Complex structures trong tiêu chí GRA của IELTS Band Descriptors

Bài viết phân tích về tầm quan trọng của complex structures trong IELTS qua Band Descriptors và giới thiệu những kiểu câu được xem như complex structures cùng cách dùng của chúng.
author
Lê Thị Cẩm Nhung
10/08/2023
complex structures trong tieu chi gra cua ielts band descriptors

Tiêu chí đánh giá ngữ pháp trong IELTS Band Descriptors

IELTS Band Descriptors mô tả đầy đủ 9 mức điểm (BAND) từ 0 đến 9 với 4 tiêu chí cụ thể:

Đối với Writing: Task Response (25%), Coherence and cohesion (25%), Lexical resource (25%), Grammatical Range and Accuracy (25%)

Đối với Speaking: Fluency and Coherence (25%), Pronunciation (25%), Lexical resource (25%), Grammatical Range and Accuracy (25%)

Grammatical Range and Accuracy (GRA) là tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng ngữ pháp chính xác và linh hoạt trong việc diễn đạt ý kiến, ý tưởng và thông tin nằm trong cả 2 kĩ năng Speaking và Writing. GRA được chia thành 2 phạm trù rõ rệt. Đối với "Grammatical Accuracy" (Độ chính chính xác), tiêu chí này đo lường độ chính xác của các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong bài, đồng thời xem xét mức độ nghiêm trọng của các lỗi sai. Về mặt "Grammatical Range" (Phạm vi ngữ pháp), tiêu chí này đánh giá khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và phong phú, bao gồm khả năng sử dụng các thì, cấu trúc câu phức cũng các cấu trúc ngữ pháp khác để biểu đạt ý kiến, diễn đạt quan điểm và trả lời câu hỏi một cách linh hoạt.

Trong phạm vi ngữ pháp, thành phần được gọi tên là câu phức (complex structures) là một trong những yếu tố tiên quyết thể hiện đặc điểm của các Band điểm cao (Từ Band 5 trở lên). Ví dụ, Band 5 GRA quy định: “Although complex sentences are attempted, they tend to be faulty”, trong khi đó, để đạt tới Band 6, bài viết cần phải: “A mix of simple and complex sentence forms is used but flexibility is limited”. Có thể thấy rằng, các cấu trúc câu phức (Complex structures) là một thành tố quan trọng trong tiêu chí GRA của IELTS Speaking/ Writing, quyết định một phần lớn mức điểm của thí sinh đối với tiêu chí ngữ pháp nói riêng và toàn bộ bài thi IELTS nói chung.

Complex structures và vai trò đối với GRA

Theo Cambridge: A sentence is a unit of grammar. Typically, in writing, it begins with a capital letter and ends with a full stop. There are three types of sentence structures: simple, compound and complex. Complex sentences have a main clause and one or more subordinate clauses, introduced by a subordinating conjunction. (Câu là một đơn vị ngữ pháp. Thông thường trong văn viết, câu được bắt đầu bằng một chữ cái in hoa và kết thúc bằng một dấu chấm. Có ba kiểu câu: Câu đơn, câu ghépcâu phức. Câu phức là loại câu có một mệnh đề chính và một hoặc nhiều mệnh đề phụ thuộc, được bắt đầu bằng một liên từ phụ thuộc.)

Có thể thấy rằng, mỗi Band điểm cụ thể sẽ có yêu cầu về mật độ và độ chính xác với câu phức khác nhau. Ví dụ đối với IELTS Writing

BAND

IELTS WRITING

7.0

Phát triển đầy đủ luận điểm nhưng một số supporting ideas bị mất tập trung.

6.0

Có luận điểm nhưng một số không được phát triển tốt hoặc không rõ ràng.

5.0

Có vài ý chính nhưng còn hạn chế, không phát triển đầy đủ hoặc có các thông tin không liên quan.

4.0

Ý chính không được chứng minh. Một số thông tin không liên quan.

Như vậy, câu phức là loại câu được cấu tạo bởi nhiều hơn một mệnh đề, trong đó một mệnh đề đóng vai trò là mệnh đề chính và một mệnh đề phụ thuộc kèm theo, thường bắt đầu bằng một liên từ phụ thuộc. Sử dụng được câu phức trong bài nói là điều cần thiết nếu thí sinh muốn đạt đến các band điểm cao (từ Band 5 trở lên) trong cả 2 kĩ năng nói và viết của bài thì IELTS.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu những kiểu câu được xem như complex structures cùng cách dùng của chúng.

