Đánh giá sau khi đọc cho người có mục tiêu trong việc học IELTS Reading

Có không ít thí sinh hiện nay vẫn có suy nghĩ rằng làm càng nhiều bài đọc thì band điểm sẽ càng được cải thiện. Tuy nhiên, phương pháp luyện tập này đã bỏ qua việc người học cần tự đánh giá sau khi làm các bài đọc và rút kinh nghiệm từ chính các lỗi sai của bản thân. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật giúp đánh giá khả năng của bản thân sau mỗi bài đọc, cách tiếp thu các kiến thức từ đề thi, và cách luyện đề IELTS reading hiệu quả hơn để cải thiện band điểm của cá nhân. 
danh gia sau khi doc cho nguoi co muc tieu trong viec hoc ielts reading

Key takeaways

  • Khi luyện đề IELTS Reading, người học cần lưu ý ưu tiên chất lượng hơn số lượng bài làm, ưu tiên hiểu sâu nội dung bài đọc, ưu tiên các câu hỏi dễ và tận dụng kiến thức trong bài vào các kỹ năng Speaking, Writing.

  • Sau khi làm bài đọc, thí sinh có thể áp dụng một số cách sau để đánh giá việc học của mình: thống kê lại số câu đúng, xác định dạng bài thuộc điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, phân tích các câu sai, xin nhận xét từ thầy cô, bạn bè và áp dụng các phương pháp như Spaced repetition hoặc Active recall để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức.

  • Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp một số bài luyện tập cơ bản để người đọc thực hành với các kỹ năng như scanning, skimming hoặc đoán nghĩa từ vựng dựa vào ngữ cảnh.

Tổng quan về phần thi IELTS Reading

Kỹ năng đọc (Reading) là một trong bộ 4 kỹ năng của bài thi IELTS nhằm đánh giá khả năng của thí sinh trong việc đọc hiểu các đoạn văn bản dài bằng tiếng Anh. Phần thi đọc gồm có 40 câu hỏi và kéo dài trong vòng 60 phút. Trong bài thi này, thí sinh sẽ phải sử dụng kết hợp các kỹ năng khác nhau như đọc để nắm bắt ý chính (skimming), đọc lướt (scanning), đọc để nhận ra quan điểm của người viết… 

Hiện nay có 2 hình thức của bài thi đọc, trong đó bao gồm hình thức Học thuật (Academic) và hình thức Tổng quát (General). Tuy có chủ đề và độ khó khác nhau, nhưng hai hình thức thi này đều đánh giá band điểm của thí sinh dựa trên bảng sau:

Tổng quan về phần thi IELTS ReadingNguồn: ielts.org, IELTS scoring in detail

Với hình thức Học thuật, bài đọc có thể sẽ bao gồm các từ vựng và thông tin ở mức độ khó hơn và phức tạp hơn so với hình thức Tổng quát. Vì vậy, tuy ở cùng một band điểm nhưng bài đọc Tổng quát sẽ yêu cầu thí sinh làm đúng nhiều câu hỏi hơn so với bài đọc Học thuật. 

Lưu ý: Số câu đúng tương ứng với từng band điểm trong bảng trên là con số trung bình. Số câu đúng chính xác để quyết định band điểm của thí sinh có thể thay đổi chút ít dựa trên các đề thi khác nhau. 

Một số lưu ý khi làm bài đọc IELTS Reading 

Ưu tiên chất lượng hơn số lượng

Thay vì vội vàng làm thêm thật nhiều bài đọc, các thí sinh nên tập trung vào việc đọc lại bài đọc (nhất là với các câu làm sai) để hiểu rõ ràng nội dung của câu hỏi và nhận ra lý do tại sao bản thân lại làm sai. Bước này tuy đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng sẽ giúp thí sinh rút ra được kinh nghiệm hữu ích cho nhiều bài đọc sau này. 

Hiểu sâu nội dung bài đọc thay vì phụ thuộc vào các mẹo làm bài

Bài đọc IELTS Reading đã được thiết kế để kiểm tra khả năng đọc hiểu của thí sinh. Vì vậy, các mẹo làm bài sẽ chỉ đóng vai trò như là “công cụ hỗ trợ” thí sinh hoàn thành bài thi dễ dàng hơn. Với các “công cụ” này, thí sinh không nên làm bài ẩu mà bỏ quên đi ưu tiên hàng đầu là phải hiểu nội dung thì mới có thể chọn đáp án đúng. 

Ví dụ, trong bài đọc dưới đây, nếu chỉ dựa vào cách tìm từ khóa mà không đọc hiểu, so sánh nội dung thì thí sinh sẽ rất dễ chọn sai từ để điền vào bài.

Hiểu sâu nội dung bài đọc thay vì phụ thuộc vào các mẹo làm bàiCó thể thấy thông tin được nhắc đến trong câu hỏi là “deforestation for…. must be stopped” và loại từ cần điền ở đây có thể là Tính từ hoặc Danh từ. Khi dựa vào từ khóa này, thí sinh sẽ rất dễ tìm được thông tin tương ứng trong bài đọc là: “Still, it is time to cease deforestation for other purposes, such as expanding residential areas or retail centers.” Nhiều thí sinh sẽ chọn từ “expanding” để điền vào câu hỏi. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ thì sẽ thấy từ “expanding” thực tế đã được paraphrase trong câu hỏi bằng từ “expansion”. Vì vậy, đáp án đúng phải là “residential”.

Làm trước các loại câu hỏi dễ

Nhiều thí sinh thường sẽ mặc định làm các câu hỏi trong đề thi theo đúng thứ tự xuất hiện của nó. Tuy nhiên, cách làm này sẽ tạo ra bất lợi về mặt thời gian trong phòng thi, bởi đôi khi các dạng bài khó, yêu cầu độ hiểu cao (VD: câu hỏi Matching information, Summary completion) sẽ được xếp lên đầu tiên. 

Nếu thí sinh làm luôn các dạng câu hỏi khó thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, bởi những câu hỏi này thường sẽ không có các từ khóa dễ nhận biết như tên riêng, con số…. Thay vào đó, nên làm các câu hỏi dễ hơn trước bởi khi đó thí sinh đã phần nào hình dung được phần nào các ý chính trong bài, đồng nghĩa với việc xác định vị trí thông tin sẽ nhanh hơn nhiều so với việc phải đọc hiểu cả bài để tìm đoạn nào chứa thông tin.
Làm trước các loại câu hỏi dễTrong mỗi bài đọc, thay vì làm dạng bài Matching information đầu tiên, thí sinh nên ưu tiên các câu hỏi dễ xác định vị trí hơn như các câu hỏi chứa tên riêng, con số… như dạng bài T/F/NG.

Tận dụng tối đa các kiến thức từ bài đọc

Bên cạnh việc luyện tập kỹ năng làm bài, thí sinh cũng có thể học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ chính nội dung của các bài đọc. Ví dụ như kiến thức về các lĩnh vực, từ vựng liên quan đến chủ đề… để sử dụng trong các kỹ năng như Speaking hoặc Writing. 

Tận dụng tối đa các kiến thức từ bài đọc

Những từ vựng thuộc chủ đề Art được sử dụng

  • Cuisine (n) Nền ẩm thực, cách chế biến món ăn đặc trưng của một quốc gia hoặc vùng miền.

  • Versatility (n) Tính đa dụng, khả năng thay đổi linh hoạt hoặc sử dụng được trong nhiều tình huống khác nhau.

  • Flavor (n) Hương vị.

  • Aesthetic (n) Tính thẩm mỹ.

  • Traditional culinary practices (n) Các phương pháp nấu ăn truyền thống.

  • Indulge oneself with (n) Tự thưởng cho bản thân, tận hưởng điều gì đó.

  • Gastronomic journey (n) Hành trình trải nghiệm khám phá các món ăn và văn hóa ẩm thực.

Áp dụng các từ vựng vào trả lời câu hỏi IELTS Speaking chủ đề Art: 

  1. What’s your favorite food?

→ Câu trả lời gợi ý: My favorite food has to be pho. I think it’s a dish that represents the essence of Vietnamese cuisine. It’s a perfect blend of flavors, with a rich broth, tender beef, and fresh herbs that satisfy me every time I eat it.

  1. Who does the cooking in your family? Why?

Câu trả lời gợi ý: In my family, my mother usually does the cooking. She has a deep understanding of our traditional culinary practices and enjoys preparing meals that not only taste good but also have an aesthetic appeal. She believes that a beautifully presented dish enhances the overall dining experience.

  1. Did you learn how to cook when you were younger?

Câu trả lời gợi ý: Yes, I did. My mother taught me how to cook when I was younger. She believed in the importance of knowing how to prepare traditional dishes. She also taught me about the versatility of certain ingredients such as tomatoes or eggs, which could be used in various recipes.

  1. Do you like tasting new food?

Câu trả lời gợi ý: Yes, I love tasting new food, especially when I’m traveling. I consider it a part of my gastronomic journey, which allows me to explore different cuisines and discover new flavors. Trying new dishes is like indulging myself in a new cultural experience, and it’s something I really enjoy.

Xem thêm:

Các kỹ thuật đánh giá sau khi làm bài đọc IELTS Reading

Thống kê lại điểm số sau mỗi bài đọc

Thí sinh nên ghi chú lại kết quả và nhận xét về khả năng của bản thân để theo dõi tiến bộ của mình qua thời gian. Tuy đòi hỏi nhiều công sức nhưng cách làm này sẽ giúp thí sinh nhìn rõ được sự tiến bộ và động viên bản thân tiếp tục cố gắng trong quá trình ôn tập.

Ngoài ra, việc thống kê điểm số cũng giúp thí sinh đặt ra mục tiêu và lựa chọn thời điểm thi phù hợp với năng lực. Ví dụ, với thí sinh aim band điểm 6.5 - 7 nhưng khi luyện tập tại nhà chỉ làm đúng từ 18 đến 20 câu thì chưa nên đi thi thật vì khả năng cao kết quả sẽ không được như mong muốn.

Các kỹ thuật đánh giá sau khi làm bài đọc IELTS Reading

Phân tích các lỗi sai

Như đã đề cập ở trên, người học cần ưu tiên chất lượng hơn số lượng khi làm bài đọc. 

Điều này đồng nghĩa với việc đọc kỹ lại các câu hỏi mà bản thân đã làm sai. Khi nhận ra lỗi sai, thí sinh cần phân tích kỹ nguyên nhân gây ra lỗi đó. Đây có thể là do không hiểu rõ câu hỏi, thiếu từ vựng, hoặc kỹ năng đọc hiểu chưa tốt. Việc phân tích này sẽ giúp bản thân người học tránh lặp lại những lỗi tương tự trong tương lai.

Thông thường, bộ sách IELTS Cambridge sẽ chỉ đưa ra đáp án với bài đọc chứ không có giải thích đi kèm. Nếu thí sinh vẫn chưa hiểu đáp án thì có thể nhờ giáo viên, bạn bè giải thích hoặc tham khảo các bài viết liên quan đến chủ đề: Đáp án Cambridge & giải chi tiết từ ZIM Academy. 

Xin nhận xét từ thầy cô hoặc bạn bè 

Trong quá trình tự luyện tập, người học rất dễ sẽ có cái nhìn chủ quan về khả năng của bản thân. Vì vậy, nếu có giáo viên hoặc bạn bè đồng hành trong quá trình ôn luyện, người học có thể hỏi xin góp ý về những kỹ năng bản thân đã làm tốt hoặc chưa tốt.  Điều này sẽ giúp thí sinh có cái nhìn khách quan hơn về khả năng của mình.

Đánh giá khả năng hiểu và ghi nhớ kiến thức từ bài đọc

Với cách làm này, thí sinh có thể sử dụng phương pháp học Active recall (Gợi nhớ chủ động) hoặc Spaced repetition (Lặp lại ngắt quãng) để ôn luyện lại kiến thức trong bài. Một mặt, Active recall khuyến khích người học chủ động suy nghĩ và trả lời các câu hỏi về kiến thức đã học mà không phụ thuộc vào gợi ý. Ví dụ, thí sinh có thể tự làm flash card hoặc vẽ mindmap (sơ đồ tư duy) để kiếm tra bản thân có thể ghi nhớ những gì từ bài đọc. 

Mặt khác, với phương pháp Spaced repetition, người học có thể ôn lại từ vựng, kiến thức từ bài đọc ở những mốc thời gian khác nhau. Ví dụ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng sau khi làm bài đọc. Thậm chí với các bài đọc còn bị sai nhiều, thí sinh cũng có thể làm lại bài để kiểm tra xem bản thân có còn sai các câu hỏi giống với lần đầu hay không.

Xem thêm: Spaced Repetition: Học từ vựng bằng phương pháp lặp lại ngắt quãng

Những khó khăn thường gặp khi làm bài đọc IELTS Reading và cách cải thiện 

Chưa thành thạo các kỹ năng đọc hiểu

Khi làm bài đọc IELTS, các thí sinh cần nằm lòng những kỹ năng cơ bản để sử dụng trong phòng thi như: Scanning (đọc lướt để tìm từ khóa), skimming (đọc để hiểu ý chính), chunking (phân tách thành phần câu)... Người đọc có thể tìm hiểu chi tiết các kỹ năng trên ở bài viết này.

Nhìn chung, việc thiếu kỹ năng hoàn toàn có thể được cải thiện bằng cách luyện tập nhiều với các bài đọc khác nhau. Thí sinh chỉ cần dành ra nhiều thời gian để luyện tập với các kỹ năng trên là đã có thể xử lý các câu hỏi đơn giản trong bài đọc IELTS Reading.

Không thể hoàn thành bài đọc trong khoảng thời gian cho phép

Thông thường, các thí sinh sẽ thiếu thời gian làm bài đọc do chưa có kỹ năng xác định đáp án của từng dạng bài. Để cải thiện điều này, người học nên luyện tập trước với từng dạng bài riêng lẻ để chắc chắn bản thân đã nắm rõ cách làm. Sau đó, khi làm bài Full test thì cần có chiến thuật làm bài cho bản thân và tự đặt ra áp lực bằng cách bấm thời gian phải hoàn thành trong vòng 60 phút (hoặc thậm chí ít hơn để chừa ra thời gian kiểm tra lại bài và điền đáp án vào Answer sheet).

Vốn từ giới hạn gây ảnh hưởng tới việc hiểu nội dung bài đọc

Để cải thiện khả năng đọc về mặt lâu dài, thí sinh cần chủ động học và tiếp thu các từ mới trong bài đọc. Trước mắt, người học nên ưu tiên học từ vựng theo chủ đề và tập trung bổ sung từ vựng ở các chủ đề lạ. Khi đã có một vốn từ nhất định thì việc đọc hiểu các bài thuộc chủ đề đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, người học ở trình độ Nâng cao cũng có thể học cách đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh của bài đọc. Ưu điểm của cách tiếp cận này là có thể khuyến khích người học hiểu đại ý của cả câu thay vì tập trung vào các từ riêng lẻ. Tuy nhiên, cách này sẽ không áp dụng với người học có vốn từ hạn chế vì rất dễ đoán sai nghĩa của từ nếu chưa hiểu các từ còn lại trong câu.

Luyện tập một số kỹ năng giúp cải thiện điểm IELTS Reading 

Bài tập 1: Tìm các từ khóa sau và giải thích ý nghĩa của nó bằng tiếng Việt dựa vào ngữ cảnh bài đọc

Từ khóa

Ý nghĩa

Brook Commons

1753

Retain

Take down

Affordable

Luyện tập một số kỹ năng giúp cải thiện điểm IELTS ReadingVocab:

  • Prehistoric (a) tiền sử.

  • Monument (n) đài tưởng niệm, công trình tưởng niệm.

  • Stage (n) giai đoạn.

  • Construct (v) xây dựng.

  • Remain (v) còn lại.

  • Hoist (v) nâng vật nặng bằng máy móc hoặc dây thừng.

Bài tập 2: Viết các câu văn tóm tắt ý chính của 2 đoạn văn trên

Ý chính đoạn 1: ……………………………………………………………………………………………………………

Ý chính đoạn 2: ……………………………………………………………………………………………………………

Bài tập 3: Dựa vào ngữ cảnh của bài đọc, hãy đoán nghĩa của các từ vựng sau: establishment, improbable, legalize, concurrently, facilitate, biweekly

Bài tập 3

Đáp án

Bài tập 1:

Từ khóa

Ý nghĩa

Brook Commons

Tên của một tòa ký túc xá tại Đại học British Columbia. Tòa nhà này được nhắc đến như một ví dụ tiêu biểu về việc các công trình xây dựng bằng gỗ có thể lưu trữ carbon.

1753

Khối lượng carbon dioxide (1,753 tấn) mà tòa nhà Brock Commons có thể lưu trữ.

Retain

Trong ngữ cảnh này, "retain" có nghĩa là giữ lại hoặc lưu trữ. Nó ám chỉ khả năng của các công trình làm bằng gỗ trong việc giữ lại carbon dioxide trong suốt thời gian tồn tại của tòa nhà.

Take down

Từ này trong ngữ cảnh có nghĩa là dỡ bỏ hoặc phá bỏ tòa nhà. Bài đọc chỉ ra rằng carbon sẽ được giữ lại trong tòa nhà Brock Commons cho đến khi nó bị phá bỏ, tức là ít nhất 100 năm sau.

Affordable

Trong bài đọc, "affordable" đề cập đến khả năng xây dựng nhà ở với chi phí thấp hơn khi sử dụng công nghệ gỗ mới.

Bài tập 2: 

Ý chính đoạn 1: Tòa nhà Brock Commons tại Đại học British Columbia là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng gỗ trong xây dựng để lưu trữ carbon.

Ý chính đoạn 2: Các lợi ích của công nghệ xây dựng bằng gỗ (giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông ở thành phố và giảm chi phí nhà ở ở các khu vực gần thành phố).

Bài tập 3:

Establishment: Sự thành lập, thiết lập.

  • Gốc từ: "establish" có nghĩa là "thành lập" hoặc "thiết lập".

  • Hậu tố: "-ment" có nghĩa là "quá trình" hoặc "kết quả của một hành động".

  • Ngữ cảnh: "Establishment" trong đoạn văn dùng để nói về quá trình Las Vegas được thành lập như một thị trấn đường sắt nhỏ vào năm 1905.

Improbable: Không có khả năng xảy ra, khó có thể.

  • Tiền tố: "im-" có nghĩa là "không".

  • Gốc từ: "probable" nghĩa là "có khả năng xảy ra".

  • Hậu tố: "-able" nghĩa là "có thể".

  • Ngữ cảnh: "Improbable" được dùng để diễn tả rằng việc Las Vegas trở thành một điểm đến nổi tiếng thế giới vào thời kỳ đầu là điều khó có thể xảy ra.

Legalize: Hợp pháp hóa.

  • Gốc từ: "legal" nghĩa là "hợp pháp" hoặc "liên quan đến luật pháp".

  • Hậu tố: "-ize" có nghĩa là "biến thành, làm cho thành".

  • Ngữ cảnh: "Legalize" mô tả việc bang Nevada ra quyết định biến cờ bạc trở thành hợp pháp vào năm 1931, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Las Vegas.

Concurrently: Đồng thời, cùng lúc.

  • Tiền tố: "con-" nghĩa là "cùng nhau" hoặc "với nhau".

  • Gốc từ: "current" nghĩa là "hiện tại" hoặc "đang diễn ra".

  • Hậu tố: "-ly" biến tính từ thành trạng từ, biểu thị cách thức.

  • Ngữ cảnh: "Concurrently" trong đoạn văn mô tả việc xây dựng đập Hoover diễn ra đồng thời với việc hợp pháp hóa cờ bạc ở Las Vegas.

Facilitated: Tạo điều kiện, làm cho dễ dàng hơn.

  • Gốc từ: "facil-" có nghĩa là "làm cho dễ dàng" hoặc "giúp đỡ".

  • Hậu tố: "-ate" có nghĩa là "thực hiện hành động" hoặc "làm cho".

  • Ngữ cảnh: "Facilitated" được dùng để miêu tả cách mà những thay đổi như hợp pháp hóa cờ bạc đã giúp đỡ hoặc làm cho quá trình biến đổi của Las Vegas trở nên dễ dàng hơn.

Biweekly: Hai tuần một lần.

  • Tiền tố: "bi-" có nghĩa là "hai".

  • Gốc từ: "week" nghĩa là "tuần".

  • Hậu tố: "-ly" biến từ thành trạng từ, chỉ tần suất.

  • Ngữ cảnh: "Biweekly" trong đoạn văn ám chỉ tần suất mà những người đánh bạc đến Las Vegas mỗi hai tuần một lần, giúp đóng góp vào sự phát triển của thành phố.

Kết luận

Thông qua bài viết về việc đánh giá sau khi làm bài với kỹ năng IELTS Reading, mong rằng người đọc đã lựa chọn được những cách học phù hợp để cải thiện điểm số của bản thân. Bài viết đã giới thiệu tới người đọc các kỹ thuật giúp tự đánh giá khả năng đọc, từ việc so sánh với đáp án, phân tích lỗi sai, đánh giá thời gian làm bài, đến việc lấy nhận xét từ người khác. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người học trong quá trình luyện tập như: tập trung vào chất lượng bài làm hơn là số lượng, hiểu sâu nội dung bài đọc, và áp dụng các kỹ năng đọc hiểu cơ bản và ưu tiên làm các dạng bài dễ.


Tài liệu tham khảo

Tham vấn chuyên môn
authorThiều Ái Thi
Giáo viên
Định hướng và triết lý giảng dạy: “Make knowledge more interesting” không chỉ là phương châm đối với tôi mà nó còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau và tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn mình có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với sở thích và trải nghiệm của học sinh.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu