Các mô hình của quá trình nghe và cách áp dụng vào bài thi nghe VSTEP
Key takeaways |
---|
|
Mô hình Bottom - Up
Mô hình đầu tiên của quá trình nghe được phát triển là mô hình bottom-up, được phát triển trong những năm 1940 và 1950. Theo mô hình bottom-up, người nghe xây dựng sự hiểu biết bằng cách bắt đầu từ các đơn vị nhỏ nhất của thông điệp âm thanh: các âm thanh riêng lẻ, hay phonemes.
Sau đó, chúng được kết hợp thành từ, mà từ đó, tạo thành các cụm từ, mệnh đề và câu. Cuối cùng, các câu riêng lẻ kết hợp lại để tạo ra ý tưởng và khái niệm và mối quan hệ giữa chúng.
Theo mô hình giao tiếp này, người gửi mã hóa một thông điệp, đi qua kênh giao tiếp dưới dạng tín hiệu và sau đó được giải mã bởi người nhận.
Hoạt động decoding (giải mã): là hoạt động dịch tín hiệu lời nói thành âm thanh lời nói, từ và mệnh đề, và cuối cùng thành nghĩa đen. Trong quá trình decoding (giải mã), người nghe phải hiểu được tín hiệu lời nói thông qua việc xác định các từ.
Ngay khi người nghe hình thành một sự ghép từ, nó sẽ kích hoạt một liên kết nhanh chóng và tự động đến nghĩa của từ. Người nghe tiếp tục theo dõi mẫu ngữ pháp trong các từ đã được ghép lại để hiểu thông điệp.
Mô hình Top - Down
Các mô hình top-down được hiểu là quá trình xử lí thông tin được tiến hành bằng cách sử dụng kiến thức trước đó hơn là dựa vào các âm thanh và từ riêng lẻ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người nghe khó có thể nhận diện được các âm thanh bị cắt xén khi chúng được tách rời khỏi các từ mà chúng tạo thành một phần, trong khi có thể nhận diện được các từ bị cắt xén miễn là chúng được trình bày trong bối cảnh xung quanh.
Ví dụ, khi người nói phát âm âm thanh /tʃe/, người nghe khó có thể đoán được âm thanh tiếp theo là gì. Tuy nhiên, nếu âm thanh này được trình bày trong một bối cảnh như “She was sitting in her favourite /tʃe/,” thì rất dễ để dự đoán rằng âm thanh tiếp theo có thể là /r/.
“She was sitting in her favourite chair.”
Trong quá trình xử lý thông tin, người nghe sử dụng các kiến thức bối cảnh sau để nghe hiểu thông điệp.
Schema (lược đồ) : bao gồm “một tổ chức hoạt động của các kinh nghiệm quá khứ,” theo Bartlett (1932:201)
Frame (khung tổ chức): là “tổ chức kiến thức về các đặc tính nhất định của đối tượng, sự kiện và hành động, thường đi kèm với nhau” (van Dijk 1977:159).
Script : đề cập đến “chuỗi sự kiện,”
Scenario: bao gồm “các biểu diễn của các tình huống hoặc sự kiện từ bộ nhớ dài hạn” (Schank và Abelson 1977).
Mô hình Bottom-Up cũng có đặc điểm tương đồng với kĩ thuật nghe Auding. Theo Brown (1950), nghe chủ động (active listening) còn được gọi là Auding, là quá trình tương tác giữa người nghe chủ động và thông tin dạng nói.
Quá trình này bao gồm kiến thức nền tảng của người nghe, sự giải thích về bối cảnh, văn hóa, bộ lọc cảm xúc.
Trong auding, người nghe không nhớ hình thức chính xác mà một thông tin được truyền đạt, trừ khi có điều gì đó rất nổi bật về chính các từ ngữ, hoặc về cách chúng được truyền đạt. Thay vào đó, người nghe nhớ ý chính, hay gist (Pinker, 2000).
“Đơn vị cơ bản của ý nghĩa trong giao tiếp bằng lời là đề xuất hoặc ý tưởng” (được trích dẫn trong O’Malley & Valdez-Pierce, 1996, 58). Các đề xuất là cách não bộ xử lý đầu vào và lưu trữ nó trong bộ nhớ, tập trung vào vị ngữ, hay động từ, của thông điệp và thông tin gắn liền với nó.
Đặc điểm của cả hai mô hình
Tuy có sự phân biệt về cách thức xử lý thông tin, người nghe cần thiết cả hai mô hình này trong quá trình nghe và hai mô hình này có sự phụ thuộc lẫn nhau.
Lý do là bởi người nghe khó có thể xác định chủ đề của một phát ngôn mà không có một số giải mã tối thiểu (decoding), và cũng khó đánh giá được sự liên quan của phát ngôn mà không có một số sử dụng tối thiểu của ngữ cảnh (context).
Tuy nhiên, trong phần nội dung này, người viết tập trung vào phân tích cụ thể hơn các quy trình của mô hình Top-down do tính hiệu quả của mô hình mang lại trong quá trình nghe hiểu.
Xem thêm: Phương pháp Top-down và Bottom-up trong Nghe tiếng Anh
Các quy trình nghe
Ngoài hoạt động decoding được đề cập trong mô hình Bottom-up, hoạt động thứ hai trong quá trình nghe chính là meaning building (xây dựng ý nghĩa).
Hoạt động meaning building (xây dựng ý nghĩa): Thông qua việc liên hệ với những gì đã biết để bổ sung vào ý nghĩa của thông điệp. Hoạt động này bao gồm hai chức năng là mở rộng ý nghĩa và thêm vào các thông tin mới.
Ví dụ, khi nghe thấy từ “break”, người nghe cần mở ra các khả năng đó là break down, break away, break up,.. Ý nghĩa chính xác của break mà người nói muốn truyền tải sẽ chỉ được nhận ra khi người nghe đã tính đến đầy đủ các từ xung quanh nó.
Ngoài ra, thông điệp có thể được làm phong phú bằng việc sử dụng kiến thức chung, tình huống hiện tại ( tôi biết gì về chủ đề này?; tại sao người nói lại nói điều này vào thời điểm này?)
Ở cấp độ cao hơn, nghe phải đưa ra quyết định về thông tin nào là quan trọng và thông tin nào không.
Sau đó, người nghe sử dụng những thông tin có liên quan để xây dựng bản ghi chép về toàn bộ cuộc gặp gỡ lắng nghe.
Các loại thông tin cung cấp cho quy trình nghe
Input (đầu vào - còn được gọi là luồng lời nói hoặc tín hiệu)
Là âm thanh đến tai người nghe; và các âm tiết, từ và mệnh đề mà những âm thanh đó biểu thị. Hoạt động giải mã là quá trình bao gồm nhóm tín hiệu âm thanh đã đến tai người nghe; bên kia là kiến thức của người nghe về ngôn ngữ đang được sử dụng.
Kiến thức đó được lưu trữ lâu dài trong tâm trí người nghe và bao gồm các dạng nói của từ và có thể là các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ hoặc các chuỗi từ quen thuộc và lặp lại (just about, do you know, should have done, anything else).
Sản phẩm cuối cùng của quá trình giải mã là một phần thông tin không còn ở dạng ngôn ngữ nữa mà đã được chuyển thành một ý tưởng trừu tượng.
Người nghe không đợi đến cuối mệnh đề hoặc câu mới quyết định người nói đang nói gì, mà hình thành ý tưởng về những gì người nói đang nói khá sớm trong lời nói, nhưng liên tục sửa đổi ý tưởng đó khi họ nghe được nhiều hơn.
Kiến thức ngôn ngữ
Kiến thức về âm thanh, từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ (bao gồm kiến thức về ý nghĩa của từ)
Context - Ngữ cảnh
Người nghe với mức độ hiểu cao và thấp đều sử dụng ngữ cảnh, nhưng với mục đích khác nhau:
Người nghe ở mức độ hiểu cao sử dụng ngữ cảnh để làm phong phú thêm sự hiểu biết về thông điệp trong khi người nghe với mức độ hiểu thấp thường tập trung quá nhiều vào các chi tiết của tín hiệu, nên khó đạt được sự hiểu biết rộng hơn.
Người nghe hiểu mức độ thấp hơn sử dụng ngữ cảnh nhiều hơn để bù đắp cho những phần thông điệp chưa hiểu.
Các loại kiến thức bên ngoài
Có một số kiến thức bên ngoài mà người nghe cần có để đạt được kết quả nghe hiểu tốt :
World knowledge (kiến thức về thế giới bên ngoài)
Giả sử một người nghe nghe được câu sau trong chương trình phát thanh dành cho người khiếm thị: "Should you allow children to run around near a swimming pool?"
Kiến thức thế giới trong trường hợp này cung cấp thông tin nền tảng rằng các khu vực xung quanh hồ bơi thường trơn trượt và có nguy cơ cao xảy ra tai nạn cho trẻ nhỏ.
Topic knowledge
Kiến thức về chủ đề là một phần của kiến thức thế giới nhưng có thể cung cấp chi tiết cụ thể hơn cho những gì người nghe nghe thấy.
Ví dụ, khi ai đó sắp tham gia một buổi nói chuyện về loài chim thì sẽ có những kỳ vọng nhất định về chủ đề hôm đó như tuổi thọ, màu sắc, môi trường sống…
Speaker knowledge (Kiến thức về người nói)
Knowledge of the situation (Kiến thức về tình huống)
Nhiều sự kiện nói có yếu tố tiến trình và diễn tiến qua một loạt các trao đổi tương đối dự đoán được. Kiến thức trước về loại tình huống (và cách nó được xử lý trong văn hóa của người nói) giúp người nghe hiểu được thông điệp.
Ví dụ, khi đi khám bệnh, chúng ta có thể khá chắc chắn tiến trình sẽ theo thứ tự này:
"How can I help you today?" - "Please fill out this form with your personal and insurance details." - "What brings you in today?"
“- "Here’s your prescription. Please take this medication as directed."- "Let’s schedule a follow-up visit to see how you are doing."
Knowledge of the setting (
Kiến thức về cảnh vật)
Thực hành mô hình Top-down
Xây dựng lược đồ
Một lược đồ (schema) (Bartlett, 1932) là một cấu trúc kiến thức phức tạp trong tâm trí, tổng hợp tất cả những gì một cá nhân biết về hoặc liên tưởng với một khái niệm cụ thể.
Một lược đồ có thể được biểu diễn như hoạt động dưới hình thức một mạng lưới các ý tưởng liên kết.
Chẳng hạn, lược đồ của một người nói tiếng Anh cho khái niệm “tree” có thể bao gồm thông tin về các loại cây khác nhau (như cây lá kim), các bộ phận của cây (rễ, thân, cành, lá), vai trò sinh thái của cây (sản xuất oxy, cung cấp môi trường sống), và các thuật ngữ liên quan như "quang hợp," "vỏ," "cây con," v.v.
Lược đồ này giúp người nghe dự đoán và điền vào thông tin trong các cuộc thảo luận hoặc bài đọc nơi cây được nhắc đến.
Thông tin lược đồ có thể được sử dụng theo hai cách để hỗ trợ sự hiểu biết khi nghe. Nó có thể được sử dụng để dự đoán những gì có thể được nói, hoặc giúp người nghe điền vào thông tin mà người nói không cung cấp cụ thể.
"Cây trong vườn nhà tôi cuối cùng cũng cho trái," người nghe có thể suy luận rằng cây đã trưởng thành và có thể là loại cây cho trái ăn được, như táo hoặc anh đào, mà không cần thêm chi tiết rõ ràng.
Mặt khác, nếu ai đó thảo luận về "bảo tồn cây," người nghe có thể dự đoán các chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường.
Xây dựng kịch bản (script)
Kịch bản là một chuỗi các hoạt động liên quan đến một tình huống điển hình. Các kịch bản đặc biệt quan trọng đối với người nghe trong việc cung cấp thông tin mà người nói không chỉ định.
Ví dụ: Khi một người nói: "Tôi vừa pha một tách cà phê." Trong trường hợp này, người nói không cần phải đề cập đến các chi tiết như: Tìm hộp cà phê, đong cà phê, cho cà phê vào máy pha, bật máy, đợi cà phê chảy ra, rót cà phê vào tách.
Các kịch bản như vậy cho phép loại lối nói tắt, nơi người nói giả định rằng người nghe chia sẻ một số kiến thức về quy trình pha cà phê và có thể hiểu và điền vào những chi tiết không được nói ra, dựa trên những gì đã được biết về quá trình pha chế một tách cà phê.
Thực hành
Đoạn hội thoại được trích trong VSTEP Practice Test:
Sophia: Good morning, Mr. Bennett! I’ve been looking forward to our meeting. I really need some guidance on applying for internships.
Mr. Bennett: Good morning, Sophia! I’m glad you're taking this step. Finding the right internship can be a launchpad for your career. What fields are you considering?
Sophia: I’m majoring in marketing, but I’m also interested in anything with digital media. I’m just not sure how to start.
Mr. Bennett: Well, first things first, we’ll need to polish your resume. It’s the first impression employers will have of you. Highlight your successes in school and any relevant tasks you've performed.
Sophia: That’s just it, Mr. Bennett. I don’t have much experience outside of classwork. Will that be an issue?
Mr. Bennett: Not at all. Employers understand that students may not have an extensive work history. It’s about how you present what you’ve learned and the skills you’ve acquired. For example, your research project on consumer behavior— it's excellent.
Sophia: That’s a relief. How about cover letters? I’ve heard they’re important, but I don’t know how to write one that stands out….
A. Dự đoán sử dụng kiến thức bên ngoài
Trước khi nghe
Lược đồ nội dung:
a. Người nghe sắp nghe một đoạn hội thoại về chủ đề internships. Người nghe cần liệt kê những gì mình biết về Internships
Ví dụ: thường sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp sẽ tham gia thực tập, thời gian thực tập kéo dài khoảng 3-6 tháng, …
b. Người nghe mong đợi sẽ nghe được bao nhiêu thông tin này trong bản ghi âm?
c. Người nghe mong đợi sẽ nghe thấy những từ nào liên quan đến Internship? Nêu các từ bằng tiếng Việt khi không biết chúng trong tiếng Anh.
Ví dụ: apply, CV, resume, academic performance, experience, work, cover letter,...
Các từ chưa biết trong tiếng Anh mà có thể xuất hiện: tỉ lệ cạnh tranh, thị trường lao động,..
Nền tảng: Người nói đóng vai trò gì ? VD: người nói là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, giảng viên hướng dẫn
d. Người nghe mong đợi thái độ của người nói như thế nào?
Ví dụ: Thái độ lo lắng, quan tâm
Trong khi nghe
Bắt đầu nghe cuộc hội thoại:
g. Kiểm tra danh sách trên bảng để xem đã đúng trong việc dự đoán hay không
h. Khi gặp từ mới, hãy quyết định xem có từ nào trong số đó phù hợp với các từ người nghe đã dự đoán sẽ xuất hiện, đặc biệt là các từ trong tiếng Việt mà người nghe không biết trong tiếng Anh.
B. Sử dụng kiến thức trong khi nghe
Nghe phần đầu của cuộc hội thoại (khoảng 20 giây)
Lược đồ nội dung:
a. Bản ghi nói về cái gì? Người nghe biết gì về chủ đề này?
Ví dụ: Cuộc hội thoại nói về 1 người xin hướng dẫn để đi thực tập.
b. Người nghe mong đợi sẽ nghe được bao nhiêu thông tin này trong bản ghi?
c. Người nghe mong đợi sẽ nghe thấy những từ nào liên quan đến chủ đề? Đưa ra các từ trong L1 khi người nghe không biết chúng trong L2.
Loại bản ghi:
e. Loại hình bài nói này là gì? Một cuộc trò chuyện? Một chương trình? Một bài giảng? Người mong đợi nó bắt đầu và kết thúc như thế nào?
Ví dụ: Bài nói là một cuộc trò chuyện. Có thể bắt đầu bằng việc người nói thể hiện thái độ lo lắng và xin tư vấn từ người được hỏi.
Nền tảng:
f. Người nói mà người nghe đã nghe đến giờ là ai? Quan điểm của họ về chủ đề là gì?
Ví dụ: Có 2 người nói, là Sophie (có thể là sinh viên), và Mr Bennet ( có thể là giáo viên hướng dẫn), quan điểm của 2 người là quan tâm đến vấn đề Internship
g. Người nghe có thể tự đặt ra các câu hỏi khác trong quá trình nghe
C. Xây dựng một kịch bản
Dự đoán:
a. Sử dụng tiếng Việt để diễn đạt những gì người nghe mong đợi người nói nói trong cuộc hội thoại
Ví dụ: Sophia thể hiện thái độ lo lắng, hỏi tư vấn về hồ sơ chuẩn bị - Bennett trả lời bao gồm CV, cover letter, thư giới thiệu,.. - Sophie hỏi về công ty nên đăng kí ứng tuyển thực tập, đưa ra một vài sự lựa chọn - Bennett đưa ra lời khuyên…
b. Chuyển nội dung (a) sang tiếng Anh
Sophia showed concern and asked for advice on the documents to prepare - Bennett answered including CV, cover letter, recommendation letter, etc. - Sophie asked about the company to apply for an internship, giving a few options - Bennett gave advice...
c. Kiểm tra lại thông tin thực tế
Xem thêm:
VSTEP Listening Part 1 - Chiến lược xử lý, từ vựng thường gặp & Ví dụ minh họa
VSTEP Listening Part 2 - Hướng dẫn cách làm & Bài tập vận dụng
Kết luận
Như vậy, người viết đã trình bày hai mô hình trong quá trình nghe và phần thực hành với đoạn trích trong dạng bài thi VSTEP Listening.
Thông qua đặc điểm của hai mô hình này và phương pháp thực hành, người viết mong rằng có thể giúp người học có cái nhìn tổng quan và phương pháp tự học Listening phù hợp để đạt kết quả cao trong kì thi VSTEP.
Nguồn tham khảo
John Flowerdew, and Lindsay Miller. Second Language Listening: Theory and Practice. Cambridge; New York: Cambridge University Press, 2005.
Lems, Kristin, et al. Teaching Reading to English Language Learners Insights from Linguistics Kristin Lems ; Leah D. Miller ; Tenena M. Soro. Guilford Press, 2009.
Field, John. Listening in the Language Classroom. Cambridge University Prees, 2009.
Bình luận - Hỏi đáp