Chi tiết đánh lạc hướng & thay đổi thông tin trong IELTS Listening Part 2

Nổi bật ở Listening Part 2 là những chi tiết đánh lạc hướng gây nhiều nhầm lẫn, khó khăn cho người học, đặc biệt là người mới bắt đầu. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu và tìm ra cách giải quyết những vướng mắc này.
author
Cao Tiến Phúc
17/10/2023
chi tiet danh lac huong thay doi thong tin trong ielts listening part 2

Các chi tiết đánh lạc hướng, biến đổi thông tin là những bẫy được sử dụng phổ biến trong bài IELTS Listening Part 2. Đây là cách để đề thi phân loại cũng như đánh giá khả năng nghe hiểu của thí sinh. Đối diện một chướng ngại khó khăn, việc luyện tập nhận biết các bẫy biến đổi trong Listening Part 2 sẽ giúp các bạn nâng cao band điểm và phát triển khả năng nghe Tiếng Anh của mình.

Key Takeaways

Sự đánh lạc hướng và biến đổi thông tin là những bẫy được sử dụng phổ biến trong phần 2 của bài thi IELTS Listening để đánh lừa người làm.

Các bạn cần chuẩn bị tinh thần và kỹ năng để đối phó với các bẫy này.

Các loại bẫy đánh lạc hướng thường thấy

  • Từ có phát âm giống nhau

  • Thông tin được nhắc đến từ trước

  • Synonyms

  • Biến dạng của từ thành negatives

Các loại kĩ thuật biến đổi thông tin:

  • Thay đổi thứ tự thông tin

  • Thêm hoặc bớt thông tin

  • Thay đổi cách diễn đạt thông tin

  • Thay đổi số hoặc chữ số

  • Thay đổi ngày hoặc thời gian

  • Thay đổi tên hoặc địa điểm

Để vượt qua các chi tiết đánh lạc hướng và biến đổi thông tin, các bạn cần:

  • Lắng nghe cẩn thận và chú ý đến chi tiết.

  • Tập trung vào các từ khóa và thông tin chính.

  • Sử dụng các kỹ thuật ghi chú và tóm tắt.

Các bạn nên thường xuyên luyện tập và cải thiện kỹ năng của mình trong việc xử lý sự đánh lạc hướng và biến đổi thông tin.

  • Chú ý đến các từ khóa và thông tin chính.

  • Đảm bảo rằng mình đã hiểu đúng ngữ cảnh

  • Không vội vã kết luận

  • Sử dụng các kỹ năng ghi chú và tóm tắt

  • Thực hành thường xuyên để cải thiện khả năng nhận biết

Giới thiệu

IELTS Listening Part 2 khác với Part 1 ở nhiều khía cạnh, bao gồm nội dung và dạng câu hỏi. Trong phần 2, các bạn sẽ nghe một bài độc thoại từ một người nói với các chủ đề thường chủ yếu nói khá quen thuộc, mức độ không quá khó và chỉ đòi hỏi thông thạo ngữ pháp và từ vựng ở mức trung bình. Ví dụ như: thuyết trình về một địa điểm; giới thiệu về dịch vụ; trình bày về bộ máy của một tổ chức…

Ta có thể kể đến một vài dạng bài ở IELTS Listening Phần 2 như:

  • Điền từ vào chỗ trống - Sentence Completion

  • Xác định vị trí trên bản đồ - Map Labelling

  • Câu trắc nghiệm - Multiple Choice

  • Nối thông tin - Matching Information

IELTS Listening Part 2 có đặc điểm là người làm chỉ cần chú ý vào lời nói của một người, khác với phần 1 khi có nhiều người nói cùng một lúc. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các bạn cũng cần lưu ý: người nói trong phần 2 có thể tự sửa lại lời nói của họ. Đây chính là những Chi tiết đánh lạc hướng & thay đổi thông tin.

Các chi tiết đánh lạc hướng và biến đổi thông tin có thể khiến các bạn:

  • Trả lời sai các câu hỏi, mất điểm đáng tiếc

  • Mất thời gian khi cố gắng tìm kiếm thông tin không có trong bài nghe

  • Cảm thấy lo lắng và mất tự tin

Không tránh khỏi trường hợp nhiều bạn trong tình trạng tập trung cao độ, không lường trước các tình huống nên khi phát hiện người đọc thay đổi, đã lâm vào tình trạng hoang mang, dao động khi cố gắng ra quyết định và bắt kịp lại các đoạn với nhịp độ nghe.

Vì vậy, việc có sự chuẩn bị tinh thần là rất quan trọng, các bạn nên tự tin và bình tĩnh khi đối mặt với các dạng bài trên. Đồng thời cũng trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản.

Một số gợi ý cụ thể:

  • Khi nghe bài nghe, các bạn nên tập trung vào các từ khóa và thông tin chính. Điều này sẽ giúp các bạn tránh bị phân tâm bởi các thông tin không liên quan hoặc bị đánh lạc hướng bởi các thông tin được cung cấp theo thứ tự khác với thứ tự được cung cấp trong câu hỏi.

  • Nên ghi chú và tóm tắt để giúp tập trung và ghi nhớ thông tin. Điều này sẽ giúp dễ dàng xác định thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi.

  • Nên thực hành thường xuyên với các bài nghe mẫu có chứa sự đánh lạc hướng và biến đổi thông tin. Điều này sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng nhận biết và đối phó với các bẫy này.

Đánh lạc hướng trong IELTS Listening:

Định nghĩa Đánh lạc hướng trong bài thi IELTS Listening

Bẫy đánh lạc hướng là một tình huống làm khó thường thấy trong bài nghe, mục đích của chúng là tạo ra một, hai hoặc nhiều phiên bản của thông tin để buộc người nghe phải hiểu rõ ngữ cảnh, câu hỏi để trả lời. Chỉ có một phiên bản thông tin là đúng và còn lại không đúng, nếu không nghe kỹ, bạn rất dễ trả lời sai.

Bài thi IELTS Listening nhằm đánh giá khả năng nghe hiểu của thí sinh. Giám khảo muốn biết thí sinh có hiểu nội dung bài nghe hay chỉ đang “căng tai” tìm kiếm những từ khóa. Chính vì vậy, các bẫy được thiết kế ra trong bài thi để đánh giá thí sinh có đủ kĩ năng và sự tỉnh táo thể tránh được bẫy hay không. Vì vậy, thí sinh cần biết về những cái bẫy này và cách tránh chúng để đạt điểm cao hơn.

Tại sao sự đánh lạc hướng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình làm bài thi?

Sự đánh lạc hướng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình làm bài thi Listening IELTS section 2 theo một số cách:

  • Gây nhầm lẫn: Nhiều thông tin được cung cấp, không phải tất cả đều liên quan đến câu hỏi. Nếu thí sinh không chú ý đến thông tin không liên quan hoặc gây nhầm lẫn, họ có thể bị phân tâm khỏi vấn đề chính và đưa ra câu trả lời sai.

  • Ngôn ngữ mơ hồ hoặc không rõ ràng: Trong một cuộc hội thoại, người nói có thể sử dụng ngôn ngữ mơ hồ hoặc không rõ ràng. Nếu thí sinh không hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ này, họ có thể hiểu sai cuộc hội thoại và đưa ra câu trả lời sai. (Ví dụ dưới sẽ cho thấy trường hợp này)

  • Ý kiến ​​hoặc niềm tin cá nhân: Trong một cuộc hội thoại, người nói có thể đưa ra ý kiến ​​hoặc niềm tin cá nhân của họ. Nếu thí sinh đồng ý với ý kiến ​​hoặc niềm tin này, họ có thể bị thiên vị và đưa ra câu trả lời sai.

Một số kiểu đánh lạc hướng trong bài thi IELTS Listening

Kiểu 1: Từ có phát âm gần giống nhau

Một trong những cách bạn có thể trả lời sai là nghe nhầm một từ vì từ đúng phát âm rất giống với từ sai.

Script:

Speaker 1: And what do you think the total value is of the contents of the package?

Speaker 2: That’s a good question. Well, I suppose the guitar and lamp are worth about $1200 but with the books as well, I guess about $1500?

S1: Great… and where will you be sending the package to?

S2: To Austria.

S1: Okay, fantastic.

Total estimated value: $1500

Question: Country destination: ______

Câu hỏi đặt ra bất ngờ là: Liệu đó là Austria - Nước Áo hay là Australia - nước Úc. Tương tự ta cũng có thể gặp các kiểu bẫy như là: Thirty và thirteen.

Kiểu 2: Những thông tin đã nhắc đến từ trước

Loại đánh lạc hướng này là phổ biến nhất và nó xuất hiện trong hầu hết mọi loại câu hỏi Listening của IELTS. Họ sẽ nhắc đến đáp án, sau đó sẽ nói về hoặc đi giải thích, giới thiệu về một thông tin khác, rốt cục lại quay về với thông tin chính xác ban đầu - theo một cách diễn đạt khác (giống với cách biến đổi thông tin thay đổi cách diễn đạt ta sẽ nghiên cứu sau). Ví dụ:

Script:

Speaker 1: Okay, so you have three options for freight.

Speaker 2: Could you please explain that to me?

S1: Sure, so you can elect to have your goods sent by plane, which is the quickest and safest but also the most expensive. Or you can choose to have them sent by train, which is safe and less expensive. And finally, you can send your things by truck, which is less safe but much cheaper.

S2: Ah, yes, sending by truck can take far too long. I’m in a bit of a rush, so I’ll go for the fastest option, please…

Type of delivery chosen:

  1. Plane

  2. Train

  3. Truck

Ở đây người nói nói: "Gửi bằng xe tải có thể mất quá nhiều thời gian ..."

Vậy đây có phải là câu trả lời đúng không? Không, bởi vì sau đó anh ấy nói: "Tôi hơi vội nên tôi sẽ chọn tùy chọn nhanh nhất."

Và tùy chọn nhanh nhất là 'máy bay'. Vì vậy, ở đây chúng ta có một ví dụ về một tùy chọn trả lời được đề cập nhưng không chính xác. Đây là một cách thực sự phổ biến để làm thí sinh mất điểm.

Kiểu 3: Synonyms

For example,

‘big’ và ‘huge’ hoặc ‘pretty’ và ‘beautiful’. Sử dụng từ khác nhau về phát âm nhưng hoàn toàn giống về nghĩa.

Loại 4: Biến đổi từ thành dạng “Negatives”

Đôi khi trong bài, người đọc sẽ không hẳn nói trực tiếp: “He is NOT able to do this so…”. Để gài bẫy và thực sự thử thách các thí sinh, đề bài sẽ sử dụng các form từ mang nghĩa phủ định, trái ngược để nâng cao độ khó. Sau đây có một số ví dụ về cách biến đổi này:

de-

hydrate

dehydrate

dis-

able

Disable

in-

flexible

inflexible

visible

invisible

ill-

legal

illegal

….

Kĩ thuật biến đổi thông tin

Thế nào là biến đổi thông tin

Trong các cách đánh lạc hướng và đặt bẫy trong IELTS Listening, việc biến đổi thông tin cũng rất phổ biến. Đề bài, như đã nói, sẽ tạo ra nhiều phiên bản của thông tin nhằm gây nhiễu loạn cho các thí sinh

Ví dụ 1:

Script:

Man: We provide all the meals, so we need to know if you have any dietary restrictions.

Woman: I don’t think so. What do you mean?

Man: If mean if there is any food you can’t eat. Some people have food allergies, or they’re vegetarians or have to avoid dairy products. Things like that.

Woman: Oh, I see. Well, yes, I’m a vegetarian. I never eat meat.

Khi người đàn ông hỏi người phụ nữ có chế độ ăn uống nào không thì cô ấy đã trả lời là “I don’t think so”- nghĩa là cô ấy không nghĩ mình có chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên không phải vì cô ấy không có mà vì cô ta không hiểu dietary restrictions là như thế nào nên đã trả lời chung chung.

Vì vậy, sau đó cô ấy lại hỏi lại “ Điều đó có nghĩa là gì?” Và câu trả lời sau một hồi giải thích của người đàn ông, cuối cùng cô ấy trả lời: “I’m a vegetarian” – cô ấy ăn chay có nghĩa là cô ấy kiêng các loại thịt.

Ví dụ 2:

Listening Part 1 dialogue trích từ The Official Cambridge Guide to IELTS 

Script:

  • A: Right, so, you need to book some flights, is that right?

  • B: Yes, for me and my family. We’re going to Scotland for my sister’s wedding.

  • A: Oh, lovely! When’s the wedding?

  • B: It’s on 21st July.

  • A: That should be wonderful, but I assume you’ll want to fly in earlier? What about the 20th or even the 19th?

  • B: It will have to be the 18th. I’ve actually got to attend a special dinner on the 19th.

Như các bạn có thể thấy ở ví dụ trên, thàng loạt các ngày tháng khác nhau được tung ra: “21st July, 20th or 19th” đều là những thông tin nhiễu để đánh lừa thí sinh. Những thí sinh chỉ chăm chăm nghe tới con số, ngày tháng sẽ dễ lâm vào bối rối.

Các loại kỹ thuật thay đổi thông tin

Như đã nói, thông tin trong các bẫy đánh lạc hướng sẽ được đưa ra thành nhiều phiên bản để khiến các bạn bối rối. Một số kỹ thuật thay đổi thông tin thường được sử dụng đó chính là:

  • Thay đổi thứ tự thông tin

  • Thêm hoặc bớt thông tin

  • Thay đổi cách diễn đạt thông tin

  • Thay đổi số hoặc chữ số

  • Thay đổi ngày hoặc thời gian

  • Thay đổi tên hoặc địa điểm

Để tránh bị nhầm lẫn bởi những thay đổi thông tin này, thí sinh cần chú ý lắng nghe cẩn thận và tập trung vào thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi. Thí sinh cũng nên tham khảo các từ khóa và thông tin được cung cấp trong câu hỏi để giúp họ xác định thông tin cần tìm.

Một số ví dụ về sự thay đổi thông tin:

Ví dụ 1:

Câu hỏi: Distance _____________ miles

Script:

MAN: Milton, did you say? Let me see. I think that’s about 150 miles south-west of here. In fact it’s 147 miles to be exact, so it will take you at least – say, three to four hours by road.

  • Như ta thấy, ta nghe có vẻ câu trả lời là 150 miles, nhưng ngay sau đó, người đọc lại đổi thành 147 miles là con số chính xác.

Ví dụ 2:

Question: Date of booking _____________ .

Script:

MAN: OK, I just have to fill out this form for you. So what date do you want to book this for?

WOMAN: The 16th of October – oh, no, sorry, that’s my departure date. I arrive on the 17th, so book it for then, please.

Một lần nữa, bạn sẽ nghĩ câu trả lời là ngày 16 nhưng cô ấy lại nói rằng đó là một sự nhầm lẫn và sửa lại thành ngày 17.

Đoạn kịch bản mẫu

Để có cái này nhìn khách quan, ta sẽ đi vào thực chiến với 3 tình huống trong Listening Part 2. Qua bài làm, ta sẽ phân tích tình huống, chỉ rõ ra cách những cái bẫy đánh lạc hướng, thay đổi thông tin được sắp đặt trong bài Listening Part 2.

Kịch bản số 1

Cambridge IELTS 15 Listening Test 04

Part 2:

Label the map below.

Write the correct letter, A-H, next to Questions 11-16

image-alt13   formal gardens   _____________ .

Script:

The formal gardens have been replanted and should be at their best in a month or two. They used to be behind the old museum, but we’re now used the space near the south gate – between the park boundary and the path that goes past the lake towards the old museum. (Q13)

Như ta thấy, đây là 1 dạng bài cách đánh lạc hướng, biến đổi thông tin: Thay đổi tên hoặc địa điểm.

Có 2 địa điểm được tung ra đó chính là: Behind the old museum (D)Space near the south gate between the park boundary and the path that goes past the lake towards the old museum. (G).

Ngay khi nghe đến mục tiêu là: formal gardens, nhiều bạn sẽ chăm chú và bắt ngay địa điểm tiếp theo là: Behind the old museum và chọn ngay đáp án (D). Trong khi thực tế, đó là địa điểm cũ (They used to be behind the old museum). Địa điểm Nguy hiểm hơn, nếu không nhận ra lỗi sai, nhiều bạn sẽ tiếp tục suy đoán địa điểm tiếp theo là dành cho địa điểm số 14 và thành lập 1 chuỗi sai địa điểm.

Kịch bản số 2

Cambridge IELTS 15 Listening Test 03

11. When did the Street Play Scheme first take place?

A   two years ago

B   three years ago

C   six years ago

Script:

  • Reporter: …So when did you actually start the scheme, Alice?

  • ALICE:  Well, I first had the idea when my oldest child was still a toddler, so that’s about six years ago now – but it took at least two years of campaigning before we were actually able to make it happen. So the scheme’s been up and running for three years now.

Như ta thấy, người nói liên tục tung ra 3 khoảng thời gian khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn: “six years”; “two years”; “three years”. Đây chính là dạng biến đổi: “Thêm thông tin” nhằm gây nhiễu cho người nghe.

Trong bài, sau khi Alice được hỏi “When did you actually start the scheme?” (Bạn đã bắt đầu kế hoạch này khi nào?). Ta nghe về những mốc thời gian khác, tuy nhiên không phải là mốc thời gian bắt đầu của “Street Play Scheme”:

  • “I first had the idea … six years ago” (tôi có ý tưởng này lần đầu … 6 năm về trước);

  • “It took two years of campaigning...” (Nó mất 2 năm vận động chiến dịch…).

Nhưng đáp án đó chính là đoạn “the scheme’s been up and running for three years now” (Chương trình đã bắt và hoạt động được ba năm cho đến hiện tại). Như vậy B mới là đáp án.

Kịch bản số 3

Cambridge IELTS 16 Listening Part 2 Test 01

Câu hỏi 

12. Originally, Stevenson’s manufactured goods for

A. the healthcare industry.

B. the automotive industry, 

C. the machine tools industry.

Script:

Stevenson’s long-term plan was to manufacture components for the machine tools industry - although in fact that never came about - and for the automotive industry, that is, cars and lorries. However, there was a delay of five years before that happened, because shortly before the company went into production, Stevenson was given the opportunity to make goods for hospitals and other players in the healthcare industry, so that’s what we did for the first five years.

Câu hỏi muốn biết lúc ban đầu, công ty Stevenson’s sản xuất sản phẩm cho ngành nào. Người nghe cần tập trung vào từ “originally” (ban đầu).

Như ta thấy, người nói đã tung ra cả 3 ngành sản xuất, đây chính là dạng biến đổi: Thêm thông tin. Người nói ban đầu nhắc đến đáp án C. the machine tools industry, nhưng đây là “long-term plan” (kế  hoạch lâu dài) của công ty, nên đây chưa phải là đáp  án.

Đáp án B. the automotive industry được nhắc đến tiếp  theo, nhưng có một “delay of five years” (sự trì hoãn  trong 5 năm), nên đây chưa phải là đáp án. Cuối cùng, Đáp án A. the healthcare industry được nhắc đến tiếp  theo, khi công ty Stevenson nhận được cơ hội và đã  sản xuất vật phẩm cho bệnh viện trong 5 năm đầu tiên.

Vì vậy A mới là đáp án đúng.

Gợi ý cho thí sinh

Yếu tố đánh lạc hướng, thay đổi thông tin trong IELTS Listening Part 2 không phải là một chướng ngại quá khó khăn nếu như các bạn biết cách xử lý và luyện tập.

Thực chất, việc vượt qua các yếu tố này là cách chứng minh rằng: người nghe hiểu và nghe hiệu quả các đoạn hội thoại trong Tiếng Anh. Đây không chỉ là cách nâng cao band điểm trong IELTS mà còn mang hiệu quả thực chất trong học tập và giao tiếp.

Chuẩn bị trước tình huống khi làm bài

Trước mỗi phần làm bài, bạn sẽ có khoảng 30s để chuẩn bị. Trong khoảng thời gian này, ta thường sẽ có thói quen xem, gạch chân các từ khóa, đây cũng là lúc ta có thể tiến hành dự đoán các yếu tố gây mất tập trung.

Các yếu tố gây nhiễu này có thể bao gồm:

Thông tin không liên quan: Các thông tin không liên quan đến câu hỏi được hỏi có thể được đưa ra nhằm đánh lạc hướng thí sinh.

Thông tin thay đổi: Thông tin được cung cấp ban đầu có thể bị thay đổi hoặc sửa chữa sau đó.

Thông tin mơ hồ: Thông tin được cung cấp có thể không rõ ràng hoặc khó hiểu, khiến thí sinh khó xác định câu trả lời chính xác.

Không vội vã kết luận

Đừng vội vã cho rằng điều đầu tiên là câu trả lời đúng. Đây là một lỗi cũng như thói quen thường thấy ở nhiều người mới học: bắt ngay đáp án, thông tin đầu tiên liên quan mà mình nghe được. Thực chất, trong quá trình nghe, việc hiểu ngữ cảnh rất quan trọng nên ta cần lắng nghe cẩn thận ngay cả sau khi đã đưa câu trả lời.

Kĩ năng ghi chú

Kỹ năng ghi chú có thể giúp thí sinh theo dõi thông tin được cung cấp trong bài nghe. Thí sinh có thể ghi chú các từ khóa hoặc thông tin quan trọng.

Luyện tập nghe những thông tin một cách cẩn thận và chú đến các chi tiết là kỹ năng rất quan trọng. Đề thi IELTS luôn xuất hiện các yếu tố đánh lạc hướng, biến đổi thông tin để thử thách các thí sinh.

Tài liệu tham khảo:

Người học muốn kiểm tra trình độ hiện tại của bản thân trong thang điểm IELTS. Tham gia thi thử IELTS trên giấy tại ZIM với format bài thi chuẩn thi thật biết điểm ngay.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu