Cách kiểm soát độ dài câu trả lời IELTS Speaking Part 2
Khả năng kiểm soát độ dài bài nói không phải tự nhiên mà có, và để thí sinh có thể trả lời Part 2 trong khoảng thời gian lý tưởng cần có phương pháp phù hợp với năng lực và phong cách giao tiếp cá nhân. Tác giả bài viết sẽ đưa ra cách kiểm soát độ dài câu trả lời Speaking Part 2 cụ thể để giúp người học ở trình độ sơ cấp có cải thiện khả năng kiểm soát độ dài.
Key takeaways |
---|
Vấn đề thường gặp phải về kiểm soát độ dài trong IELTS Speaking Part 2
Để khắc phục vấn đề độ dài, người học cần sử dụng đồng thời 2 phương pháp dưới đây để vừa tăng độ trôi chảy (Fluency), vừa tăng độ mạch lạc (Coherence)
|
Giải nghĩa ”Vấn đề về độ dài câu trả lời” trong IELTS Speaking Part 2?
Trong IELTS Speaking part 2, giám khảo sẽ cung cấp cho thí sinh một tấm cue card bao gồm câu hỏi cùng với một số hướng dẫn về cách trả lời các chủ đề. Thí sinh có khoảng 1 phút để chuẩn bị và nói trong 2 phút. Đa phần thí sinh ở trình độ sơ cấp gặp khó khăn với việc giới hạn bài nói của mình trong khoảng 2 phút này và đưa đủ những thông tin cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng bài nói.
Để biết lỗi này được chấm như thế nào, học sinh cần hiểu thang chấm điểm của bài thi nói. Phần thi IELTS Speaking sẽ được chấm trên 4 tiêu chí, và lỗi về độ dài nằm trong tiêu chí Fluency and Coherence.
Fluency: là sự trôi chảy, thể hiện khả năng trình bày ý tưởng dễ dàng và rõ ràng, thành một mạch, có thể có vài sự ngắt quãng (pauses and hesitation) nhưng rất ít.
Coherence: là sự logic và nhất quán trong mạch nói, cách ý sắp xếp tự nhiên như một câu chuyện.
Có thể thấy, band 4-5 là khoảng thường gặp vấn đề về độ dài bài nói nhất; cụ thể:
Fluency: band 4 sẽ là câu trả lời với rất nhiều đoạn ngừng dài và dễ nhận ra, lặp từ và tự sửa lỗi rất nhiều; đến band 5 đã có thể kiểm soát nhịp nói nhưng vẫn lặp từ và tự sửa nhiều dẫn đến tốc độ nói bị chậm, thường nói mượt ở câu đơn và gặp khó khăn với câu dài (ghép/phức).
Coherence: band 4 có dùng từ nối đơn giản giữa các câu nhưng không đa dạng mà lặp lại nhiều (gặp sự cố khi dùng từ nối hoặc thậm chí phản tác dụng, khiến bài nói rời rạc hơn); band 5 có dùng phương tiện nối nhưng thường lạm dụng một vài từ nhiều lần làm câu mất tự nhiên.
Từ band 6 đến 9 đã cải thiện được phần lớn vấn đề này: Cụ thể band 6 đã nói được câu dài, với vài chỗ không mạch lạc và tự sửa lỗi; band 7 có thể nói liên tục đoạn dài mà không cần quá cố gắng nghĩ, kèm với vài lỗi mạch lạc nhỏ, band 8-9 đã có thể nói trôi chảy như người bản xứ, một vài sự ngắt quãng tự nhiên.
Như vậy, người học thường mắc lỗi nói quá ngắn hoặc dài sẽ nằm trong tầm band 4.5 trở xuống (vì band 5 đã có thể kiểm soát nhịp nói).
Phân tích vấn đề về độ dài bài nói
Có 2 vấn đề chính mà người học thường đặt câu hỏi là: “Vì sao cố mãi mà không nói đủ 2 phút?” và “Nói quá 2 phút mà bị ngưng thì có bị điểm thấp không?”
Câu hỏi 1: Nói quá ngắn - không nói được gần 2 phút hoặc chưa đến 1 phút
Lí do là vì người học chỉ đưa ra được idea nhưng không triển khai được mà chỉ để đó hoặc chuyển luôn sang idea tiếp theo, từ đó câu chuyện trở nên thiếu mạch lạc và không thể kéo dài dù có nhiều idea.
Ví dụ:
Cue card: Describe a thing you bought and you are happy about You should say Explain why you bought it? Why you selected this product? From where you purchased it? And explain why are you so happy about it? |
---|
Answer: “I think I will choose to talk about a computer. I am a worker, so I need a computer to work online. Also, I can call my family, send messages, play video games, sometimes watch movies. My computer is easy to use, fast, large to see. I bought it online. I love it because I paid my first salary to buy it, so it is like the first gift I pay myself. “
→Vấn đề: Dù bài đã trả lời được nhiều ý hỏi khác nhau, nhưng chỉ lướt qua mà không đi sâu vào từng vấn đề. Các câu được đưa ra ngẫu nhiên và rời rạc, khiến giám khảo khó theo được mạch bài của người nói.
Câu hỏi 2: Nói quá dài
Trường hợp 1: Thí sinh nói đủ 2 phút và bị ngắt, nhưng trong thời gian đó đã trả lời bao quát được phần lớn vấn đề xung quanh topic. Với trường hợp này, thí sinh không cần lo lắng vì giám khảo sẽ dừng tất cả bài nói khi hết 2 phút, nếu idea đã được triển khai đủ để giám khảo có căn cứ chấm, thì điểm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Trường hợp 2: Thí sinh nói hết 2 phút nhưng chưa đi vào ý chính mà bị nói lòng vòng ở phần tiền đề câu chuyện, hoặc quá tập trung trả lời 1 câu hỏi nhỏ mà bỏ quên nhưng câu khác.
Ví dụ: (Với topic trên)
Answer: “I think technology is becoming more and more popular. Internet is also easy to use nowadays, and people need to use smart things like smartphones everyday. But I think it is just good to use smartphone to surf Facebook, Instagram, like in free time. I am a worker, so I need something bigger to work and also use Internet. It is really inconvenient to use smartphone to finish work, so I buy a computer. I often have to do work online and in Covid time, I can not go to the office, so it is impossible to use phone, it is too small. I bought a new computer, so now I can finish task to send for my boss, and I also can play video game. I can call my family, send message with my computer, so I don’t really need smartphone to do that. A computer is easy to use, fast, large to see.”
→Vấn đề:
Đồ vật được chọn để tả: Computer (máy tính) là vật mới mua, nhưng bài nói lại không tập trung tả máy tính mà tả về Internet và Smartphone, hay nói cách khác, tả lý do tại sao điện thoại không dùng được trong công việc.
Bài nói mới chỉ đưa ra số ít thông tin: Lý do mua chiếc máy, công dụng của nó. Với những thông tin như vậy, rất khó để người nghe hình dung được đó là chiếc máy như thế nào (về kiểu dáng, hãng máy, mua ở đâu, vì sao lại là sản phẩm được yêu thích so với những đồ vật khác,...).
Các câu sắp xếp rời rạc, không theo một mạch cụ thể.
→ Như vậy, dù nói quá ngắn hoặc quá dài mà không diễn đạt ý đầy đủ và có chiều sâu thì bài nói đều trở nên kém hiệu quả.
2 phương pháp khắc phục vấn đề độ dài bài Speaking Part 2
Phương pháp 1: Tận dụng triệt để 1 phút chuẩn bị
Nhằm giúp thí sinh không bị bí ý khi thi, mỗi cue card được phát đều có 1 câu hỏi chính và phần “You should say” (Câu hỏi phụ) ở dưới.
Cách đơn giản nhất khi không biết nói gì trong Speaking Part 2, đó là trả lời tất cả các câu hỏi trong phần “You should say” này. Đặc biệt, qua phần thi này, giám khảo muốn nghe được cảm xúc của thí sinh về một vấn đề nào đó.
Chính vì vậy, người học cần trả lời được câu hỏi cuối “Explain why …” để thể hiện rõ quan điểm của mình, tránh nói lan man mà quên vấn đề chính.
Ở câu hỏi này, ngoài việc kể về quá khứ (bức ảnh được chụp khi nào), ai là người chụp, có gì trong bức ảnh đó, thì người học cần trả lời được Lý do vì sao bức ảnh đó lại gây ấn tượng và được nhớ tới giờ.
Cách chuẩn bị:
B1: Chia tờ giấy nháp ra làm 4 phần, mỗi phần là 1 câu hỏi.
B2: Gạch tất cả các ý, từ xuất hiện trong đầu có liên quan đến câu hỏi đó
B3: Chọn ra những ý có thể liên kết thành 1 câu chuyện logic.
Tại sao cần phải chia như vậy? Người học có thể sử dụng phương pháp Bullet point - gạch hết các ý có thể nghĩ ra với cả 4 câu hỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo tính mạch lạc, người học vẫn cần sắp xếp chúng lại thành 4 phần để không lẫn lộn khi trình bày.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, các câu hỏi sẽ chia ra mỗi khung ngay từ đầu, trả lời hết câu này, rồi mới đến câu tiếp theo, từ đó bài nói sẽ dễ hiểu hơn.
Model table:
When | Who |
---|---|
2 years ago Hanoi trip dad work Hoan Kiem Lake | me |
What | Why |
my parents dad see sun go down tell mom surprised | lovely happiest both |
Model answer:
“I want to talk about one of the best pictures I have seen in my life. I took it 2 years ago. I remember this photograph as my family had a great day in Hanoi. My father had a business there, he took all the members to come along. I was really excited, I took a lot of photographs of beautiful scenes and people there. But one photo that I like the most is the one that I took for my parents. My father pointed at the sunset going down, there is the sun in Hoan Kiem lake. My mom looked so surprised and happy. It was the first time she saw that lovely scene. I love that picture, it saves the happiest time of my parents. I want to go there one more time to take a photo of my parents again when I’m older.”
→ Bài mẫu đã chứa đủ ý tưởng cần triển khai, tuy nhiên vẫn cần sự kết nối giữa các câu để tăng độ mạch lạc. Giải pháp số 2 dưới đây sẽ giúp cải thiện điều này.
Phương pháp 2: Luyện tập sử dụng Connectives and discourse markers
Connectives: là các từ hoặc cụm từ kết nối câu và đoạn văn, giúp xây dựng mạch ý tưởng logic và báo hiệu mối quan hệ giữa các câu và đoạn văn đó.
Ví dụ:
Bổ sung thêm ý kiến: and, also, besides, furthermore, equally important, another point.
Đưa ra ý trái ngược với ý vừa nói: but, in contrast, conversely, however, on the other hand, in spite of this.
Thể hiện kết quả của sự việc vừa đề cập: so, as a result, therefore, consequently, accordingly, for this reason.
Đưa ra ví dụ cụ thể: for example/ instance, such as, namely, to be specific.
Để kết thúc ý: in brief, to cut the long story short, on the whole, to sum up.
Discourse markers: là các từ hoặc cụm từ được sử dụng để quản lý những gì nội dung nói, viết hoặc thể hiện thái độ. Chúng cũng khá hữu ích trong việc định hướng người nghe (ở đây là giám khảo) khi thí sinh trình bày ý tưởng.
Ví dụ:
Để mở đầu: Actually, I have to say
Để bày tỏ gì đó thật lòng: Frankly, Honestly, To be honest
Để kéo dài thời gian suy nghĩ: Well, Let me see, I don’t remember exactly but…
Để chia sẻ những điều đã biết tới người nghe: You know, you see
Để giải thích kĩ hơn về điều vừa nói: I mean, In other words
Quay trở lại bảng Fluency & Coherence band descriptors, band 4 đã sử dụng một vài connectives đơn giản, band 5 có thêm discourse markers, tuy nhiên đều gặp vấn đề lặp từ, hoặc lạm dụng nhiều lần. Từ band 6 trở lên, người học có thể sử dụng một cách tự nhiên và hợp lý hơn rất nhiều. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả bài nói.
Với Model essay phía trên với chủ đề “Describe a photo that you remember well”, bài nói đã đề cập và đi sâu vào câu chuyện tạo nên bức tranh, nhưng thiếu đi sự kết nối giữa các câu. Dưới đây sẽ là Model essay hoàn chỉnh khi thêm Connectives and discourse markers (áp dụng cả 2 giải pháp vừa học)
Model essay:
“Well, I want to talk about one of the best pictures I have seen in my life. Let's see, I took it 2 years ago. I remember this photograph as my family had a great day in Hanoi. Back to that day, my father had a business there, so he took all the members to come along. To be honest with you, I was really excited, and as you may not know, I took a lot of photographs of beautiful scenes and people there. But one photo that I like the most is the one that I took for my parents. You can imagine, my father pointed at the sun when it went down in Hoan Kiem lake, and my mom looked so surprised and happy. Actually, it was the first time she saw that lovely scene. So as you can guess, I love that picture because it saves the happiest time of my parents. To cut the long story short, I want to go there one more time to take a photo of my parents again when I’m older.”
Dịch:
Chà, tôi muốn nói về một trong những bức tranh tuyệt nhất mà tôi từng thấy. Để xem nào, tôi chụp nó vào khoảng 2 năm trước. Tôi nhớ bức ảnh này vì gia đình tôi đã có một ngày tuyệt vời ở Hà Nội. Quay trở lại ngày hôm đó, cha tôi có việc ở đó, vì vậy ông đã đưa tất cả các thành viên gia đình đi cùng. Thành thật mà nói với bạn, tôi thực sự rất phấn khích, và có thể bạn không biết, tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh về những cảnh đẹp và mọi người ở đó. Nhưng một bức ảnh mà tôi thích nhất là bức mà tôi đã chụp cho bố mẹ. Bạn có thể tưởng tượng, cha tôi chỉ vào mặt trời khi nó đi xuống hồ Hoàn Kiếm, và mẹ tôi trông rất ngạc nhiên và hạnh phúc. Thật ra, đó là lần đầu tiên bà ấy nhìn thấy cảnh tượng đẹp đẽ đó. Vì vậy, như bạn có thể đoán, tôi yêu bức ảnh đó bởi vì nó giữ lại khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cha mẹ tôi. Tóm lại, tôi muốn đến đó một lần nữa để chụp ảnh bố mẹ tôi một lần nữa khi tôi lớn hơn.
Tổng kết
Bài viết này chỉ tập trung khai thác tiêu chí Fluency & Coherence, bởi độ dài bài nói phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ nói và cách triển khai ý của người học. Việc Brainstorms và sử dụng “Connectives and discourse markers” cần được luyện tập thường xuyên để có thể “ nảy số” một cách nhanh nhất trong phòng thi. Chính vì vậy, người học hãy áp dụng cách kiểm soát độ dài câu trả lời Speaking Part 2 này thường xuyên để kiểm soát độ dài bài nói của mình một cách hiệu quả.
Tham khảo:
loayza, vanessa. “Speaking: Band Descriptors (Public Version).” Speaking-Band-Descriptors.ashx, 22 Nov. 2013, https://www.ielts.org/-/media/pdfs/speaking-band-descriptors.ashx?la=en.
BW, ENGLISH SERVICES. “Using Connectives and Discourse Markers.” IELTS Podcast, 18 Oct. 2021, https://www.ieltspodcast.com/ielts-speaking/fluency-and-cohesion/.
Academy, IELTS Achieve. “Fluency and Coherence.” IELTS Achieve, 3 June 2020, https://www.ieltsachieve.com/ielts-speaking-information/2017/7/8/fluency-and-coherance.
Tim, Mr. “IELTS Speaking Fluency and Coherence - Ielts Home Preparation: A Helpful Guide to Ielts.” - IELTS Home Preparation | A Helpful Guide To IELTS, 2016, https://ieltsfreeway.com/ielts-speaking-fluency-and-coherence/.
Bình luận - Hỏi đáp