Ứng dụng câu điều kiện trong IELTS Speaking Part 3 như thế nào để đạt hiệu quả?
Khác với phần Speaking Part 1 và 2, các câu hỏi trong Speaking Part 3 mang tính lập luận, đòi hỏi thí sinh phải biết cách mở rộng và sắp xếp ý tưởng một cách hợp lý. Đặc biệt, đối với những thí sinh nhắm tới band điểm cao (6.0+), ngoài việc chuẩn bị cho bản thân một vốn từ vựng chủ đề đa dạng, thì các thí sinh phải sử dụng linh hoạt giữa câu đơn và câu phức theo tiêu chí ngữ pháp. Chính vì vậy, hôm nay tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc một cấu trúc câu phức quen thuộc và có thể áp dụng cho các câu trả lời trong Part 3, đó là câu điều kiện. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ nhấn mạnh mục đích sử dụng của các loại câu điều kiện cơ bản và ứng dụng chúng vào IELTS Speaking Part 3.
Key takeaways:
1. Câu điều kiện loại 1 dùng để giả định một sự việc có thật, trong khi đó câu điều kiện loại 2 và 3 dùng để giả định một sự việc không có thật.
2. Sử dụng câu điều kiện tùy vào mục đích diễn đạt:
Nếu dự đoán về tương lai: Dùng If loại 1 (hiện tại đơn, will V1).
Nếu giả định một sự việc không có thật ở hiện tại: Dùng If loại 2 (quá khứ đơn, would V1).
Nếu giả định một sự việc không có thật ở quá khứ: Dùng If loại 3 (quá khứ hoàn thành, would have V3).
Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh
Mục đích chung của câu điều kiện đó là giả định dựa vào điều kiện được đặt ra. Một câu điều kiện gồm có 2 mệnh đề được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy, đó là: Mệnh đề nêu lên điều kiện (mệnh đề If) và mệnh đề nêu lên kết quả (mệnh đề chính).
Câu điều kiện loại 1
Mục đích: Dùng để phỏng đoán, diễn tả một sự việc có khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.
Lưu ý:
Trong câu điều kiện loại 1, thời gian của sự việc có thật diễn ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Thì hiện tại đơn được sử dụng trong mệnh đề If, và thì tương lai đơn được sử dụng trong mệnh đề chính.
Ngoài trợ động từ will, người nói cũng có thể thay thế bằng các trợ động từ khác trong mệnh đề chính với các cách thể hiện khác nhau, như: can, could, may, might, would (mức độ có thể xảy ra), should, ought to (đề nghị), must, have to (ra lệnh).
Câu điều kiện loại 2
Mục đích: Dùng để đưa ra giả định không có thật ở hiện tại hoặc người nói không kỳ vọng việc này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào ở hiện tại và tương lai.
Lưu ý:
Trong câu điều kiện loại 2, thời gian của giả định ở hiện tại hoặc bất kỳ thời điểm nào ở tương lai.
Động từ ở mệnh đề If và trợ động từ ở mệnh đề chính đều lùi về thì quá khứ đơn. Động từ to be ở mệnh đề If luôn là were, bất kể chủ ngữ là số ít hay số nhiều.
Ngoài trợ động từ would, người nói có thể sử dụng các trợ động từ khác như: could, might, should ở mệnh đề chính.
Câu điều kiện loại 3
Mục đích: Dùng để đưa ra giả định không có thật ở quá khứ và không có khả năng xảy ra.
Lưu ý:
Thời gian của giả định ở quá khứ.
Thì ở mệnh đề If là quá khứ hoàn thành, và cấu trúc ở mệnh đề chính là would/ could/ should + have + V3.
Ứng dụng câu điều kiện vào cách trả lời IELTS Speaking Part 3 diễn đạt theo mục đích
Trường hợp muốn phỏng đoán về tương lai
Hướng dẫn: Trong Part 3, người nói sử dụng câu điều kiện loại 1 để dự đoán một xu hướng, sự kiện nào đó có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Như vậy, thay vì chỉ dừng lại ở mức liệt kê ý tưởng và giải thích nguyên nhân, người nói hãy nghĩ đến kết quả của một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai.
Ví dụ với câu hỏi sau: What will houses be like in the future?
Trả lời: Well, I don’t know for sure what future holds but I reckon there will be a number of major changes related to this. It sounds a bit crazy but maybe one day we will see houses made from unwanted bottles, tires, cans and other recycled materials as we are leading a zero-waste lifestyle.I imagine if this trend happens, waste can be remarkably reduced.
(Dịch: Ồ, tôi không biết chắc tương lai sẽ như thế nào nhưng tôi đoán là nó sẽ có một số thay đổi chính liên quan đến chủ đề này. Nghe hơi điên rồ nhưng có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy những ngôi nhà làm từ chai lọ, bánh xe, lon đựng thực phẩm và nhiều rác thải tái chế khác bởi vì chúng ta đang theo đuổi lối sống xanh mà. Tôi tưởng tượng nếu xu hướng này diễn ra, thì rác thải có thể được cắt giảm đáng kể.)
Trường hợp muốn giả định một tình huống ở hiện tại
Hướng dẫn: Trong Part 3, người nói sử dụng câu điều kiện loại 2 khi muốn đưa ra một giả định trái với sự thật ở hiện tại hoặc cho rằng điều đó hiếm có khả năng xảy ra. Người nói hãy nghĩ ra một tình huống có thật ở hiện tại và dùng câu điều kiện loại 2 để đảo ngược sự thật đó.
Ví dụ với câu hỏi sau: What are advantages and disadvantages of mobile phones?
Trả lời: Well, I think mobile phones are among the most useful inventions of humans. This little handy gadget makes our lives much easier and more comfortable in terms of communication, entertainment, work and study. People now can easily run meetings, go shopping, watch blockbusters and even talk distant friends just via a phone right at the comfort of their home. Unfortunately, there are several side effects of mobile phones on users’ health and concentration. Too much screen time can lead to eye strain and even disturb their sleep. Also, mobile phones are a source of distraction because of a host of recreational options at hand. I think if I didn’t have a smartphone, I would concentrate better on my work and study.
(Dịch: Tôi nghĩ điện thoại di động thuộc trong số những phát minh hữu ích nhất của con người. Cái thiết bị nhỏ nhắn tiện dụng này giúp cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng và tiện nghi hơn về mặt giao tiếp, giải trí, công việc và học tập. Mọi người giờ đây có thể dễ dàng tổ chức các cuộc gặp mặt, mua sắm, xem phim bom tấn và thậm chí là trò chuyện với những người bạn ở xa chỉ với một chiếc điện thoại và ở tại một không gian thoải mái như nhà của họ. Đáng tiếc là, nó có một vài tác hại của điện thoại di động lên sức khỏe và sự tập trung của người dùng. Quá nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình có thể dẫn đến tình trạng mỏi mắt và thậm chí gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, những chiếc điện thoại cũng chính là nguồn gây nhiễu bởi có hàng tá sự lựa chọn giải trí ngay tầm tay. Tôi nghĩ nếu tôi không có điện thoại di động, có lẽ tôi sẽ tập trung tốt hơn vào việc làm và việc học.)
Trường hợp muốn giả định một tình huống ở quá khứ
Hướng dẫn: Trong Part 3, người nói sử dụng câu điều kiện loại 3 khi muốn đưa ra một giả định trái với sự thật trong quá khứ. Tương tự như cách dùng câu điều kiện loại 2, người nói cũng nghĩ về một sự kiện có thật trong quá khứ và dùng cấu trúc câu điều kiện loại 3 để đảo ngược sự thật đó.
Ví dụ với câu hỏi sau: Do you think technology makes our life easier or more complex?
Trả lời: Without a doubt, there is strong evidence that technology has brought tons of benefits and convenience to our lives in many different aspects such as communication, entertainment, business and education. Today, we can do almost everything online via a portable gadget like a smartphone. It’s no longer a big deal to hold a meeting, purchase an item, book a ticket, you name it, while being at the comfort of your home. You know, I think if smartphones and educational applications had been introduced 3 decades ago, my parents would have learnt English more easily.
(Dịch: Không cần phải nghi ngờ, hoàn toàn có bằng chứng thuyết phục khi nói rằng công nghệ đã mang lại rất nhiều lợi ích và sự tiện lợi cho cuộc sống của chúng ta ở nhiều khía cạnh khác nhau như giao tiếp, giải trí, kinh doanh và giáo dục. Ngày nay, chúng ta hầu như có thể thực hiện mọi việc trực tuyến chỉ với một thiết bị nhỏ gọn như là một chiếc điện thoại thông minh. Không còn là vấn đề lớn khi bạn muốn tổ chức cuộc họp, mua hàng, đặt vé, hoặc bất cứ điều gì trong khi đang ở nhà. Tôi nghĩ là nếu những chiếc điện thoại thông minh và ứng dụng học tập có mặt cách đây 3 thập kỷ trước, thì có lẽ bố mẹ tôi đã có thể học tiếng Anh dễ dàng hơn rồi.)
Tổng kết
Như vậy, tác giả đã giới thiệu đến người đọc cấu trúc câu điều kiện có thể ứng dụng linh hoạt tùy vào mục đích diễn đạt, cụ thể là trong Speaking Part 3. Tuy nhiên, người nói cũng không nên lạm dụng câu điều kiện cho nhiều câu hỏi liên tiếp (nên rải ra mỗi Part dùng 1-2 lần thôi), để còn sử dụng nhiều cấu trúc khác nữa. Ở những bài viết sau, tác giả sẽ giới thiệu thêm một số cách diễn đạt và lưu ý, giúp người nói định hướng câu trả lời và đa dạng ngữ pháp trong phần thi Speaking.
Người học cần gấp chứng chỉ IELTS để nộp hồ sơ du học, định cư, tốt nghiệp hay việc làm. Bắt đầu ngay khóa học luyện thi IELTS chinh phục điểm cao IELTS hôm nay!
Bình luận - Hỏi đáp