Deductive reasoning - Khái niệm & ứng dụng vào IELTS Reading

Bài viết sẽ đưa ra các nguyên nhân vì sao người học mắc lỗi trong khi làm bài IELTS Reading và đưa ra giải pháp. Bài viết sẽ giới thiệu giải pháp và ứng dụng vào thực tế.
author
Trần Ngọc Minh Luân
03/08/2023
deductive reasoning khai niem ung dung vao ielts reading

Ngoài kiến thức về từ vựng và ngữ pháp, để thành công trong việc đọc hiểu tiếng Anh thì người học cần trang bị trong mình các kỹ năng mềm khác và một trong số đó là kỹ năng suy luận logic - deductive reasoning. Bài viết sẽ tập trung giới thiệu kỹ năng suy luận này đồng thời đưa kỹ năng này vào việc giải bài tập IELTS Reading.

Key takeaways

  • Học viên khi làm bài IELTS Reading thường bị mắc bẫy bởi vì họ thường trả lời câu hỏi khi chưa đọc đủ thông tin hoặc thường gặp khó khăn trong việc suy luận ở các câu hỏi cuối do mất tập trung và mệt mỏi khi phải đọc nhiều. 

  • Suy luận logic (Deductive reasoning) giúp người học liên kết các thông tin lại với nhau và đưa ra kết luận. Kết luận cần chỉ có thể được đưa ra chính xác khi các tiền đề (thông tin được thu thập) bổ trợ cho phần kết luận một cách có logic.

  • Kiểu suy luận này có thể được áp dụng vào quá trình người học làm bài IELTS Reading ở dạng câu hỏi Multiple choice.

  • Người học có thể áp dụng và việc giải các bài đọc IELTS Reading dạng câu hỏi Multiple choices (trắc nghiệm) và câu hỏi Matching headings (nối tựa đề). Đồng, thời có thể luyện tập sử dụng các từ nối giúp tăng khả năng liên kết thông tin và qua đó có thể cải thiện kỹ năng suy luận này.

  • Bên cạnh đó, người học có kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao thường có kỹ năng suy luận cao hơn người học ở trình độ thấp với kỹ năng này. Kỹ năng suy luận này còn có thể bị ảnh hưởng bị các yếu tốt khác như độ tuổi, độ hiểu về ngữ pháp, từ vựng, v.v.

Các nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chính xác khi chọn đáp án trong quá trình làm bài Reading

Một trong những nguyên nhân mà người học ở trình độ sơ cấp và trung cấp không đưa ra được đáp án chính xác trong quá trình đọc đó là lựa chọn câu hỏi khi thiếu thông tin, việc này diễn ra thường xuyên hơn ở các câu hỏi cuối trong bài thi IELTS Reading.

Việc này có thể lý giải qua lý thuyết hai hệ thống ( 2 systems) được đề cập trong sách Tư duy nhanh và chậm của tác giả Daniel Kahneman khi ông cho rằng não bộ của con người hoạt động dựa trên hai hệ thống bao gồm hệ thống 1 (system 1) và hệ thống 2 (system 2), trong đó Hệ thống 1 phản ứng nhanh hơn vì nó hoạt dộng theo cơ chế mau lẹ, với rất ít hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát. Trong khi đó Hệ thống 2 chú ý đến các hoạt động tư duy đòi hỏi sự phức tạp và cần sự tập trung của chủ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể trở nên mệt mỏi thì Hệ thống 2 sẽ ít được kích hoạt dần dẫn đến chúng ta ít khả năng có thể tập và giải quyết các câu hỏi phức tập hơn. Việc này đúng với các thi sinh làm bài IELTS Reading ở các phút cuối trong quá trình làm bài. Lúc này, thí sinh có thể mệt mỏi và Hệ thống 2 sẽ ít được kích hoạt dẫn đến khả năng suy luận kém hơn và thí sinh có xu hướng chọn đáp án một cách ngẫu nhiên.

image-alt

Một lý do nữa có thể lý giải cho thực trạng trên là thí sinh khi làm bài có khuynh hướng vội vã trong việc kết luận. Đây cũng là một hiện tượng được khoa học lý giải và được trình bày trong sách Tư duy nhanh và chậm khi chúng ta vội vàng đứa ra kết luận trong lúc chưa có đủ thông tin cần thiết. Việc này đúng với các thí sinh trong quá trình làm bài IELTS Reading khi thí sinh đưa ra đáp án nhanh nhưng chưa đọc đủ thông tin dẫn đến việc chọn nhầm đáp án bẫy.

Deductive reasoning là gì?

Deductive reasoning (tạm dịch: suy luận logic) là một quá trình trong đó người học suy luận từ các ý tưởng mang tính chung chung cho đến các kết luận cụ thể. Khái niệm này còn được nhiều người biết đến với cái tên deductive logic hoặc top-down processing.

Đây là một trong những kỹ năng mà người học cần có trong thế kỷ 21 để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động ngày nay, kỹ năng này còn có thể đi song song với Inductive reasoning (tạm dịch: suy luận quy nạp).

image-alt

Quá trình suy luận theo hướng Deductive reasoning bao gồm nhiều bước khác nhau trong đó người học quan sát và bắt đầu từ các tiền đề (premise) thường dưới hình thức như một sự thật, các ý tưởng đã được chấp nhận, các quy luật. Các tiền đề này xây dựng một nền tảng để người học có thể liên kết và tạo ra một kết luận logic.

Ví dụ:

Tiền đề 1: IELTS 8.5 được quy đổi sang trình độ C2 theo khung năng lực ngôn ngữ CEFR.

Tiền đề 2: Học sinh A thi được 8.5 điểm IELTS.

Kết luận: Học sinh A đã đạt trình độ C2 theo khung năng lực ngôn ngữ CEFR.

Ở ví dụ trên, người học liên kết tiền đề 1 (quy đổi 8.5 IELTS với level C2) và tiền đề 2 (Học sinh A đạt 8.5 IELTS) để có thể suy ra được người học A2 đã đạt đến level C2.

Có 02 tiêu chí đo lường và đánh giá kiểu suy luận này gồm tính khả dụng (vadility) và tính hợp lý (sound). Cụ thể, một kết luận được xem là khả dụng (vadility) nếu các tiền đề hỗ trợ cho kết luận một cách có logic kể cả khi các tiền đề không có thật. Trong khi có một kết luận có thể được xem là hợp lý tiền đề đều có thật (true) và khả dụng (valid).

Trong thực tế, deductive reasoning thường được dùng trong các nghiên cứu khoa học trong đó các nhà khoa học dùng kiểu suy luận này để kiểm tra mực độ chính xác của một giả thuyết. Người học có thể ứng dụng kiểu suy luận này vào việc học Reading, cụ thể ở đây người học có thể tăng khả năng đọc hiểu của mình khi áp dụng kiểu suy luận từ các thông tin chung cho đến các kết luận cụ thể.

Khả năng diễn giải thông tin một cách logic có thể ảnh hưởng tốt đến việc đọc hiểu của người học khi trong bài nghiên cứu của mình các tác giả James J. Roberge và Patricia A. Craven đưa ra kết luận nhằm củng cố sự khẳng định của Klein rằng người học có thể hiểu được nội dung bài đọc tốt hơn nếu suy luận logic hơn so với người học có kỹ năng suy luận logic không tốt. Vì thế nếu người học có thể xác định được thông tin chính trong bài đọc, chuyển các thông tin đó thành các tiền đề (premises) và rút ra kết luận từ việc liên hệ các tiền đề với nhau thì người học sẽ có khả năng cao nắm được thông tin chính của đoạn phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Ứng dụng deductive reasoning vào bài đọc IELTS

Tính ứng dụng (trích sách CAM 13, Test 1 câu 27 và 30).

Người học có thể vận dụng khả năng suy luận logic này trong quá trình làm bài IELTS Reading Multiple choices. Lấy ví dụ trong bài IELTS Reading test 1 trong sách IELTS Cambridge book 13.

30. What point does Simon Colton make in the fourth paragraph?

A. Software-produced art is often dismissed as childish and simplistic.

B. The same concepts of creativity should not be applied to all forms of art.

C. It is unreasonable to expect a machine to be as imaginative as a human being.

D. People tend to judge computer art and human art according to different criteria.

Ở câu hỏi này, người học phải đọc đoạn thứ tư trong bài đọc để nắm được ý chính của Simon Colton và trả lời câu hỏi. Cụ thể, ở 4 - 5 dòng đầu tiên, tác giả đang giới thiệu tính năng của chiếc máy này. Ở các dòng sau đó người đọc có thể thấy được cụm thông tin như “... creating pictures from scratch.” (...tạo ảnh từ đầu) hoặc “... some might say they have a mechanical look…” (...một số có thể nói rằng họ có một cái nhìn máy móc…) cho đến cụm thông tin “... If a child painted a new scene from its head, you’d say it has a certain level of imagination…” (...Nếu một đứa trẻ vẽ ra một cảnh mới trong đầu, bạn sẽ nói rằng nó có một mức độ tưởng tượng nhất định…). 

Áp dụng cách suy luận trên người học có thể hình thành các cụm thông tin trên thành các tiền đề (premesis), cụ thể như sau:

Tiền đề 1: … creating pictures from scratch … some might say they have a mechanical look… ( ta có thể hiểu rằng chiếc máy này vẽ một bức tranh mới từ những bước đầu tiên nhưng người bình luận vẫn cho rằng nó vẫn trông rất máy móc).

Tiền đề 2: …  If a child painted a new scene from its head, you’d say it has a certain level of imagination … (ta có thể hiểu rằng một đứa trẻ sẽ có thể được khen có tính sáng tạo khi chúng vẽ một bức tranh mới từ trí tưởng tượng của chúng).

Kết luận: Những người quan sát đánh giá chiếc máy và đứa trẻ khác nhau.

Kết luận trên có thể chấp nhận được vì hai tiền đề đã bổ trợ cho phần kết luận một cách chặt chẽ và logic. Trong đó, có thể hiểu rằng những người bình luận đã có những đánh giá khác nhau giữa việc một chiếc máy (trông rất máy móc) và một cậu bé (mang tính sáng tạo) khi cùng vẽ một bức tranh từ những bước đầu tiên.

Sử dụng kết luận này để đối chiếu với các phương án trong câu hỏi 30 ta sẽ có thể thấy đáp án D khớp với kết luận này.

Để có thể hiểu rõ hơn cách áp dụng Deductive reasoning vào việc giải bài IELTS Reading, cùng lấy một bài đọc What is exploration? trích từ sách Cambridge IELTS 15.

What is exploration? 

We are all explorers. Our desire to discover, and then share that new-found knowledge, is part of what makes us human – indeed, this has played an important part in our success as a species. Long before the first caveman slumped down beside the fire and grunted news that there were plenty of wildebeest over yonder, our ancestors had learnt the value of sending out scouts to investigate the unknown. This questing nature of ours undoubtedly helped our species spread around the globe, just as it nowadays no doubt helps the last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiate the subways of New York. 

Over the years, we’ve come to think of explorers as a peculiar breed – different from the rest of us, different from those of us who are merely ‘well travelled’, even; and perhaps there is a type of person more suited to seeking out the new, a type of caveman more inclined to risk venturing out. That, however, doesn’t take away from the fact that we all have this enquiring instinct, even today; and that in all sorts of professions – whether artist, marine biologist or astronomer – borders of the unknown are being tested each day. 

(...)

  1. The writer refers to visitors to New York to illustrate the point that 

A exploration is an intrinsic element of being human. 

B most people are enthusiastic about exploring. 

C exploration can lead to surprising results. 

D most people find exploration daunting. 

  1. According to the second paragraph, what is the writer’s view of explorers? 

A Their discoveries have brought both benefits and disadvantages. 

B Their main value is in teaching others. 

C They act on an urge that is common to everyone. 

D They tend to be more attracted to certain professions than to others. 

Sau khi gạch dưới các từ khóa trong câu hỏi và các phương án, người học tiếng hành scan các từ khóa và định vì được nội dung cần đọc của câu 1 nằm ở đoạn đầu tiên trong bài.

Tiếp theo, người học cần đơn giản hóa đoạn văn bằng cách lược bỏ bớt các thông tin phụ, không quan trong có trong bài, và tập trung vào các thông tin chính. Cụ thể như sau:

We are all explorers. Our desire to discover, and then share that new-found knowledge, is part of what makes us human – indeed, this has played an important part in our success as a species. Long before the first caveman slumped down beside the fire and grunted news that there were plenty of wildebeest over yonder, our ancestors had learnt the value of sending out scouts to investigate the unknown. This questing nature of ours undoubtedly helped our species spread around the globe, just as it nowadays no doubt helps the last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiate the subways of New York. 

Sau đó, người học rút gọn lại đoạn văn thành như sau:

Our desire to discover, part of what makes us human

 our ancestors had learnt the value of sending out scouts to investigate the unknown

 undoubtedly helped our species spread around the globe, nowadays helps last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiate the subways of New York. 

Từ đó, người học chuyển các thông tin này thành các tiền đề trước khi đưa ra kết luận.

Tiền đề 1: Mong muốn khám phá của chúng ta, một phần của những gì làm nên con người chúng ta. (Our desire to discover, part of what makes us human)

Tiền đề 2: Tổ tiên của chúng tôi đã học được giá trị của việc gửi các trinh sát để điều tra những điều chưa biết (our ancestors had learnt the value of sending out scouts to investigate the unknown)

Tiền đề 3: Chắc chắn đã giúp giống loài của chúng ta lan rộng khắp thế giới, ngày nay giúp những người du mục cuối cùng Penan duy trì sự tồn tại của họ trong những khu rừng cạn kiệt ở Borneo, và một vị khách đàm phán về tàu điện ngầm ở New York. ( undoubtedly helped our species spread around the globe, nowadays helps last nomadic Penan maintain their existence in the depleted forests of Borneo, and a visitor negotiate the subways of New York. )

Kết luận: Mong muốn khám phá là một phần của con người chung ta và nó đã xuất hiện từ xa xưa (qua từ ancestors), phẩm chất này ngày xưa đã được tận dụng và mang lại giá trị cho cả người xưa và người hiện đại.

Dùng kết luận trên ta đối chiếu với các phương án thì có thể thấy rằng nó khớp với phương án A. exploration is an intrinsic element of being human. (khám phá là một yếu tố nội tại của con người.)

Một số đề xuất

Người học có thể ứng dụng phương thức lập luận trên vào các câu hỏi mà trong đó người học phải đọc hiểu và rút ra ý chính của đoạn văn. Khi đó, người học có thể tìm ra các thông tin và luận cứ rồi liên kết các thông tin lại với nhau và đưa ra kết luận dựa trên các thông tin đó.

Trong bài thi IELTS Reading, các loại câu hỏi mà người học có thể áp dụng cách suy luận này là Multiple choices (dạng bài trắc nghiệm), đặc biệt là các câu hỏi yêu cầu người học nêu lên ý định của tác giả trong một đoạn cụ thể, hoặc Matching headings (nối các tiêu đề với các đoạn văn), hoặc dạng Short-answer questions (trả lời các câu hỏi ngắn).

Một trong những cách để cải thiện khả năng suy luận trên đó là luyện tập sử dụng các từ nối (linguistic connectives) vì có nghiên cứu cho rằng khả năng xử lý các liên kết ngôn ngữ có thể phát triển đồng thời với khả năng suy luận logic của học sinh.

image-alt

Một số hạn chế

Các học viên có khả năng đọc hiểu cao hơn thường sẽ có khả năng suy luận logic tốt hơn ở các học viên có khả năng đọc hiểu ở trình độ thấp. Vì thế, người học gặp khó ở vấn đề đọc hiểu có thể sẽ gặp khó trong việc suy luận logic các thông tin có trong bài.

Tuy nhiên, ngoài năng lực đọc hiểu còn có các yếu tốt ảnh hưởng khác tới khả năng người học suy luận như tuổi tác, bối cảnh nội dung, giới tính, kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.

Tổng kết

Bài viết đã giải thích hai nguyên nhân vì sao người học thường đưa ra quyết định sai mỗi khi làm bài IELTS Reading. Đồng thời, Deductive reasoning cũng đã được đề cập và ứng dụng vào việc giải câu hỏi Multiple choices trong bài đọc. Người học có thể vận dụng quá trình suy luận này trong quá trình đọc hiểu của mình để năng cao khả năng đọc hiểu của mình.

Tham khảo

Tham khảo thêm lớp học IELTS online tại ZIM Academy, giúp người học nâng band điểm IELTS và học tập linh hoạt, chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo kết quả đầu ra.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu