Trong bối cảnh kỳ thi IELTS ngày càng trở nên phổ biến và yêu cầu thí sinh có khả năng xử lý và ghi nhớ một lượng lớn thông tin, việc áp dụng các chiến lược học tập hiệu quả là vô cùng cần thiết. Một trong những chiến lược đó là "chunking" - chia nhỏ thông tin. Chunking giúp người học không chỉ dễ dàng tiếp thu mà còn tăng cường khả năng nhớ lâu và chính xác. Bài viết này sẽ tập trung vào việc áp dụng phương pháp chunking trong việc học phần đọc hiểu của IELTS, giúp người học cải thiện trí nhớ và tối ưu hóa kết quả thi.
Key Takeaways |
---|
|
Định nghĩa Chunking và vai trò của nó trong việc cải thiện trí nhớ
Chunking là một kỹ thuật ghi nhớ, trong đó một lượng lớn thông tin được chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ hơn, dễ quản lý hơn, được gọi là các chunk. Theo George A. Miller, một trong những nhà tâm lý học hàng đầu, con người có khả năng nhớ khoảng 7 đơn vị thông tin cùng lúc (Miller, 1956). Đơn vị thông tin ở đây có thể là một chữ cái, một con số, một từ, hoặc thậm chí một cụm từ. Chunking giúp tăng khả năng lưu giữ thông tin bằng cách gộp các đơn vị thông tin nhỏ thành những nhóm lớn hơn, dễ quản lý hơn.
Ví dụ, số điện thoại 0912345678 có thể được chia thành các chunk như sau: 091 - 234 - 5678.
Nghiên cứu của Suppawittaya và Yasri (2020) cũng đã chỉ ra rằng việc chia nhỏ thông tin thành 2-3 chunk giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, đặc biệt là đối với thông tin kết hợp giữa chữ cái và số, thường xuất hiện trong IELTS Reading.
Nghiên cứu của Pham et al. (2021) đã chứng minh tính hiệu quả của kỹ thuật Chunking trong việc cải thiện khả năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên năm nhất. Điểm trung bình sau bài kiểm tra của nhóm được dạy kỹ thuật Chunking cao hơn đáng kể so với nhóm không được dạy.
Việc áp dụng chunking không chỉ giúp cải thiện trí nhớ nói chung mà còn mang lại nhiều lợi ích cụ thể cho việc đọc hiểu trong bài thi IELTS, như sẽ được trình bày chi tiết ở những phần tiếp theo.
Lợi ích của chunking đối với trí nhớ và trong IELTS Reading
Tối ưu hóa khả năng xử lý thông tin của Working Memory (khả năng ghi nhớ tạm thời, ngắn hạn)
Trong bài thi IELTS Reading, người đọc thường phải đối mặt với các đoạn văn dài và phức tạp, chứa nhiều thông tin cần xử lý. Kỹ thuật chunking hỗ trợ Working Memory (WM) bằng cách tổ chức thông tin thành các cụm (chunk) lớn hơn và liên kết với nhau về mặt nghĩa (Thalmann et al. 2). Điều này có nghĩa là khi chúng ta nhóm các đơn vị thông tin nhỏ thành các chunk lớn hơn, chúng ta sẽ giảm thiểu số lượng thông tin cần phải ghi nhớ, từ đó giúp trí nhớ ngắn hạn hoạt động hiệu quả hơn và giúp giảm tải khối lượng công việc cho WM, hỗ trợ quá trình xử lý và ghi nhớ thông tin diễn ra hiệu quả hơn (Thalmann et al. 44).
Thêm vào đó, thí nghiệm của Thalmann et al. (43) cũng kết luận rằng không chỉ các chunks mà cả những thông tin không được chunking cùng lúc cũng được nhớ tốt hơn. Điều này hỗ trợ giả thuyết rằng chunking giúp giảm tải cho WM, từ đó tăng cường khả năng ghi nhớ (Thalmann et al. 44).
Ngoài ra, phương pháp này giúp người học không chỉ nắm bắt cấu trúc ngữ pháp mà còn nhớ lâu hơn các cấu trúc này trong quá trình sử dụng ngôn ngữ thông qua việc nhận diện các mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong đoạn văn. Theo Duhigg (45), khi chúng ta lặp đi lặp lại việc chunking thông tin, não bộ sẽ dần dần hình thành các "đường mòn thần kinh" giúp chúng ta thực hiện quá trình này một cách tự động và hiệu quả hơn.
Chunking và trí nhớ thị giác
Chunking tận dụng khả năng ghi nhớ hình ảnh của não bộ. Khi thông tin được trình bày dưới dạng các cụm nhỏ, dễ nhìn, bộ nhớ thị giác của chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin đó hơn (Suppawittaya & Yasri 6316). Đặc biệt là khi học ngôn ngữ có chữ tượng hình, Xu và Padilla (403) cũng cho rằng, đối với người học tiếng Trung, việc nhận diện các thành phần nhỏ hơn (gốc) của ký tự có thể hỗ trợ trong việc nhận diện toàn bộ ký tự. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc học từ vựng, khi người học có thể kết hợp hình ảnh với từ hoặc cụm từ để tạo ra một chunk dễ nhớ.
Cải thiện khả năng đọc hiểu và khả năng hấp thụ thông tin
Thông qua thực nghiệm, Chunking được kết luận giúp người đọc hiểu cách ý nghĩa được tạo ra trong tiếng Anh, từ đó mở ra cánh cửa đến với khả năng đọc hiểu tốt hơn (Phạm et al. 489). Cụ thể, người đọc có thể tập trung vào từng cụm (chunk) nhỏ, thay vì phải xử lý cả một câu hoặc đoạn văn dài, giúp việc đọc trở nên dễ dàng và bớt áp lực hơn. Việc chia nhỏ câu thành các cụm từ/cụm từ có ý nghĩa giúp người đọc dễ dàng nhận ra cấu trúc câu và xác định ý chính của câu/đoạn văn.
Đối với các đoạn văn dài và phức tạp, việc đọc từng từ một có thể khiến người đọc bị quá tải thông tin, nhưng chunking có thể giúp giảm thiểu tình trạng này bằng cách chia nhỏ thông tin thành các phần dễ tiêu hóa hơn (Phạm et al. 484). Điều này đặc biệt hữu ích khi làm các dạng bài như Multiple Choice, Summary Completion, Matching Headings, nơi yêu cầu người đọc hiểu ý chính và tìm kiếm thông tin cụ thể.
Tăng tốc độ đọc bài đọc IELTS Reading
Cũng theo Phạm et al. (484), kỹ thuật chunking có khả năng đẩy nhanh tốc độ đọc đáng kể. Cách tiếp cận này cho phép mắt di chuyển mượt mà hơn trên văn bản, đồng thời hỗ trợ não bộ xử lý thông tin hiệu quả hơn, dẫn đến việc tăng tốc độ đọc tổng thể (Tanaka, 2006). Hơn nữa, chunking còn giảm thiểu số lần người đọc phải dừng lại và đọc lại để hiểu ý nghĩa của câu, từ đó tạo nên một quá trình đọc trôi chảy và liền mạch hơn. Bằng cách tập trung vào ý nghĩa của các cụm từ thay vì cố gắng phân tích từng từ riêng lẻ, người đọc có thể tránh được việc phải dừng lại tra cứu từ mới, góp phần tăng tốc độ đọc.
Chiến lược Chunking cụ thể cho bài đọc IELTS
Chunking theo cấu trúc ngữ pháp
Chia câu thành các thành phần như chủ ngữ, động từ, tân ngữ hoặc các cụm từ như danh từ, tính từ, trạng từ. Theo nghiên cứu được đăng tải trên Journal of English Language Teachers’ Interaction Forum, việc áp dụng chunking theo cấu trúc ngữ pháp giúp người học ngôn ngữ dễ dàng hơn trong việc phân tích và hiểu câu phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng đọc hiểu (Jacob 15).
Ví dụ: “Cell phones and the Internet are technologies that impose a sense of time over the user that is very different than that of “mass” media. We use these technologies for a number of interactions that involve us at such a personal level that it’s easy to lose track of time.” (Hanson 49)
Chủ ngữ | Động từ | Tân ngữ | Mệnh đề bổ nghĩa |
---|---|---|---|
Cell phones and the Internet | are | technologies | that impose a sense of time over the user |
We | use | these technologies | for a number of interactions that involve us at such a personal level that it’s easy to lose track of time |
Bằng cách chia nhỏ câu thành các thành phần cấu trúc rõ ràng, người đọc có thể tập trung vào từng phần riêng lẻ, từ đó dễ dàng ghi nhớ và hiểu rõ hơn nội dung.
Chunking theo ý nghĩa (Semantic Chunking)
Đây là kỹ thuật nhóm các từ hoặc cụm từ có liên quan chặt chẽ về mặt ngữ nghĩa để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của văn bản (Ekaningsih 95). Kỹ thuật này không chỉ giúp người học liên kết các khái niệm và thông tin một cách logic mà còn hỗ trợ quá trình xử lý thông tin trong não bộ, làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn (Jacob 15). Ví dụ:
"The Industrial Revolution, which took place from the 18th to 19th centuries, was a period during which predominantly agrarian, rural societies in Europe and America became industrial and urban. Prior to the Industrial Revolution, manufacturing was often done in people’s homes, using hand tools or basic machines. Industrialization marked a shift to powered, special-purpose machinery, factories and mass production. The iron and textile industries, along with the development of the steam engine, played central roles in the Industrial Revolution, which also saw improved systems of transportation, communication and banking." ("The Industrial Revolution" Dare to Wow).
Chunking theo ý nghĩa:
Time and context:
The Industrial Revolution: 18th to 19th centuries
Europe and America:
agrarian, rural societies —> industrial and urban
—> Nhóm các cụm từ liên quan đến thời gian và bối cảnh lịch sử
Prior to the Industrial Revolution: manufacturing in homes, hand tools or basic machines
—> Nhóm nội dung về cách sản xuất trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp
Industrialization: powered, special-purpose machinery, factories, mass production
—> Nhóm nội dung liên quan đến công nghiệp hóa
Central roles: iron and textile industries, steam engine
—> Nhóm nội dung liên quan đến các ngành trọng điểm
Improved systems: transportation, communication, banking
—> Nhóm nội dung liên quan đến các hệ thống hỗ trợ đã được cải thiện
Việc chia đoạn văn thành các cụm từ theo ý nghĩa giúp người đọc dễ dàng hiểu và ghi nhớ thông tin, đặc biệt là khi phải xử lý lượng thông tin lớn và phức tạp.. Mỗi cụm từ đại diện cho một khía cạnh khác nhau của cuộc cách mạng công nghiệp, tạo nên một cấu trúc logic giúp liên kết các khái niệm lại với nhau.
Tạo sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy giúp trực quan hóa các chunk và mối quan hệ giữa chúng. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp ghi nhớ và liên kết thông tin một cách hiệu quả (Nagalakshmi 24). Nghiên cứu của Erdem (2017) đã chỉ ra rằng sơ đồ tư duy là một công cụ học tập suốt đời hiệu quả, giúp người học tổ chức và ghi nhớ thông tin một cách trực quan và sáng tạo (Erdem 1). Ví dụ, khi đọc một bài đọc về lịch sử, học sinh có thể tạo sơ đồ tư duy với các nhánh chính là các sự kiện quan trọng và các chi tiết liên quan.
“RONALDS, Sir FRANCIS (1788-1873), inventor of the electric telegraph and meteorologist, son of Francis Ronalds, a London merchant, and of his wife, Jane, daughter of William Field, was born in London on 21 Feb. 1788. Ronalds was educated at a private school at Cheshunt by the Rev. E. Cogan. At an early age he displayed a taste for experiment, and he acquired great skill later in practical mechanics and draughtsmanship. Under the influence of Jean Andre de Luc (1727-1817), whose acquaintance he made in 1814, he began to devote himself to practical electricity. In 1814 and 1815 he published several papers on electricity in Tilloch’s ’Philosophical Magazine,’one of which records an ingenious use of De Luc’s ’electric column’ as a motive power for a clock.” (Hartog "Dictionary of National Biography")
Để tạo sơ đồ tư duy hiệu quả, việc tách chunk là bước quan trọng đầu tiên.
Trong đoạn văn đã cho về Sir Francis Ronalds, chúng ta có thể tách thành các chunk như sau:
RONALDS, Sir FRANCIS (1788-1873): Tên và năm sinh, năm mất của nhân vật.
inventor of the electric telegraph and meteorologist: Nghề nghiệp của nhân vật.
son of Francis Ronalds, a London merchant: Thông tin về cha của nhân vật.
and of his wife, Jane, daughter of William Field: Thông tin về mẹ của nhân vật.
Các mốc thời gian quan trọng:
1788: was born in London on 21 Feb. 1788: Nơi và ngày sinh của nhân vật.
Ronalds was educated at a private school at Cheshunt by the Rev. E. Cogan: Thông tin về giáo dục của nhân vật.
At an early age:
he displayed a taste for experiment: Sở thích của nhân vật khi còn nhỏ.
and he acquired great skill later in practical mechanics and draughtsmanship: Kỹ năng mà nhân vật có được sau này.
1814:
Under the influence of Jean Andre de Luc (1727-1817), whose acquaintance he made in 1814: nhân vật quen biết Jean Andre de Luc, người có ảnh hưởng đến sự nghiệp của nhân vật
he began to devote himself to practical electricity: Lĩnh vực nghiên cứu của nhân vật.
1814 and 1815:
he published several papers on electricity in Tilloch’s ’Philosophical Magazine,’: Thành tựu của nhân vật trong lĩnh vực nghiên cứu.
one of which records an ingenious use of De Luc’s ’electric column’ as a motive power for a clock: Chi tiết về một trong những thành tựu của nhân vật.
Tham khảo thêm:
Bài tập vận dụng
Đọc đoạn văn sau, chia đoạn văn thành các chunk nhỏ hơn, tạo sơ đồ tóm tắt thông tin trong đoạn văn.
"Misinformation - both deliberately promoted and accidentally shared - is perhaps an inevitable part of the world in which we live, but it is not a new problem. People likely have lied to one another for roughly as long as verbal communication has existed. Deceiving others can offer an apparent opportunity to gain strategic advantage, to motivate others to action, or even to protect interpersonal bonds. Moreover, people inadvertently have been sharing inaccurate information with one another for thousands of years.
Does misinformation require intentional deceit on the part of the presenter? Philosopher Jürgen Habermas, who taught at institutions such as Goethe University Frankfurt and the Max Planck Institute in Germany until formally retiring in the 1990s, focuses on a speaker’s intent to deceive to distinguish between misinformation and disinformation. Habermas views truth as only possible collectively among people as a product of consensus; one’s collegial participation in such collective understanding also matters. Misinformation from such a perspective, then, is contentious information reflecting disagreement among people, whereas disinformation is more problematic, as it involves deliberate alienation or disempowerment of other people. Lewandowsky and his colleagues have carried forward this definition of disinformation as intentionally incorrect information." (Southwell, Thorson, and Sheble 368)
Đáp án gợi ý
Chia đoạn văn thành các chunk nhỏ hơn:
Misinformation
is
both deliberately promoted and accidentally shared
is perhaps an inevitable part of the world in which we live
but it is not a new problem.
People
have lied
to one another
for roughly as long as verbal communication has existed.
Deceiving others
can offer
an apparent opportunity to gain strategic advantage
to motivate others to action
or even to protect interpersonal bonds.
People
inadvertently have been sharing
inaccurate information
with one another
for thousands of years.
Does misinformation
require
intentional deceit
on the part of the presenter?
Philosopher Jürgen Habermas
focuses
on a speaker’s intent to deceive
to distinguish between misinformation and disinformation.
Habermas
views
truth
as only possible collectively among people
as a product of consensus; one’s collegial participation in such collective understanding also matters.
Misinformation from such a perspective
is
contentious information
reflecting disagreement among people.
Disinformation
is
more problematic
as it involves deliberate alienation or disempowerment of other people.
Lewandowsky and his colleagues
have carried forward
this definition of disinformation
as intentionally incorrect information.
Tổng kết
Chunking là một chiến lược hữu hiệu giúp người học chia nhỏ và tổ chức thông tin, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ và hiệu suất học tập. Việc áp dụng chunking trong phần đọc hiểu của IELTS không chỉ giúp thí sinh dễ dàng tiêu hóa thông tin mà còn tăng cường khả năng hiểu bài và trả lời câu hỏi.
Đánh giá và và cách tiếp tục áp dụng Chunking trong các kỹ năng khác
Mặc dù chunking là một phương pháp hiệu quả, nó đòi hỏi người học phải luyện tập thường xuyên và kiên trì. Để tận dụng tối đa lợi ích của chunking, người học nên kết hợp nó với các phương pháp học tập khác như ghi chú, lập dàn ý, và luyện tập thực hành. Việc nghiên cứu thêm về các phương pháp học tập và kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp người học tối ưu hóa quá trình học tập và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi IELTS.
Chunking không chỉ hữu ích trong việc học phần đọc hiểu mà còn có thể áp dụng vào các kỹ năng khác như nghe, viết, và nói. Việc chia nhỏ thông tin giúp người học dễ dàng nắm bắt và tổ chức ý tưởng, từ đó cải thiện toàn diện kỹ năng ngôn ngữ.
Đối với kỹ năng Nghe: Chia nhỏ bài nghe thành các phần nhỏ và ghi chú lại các từ khóa quan trọng giúp người học dễ dàng theo dõi nội dung và trả lời câu hỏi.
Đối với kỹ năng Viết: Sử dụng chunking để lập dàn ý và tổ chức các ý tưởng trước khi viết giúp bài viết có cấu trúc rõ ràng và logic hơn.
Đối với kỹ năng Nói: Chia nhỏ các ý tưởng và luyện tập từng phần giúp người học nói lưu loát và tự tin hơn.
Tài liệu tham khảo
Duhigg, Charles. The Power of Habit: Why We Do What We Do in Life and Business. Random House Trade Paperbacks, 2014.
Ekaningsih, Nur. "SEMANTIC MAPPING COMBINED TO CHUNKING TECHNIQUE FOR BETTER STUDENTS’LITERACY ABILITY." UNNES-TEFLIN National Seminar. 2019.
·
Erdem, Aliye. "Mind Maps as a Lifelong Learning Tool." Universal Journal of Educational Research 5.n12A (2017): 1-7.
Hanson, Jarice. 24-Jul: How Cell Phones and the Internet Change the Way We Live, Work, and Play. Bloomsbury Publishing USA, 2007.
Hartog, Philip Joseph. "Ronalds, Francis." Dictionary of National Biography, 1885-1900, Wikisource, the free online library, 28 December 2020, https://en.wikisource.org/wiki/Dictionary_of_National_Biography,_1885-1900.
Jacob, Sushama S. "Identifying Meaningful Chunks for Better Reading Comprehension." Journal of English Language Teachers’ Interaction Forum, vol. 14, 2023, pp. 14-17.
McNamara, Danielle S. Reading Comprehension Strategies: Theories, Interventions, and Technologies. Lawrence Erlbaum Associates, 2001.
Miller, George A. "The Magical Number Seven, Plus or Minus Two: Some Limits on Our Capacity for Processing Information." Psychological Review, vol. 63, no. 2, 1956, pp. 81-97.
Nagalakshmi, B. Mind-Mapping Techniques for Linguistic and Cognitive Development. Report of the ELTIF Online Programme: English for All; All for English (EFAAFE), Workshop 4, 17 Dec. 2022, pp. 24-25.
Pham, Thi Kieu Oanh, et al. "Using Chunking Technique to Improve English Reading Comprehension for First-Year English Majors at Thai Nguyen University of Education." International Journal of Scientific and Research Publications, vol. 11, no. 8, 2021.
Southwell, Brian G., et al. "The Persistence and Peril of Misinformation: Defining What Truth Means and Deciphering How Human Brains Verify Information Are Some of the Challenges to Battling Widespread Falsehoods." American Scientist, vol. 105, no. 6, 2017, pp. 368-371. https://doi.org/10.1511/2017.105.6.372
Suppawittaya, Pataya, and Phongphit Yasri. "The Effectiveness of Chunking Methods for Enhancing Short-Term Memory of Textual Information." Psychology and Education, vol. 57, no. 9, 2020, pp. 6313-6327.
Thalmann, Mirko et al. “How does chunking help working memory?.” Journal of experimental psychology. Learning, memory, and cognition vol. 45,1 (2019): 37-55. doi:10.1037/xlm0000578
Xu, Xiaoqiu, and Amado M. Padilla. "Using meaningful interpretation and chunking to enhance memory: The case of Chinese character learning." Foreign Language Annals 46.3 (2013): 402-422.
Bình luận - Hỏi đáp