0

Cách ứng dụng mệnh đề danh từ vào bài thi Speaking

Bài viết giới thiệu về khái niệm ngữ pháp mệnh đề danh từ và cách đặt câu trong bài thi Speaking với MĐDT
Published on
cach-ung-dung-menh-de-danh-tu-vao-bai-thi-speaking

Khi thí sinh làm bài thi Speaking, một vấn đề thí sinh có thể gặp phải là việc thiếu từ vựng chính xác để diễn đạt khái niệm, từ đó ảnh hưởng đến mạch suy nghĩ và tổng thể bài nói. Thí sinh có thể sẽ ngập ngừng hoặc lặp lại những từ cũ đã sử dụng, từ đó làm giảm điểm của tiêu chí Lexical Resources (ngữ vựng). Ngoài ra, việc chưa thể tìm chính xác từ và cụm đồng nghĩa để paraphrase cũng làm giảm điểm của tiêu chí trên. Vì thế, bài viết bên dưới là nhằm mục đích giới thiệu với thí sinh một khái niệm trong ngữ pháp tiếng Anh có thể giúp thí sinh đặt được những cụm diễn đạt được khái niệm xa lạ: mệnh đề danh từ. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp một số đoạn trả lời mẫu cho những câu hỏi Part 1 thuộc chủ đề “School” có ứng dụng khái niệm trên.

Key takeaways:

  1. Mệnh đề danh từ là một thành phần trong câu dùng để ám chỉ đến một khái niệm, sự vật, sự việc, cách thức,…

  2. Mệnh đề danh từ có thể phục vụ nhiều chức năng từ chủ ngữ, đến tân ngữ và bổ ngữ

  3. Mệnh đề danh từ có thể được dùng để liên kết thông tin trong bài nói cũng như giúp diễn đạt những khái niệm xa lạ

Ứng dụng mệnh đề danh từ vào bài thi Speaking

Liên kết thông tin

Trong bốn tiêu chí chấm bài thi Speaking, tiêu chí đầu tiên là Fluency and Coherence. Tiêu chí này chấm điểm dựa vào độ mạch lạc của bài nói và độ liên kết của các ý tưởng trong bài nói. Thí sinh có thể đã quen với việc sử dụng những từ nối như “In addition, Furthermore, However,…” để liên kết các ý tưởng, hoặc việc sử dụng những đại từ như This/That/These/Those để gọi tên sự vật đã nhắc đến trước đó. Ngoài hai phương pháp trên, thí sinh còn có thể sử dụng mệnh đề danh từ để thực hiện chức năng gọi tên sự vật đã được nhắc đến. Cùng nhìn qua bài nói mẫu bên dưới cho câu hỏi “What were some of the most popular activities at primary school?” (Một số hoạt động phổ biến ở trường tiểu học của bạn là gì?):

Oh there were so many games we could play back in elementary. The schoolyard was always a hive of activities. We would play games of Tag, Hide and Seek or Hit the Can. What we did was not simply between classmates but also between classes. Sometimes, whoever participated in the activities wasn’t even our concern, as long as we had enough members to play the game. In retrospect, those were some really great ways to strengthen the bond between students.

(Ồ, có rất nhiều trò chơi mà chúng tôi chơi hồi tiểu học. Sân trường luôn là một nơi đầy hoạt động. Chúng tôi sẽ chơi các trò rượt bắt, trốn tìm hay tạt lon. Những gì chúng tôi đã làm không chỉ đơn giản là giữa các bạn cùng lớp mà còn giữa các lớp. Đôi khi, việc ai tham gia hoạt động thậm chí không phải là mối bận tâm của chúng tôi, miễn là chúng tôi có đủ thành viên để chơi trò chơi. Nhìn lại, đó là một số cách thực sự tuyệt vời để gắn kết tình cảm giữa mọi người)

Trong bài nói này có sử dụng hai mệnh đề danh từ. Mệnh đề thứ nhất “What we did” được dùng để nhắc lại những trò chơi đã được giới thiệu trước đó “Tag, Hide and Seek or Hit the Can”. Thông thường, thí sinh có thể dùng những đại từ như “Those” nhưng để tránh sử dụng quá nhiều và lặp từ, mệnh đề danh từ cũng là một cách để cụ thể hóa cách gọi tên những trò chơi này. Ngoài ra, mệnh đề thứ hai “whoever participated in the activities” được dùng để nhắc lại những người tham gia trò chơi đã được nhắc đến ở câu trước (classmates / between classes) và nhắc đến như thế để bổ sung thêm thông tin cho đối tượng (thông tin thêm: wasn’t even our concern)

Tìm những cách nói khác

Khái niệm “praphrasing” cũng rất quen thuộc với cái thí sinh học IELTS. Đó là việc dùng một cách nói khác để nhắc đến một khái niệm. Khác với chức năng thứ nhất, chức năng này không phải được áp dụng để liên kết ý tưởng, mà là cho trường hợp mà thí sinh chưa nghĩ ra từ phù hợp để dùng trong câu. Để đảm bảo độ liền mạch và lưu loát của bài nói, thí sinh có thể dùng một mệnh đề danh từ để miêu tả về từ mà bản thân muốn dùng. Cùng tham khảo bài nói bên dưới cho câu hỏi “Have you ever returned to see your old school again?”

I would take whatever chance I have to do that, as school was a place of irreplaceable memories for me. The activity that left the most lasting impression in me was what we did together after school under the school’s guidance. Also, I was studying with the best teachers who really sympathized for their students and motivated us to try harder. That’s why I always pushed myself to be awarded by whatever the school had to offer me by the end of the school year.

(Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội để làm điều đó, vì trường học là nơi chứa đựng nhiều kỉ niệm không thể thay thế đối với tôi. Hoạt động để lại ấn tượng lâu dài nhất trong tôi là những gì chúng tôi đã làm cùng nhau sau giờ học dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Ngoài ra, tôi đã được học với những giáo viên giỏi nhất, những người thực sự thông cảm cho học sinh và thúc đẩy chúng tôi cố gắng hơn nữa. Đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng để được trao giải thưởng bằng bất cứ thứ gì mà trường đưa ra cho tôi vào cuối năm học.)

Tại đây, có hai mệnh đề danh từ khác được sử dụng. Mệnh đề “what we did together after school under the school’s guidance” có thể được thay thế bằng “extracurricular activities” để ngắn gọn hơn. Tuy vậy, trong trường hợp thí sinh chưa thể nhớ ngay được cụm từ này có thể tìm những cách diễn đạt cụ thể, chi tiết hơn để nhắc đến khái niệm này. Còn với mệnh đề danh từ thứ hai “what the school called their best students” có thể được thay bằng “valedictorian” (thủ khoa). Nhưng đây cũng là một từ dài và khó nhớ, trong trường hợp chưa thể nhớ được từ vựng ngay, thí sinh có thể dùng một cách nói tương tự để giải thích.

image-alt

Bài tập thực hành

Trả lời câu hỏi Speaking “Are you still in contact with any of the friends you had in primary school?”, trong đó có sử dụng hai mệnh đề danh từ.

Tổng kết

Mệnh đề danh từ là một khái niệm rộng, với nhiều dạng thức khác nhau và dễ bị nhầm lẫn với những cấu trúc câu hỏi cũng như cụm danh từ. Tuy vậy, việc đặt câu thành thục với khái niệm này có thể giúp thí sinh nâng điểm tiêu chí Lexical Resources cũng như giúp bài nói được đa dạng hơn về cấu trúc.

Gợi ý đáp án phần bài tập thực hành:

I hardly stay in touch with whoever was from my primary school now, since where we live now is so far away from each other. Also, when we finished elementary school, there was no way for us to maintain contact as digital devices like smartphones were not a thing back then. Back then, when the school year was done, it was done. It’s impossible to say whether we would recognize each other now, actually.

(Tôi hầu như không giữ liên lạc với bất cứ ai thuộc trường tiểu học của tôi bây giờ, vì nơi chúng tôi sống bây giờ rất xa nhau. Ngoài ra, khi chúng tôi học xong tiểu học, không có cách nào để chúng tôi duy trì liên lạc vì các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh không phải là quá phổ biến vào thời đó. Thời đó, năm học xong là xong. Thật ra không thể nói liệu bây giờ chúng tôi có nhận ra nhau hay không.)

0 Bình luận
(0)