Các cấu trúc, outline bài IELTS Reading | Ứng dụng trả lời câu hỏi (Phần 2)

Tiếp theo chuỗi bài về cấu trúc/ sườn bài văn trong bài đọc IELTS. Bài viết này sẽ đưa ra tiếp các dạng outline khác kèm theo ví dụ.
author
Đinh Huỳnh Quế Dung
04/04/2023
cac cau truc outline bai ielts reading ung dung tra loi cau hoi phan 2

Bài viết này sẽ tiếp tục bài về các cấu trúc

  • Cấu trúc phân tích nhiều ví dụ, trường hợp, nghiên cứu trong 1 bài 

  • Cấu trúc debate tranh luận và đưa ra ý kiến (opinion, argument)

  • Cấu trúc bài về các khai quật khảo cổ học

  • Cấu trúc Book review, nhận xét và đánh giá, bàn luận 1 quyển sách

Key takeaways

Việc hiểu được cấu trúc, sườn bài (outline) bài đọc trong IELTS sẽ giúp người học hiểu rõ nội dung bài hơn, ứng dụng kỹ năng active reading, liên kết với bài hơn việc đọc thuần tuý, và xác định vị trí thông tin nhanh chóng hơn.

Các cấu trúc bài đọc từ 3 quyển luyện đề của Cambridge bao gồm:

  • Cấu trúc phân tích nhiều ví dụ, trường hợp, nghiên cứu trong 1 bài (Thường đi chung với dạng Locating information, List selection, và Matching)

  • Cấu trúc debate tranh luận và đưa ra ý kiến (opinion, argument) (Khá giống bài luận Argumentative Essay của IELTS)

  • Cấu trúc bài về các khai quật khảo cổ học

  • Cấu trúc Book review, nhận xét và đánh giá, bàn luận 1 quyển sách

    (Lồng ghép các cấu trúc khác)

Bài viết phân tích, giải thích từng loại cấu trúc, đưa ra outline bài mẫu, và ứng dụng vào các cách trả lời câu hỏi và chiến thuật làm bài.

Cấu trúc phân tích nhiều ví dụ, trường hợp, nghiên cứu trong 1 bài 

Đối với dạng kết cấu này, bài viết thường có chủ đề về khoa học hoặc bàn luận về nhân chủng học, xã hội học, và kinh tế chính trị. Dạng bài này sẽ khó nhận biết hơn vì nó không theo trình tự. Bài viết lồng ghép nhiều ví dụ cụ thể kèm theo phân tích ví dụ đó để làm dẫn chứng cho những lý thuyết liên quan. 

Outline mẫu ví dụ

Stadiums: past, present and future (Sân vận động: quá khứ, hiện tại và tương lai) 

Chủ đề: lịch sử và quy hoạch đô thị 

Passage 2 Test 1 của quyển IELTS Cambridge 17

  • A. Giới thiệu về lịch sử và các vấn đề hiện đại với sân vận động

  • B. Ví dụ về các giảng đường cổ đại và khả năng thích ứng của chúng trong suốt lịch sử

  • C. Thêm ví dụ về giảng đường cổ và sự tích hợp của chúng vào không gian đô thị hiện đại

  • D. Sự khác biệt giữa nhà hát cổ xưa và sân vận động hiện đại, và các vấn đề với sân vận động hiện đại

  • E. Những cách sáng tạo mà các kiến trúc sư hiện đại đang sử dụng các sân vận động để cải thiện các thành phố, chẳng hạn như tạo ra các khu phát triển sử dụng hỗn hợp và các nhà máy điện

  • F. Ví dụ cụ thể về các sân vận động được sử dụng làm nhà máy điện và tác động tích cực của chúng đối với việc giảm lượng khí thải carbon

  • G. Kết luận về sự phát triển và tính linh hoạt của sân vận động trong phát triển đô thị

image-alt

Nguồn: https://www.purefrance.com/en/blog/arles-amphitheatre

Bài viết này cũng có trình tự về thời gian khi bàn luận với quá khứ trước khi đi đến hiện tại. 

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Đối với loại bài này, dạng câu hỏi thường được cho kèm là dạng Locating Information, Chọn từ trong list (List selection), và Matching. Vì loại bài này chứa nhiều ví dụ và nghiên cứu khác nhau, thông tin thường không theo 1 trình tự nhất định, điều này làm việc xác định vị trí thông tin khó hơn.

Tuy nhiên, người học có thể dựa vào các lý thuyết luận điểm đưa ra của ví dụ/ nghiên cứu, và tạm thời không để ý đến quy trình nghiên cứu hoặc ví dụ để thấy rõ cấu trúc hơn. 

Ví dụ cho bài trên, bài giới thiệu chủ đề, nói đến lịch sử của việc stadium được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, sau đó so sánh và cách áp dụng cho thời hiện đại. 

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Bài đọc Passage 1 Test 1 IELTS Cambridge 16

Why we need to protect polar bears (Tại sao chúng ta cần bảo vệ gấu bắc cực) 

Chủ đề: Sinh học, Y học ứng dụng 

I. Giới thiệu

  • A. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với gấu bắc cực

  • B. Sự thích nghi đặc biệt của gấu Bắc Cực với điều kiện Bắc Cực

II. Nghiên cứu về gấu bắc cực và bệnh tim

  • A. Nghiên cứu năm 2014 của Shi Ping Liu và cộng sự

  • B. So sánh sự di truyền của gấu bắc cực và gấu nâu

  • C. Gen APoB và vai trò giảm cholesterol “xấu”

III. Nghiên cứu về gấu bắc cực và bệnh loãng xương

  • A. Điều kiện khắc nghiệt của gấu Bắc cực cái khi mang thai

  • B. Nghiên cứu năm 2008 của Alanda Lennox và Allen Goodship

  • C. Duy trì mật độ xương ở gấu bắc cực

  • D. Lợi ích tiềm năng cho người nằm liệt giường và phi hành gia

IV. Trí thông minh của gấu Bắc cực và khả năng giải quyết vấn đề

  • A. GoGo gấu bắc cực và cách sử dụng công cụ

  • B. Giải quyết vấn đề ở gấu bắc cực hoang dã

  • C Nghiên cứu năm 2008 của C. Alison Ames về thao tác tập trung

V. Cảm xúc và các mối quan hệ của gấu bắc cực

  • A. Bằng chứng giai thoại về sự thất vọng

  • B. Mối quan hệ khác loài khác thường

  • C. Gấu bắc cực Agee và mối quan hệ con người thân thiết của nó

VI. Phần kết luận

  • A. Tầm quan trọng của gấu bắc cực trong y học của con người

  • B. Mất đi một loài động vật thông minh và hùng vĩ do biến đổi khí hậu

image-alt

Các bài khác: Should we try to bring extinct species back to life? (Cam 15, Test 2, Passage 2)

Cấu trúc debate tranh luận và đưa ra ý kiến (opinion, argument)  

Dạng bài này thường được viết khá giống dạng bài Argumentative của phần thi Writing Task 2, với cấu trúc bài xoay quanh 1 thesis statement (quan điểm, mục đích chính toàn bài), kèm theo những luận cứ và dẫn chứng. 

Bài sẽ đưa ra những thông tin nền, những luận điểm chính, dẫn chứng, và thách thức những niềm tin, tư tưởng cũ.

image-alt

Nguồn :https://www.wordtemplatesonline.net/argumentative-essay-outline-examples/

Outline mẫu ví dụ

Ví dụ: outline bài Passage 3, Test 2, Cambridge IELTS 17: 

Insight or evolution? (Cái nhìn sâu sắc hay sự tiến hóa?)

I. Giới thiệu

  •   Chủ đề tranh luận: Những khám phá khoa học thường được gán cho cá nhân thiên tài và bỏ qua những đóng góp của người đi trước và kinh nghiệm đi trước.

II. Đổi mới và sáng tạo như một quá trình tiến hóa trong sinh học 

  •   Đổi mới liên quan đến một quá trình thử và sai và tương tự như quá trình tiến hóa.

  •   Bản chất tích lũy của tiến bộ khoa học làm suy yếu khái niệm về thiên tài sáng tạo.

III. Ví dụ về những đổi mới phát sinh từ sự ngẫu nhiên, ví như đột biến gen trong quá trình tiến hoá (evolution)

  •   Những đổi mới có thể là kết quả của những đột biến ý tưởng tùy ý hoặc ngẫu nhiên.

  •   Ví dụ: Các nguyên tố nguyên sinh của John Nicholson dẫn đến lý thuyết nguyên tử của Niels Bohr; Vị trí kiềng "acey-deucy" của Jackie Westrope; và việc phát minh ra ghi chú Post-It.

IV. Đánh giá lại các khái niệm về cái nhìn sâu sắc (insight), sự sáng tạo và thiên tài

  •   Định luật Tác Động (Law of Effect) có thể đưa ra một lời giải thích hứa hẹn hơn về nguồn gốc của sự sáng tạo, cải tiến của con người.

  •   Từ bỏ khái niệm ngây thơ về thiết kế thông minh và thiên tài là cần thiết để khám phá nguồn gốc thực sự của hành vi sáng tạo.

Bài viết này bàn về nguồn gốc của những sáng tạo và đổi mới trong khoa học, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác của con người. Chúng ta thường nghĩ rằng những thành tựu khoa học đột phá đến từ sự thông minh phi thường của những nhà khoa học nhưng điều này là một quan điểm sai lệch.

Bài viết này đưa ra luận điểm chính rằng quá trình sáng tạo và đổi mới của con người được ví như 1 quy trình tiến hoá, có sự tiến và lùi, thử và thất bại (trial and error), và sự ngẫu nhiên, tình cờ may mắn, và cuối bài giới thiệu Định luật Tác động như một cách giải thích hợp lý và tiến bộ hơn.

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Dạng bài này thường đi kèm loại câu hỏi Yes No Not Given và Multiple choice, bởi vì 2 dạng bài này thường hỏi về thái độ, lập trường, ý kiến, nhận định, mục đích, và lập luận logic của tác giả, thay vì hỏi về những thông tin sự thật (factual information) bởi vì nó mang tính chất bài tranh luận, đưa ra ý kiến. 

image-alt

image-alt

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Bài Passage 3, Test 1, Cambridge 15:

What is exploration? (Thám hiểm là gì?)

I. Giới thiệu

  • A. Mong muốn bản năng để khám phá những điều mới

  • B. Ý tưởng rằng khám phá không giới hạn ở một loại người cụ thể

  • C. Ý tưởng rằng khám phá không chỉ giới hạn ở khám phá vật lý

II. Định nghĩa của nhà thám hiểm

  • A. Các quan điểm khác nhau về những gì định nghĩa một nhà thám hiểm

  • B. Mỗi định nghĩa phản ánh sự nỗ lực của mỗi người tiên phong như thế nào

  • C. Tầm quan trọng của việc có một mục tiêu cụ thể và mong muốn ghi lại những phát hiện

III. Thám hiểm trong hiện đại

  • A. Nhận thức rằng khám phá đã là dĩ vãng

  • B. Cần khám phá chi tiết hơn là chỉ khám phá bề nổi

  • C. Tầm quan trọng của việc có 1 định nghĩa mới về các khái niệm đã đi qua, các thứ đã biết

IV. Phần kết luận

  • A. Tầm quan trọng liên tục của việc thăm dò

  • B. Vai trò của tâm trí con người trong việc truyền tải lại thông tin từ những miền đất mới

  • C. Khả năng cung cấp cho người đọc những hiểu biết mới thông qua diễn giải mới

image-alt

Lập luận chính của bài văn là khám phá là bản năng cơ bản của con người, và điều đó đã thúc đẩy thành công của loài người, và nó tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau ngày nay. Tác giả thách thức quan điểm cho rằng thám hiểm đã là của quá khứ.

Thay vào đó, thời hiện đại vẫn còn nhiều điều cần khám phá và tìm hiểu, bao gồm cả độ sâu chưa biết của đại dương và những bí ẩn của bộ não con người. Tác giả cũng bàn luận các định nghĩa khác nhau về khám phá và chúng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và lĩnh vực chuyên môn của họ.

Cuối cùng, tác giả lập luận rằng, với tư cách là một nhà văn, họ quan tâm đến việc khám phá các ý tưởng và rằng cách diễn giải mới về một cái gì đã đi qua vẫn có thể cung cấp những hiểu biết mới.

Cấu trúc bài về các khai quật khảo cổ học 

Riêng các bài về khảo cổ học, đặc biệt là bài về các khai quật, bài thường bắt đầu bằng việc tìm ra/ khai quật của món đồ hoặc kiến trúc hoặc tầm quan trọng của nó, sau đó bài sẽ nói đến nguồn gốc, bối cảnh lịch sử, và nội dung, mô tả của vật cổ/ kiến trúc cổ, và những sự kiện quan trọng liên quan đến nó như lần bị đánh cắp, hư hỏng, trao tay, v.v. , theo dòng thời gian đến thời hiện đại. 

Outline mẫu ví dụ

Cấu trúc bài Passage 1, Test 2, Cambridge IELTS 17 

Dead Sea Scrolls (Cuộn sách cổ Biển Chết)

I. Giới thiệu

  • A. Khám phá các cuộn sách ở Dead Sea vào năm 1947

  • B. Tầm quan trọng của phát hiện trong lĩnh vực khảo cổ học

II. Nguồn gốc của các cuộn sách Dead Sea

  • A. Các giả thuyết về nguồn gốc của các cuộn giấy

  • B. The Essenes, một giáo phái Do Thái mộ đạo

  • C. Cách viết và ngôn ngữ của các cuộn sách

III. Nội dung của Cuộn Dead Sea

  • A. Cựu Ước và các bản văn Kinh Thánh

  • B. Quy định hệ phái và văn tự tôn giáo

  • C. Cuộn Đồng và nội dung hấp dẫn của nó

IV. Hành trình của cuộn sách Dead Sea

  • A. Tổng giám mục Mar Samuel của Chính thống giáo Syria mua lại các cuộn sách

  • B. Đàm phán với nhà khảo cổ học người Israel Yigael Yadin để mua hàng

  • C. Vị trí hiện tại của các cuộn sách ở Giê-ru-sa-lem

V. Những phát triển gần đây trong việc nghiên cứu các cuộn sách ở Dead Sea

  • A. Phục hồi và giải mã một trong những cuộn giấy chưa được dịch cuối cùng

  • B. Thông tin chi tiết được cung cấp bởi cuộn giấy vào cộng đồng những người đã viết nó

  • C. Chỉ còn một cuộn nữa chưa được dịch

VI. Phần kết luận

  • A. Ý nghĩa của các Cuộn sách Dead Sea

  • B. Các cuộc tranh luận và nghiên cứu đang diễn ra trong lĩnh vực này

  • C. Suy nghĩ cuối cùng về tầm quan trọng của các cuộn sách đối với việc nghiên cứu lịch sử và tôn giáo.

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Các bài dạng này thường có loại câu hỏi điền từ và True False Not Given. Dạng điền từ sẽ kể sự khai quật và bối cảnh lịch sử của vật cổ hoặc kiến trúc cổ. 

image-alt

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Bài Passage 2, Test 1, Cambridge IELTS 16 

The Step Pyramid of Djoser (Kim tự tháp bậc thang của Djoser)

  • A. Giới thiệu về Kim tự tháp bậc thang của Djoser và ý nghĩa của các kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại.

  • B. Djoser, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ Ba của Ai Cập, và ý tưởng của Imhotep là xây dựng một ngôi mộ cao hơn, ấn tượng hơn bằng cách sử dụng các phiến đá xếp chồng lên nhau.

  • C. Quá trình xây dựng thử nghiệm và thách thức khi xây dựng khối lượng khổng lồ của Kim tự tháp Bậc thang.

  • D. Kim tự tháp Bậc thang đã hoàn thành và quy mô của khu phức hợp mà nó được xây dựng, bao gồm đền thờ, sân trong, điện thờ và khu sinh hoạt.

  • E. Căn phòng chôn cất của ngôi mộ và việc phát hiện ra hơn 40.000 chiếc bình bằng đá trong các phòng chứa ngoài các lối đi dưới lòng đất.

  • F. Sự thất bại của các biện pháp phòng ngừa và thiết kế phức tạp của mạng lưới ngầm để ngăn chặn những tên cướp cổ đại tìm đường vào.

  • G. Tầm quan trọng của Kim tự tháp bậc thang trong quá trình phát triển của kiến trúc đồ sộ bằng đá ở Ai Cập và trên thế giới nói chung.


Câu hỏi mẫu:

image-alt

Bài khác: The White Horse of Uffington (Passage 1, Test 2, Cambridge IELTS 16), 
Nguồn: https://egymonuments.gov.eg/monuments/the-step-pyramid-complex-of-djoser/

Cấu trúc Book review, nhận xét và đánh giá, bàn luận 1 quyển sách 

Đây là cấu trúc khá mới trong bài đọc IELTS, loại bài này mô tả ngắn gọn nội dung của một quyển sách, và thường mở đầu bằng việc giới thiệu quyển sách và bối cảnh của nó, đi theo trình tự của sách kèm theo lời bình luận và nhận xét của người review.

Những quyển sách được review sẽ viết theo các cấu trúc khác như dòng thời gian, lịch sử, và nghiên cứu khoa học. 

Outline mẫu ví dụ

Ví dụ: bài Passage 3, Test 1, Cambridge IELTS 17 

To Catch a King (Bắt một vị vua)

I. Giới thiệu

  • A. Tổng quan về cuốn sách "To Catch a King" của Charles Spencer

  • B. Bối cảnh cuộc săn lùng vua Charles II

II. Trận chiến Worcester và cuộc chạy trốn của vua Charles II

  • A. Thỏa thuận của Charles II với người Scotland và lễ đăng quang của ông với tư cách là Vua của người Scotland

  • B. Cuộc xâm lược Scotland của quân đội Nghị viện Anh

  • C. Người Scotland xâm lược nước Anh và Trận chiến Worcester

  • D. Cuộc chạy trốn của Vua Charles II và cuộc săn lùng quốc gia sau đó của ông ta

  • E Những hồi ức cá nhân của 

    Charles II về sáu tuần mà ông đã trải qua như một kẻ chạy trốn

III. Những cuộc phiêu lưu của vua Charles II

  • A. Việc kể lại công việc hàng ngày của những kẻ chạy trốn

  • B. Sự hài hước và căng thẳng cảm xúc xung quanh việc tiết lộ sự hiện diện của nhà vua cho những người ủng hộ ông

  • C Tình yêu của Charles II dành cho câu chuyện và những sáng kiến để tưởng nhớ nó

IV. Cuốn sách của Charles Spencer và mô tả về Charles II

  • A. Tổng quan về cuốn sách và phong cách viết của Spencer

  • B. Tìm hiểu bối cảnh của câu chuyện

  • C Tính cách của Charles II và sáu tuần đã ảnh hưởng đến anh ta như thế nào

V. Kết luận

  • A. Suy nghĩ cuối cùng về "To Catch a King"

  • B. Tóm tắt cuốn sách và tầm quan trọng của nó

image-alt

Nguồn: https://www.biography.com/royalty/charles-ii-of-england

Áp dụng trả lời câu hỏi 

Bởi vì dạng bài này cũng viết với giọng văn đưa ra ý kiến và nhận xét cá nhân, các loại bài thường đi kèm là Yes No Not Given và Multiple Choice. 

Các bài khác có cấu trúc tương tự 

Cấu trúc bài tương tự: 

Passage 3, Test 3, Cam 17 

Building the Skyline – The Birth and Growth of Manhattan’s Skyscrapers (Building the Skyline – Sự ra đời và phát triển của các tòa nhà chọc trời ở Manhattan)

Giới thiệu:

  •   Tổng quan về cuốn sách và cách tiếp cận của tác giả khi thảo luận về lịch sử và sự phát triển của đường chân trời của thành phố New York.

Phần 1:

  •   Bối cảnh lịch sử của thành phố New York từ 1609 đến 1900

  •   Mô tả về địa chất, lịch sử và kinh tế của thành phố

  •   Triển khai hệ thống lưới điện và sử dụng đất trước Nội chiến

  •   Thảo luận về nhập cư và vị trí của các khu dân cư và khu chung cư vào cuối thế kỷ 19

Phần 2:

  •   Kinh tế chiều cao nhà chọc trời

  •   Tiến bộ công nghệ trong xây dựng dẫn đến việc xây dựng các tòa nhà chọc trời

  •   Phân tích dữ liệu về chiều cao tòa nhà trong suốt thế kỷ 20

  •   Ra mắt "huyền thoại nền tảng" là lý do khiến các tòa nhà chọc trời không được xây dựng giữa Downtown và Midtown

  •   Sự ra đời của Midtown và sự bùng nổ xây dựng của những năm 1920

  •   Ước tính giá trị đất đai Manhattan từ giữa thế kỷ 19 đến nay

Phần kết luận:

  •   Đánh giá liệu các tòa nhà chọc trời là nguyên nhân hay hậu quả của giá trị đất đai cao

  •   Thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với thành phố và các đề xuất chính sách cho New York trong tương lai

  •   Những suy nghĩ cuối cùng về cuốn sách và những đóng góp của nó để hiểu được sự phát triển của đường chân trời của Thành phố New York.

image-alt

Bài khác: Bài I contain multitudes, Passage 2, Test 2, Cambridge IELTS 16.

Tổng kết

Như vậy, bài viết đã đưa ra 4 cấu trúc tiếp theo kèm theo các bài đọc ví dụ và cách ứng dụng. Những phần tiếp theo sẽ đưa ra tiếp các cấu trúc khác còn lại, và cũng là phần cuối.

Nguồn tham khảo:

IELTS 17 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2022. 

IELTS 16 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2021. 

IELTS 16 Academic Student's Book with Answers with Audio with Resource Bank. Cambridge English, 2020. 

Để rút ngắn thời gian học tập, đạt điểm IELTS trong thời gian gấp rút. Người học có thể tham gia ôn thi IELTS cấp tốc tại ZIM để được hỗ trợ tối đa, cam kết đạt kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu