Banner background

Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial Clause) là gì? Các loại mệnh đề trạng ngữ

Bài viết này sẽ định nghĩa và giới thiệu một số loại mệnh đề trạng ngữ phổ biến, đồng thời giải thích ứng dụng của chúng trong câu.
menh de trang ngu adverbial clause la gi cac loai menh de trang ngu

Trong một số trường hợp, câu cần được bổ sung thêm ngữ cảnh hoặc nội dung để miêu tả về nơi chốn, nguyên nhân hay phương thức hoạt động của chủ ngữ, những thông tin mà một trạng ngữ không đủ bao quát hết. Đối với những trường hợp này, người học có thể sử dụng mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause) để có thể diễn đạt ý nghĩa câu một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, nhiều người học vẫn gặp khó khăn khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp này. Vì vậy, bài viết này sẽ định nghĩa và giới thiệu một số loại mệnh đề trạng ngữ phổ biến, đồng thời giải thích ứng dụng của chúng trong câu.

Key takeaways:

Mệnh đề trạng ngữ là một mệnh đề phụ thuộc (không thể đứng độc lập) đóng vai trò là một trạng ngữ trong câu.

Tuy đều là các nhóm từ có công dụng bổ nghĩa trong câu, nhưng cấu trúc mệnh đề trạng ngữ bao gồm một chủ ngữ và một động từ trong khi cụm trạng ngữ thì không. 

Bài viết sẽ liệt kê và phân biệt các loại mệnh đề trạng ngữ phổ biến:

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức (Adverbial clauses of manner)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (Adverbial clauses of place)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện (Adverbial clauses of condition)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Adverbial clause of reason)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Adverbial clause of time)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Adverbial clause of purpose)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh (Adverbial clause of comparison)

  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (Adverbial clause of concession) 

Mỗi loại đóng vai trò là một trạng ngữ truyền đạt những dạng thông tin khác nhau.

Mệnh đề trạng ngữ là gì?

Mệnh đề trạng ngữ (Adverb clause/Adverbial clause) là một nhóm từ có chức năng giống như một trạng ngữ. Nói cách khác, mệnh đề này miêu tả hoặc bổ nghĩa cho một động từ, tính từ, hoặc một trạng từ khác. Khác với các loại mệnh đề thường gặp, mệnh đề trạng ngữ luôn luôn phụ thuộc – tức là nó không thể đứng một mình như một câu riêng biệt.

Mệnh đề trạng ngữ làm cho câu từ trở nên phong phú hơn bằng cách thêm ngữ cảnh và mô tả cụ thể hơn một trạng ngữ thường. Chẳng hạn như trong những ví dụ sau:

  • He participates in club activities weekly. 

    (Anh ấy tham gia hoạt động trong câu lạc bộ hàng tuần).

=> He participates in club activities after he’s done with classes every Wednesday.

(Sau giờ học vào mỗi thứ tư hàng tuần anh ta đều tham gia hoạt động câu lạc bộ)

  • Eagerly, my cousin agreed to the proposal. 

    (Em họ tôi đã vui mừng đồng ý với lời đề nghị)

=> As dollar signs flashed in her eyes, my cousin agreed to the proposal.

(Nghĩ đến món hời trước mắt, em họ tôi đã đồng ý với lời đề nghị)

Qua những ví dụ này rút ra được rằng, mệnh đề trạng ngữ có thể được đặt ở nhiều vị trí trong câu (không cố định), đồng thời có thể mang nghĩa đen hoặc nghĩa bóng (như ở câu 4).

Cấu trúc:

Cấu trúc mệnh đề trạng ngữ

Vị trí của mệnh đề trạng ngữ trong câu

Như ở phần 1 đã nêu, nếu mệnh đề trạng ngữ được sử dụng, nó có thể được đặt ở nhiều vị trí trong câu (không cố định). Ở phần 2, tác giả muốn giải thích cụ thể vị trí của mệnh đề trạng từ dựa vào thành phần mà mệnh đề trạng ngữ bổ ngữ cho.

Trường hợp 1: Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ thì nó có thể được đặt ở nhiều vị trí trong câu

Ví dụ:

  • He was robbed by some strangers in a dark alley before he got home. = Before he got home, he was robbed by some strangers in a dark alley. (Anh ta đã bị ai đó cướp ở một con hẻm tối trước khi về đến nhà)

  • As I’m sick, I won’t be able to come to your birthday party. = I won’t be able to come to your birthday party as I’m sick (Vì tôi bị ốm nên tôi sẽ không thể đến dự sinh nhật của bạn)

  • Although the result is bad, she is not upset. = she is not upset although the result is bad. (Mặc dù kết quả là tệ, cô ấy không buồn)

Trường hợp 2: Nếu mệnh đề trạng ngữ dùng để bổ nghĩa cho tính từ, hoặc trạng từ thì nó phải được đặt sau từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • The weather is so hot that I can’t go out (Thời tiết quá nóng nên tôi không thể ra ngoài)

  • I loved her as if she was my own child. (Tôi đã yêu thương con bé như thể con đẻ của mình)

  • The deal turned out better than I expected. (Thỏa thuận rốt cuộc còn vượt trên cả kỳ vọng của tôi)

Trường hợp 3: Sau khi được rút gọn, mệnh đề trạng ngữ vẫn có vị trí giống ban đầu

Ví dụ:

  • Be careful when you walk on the street!

=> Be careful when walking on the street! (Hãy cẩn thận khi đi bộ trên đường)

  • As he is a teacher, he is responsible for educating children.

=> Being a teacher, he is responsible for educating children. (Vì anh ấy là giáo viên, anh ý có nhiệm vụ giáo dục trẻ em)

Phân biệt mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause) và cụm trạng ngữ  (Adverbial phrase) 

Mệnh đề trạng ngữ và cụm trạng ngữ có điểm chung nhưng không hoàn toàn giống nhau. Cả hai đều là một nhóm từ có chức năng bổ sung trong câu. Tuy nhiên, mệnh đề trạng ngữ thì bao gồm một chủ ngữ và một động từ trong khi cụm trạng ngữ thì không.

Ví dụ cụm trạng ngữ:

  • He fought, and through sheer determination, managed to win valiantly against an overwhelming number of foes. (Chỉ nhờ sự quyết tâm, anh ta đã chiến đấu rất dũng cảm và giành thắng lợi trước lượng kẻ thù áp đảo)

  • She ate that chocolate with gusto. 

    (Cô ấy ăn miếng sôcôla rất ngon miệng)

Ví dụ mệnh đề trạng ngữ:

  • He fought, determined that his action would serve to save his hometown, and  managed to win valiantly against an overwhelming number of foes. 

    (Quyết tâm hành động để cứu lấy quê hương của mình, anh ta đã chiến đấu rất dũng cảm và giành thắng lợi trước lượng kẻ thù áp đảo)

  • She ate that chocolate faster than I could ever manage. 

    (Tôi sẽ không bao giờ ăn được nhanh như tốc độ cô ấy dùng để ăn miếng sôcôla đó)

Tham khảo thêm: Các mệnh đề trong tiếng Anh

Các loại mệnh đề trạng ngữ 

Mỗi loại mệnh đề trạng ngữ có tác dụng truyền đạt những dạng thông tin khác nhau. Bài viết đề cập đến 8 loại mệnh đề trạng ngữ phổ biến:

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức (Adverbial clauses of manner) 

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức miêu tả phương thức của hành động được nhắc đến trong mệnh đề chính của  câu. Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức thường theo sau một số liên từ như: as,  as though, just as, like, as if, ... Ví dụ:

  • She presents her work as she had practiced with her colleagues the day before. 

    (Cô ấy trình bày sản phẩm của mình như đã luyện tập với đồng nghiệp vào hôm trước)

  • I loved her as if she was my own child. 

    (Tôi đã yêu thương con bé như thể con đẻ của mình)

  • He did it the way I thought he would. 

    (Anh ấy đã làm y như tôi đoán)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (Adverbial clauses of place) 

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn miêu tả địa điểm xảy ra của hành động được nhắc đến trong  mệnh đề chính. Thường theo sau các liên từ: where, wherever, anywhere, ... Ví dụ:

  • They went far far away where no one could find them ever again.

    (Họ đã đi xa thật xa, nơi mà không ai có thể tìm thấy họ nữa)

  • My friend told me a fight broke out on the school rooftop where she usually eats lunch today. 

    (Bạn tôi kể rằng hôm nay trên tầng thượng của trường nơi cô ấy thường ăn trưa đã xảy ra một cuộc ẩu đả)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện (Adverbial clauses of condition) 

Với mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện, người viết có thể truyền đạt những điều kiện liên quan  đến/đi kèm với động từ, trạng từ, hoặc tính từ được nhắc đến đến trong mệnh đề chính của câu. Thường đi cùng các liên từ: if, whether, unless, so/as long as… Ví dụ:

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện

  • If it rains I’m going to stay at home.

    (Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà)

  • We’re studying tomorrow whether you like it or not. 

    (Dù cậu thấy sao thì mai bọn mình vẫn phải học)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Adverbial clause of reason)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho biết lý do xảy ra của hành động được nhắc tới trong  mệnh đề chính của câu. Những mệnh đề này thường sử dụng liên từ như: because, unless và  since. Ví dụ:

  • As I’m sick, I won’t be able to come to your birthday party. 

    (Vì bị ốm nên tôi sẽ không thể đến dự sinh nhật của bạn)

  • He’s usually lonely since his mom and dad are always busy.

    (Thằng bé thường cảm thấy cô đơn vì bố mẹ nó luôn rất bận)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Adverbial clause of time)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian diễn đạt thời điểm hành động xảy ra (hoặc được thực hiện). Thường có các liên từ đi kèm: as, during, as soon as, till/until, before, after, just as, when, once,  while… Ví dụ:

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian

  • He came just as the party was about to start. 

    (Anh ta đến vừa đúng lúc buổi tiệc chuẩn bị bắt đầu)

  • Before he got home, he was robbed by some strangers in a dark alley.

    (Anh ta đã bị ai đó cướp ở một con hẻm tối trước khi về đến nhà)

  • I have not met my mom again since I came to Hanoi for university study. 

    (Tôi chưa gặp lại mẹ kể từ khi tôi lên Hà Nội học Đại học)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Adverbial clause of purpose)

Giống mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích thường đi cùng  các liên từ phụ thuộc: because, since, as, for … .Hai loại mệnh đề này có thể trông tương tự  nhau nhưng chúng có một khác biệt cơ bản: Trong khi mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân đưa  ra lý do tại sao một hành động đang xảy ra, mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích giải thích lý do tại  sao một hành động cần phải được thực hiện. Ví dụ như:

  • She’s been studying non-stop since the start of the week in order to pass the exam. (Từ đầu tuần đến giờ cô ấy vẫn đang học không ngừng nghỉ để chuẩn bị cho bài kiểm tra)

  • So that the traffic flow could be eased, the government widened some frequently used streets. (Chính phủ đã mở rộng một số tuyến đường trọng điểm để giảm sự ùn tắc giao thông)

  • I gave that to you since you would always remember me for it. (Tôi đã đưa nó cho bạn vì như vậy bạn sẽ mãi nhớ đến tôi)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh (Adverbial clause of comparison)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh là những mệnh đề so sánh giữa chủ ngữ của mệnh đề chính  và chủ ngữ của mệnh đề độc lập. Có hai loại mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh:

Mệnh đề trạng ngữ so sánh mức độ

Ví dụ: 

  • He’s as good at studying as he is good at playing video games. (Cậu ta học cũng giỏi như chơi game vậy.)

  • I expect you guys to perform better on the test than the other classes did. (Tôi kỳ vọng các em sẽ làm bài kiểm tra tốt hơn các lớp khác)

Mệnh đề trạng ngữ so sánh cách thức

Ví dụ:

  • Did things unfolded just like I said it would? (Mọi chuyện có xảy ra giống như tôi đã dự đoán không?)

  • The deal turned out better than I expected. (Thỏa thuận rốt cuộc còn vượt trên cả kỳ vọng của tôi)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ (Adverbial clause of concession)

Trong mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ, người viết công nhận một yếu tố bổ nghĩa cho  mệnh đề chính của câu. Thường đi cùng các liên từ: though, although, despite, whereas, … Ví dụ:

  • Despite my best intentions, I didn’t manage to help my daughter with her assignments  because of my schedules. (Dù có ý định tốt, tôi vẫn không thể giúp đỡ con gái với bài tập của nó do lịch trình (bận rộn) của mình)

  • They did all the work in a remarkably short period of time, though we weren’t even in a  hurry at the time. (Họ đã làm hết công việc trong khoảng thời gian ngắn đến bất ngờ, dù rằng lúc đó chúng tôi còn chẳng vội vàng gì)

Đọc thêm: Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề trạng ngữ rút gọn

Trong tiếng Anh, mệnh đề trạng ngữ được sử dụng rất nhiều với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, trong cả giao tiếp và văn viết, những mệnh đề này thường được rút gọn để được diễn đạt ngắn gọn và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, người học cần nắm rõ các quy tắc rút gọn mệnh đề trạng ngữ để có thể sử dụng và giao tiếp hay làm bài tập bằng tiếng Anh.

Trong câu chủ động

Với những mệnh đề trạng ngữ mang sắc thái nghĩa chủ động, người học có thể rút gọn mệnh đề đó với 2 cách như sau:

  • Lược bỏ chủ ngữ và chuyển động từ sang dạng V-ing hoặc “being”

  • Lược bỏ chủ ngữ và liên từ, chuyển động từ sang dạng V-ing hoặc “being”

Ví dụ: 

Câu đầy đủ: While I was walking down the street, I saw her talking to a stranger. (Khi tôi đang đi bộ dọc tuyến phố, tôi đã nhìn thấy cô ấy nói chuyện với một người lạ)

Lược bỏ chủ ngữ: While walking down the street, I saw her talking to a stranger. (Khi đang đi bộ dọc tuyến phố, tôi đã nhìn thấy cô ấy nói chuyện với một người lạ)

Lược bỏ chủ ngữ và liên từ: Walking down the street, I saw her talking to a stranger.  (Đang đi bộ dọc tuyến phố, tôi đã nhìn thấy cô ấy nói chuyện với một người lạ)

Trong câu bị động

Ngược lại, với những mệnh đề trạng ngữ mang sắc thái nghĩa bị động, người học có thể rút gọn mệnh đề đó với 3 cách như sau:

  • Lược bỏ chủ ngữ

  • Lược bỏ chủ ngữ và động từ tobe

  • Lược bỏ chủ ngữ, động từ tobe và liên từ

Ví dụ: 

Câu đầy đủ: As I am promoted, I have a higher salary. (Vì tôi được thăng chức, tôi có một mức lương cao hơn)

Lược bỏ chủ ngữ: As being promoted, I have a higher salary. (Vì được thăng chức, tôi có một mức lương cao hơn)

Lược bỏ chủ ngữ và động từ tobe: As promoted, I have a higher salary. (Vì thăng chức, tôi có một mức lương cao hơn)

Lược bỏ chủ ngữ, động từ tobe và liên từ: Promoted, I have a higher salary. (Được thăng chức, tôi có một mức lương cao hơn)

Một số trường hợp đặc biệt khi rút gọn mệnh đề trạng ngữ

Trường hợp 1: Nếu động từ trong mệnh đề trạng ngữ là động từ tobe hoặc động từ nối (linking verb) thì người dùng có thể lược bỏ chủ ngữ và động từ (chỉ để lại tính từ/ danh từ trong câu)

Ví dụ:

  • Although they are in a hurry, they still help me right away. 

=> Although in a hurry, they still help me right away. (Mặc dù đang vội, họ vẫn giúp tôi ngay lúc đó)

  • When I am busy, I often eat out to save time.

=> When busy, I often eat out to save time. (Khi bận, tôi thường ăn ở ngoài để tiết kiệm thời gian)

Trường hợp 2: Nếu mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, người dùng có thể lược bỏ liên từ và chủ ngữ (chỉ để lại động từ). Đồng thời, động từ cần chuyển sang dạng “Ving” hoặc “being” tương ứng

Ví dụ:

  • Because I’m sick, I won’t be able to come to your birthday party. (Vì tôi bị ốm nên tôi sẽ không thể đến dự sinh nhật của bạn)

=> Being sick, I won’t be able to come to your birthday party. (Vì bị ốm nên tôi sẽ không thể đến dự sinh nhật của bạn)

  • As he is called a loser, he is very frustrated. (Vì anh ấy bị gọi là một kẻ thất bại, anh ý rất tức giận

=> Being called a loser, he is very frustrated. (Vì bị gọi là một kẻ thất bại, anh ý rất tức giận

Trường hợp 3: Nếu hành động trong mệnh đề trạng ngữ xảy ra trước hành động trong mệnh đề chính, người dùng có thể rút gọn mệnh đề trên thành “having + V(PII)”.

Ví dụ:

  • Having cleaned the house, she watch TV and relax (Sau khi đã lau dọn nhà, cô ấy ngồi xem TV và thư giãn)

  • Having passed the exam, Jane was given a present (Sau khi đã vượt qua bài kiểm tra, cô ấy đã được tặng một món quà)

Bài tập rút gọn mệnh đề trạng ngữ

1. You won’t be able to receive help from anyone ___ you don't at least agree to work hard.

A. unless

B. if

C. as

D. though

2. ____  to improve output, we’ll have to increase employees' wages and that's out of the question.

A. Since

B. Whereas

C. Despite

D. So as

3. You will continue to put on weight ___ you keep eating a bunch of junk food daily.

A. while

B. after

C. as long as

D. unless

4. It's very important for everyone to sleep for 7 or 8 hours daily ___  any less than this may lead to fatigue during the day.

A. as

B. though

C. despite

D. even though

5. I lent him my motorbike ___ he could get to the meeting on time.

A. in order to

B. so that

C. unless

D. until

6. I promise to have the reports ready _________ you arrive tomorrow.

7. It looked _________ it was going to rain so I just decided not to leave for the day.

8. _________ she goes, she takes her family with her.

Gợi ý trả lời

  1. B

  2. D

  3. C

  4. A

  5. B

  6. By the time

  7. As if

  8. Wherever 

Tổng kết 

Mệnh đề trạng ngữ là một trong những mệnh đề phổ biến được dùng trong các bài viết tiếng Anh nói chung. Tuy nhiên đối với những người mới học, việc hiểu rõ và ứng dụng mệnh đề trạng ngữ có thể khá rắc rối, dẫn đến nhiều sai lầm không đáng có. Hy vọng với việc giới thiệu định nghĩa, các loại mệnh đề trạng ngữ và cách dùng, bài viết có thể giúp người học hiểu và ứng dụng kiến thức tốt hơn để có kết quả tốt nhất.

Đọc thêm:

Hoàng Thị Yến Chi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...