Các kiểu câu được xem như complex structures

Như đã phân tích ở trên, cấu trúc câu phức bao gồm ít nhất một mệnh đề chính và một hoặc nhiều hơn một mệnh đề phụ (mệnh đề không thể tự do đứng độc lập) đi kèm. Nói cách khách, mệnh đề phụ thuộc là một cách để nhận biết và phân loại câu phức. Có 3 kiểu mệnh đề phụ thuộc có thể làm mệnh đề phụ trong câu phức như sau: Mệnh đề danh từ, Mệnh đề tính từ (hay còn gọi là Mệnh đề quan hệ) và Mệnh đề trạng ngữ.

image-altCâu có mệnh đề trạng ngữ

Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clauses): là một loại mệnh đề phụ, được bắt đầu với các liên từ phụ thuộc như: because, although, if, when, until, as if, so that, wherever… Giống như trạng từ, mệnh đề này thường trả lời cho các câu hỏi như: Làm sao? Khi nào? Tại sao? Để làm gì? Như thế nào? Trong tình huống nào? Ở đâu?

Lưu ý: Mệnh đề phụ thuộc nói chung, và mệnh đề trạng ngữ nói riêng không thể đứng 1 mình để tạo thành 1 câu hoàn chỉnh có nghĩa. Dấu phẩy thường dược dùng khi mệnh đề trạng ngữ đứng trước mệnh đề độc lập.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc phân loại mệnh đề trạng ngữ. Theo Collins Cobuild English Grammar, có thể phân mệnh đề trạng ngữ thành 7 kiểu chính:

1. Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Time clause)

Trả lời cho câu hỏi ‘when’ diễn tả thời gian mà một hành động diễn ra, thường bắt đầu bằng các liên từ như: after (sau khi), before (trước khi), as (khi), as soon as (ngay khi), once (một khi), since (từ khi), when (khi mà), while (trong khi), till/ until (cho đến khi), by the time (đúng giờ, hoặc trước, không muộn hơn)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian với “before” và “after”

    Liên từ

    Ví dụ

    Before

    Mệnh đề chính diễn ra trước mệnh đề before:

    S + V (hành động thứ 1) before S + V (hành động thứ 2)

    Ví dụ:

    She arrived before the clock struck nine.
    (Cô đến trước khi đồng hồ điểm 9 giờ.)

    After

    Mệnh đề chính diễn ra sau mệnh đề after:

    After S + V (hành động thứ 1), S + V (hành động thứ 2)

    Ví dụ:

    We will cook dinner after we tidy the house.
    (Chúng tôi sẽ nấu bữa tối sau khi dọn nhà.)

  • Mệnh đề thời gian với các liên từ khác

    Liên từ

    Ví dụ

    Until

    (Cho đến khi)

    Ví dụ:

    I'll stay in the office until I finish the project.
    (Tôi sẽ ở lại văn phòng cho đến khi hoàn thành dự án.)

    When

    (Khi)

    Ví dụ:

    We will cook dinner after we tidy the house.
    (Chúng tôi sẽ nấu bữa tối sau khi dọn nhà.)

    Once

    (Một khi)

    Ví dụ:

    Once he sees his favorite book, he only reads it and does nothing else.

    As soon as

    (Ngay khi)

    Ví dụ:

    I will pay a visit to Tokyo as soon as I arrive in Japan.

    As long as

    (Miễn là)

    Ví dụ:

    I will join that class as long as Mr. Nam teaches me.

2. Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện (Conditional clause)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện cho chúng ta biết hoàn cảnh, điều kiện để việc gì đó xảy ra, thường bắt đầu bằng các từ: ‘if’, ‘unless’, or ‘provided that’

Ví dụ:

I only watch TV if my favorite show is on.
(Tôi chỉ xem TV nếu chương trình yêu thích của tôi phát sóng.)

He won’t go to university unless he studies very hard.
(Anh ấy sẽ không đỗ đại học trừ khi anh ấy học tập rất chăm chỉ.)

You can play the game, provided that you follow the rules.
(Bạn có thể chơi trò chơi, nếu bạn tuân thủ các quy định.)

Liên từ

Ví dụ

If/ When

(Nếu)

Câu điều kiện loại 1: Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

If + chủ ngữ + động từ chia thì Hiện tại đơn, Chủ ngữ + động từ khiếm khuyết + động từ nguyên mẫu

Ví dụ:

If you study hard enough, you will pass the exam.

Câu điều kiện loại 2: Điều kiện không có thật ở hiện tại

If + chủ ngữ + động từ chia thì Quá khứ đơn (nếu là to be thì chỉ dùng were), Chủ ngữ + động từ khiếm khuyết + động từ nguyên mẫu

Ví dụ:

If it rained right now, it would be really good.

Câu điều kiện loại 3: Điều kiện không có thật ở quá khứ

If + chủ ngữ + động từ chia thì Quá khứ hoàn thành (had + V3/-ed), Chủ ngữ + would/could/might have + V3/-ed

Ví dụ:

If I had been there yesterday, he would not have been so lazy.

Unless/ If…not

(Trừ khi)

Lưu ý: chỉ sử dụng “unless" trong câu điều kiện loại 1

Ví dụ:

Unless the government imposes restrictions on the hunting of wild animals, many species will be endangered.

= If the government does not impose restrictions on the hunting of wild animals, many species will be endangered.

3. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Purpose clause)

Trong mệnh đề mục đích, các liên từ phụ thuộc thường được sử dụng trong bài thi viết IELTS bao gồm: so that, in order that, so as that (để mà).

So that + mệnh đề

S + V + so that + S + can/could/may/might + V

Lưu ý:

ở mệnh đề phụ (có chứa “so that") cần có thêm modal verb như: can, could, will, would,...

Ví dụ:

I'll help him so that he can finish early.
(Tôi sẽ giúp anh ấy để anh ấy có thể xong sớm.)

In order to + động từ

  • S + V + in order (not) to + động từ nguyên mẫu

  • In order (not) to + động từ nguyên mẫu, S + V

Ví dụ:

He studied hard so as to be the first.
(Nó học chăm chỉ để là người đứng đầu.)

S + V + in order for O (not) to + động từ nguyên mẫu.

Ví dụ:

I earn a lot of money in order for my family to have a happy life.

4. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Reason clause)

Trong mệnh đề nguyên nhân, các liên từ phụ thuộc thường được sử dụng trong bài thi viết IELTS bao gồm: because, since, as (bởi vì).

Because

As

Since

Theo sau Because/ As/ Since phải là một mệnh đề (tức là phải có "S" và "V").

  • Because S + V, S + V

  • S + V, because S + V

Ví dụ:

Because of the rain, the match was canceled.
(Vì trời mưa nên trận đấu bị hủy bỏ.)

Because of

Owing to

Due to

Theo sau Because of/ Owing to/ Due to không được là một mệnh đề, mà là một danh từ, cụm danh từ, hay V-ing.

  • S + V because of + danh từ / cụm danh từ / V-ing

  • Because of + danh từ / cụm danh từ / V-ing, S + V

Ví dụ:

Due to the high price, I didn't buy it.
(Vì thực tế là nó quá đắt, tôi đã không mua nó.)

5. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả (Result clause)

MỆNH ĐỀ TRẠNG NGỮ CHỈ KẾT QUẢ được dùng với:

SO + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + MỆNH ĐỀ THAT
I'm so hungry that I could eat a horse .
(Tớ đói đến nỗi có thể ăn cả con ngựa ấy chứ.)

SO cũng được dùng với MANY, MUCH - nhiều, FEW, LITTLE - ít
She's got so many dresses that she doesn't know which to put on.
(Cô ấy có nhiều váy quá đến nỗi không biết mặc cái nào.)

SO + TÍNH TỪ + A/AN + DANH TỪ + MỆNH ĐỀ THAT
It was so nice a day that we went to the beach.
(Hôm đó trời đẹp đến nỗi chúng tôi đã đi ra bãi biển.)

SUCH + A/AN + TÍNH TỪ + DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC SỐ ÍT + MỆNH ĐỀ THAT
It was such a nice day that we all went out.
(Đó là ngày đẹp trời đến nối tất cả chúng tôi đều đi chơi.)

SUCH + TÍNH TỪ + DANH TỪ SỐ NHIỀU/ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC + MỆNH ĐỀ THAT
They were such cheap books that I bought them all.
(Đó là những quyển sách rẻ đến nỗi tôi đã mua tất cả.)

THEREFORE/ CONSEQUENTLY/ AS A RESULT/ AS A CONSEQUENCE + mệnh đề: vì vậy.

He didn't work hard; therefore, he lost his job.
He didn't work hard. Therefore, he lost his job.
He didn't work hard and therefore he lost the job.
(Nó không làm việc chăm chỉ, vì thế, nó bị mất việc.)

6. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (Concession clause)

Mệnh đề nhượng bộ có thông tin đối nghich, ngược với thông tin ở mệnh đề chính (mệnh đề độc lập) và có tác dụng làm nổi bật, nhấn mạnh thông tin ở mệnh đề độc lập.

Các liên từ thường được sử dụng trong mệnh đề nhượng bộ là even though, though, although. Mệnh đề nhượng bộ còn có thể được biến đổi thành dạng trạng từ với giới từ despite hoặc in spite of.

Liên từ

Although

Theo sau phải là một mệnh đề (tức là phải có "S" và "V").

  • ALTHOUGH/EVEN THOUGH/ THOUGH (mặc dù) + mệnh đề

Ví dụ:

Although he is intelligent, he failed that exam.
(Mặc dù thông minh nhưng anh ấy vẫn trượt thi. )

Though

Even though

Giới từ

In spite of

Theo sau không được là một mệnh đề, mà là một danh từ, cụm danh từ, hay V-ing.

  • DESPITE/ IN SPITE OF + danh từ/ V-ing

Ví dụ:

Despite/ In spite of being rich, they aren't happy.
(Mặc dù giàu có nhưng họ không hạnh phúc. )

Despite

7. Mệnh đề trạng ngữ chỉ địa điểm (Place clause)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là mệnh đề có chức năng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu, nó  diễn tả địa điểm, nơi diễn ra hành động, bắt đầu bằng where, wherever.

Cấu trúc: S + V where/ wherever + S + V

Ví dụ:

My grandmother has forgotten where she put the glasses.
(Bà tớ quên mất là đã để kính ở đâu rồi.)

My dog will follow wherever I go.
(Con chó của tớ sẽ đi theo bất cứ nơi đâu tớ đi.)

Put it where you can find it again.
(Hãy để nó vào chỗ mà con có thể tìm lại.)

image-alt

Câu có mệnh đề tính ngữ (Mệnh đề quan hệ)

Để hiểu được cấu trúc mệnh đề quan hệ, trước tiên cần phải nắm được kiến thức về Đại từ và Trạng từ quan hệ

Đại từ quan hệ

Các đại từ quan hệ là các từ đứng trước/đứng đầu các mệnh đề quan hệ dùng để nối các mệnh đề lại với nhau. Đại từ quan hệ sẽ đứng ngay sau từ mà nó thay thế để bổ sung thêm thông tin cho từ đó mà không cần phải bắt đầu một câu mới.

Ví dụ:
The book is on the table. It is mine.

(Quyển sách đang ở trên bàn. Nó là của tôi.)

The book which is on the table is mine.

(Quyển sách đang ở trên bàn là của tôi.)

Trong Tiếng Anh có các đại từ quan hệ sau:

  • Who & Whom (người mà)

  • Which & That (cái mà)

  • Whose & Of which (người mà có..., cái mà có...)

1. Who: Làm chủ ngữ, thay thế cho người

Ví dụ:

Did I tell you about the girl who sat next to me in English class?

(Tôi đã kể cho bạn về cô gái ngồi cạnh tôi trong lớp học Tiếng Anh chưa nhỉ?)

2. Whom: Làm tân ngữ, thay thế cho người

Ví dụ:

I was invited by the singer whom I met at the concert.

(Tôi đã được mời bởi người ca sỹ mà tôi gặp ở buổi hòa nhạc.)

3. Which: Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, thay thế cho đồ vật, hoặc động vật

Do you see the dog which  is wagging its tail at the gate?

(Cậu có nhìn thấy con chó đang vẫy đuôi ở cổng không?)

I’ve given him the poem which I wrote to him 5 years ago.

(Tôi đã đưa cho anh ấy bài thơ mà tôi viết cho anh ấy năm năm trước.)

4. That: Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, thay thế cho cả người, vật, động vật

Ví dụ:

I don’t like the chat show that was on TV at 9 p.m yesterday.

(Tôi không thích chương trình đối thoại phát sóng trên ti vi lúc 9h tối qua.)

The novelists that you met at the conference are very well-known.

(Những tiểu thuyết gia mà bạn đã gặp ở buổi hội thảo đều là những người rất nổi tiếng.)

5. Whose: Chỉ sự sở hữu của cả người và vật

That’s the man whose sister is a ballet dancer.

(Đó là người đàn ông có chị gái là vũ công ba lê.)

It’s a film whose first scenes are very impressive.

(Đó là bộ phim mà cảnh mở đầu của nó rất ấn tượng.)

Chú ý:
Khi thay thế cho danh từ chỉ người hoặc vật làm tân ngữ của câu bằng đại từ quan hệ “whom” và “which” ta có thể bỏ đại từ quan hệ đi.

Ví dụ:
I was invited by the singer whom I met at the concert. = I was invited by the singer I met at the concert.

(Tôi được mời bởi một ca sĩ mà tôi đã gặp ở buổi hòa nhạc.)

I’ve given him the poem which I wrote to him 5 years ago. = I’ve given him the poem I wrote to him 5 years ago.

(Tôi đã đưa cho anh ấy bài thơ mà tôi viết cho anh ấy 5 năm trước.)

Relative Adverbs (Trạng từ quan hệ)

Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.

Ví dụ:
This is the shop in which I bought my skirt.→ This is the shop where I bought my skirt.

(Đây là cửa hàng mà tôi đã mua váy.)

1. When: Thay thế cho cụm từ chỉ thời gian

Ví dụ:
I will never forget the day when I had my first performance on the stage.

(Tôi sẽ không bao giờ quên ngày mà tôi có màn trình diễn lần đầu trên sân khấu.)

2. Where: Thay thế cho cụm từ chỉ nơi chốn

Ví dụ:

This is the place where they used to hold many exhibitions of sculpture.

(Đây là nơi mà trước đây họ đã từng tổ chức nhiều buổi triển lãm điêu khắc.)

3. Why: Thay thế cho cụm từ chỉ nơi chốn

Ví dụ:

This is the place where they used to hold many exhibitions of sculpture.

(Đây là nơi mà trước đây họ đã từng tổ chức nhiều buổi triển lãm điêu khắc.)

Mệnh đề quan hệ

1. Non-defining relative clauses (Mệnh đề quan hệ không xác định)

Cách dùng:

- Để bổ sung thêm thông tin. Câu vẫn rõ nghĩa khi không có mệnh đề này.
- Dùng dấu phẩy để ngăn cách mệnh đề quan hệ không xác định với mệnh đề chính.
- Không dùng “that” để thay thế cho “who” và “which” trong mệnh đề quan hệ không xác định.

Ví dụ:

Thomas, whose brother is a famous guitarist, is a close friend of mine.

(Thomas, anh trai của cậu ấy là một nghệ sĩ chơi đàn ghi ta nổi tiếng, là người bạn thân của tôi.)

“Kill Me, heal me”, which is a Korean movie, is my favorite film.

(“Kill me, heal me”, một bộ phim Hàn Quốc, là bộ phim yêu thích của tôi.)

2. Defining relative clauses (Mệnh đề quan hệ xác định)

Cách dùng:

- Để đưa thêm thông tin quan trọng. Nếu bỏ mệnh đề này, câu không rõ nghĩa.
- Không dùng dấu phẩy trước mệnh đề quan hệ xác định.
- Ta có thể dùng “that” thay cho “who” hoặc “which” đối với mệnh đề quan hệ xác định.

Ví dụ:

The boy who (that) is wearing a blue shirt is called Steve.

(Cậu bé mặc chiếc áo sơ mi màu xanh là Steve.)

Do you see the book which (that) I bought yesterday?

(Cậu có thấy quyển sách mà mình mua hôm qua không?)

Câu có mệnh đề danh ngữ

Mệnh đề danh ngữ là một loại mệnh đề, có chức năng giống như một danh từ. Giống như danh từ, mệnh đề danh từ có thể là một chủ ngữ, tân ngữ hay bổ ngữ trong một câu, trả lời cho câu hỏi ai? cái gì?. Mệnh đề này thường bắt đầu với các từ: that, who, which, when, where, whether, if, why, how, what, whoever, whatever...

Ví dụ:

I know Latin. [noun]
I know that Latin is no longer spoken as a native language. [noun clause]

Chức năng của mệnh đề danh ngữ

1. Mệnh đề danh ngữ làm chủ ngữ (SUBJECT)

Cấu trúc: Where/ When/ Why/ What/ That…+ S + V + V/tobe

Ví dụ:

That everyone got back safely was a great relief.
(Thật nhẹ lòng khi thấy mọi người quay về an toàn.)

Which route would be best isn't obvious.
(Không rõ con đường nào là tốt nhất.)

Chú ý:

  • Không bỏ that khi mệnh đề là chủ ngữ.

    (Everyone got back safely was a great relief.)

  • Có thể sử dụng whether (nhưng không phải if) khi mệnh đề là chủ ngữ.

    (Whether I'll be able to come depends on a number of things.)

2. Mệnh đề danh ngữ có thể là bổ ngữ cho chủ ngữ (SUBJECT COMPLEMENT):

Mệnh đề danh ngữ có thể đứng sau động từ to be và động từ nối (linking verbs) như become, get, seem, sound… làm bổ ngữ cho chủ ngữ.

Ví dụ:
Actors can become whomever they want to be on the stage.
(Diễn viên có thể biến hoá thành bất kỳ người nào mà họ muốn trên sân khấu.)
The truth is (that) I don't get on with my flat-mate.
(Sự thật là tôi không hòa thuận với người bạn cùng phòng của mình.)
The difficulty was how Emma was going to find us in the crowd.
(Khó khăn là làm thế nào để Emma tìm thấy chúng tôi trong đám đông)

3. Mệnh đề danh ngữ có thể là tân ngữ (OBJECT):

Cấu trúc: S + V + Where/ When/ Why/ What/ That…+ S + V + V/tobe

Ví dụ:

Tim wouldn't say where he was going.
(Tim sẽ không nói anh ấy đi đâu.)
I wonder whether that's a good idea.
(Tôi tự hỏi liệu đó có phải là một ý hay.)

4. Mệnh đề danh ngữ đi sau giới từ, làm bổ ngữ cho giới từ (PREPOSITIONAL COMPLEMENT):

Một mệnh đề wh- hoặc whether có thể đứng sau một giới từ.

Ví dụ:

The government is looking into what needs to be done.
(Chính phủ đang xem xét những gì cần phải được thực hiện.)

He made no comment on whether a decision had been reached.
(Anh ta không đưa ra bình luận nào về việc đã có quyết định nào hay chưa.)

Lưu ý:

  • Không thể sử dụng if.

  • Không thể sử dụng mệnh đề that sau giới từ.

Ví dụ:

No one told me about Nicola's illness/about Nicola being ill.
(Không ai nói với tôi về bệnh tình của Nicola.)

5. Mệnh đề danh ngữ bổ ngữ cho tính từ (ADJECTIVE PHRASE COMPLEMENT):

Có thể sử dụng mệnh đề that sau một số tính từ như: delighted (vui mừng), pleased (vui lòng), annoyed (bực mình), determined (quyết tâm), proud (tự hào), anxious (lo lắng),

Ví dụ:

I'm glad (that) you enjoyed the meal.
(Tôi rất vui vì bạn rất thích bữa ăn.)

We were worried (that) there were no lifeguards on duty.
(Chúng tôi lo lắng rằng không có nhân viên cứu hộ nào đang làm nhiệm vụ cả.)

6. Mệnh đề danh ngữ bổ ngữ cho (cụm) danh từ (NOUN PHRASE COMPLEMENT)

Có thể sử dụng mệnh đề that sau một số danh từ, chủ yếu là những từ thể hiện lời nói hoặc ý nghĩ (Không bỏ that trong mẫu câu này).

Ví dụ:

The news that the plane had crashed came as a terrible shock.
(Tin tức về việc chiếc máy bay bị rơi là một cú sốc khủng khiếp.)

You can't get around the fact that it's against the law.
(Bạn không thể hiểu được thực tế là nó trái luật.)

I heard a rumor that there's been a leak of radioactivity.
(Tôi nghe một tin đồn rằng đã có sự rò rỉ phóng xạ.)

7. Mệnh đề danh ngữ làm đồng vị ngữ (APPOSITIVE):

Mệnh đề danh ngữ có thể theo sau một danh từ, cụm danh từ đóng vai trò cung cấp thêm thông tin, làm rõ thêm thông tin cho danh từ, cụm danh từ đó.

Ví dụ:

The answer from the company, that we buy a new table , angers me.
(Câu trả lời từ công ty đó, rằng chúng tôi mua một chiếc bàn mới, khiến tôi giận dữ.)

That man, whoever he is, tried to steal some library books.
(Người đàn ông đó, dù ông ta là ai đi nữa, đã cố trộm một ít sách của thư viện.)

Bài tập

Chọn đáp án đúng

1. Jane told me about ____________

her happiness

that she was happy

if she was happy

2. I'm not going to tell you ________________.

what should you do

what you should do

to should do

3. Mozart could write music _______ he was only five.

when

before

since

4. Pay careful attention to __________ I am going to say.

that

what

if

5. I want to know ___________ she is angry with me.

why

that

who

6. I feel certain __________ she will come.

if

whether

that

7. I wonder _______________.

if he is from Germany

whether is he from Germany

what he is from Germany

8. I'm so happy and lucky ________ my parents give me great care

because of

because

due to

9. Let's go to the cinema early ______we can get good seats.

so that

though

after

10. The accident happened ________ the slippery road.

because

despite

as a result of

11. She couldn't lift the suitcase on her own ________ she tried.

although

however

despite

12. ________ there is a will, there is a way.

Although

Where

After

13. _________ we went, people greeted us warmly.

Wherever

While

Despite

14. ________ you hurry, you will be late for school.

When

If

Unless

15. His mother always treats him _________ he was still a child.

if

as if

though

Đáp án:

1. Jane told me about ____________

her happiness

that she was happy

if she was happy

2. I'm not going to tell you ________________.

what should you do

what you should do

to should do

3. Mozart could write music _______ he was only five.

when

before

since

4. Pay careful attention to __________ I am going to say.

that

what

if

5. I want to know ___________ she is angry with me.

why

that

who

6. I feel certain __________ she will come.

if

whether

that

7. I wonder _______________.

if he is from Germany

whether is he from Germany

what he is from Germany

8. I'm so happy and lucky ________ my parents give me great care

because of

because

due to

9. Let's go to the cinema early ______we can get good seats.

so that

though

after

10. The accident happened ________ the slippery road.

because

despite

as a result of

11. She couldn't lift the suitcase on her own ________ she tried.

although

however

despite

12. ________ there is a will, there is a way.

Although

Where

After

13. _________ we went, people greeted us warmly.

Wherever

While

Despite

14. ________ you hurry, you will be late for school.

When

If

Unless

15. His mother always treats him _________ he was still a child.

if

as if

though

Tổng kết

Việc sử dụng complex structures quan trọng trong IELTS Writing Task 2 để đạt được điểm cao trong kỳ thi IELTS Writing. Người học cần nắm vững các cấu trúc này và thường xuyên luyện tập, áp dụng để đạt được kết quả tốt nhất.


Tham khảo

“IELTS TASK 2 Writing Band Descriptors (Public Version).” British Council. Accessed 7 May 2023.

“IELTS TASK 2 Speaking Band Descriptors (Public Version).” British Council. Accessed 7 May 2023.

“Sentences.” Sentences - Grammar - Cambridge Dictionary, 19 July 2023, dictionary.cambridge.org/grammar/british-grammar/sentences.

(Greenbaum, Sidney & Quirk, Randolph. A Student's Grammar of the English Language. Hong Kong: Longman Group (FE) Ltd, 1990.)

Tham khảo thêm khóa học luyện thi IELTS cấp tốc tại ZIM, giúp học viên tăng tốc kỹ năng làm bài, bổ sung kiến thức nhanh chóng, rút ngắn thời gian đạt điểm IELTS mục tiêu.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu