các cấu trúc khác. Người học có thể ứng dụng cách học tìm hiểu outline và hình dung cấu trúc bài để có thể hiểu rõ nội dung và mục đích của bài hơn và nhìn 1 văn bản 1 cách tổng quan, từ góc rộng hơn. Việc chỉ đọc hiểu mà không tương tác với tài liệu sẽ gây ra sự nhàm chán và ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu nói chung. Vì vậy, người học có thể tham khảo các cấu trúc và áp dụng vào các bài đọc của mình, không chỉnh riêng bài IELTS.

Xem tiếp: Các cấu trúc, outline bài IELTS Reading | Ứng dụng trả lời câu hỏi (Phần 2)


Nguồn tham khảo:

"Active Reading | Landmark College." Landmark College for Students with Learning Disabilities, ADHD & ASD, www.landmark.edu/academics/writing-matters/wac-glossary/wac-active-reading

Bowers, Kim, et al. IELTS Premier with 8 Practice Tests: Online + Book + CD. 3rd ed., Kaplan Publishing, 2016.

British Council. Bí quyết luyện thi IELTS - IELTS Essential Guide. 3rd ed., Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2017. 49-50

IELTS 17 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2022. 

IELTS 16 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2021. 

IELTS 16 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2020. 

McCarter, Sam, and Norman Whitby. Reading Skills. MacMillan, 2007.

"Reading Actively – Learning Commons." University of Southern Maine, usm.maine.edu/learning-commons/reading-actively/ 

Taylor, Jeremy, and Jon Wright. IELTS Advantage Reading Skills: A Step-by-step Guide to a High IELTS Reading Score. 2017.

Tham khảo thêm lớp học IELTS online tại ZIM Academy, giúp người học nâng band điểm IELTS và học tập linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu