Phát triển câu trả lời IELTS Speaking bằng phương pháp cá nhân hóa
Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu cách trả lời IELTS Speaking Part 1 tối ưu hóa được những ý tưởng khi trình bày những lập luận. Với phương pháp cá nhân hóa, người đọc có thể dễ dàng ôn luyện và đạt được band điểm cao theo mong muốn.
I. Giới thiệu sơ lược về bài thi IELTS Speaking
Ở bài thi IELTS Speaking, thí sinh sẽ phải hoàn thành 3 phần thi diễn ra trong khoảng thời gian từ 11 đến 14 phút. Đây chính là phần nhằm đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh trong các tình huống giao tiếp hàng ngày và trong môi trường học thuật.
Những câu hỏi có nội dung liên quan đến đời sống thường ngày sẽ xuất hiện trong Part 1. Đây chính là phần đầu tiên của bài thi và diễn ra trong khoảng 4 – 5 phút. Cụ thể hơn, ở phần này, thí sinh sẽ được hỏi các câu hỏi liên quan tới các chủ đề về bản thân.
Ví dụ: Gia đình, việc đi lại, sở thích cá nhân, ……
Chính vì những câu hỏi đều nằm trong các chủ đề thân thuộc với thí sinh nên những thông tin trong những câu trả lời thí sinh đưa ra không cần quá phức tạp đồng thời không cần mang tính lập luận cao. Điều thí sinh cần tập trung trong Part 1 (hay bất cứ phần nào khác trong bài thi IELTS Speaking) là kiểm soát được 4 tiêu chí chấm điểm của bài thi IELTS Speaking là:
Độ trôi chảy & mạch lạc
Đa dạng và linh hoạt trong sử dụng nguồn từ vựng
Sự đúng đắn, linh hoạt với cấu trúc ngữ pháp
Việc vừa nói vừa nghĩ ra ý tưởng mới sẽ có thể gây khó khăn cho thí sinh trong việc kiểm soát tốt được các tiêu chí chấm điểm đã được liệt kê ở trên. Vì vậy, điều cần làm ở đây là tối ưu hoá quá trình nghĩ ra ý tưởng và triển khai ý tưởng để trả lời câu hỏi của giám khảo.
Nội dung dưới đây, người viết sẽ giới thiệu phương pháp Cá nhân hoá rất hữu ích cho các thí sinh đang trong quá trình ôn luyện IELTS Speaking. Đồng thời với phương pháp này, người thi có thể tối ưu hóa cách trả lời IELTS Speaking một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
II. Cá nhân hóa là gì? Định nghĩa “Cá nhân hóa”
Trong từ điển Cambridge, Cá nhân hoá hay “Personalize” được định nghĩa là “to make something suitable for the needs of a particular person” (tạo ra một cái gì đó phù hợp với nhu cầu của một người cụ thể).
Theo từ điển Oxford, Cá nhân hoá hay “Personalize” là “to mark something in some way to show that it belongs to a particular person” (đánh dấu một cái gì đó theo một cách nào đó để cho thấy rằng nó thuộc về một người cụ thể).
Phương pháp cá nhân hóa trong cách trả lời IELTS Speaking hiểu một cách đơn giản chính là nội dung trình bày được dựa vào chính sở thích, thói quen, hoàn cảnh, trải nghiệm…của người thi mà không theo khuôn mẫu hay bất kỳ nội dung đã có sẵn.
III. Cách áp dụng phương pháp Cá nhân hóa trong cách trả lời IELTS Speaking
Những câu hỏi trong Part 1 đều nằm trong các chủ đề xoay quanh cuộc sống của thí sinh. Chính vì thế việc Cá nhân hoá cách trả lời IELTS Speaking thông qua việc giới thiệu về bản thân hoặc liên hệ trực tiếp đến trải nghiệm của bản thân có thể giúp thí sinh đưa ra (thêm) thông tin giải thích cho câu trả lời của mình.
1. Các từ/cụm từ diễn đạt dùng để cá nhân hóa câu trả lời
2. Phân tích ví dụ
Ví dụ 1:
How often do you shop for bags?
→To be honest, I am confident to say that I am a bag collector. I mean, I have bags from all brands in the market and I go shopping for bags every week. As my current house is too small for my huge collection of bags, I’m considering moving to a larger house in the future.
(Thật ra, tôi tự tin rằng tôi là một nhà sưu tầm túi. Tôi có nhiều túi đến từ tất cả các thương hiệu ở trên thị trường và tôi đi mua sắm túi hằng tuần. Bởi vì nhà ở hiện tại của tôi quá nhỏ dành cho bộ sưu tập túi đồ sộ của tôi. Tôi đang xem xét chuyển đến một ngôi nhà lớn hơn trong tương lai.)
Ví dụ 2:
Which sports are the most popular in Vietnam?
→ As you may or may not know, it’s a bit embarrassing, but I’m a person who is not interested in sports, both watching and playing. So, it’s hard for me to name the most popular sport in my country for you. But I guess, it’s swimming as Vietnam has a lot of rivers and lakes.
(Có thể bạn không biết, khá xấu hổ khi tôi là một người không hứng thú nhiều với cả việc xem và chơi thể thao. Vì vậy thật là khó để kể tên ra môn thể thao nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ đó sẽ là môn bơi lội vì Việt Nam có rất nhiều sông hồ.)
Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy sau khi giới thiệu về bản thân là “một nhà sưu tầm túi” và “không hứng thú với xem và chơi thể thao”. Các thông tin được nêu ra ở sau có thể sẽ đến một cách tự nhiên hơn vì chúng là những sự cụ thể của câu giới thiệu đầu tiên. “Có nhiều túi” + “Đi mua túi hàng tuần” là điều có thể suy ra được từ việc một người là “nhà sưu tầm túi” (ví dụ 1). Hay “không thể kể tên môn thể theo phổ biến nhất” là hệ quả của việc “không hứng thú với xem và chơi thể thao” (ví dụ 2).
Hãy thử phân tích các câu hỏi khó hơn được giám khảo đưa ra để kiểm tra khả năng lập luận ở mức cơ bản của thí sinh.
Ví dụ 3:
Do you think children should learn to play musical instruments?
→To be honest, I’m a person who listens to music every day, like: when I travel, when I’m at the gym, when I do my housework, you name it. However, it’s a bit embarrassing but, I have to say, I’m a complete novice when it comes to playing a particular kind of musical instrument. Perhaps, I will give playing guitar a try in the future.
(Thật lòng mà nói, tôi là một người nghe nhạc mỗi ngày khi đi lại, khi đi tập thể hình, khi làm việc nhà, vân vân. Tuy vậy, khá xấu hổ khi phải nói rằng tôi là người hoàn không có chút kinh nghiệm nào trong việc chơi bất kỳ một loại nhạc cụ nào. Có lẽ tôi sẽ thử chơi đàn guitar trong tương lai.)
Ví dụ 4:
Do you think holidays are becoming more and more important?
→ I really think the importance of holidays are increasing nowadays, especially when people are becoming busier. Personally, I’m now a lawyer and since our company went international two months ago, I have been working overtime day-to-day, even at weekends. So, I’m confident to say that I deserve a long holiday to travel and recharge my batteries, and so does everyone.
(Tôi thực sự nghĩ rằng tầm quan trọng của những kỳ nghỉ lễ ngày nay đang tăng lên, đặc biệt khi mọi người đang trở nên ngày càng bận rộn hơn. Về cá nhân tôi, hiện giờ tôi đang là một luật sư và kể từ khi công ty tôi mở rộng ra thị trường quốc tế 2 tháng trước, tôi đã phải làm việc thêm giờ ngày này qua ngày khác, thậm chí vào cuối tuần. Vì vậy, tôi tự tin nói rằng tôi xứng đáng có một kỳ nghỉ dài để đi du lịch và nạp lại năng lượng, và tôi nghĩ mọi người cũng cần điều này.)
Trong hai ví dụ 3 và 4, mặc dù độ khó của câu hỏi đã được tăng lên theo hướng muốn thí sinh thể hiện quan điểm có thể kèm theo yếu tố thảo luận cơ bản. Phương pháp Cá nhân hoá vừa giúp câu trả lời vừa đảm bảo nội dung mang tính thảo luận cần có, vừa giúp duy trì độ dài tương đối của câu trả lời, đi kèm việc sử dụng thêm nhiều điểm ngữ pháp và đa dạng từ vựng hơn.
Ở câu 3, mặc dù câu hỏi có hỏi về “việc chơi nhạc cụ” (một chủ đề khá khó với phần đông thí sinh). Nhưng nó vẫn nằm trong một chủ đề lớn là âm nhạc. Vì vậy, hướng tiếp cận “thích nghe nhạc mọi lúc mọi nơi nhưng lại không biết chơi nhạc cụ” hoàn toàn tận dụng được triệt để hai mặt của phương pháp Cá nhân hoá (quan tâm đến nghe nhạc và không quan tâm đến chơi nhạc cụ) để tạo ra sự so sánh. Từ đó gián tiếp thể hiện được yếu tố thảo luận mà câu hỏi kỳ vọng.
Còn ở câu 4, việc câu trả lời bắt đầu bằng “các kỳ nghỉ lễ trở nên ngày càng quan trọng” và sau đó là việc “giới thiệu bản thân là một luật sư và thường xuyên bận rộn với công việc”. Để từ đó suy ra rằng “mục đích của nghỉ lễ là để nạp lại năng lượng” là một cách diễn đạt mang tính lập luận cao vì đã đi qua 3 bước: “Quan điểm → ví dụ (Cá nhân hoá) → kết luận”. Vì vậy, một lần nữa phương pháp Cá nhân hoá lại trở thành điểm mấu chốt trong việc diễn giải một câu trả lời mang tính thảo luận và lô-gic.
Từ đó, có thể suy ra rằng việc giới thiệu về bản thân (dù có liên quan hay không liên quan đến câu hỏi) sẽ giúp câu trả lời của thí sinh tăng lên đáng kể về độ dài. Điều này đồng nghĩa với việc câu trả lời sẽ thêm phần đa dạng về sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Bên cạnh đó, khi cách trả lời IELTS Speaking được luyện tập và sử dụng thường xuyên, phần trình bày sẽ có mức độ trôi chảy và mạch lạc nhất định.
IV. Tổng kết
Việc ứng dụng phương pháp Cá nhân hoá trong việc triển khai ý tưởng cho các câu hỏi trong bài thi IELTS Speaking Part 1 có thể mang đến những lợi ích nhất định trong việc kéo dài câu trả lời, thúc đẩy việc sử dụng đa dạng ngữ pháp và từ vựng và còn giúp duy trì một phần nào đó độ trôi chảy và mạch lạc của bài nói.
Bên cạnh đó, tính ứng dụng của phương pháp này còn có thể được mở rộng qua bài thi IELTS Speaking Part 2 và Part 3 với mục đích làm đa dạng thông tin đưa ra để giải thích cho câu trả lời của thí sinh.
Trong loạt bài viết sau, tác giả sẽ đề cập đến cách áp dụng phương pháp Cá nhân hoá đơn giản mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của các câu hỏi trong Part 2 và Part 3 của bài thi IELTS Speaking.
Hùng Nguyễn – Giảng viên tại ZIM
Bình luận - Hỏi đáp