Banner background

Duolingo - Tăng phản xạ tự nhiên khi mô tả tranh và nói theo chủ đề

Bài viết tập trung vào việc hướng dẫn người đọc phát triển thêm phản xạ và độ trôi chảy khi mô tả tranh hoặc nói theo chủ đề trong bài test Duolingo.
duolingo tang phan xa tu nhien khi mo ta tranh va noi theo chu de

Phần thi "Describing Photos" (mô tả ảnh) trong bài thi Duolingo English Test (DET) có thể là thách thức đáng kể đối với nhiều thí sinh. Việc mô tả ảnh yêu cầu ứng viên sử dụng một vốn từ vựng đa dạng, các cấu trúc ngữ pháp phù hợp để mô tả ảnh hiệu quả.

Một số thí sinh chưa thực sự có phản xạ tự nhiên hoặc chưa thể duy trì câu trả lời trôi chảy, mạch lạc khi mô tả tranh trong thời gian ngắn từ 60 đến 90 giây. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bài viết sau đây đặt trọng tâm vào việc hướng dẫn người đọc phát triển thêm phản xạ và độ trôi chảy khi mô tả tranh hoặc nói theo chủ đề trong bài test Duolingo.

Keys Takeaway

  1. Nguyên nhân của phản xạ thiếu tự nhiên và trôi chảy khi nói bắt nguồn từ các yếu tố cảm xúc, thời gian và thói quen.

  2. Để có thể cải thiện được phản xạ tự nhiên và độ trôi chảy trong bài thi mô tả tranh và nói theo của đề của DET, người học cần nắm chắc format của các dạng bài thi này.

  3. Trong bài nói theo chủ đề, thí sinh cần phát triển một bài nói với lập luận logic, có các ý tưởng hỗ trợ và ví dụ cụ thể.

  4. Ngược lại, trong phần mô tả tranh, yêu cầu chính là quan sát và mô tả lại nội dung, chi tiết của một bức tranh. Trọng tâm ở đây là khả năng quan sát, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả một chủ đề cụ thể. Nội dung không cần phải có lập luận phức tạp, mà chủ yếu là mô tả những gì thấy trong bức tranh.

  5. Tóm lại, để cải thiện phản xạ và độ trôi chảy trong Speaking Duolingo, người học cần rèn luyện từ vựng, thực hành nói trong thời gian ngắn, và tập trung vào nhịp điệu và ngữ điệu tự nhiên. Người học cũng cần kết hợp phương pháp trả lời logic, có trật tự hợp lý để câu trả lời thuyết phục, bao quát.

Nguyên nhân của phản xạ thiếu tự nhiên & trôi chảy khi nói

Nguyên nhân của phản xạ thiếu tự nhiên & trôi chảy khi nói

Các yếu tố cảm xúc

Theo Meng & Wang (2006), các yếu tố cảm xúc như lo lắng (anxiety), ngại ngùng (shyness), thiếu tự tin (lack of confidence) và sợ mắc sai lầm (fear of making mistakes) là những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng phản xạ tự nhiên kém và nói không trôi chảy.

Những yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến kỹ năng nói lưu loát của người học.

Cụ thể, lo lắng cản trở quá trình học tập vì người học lo sợ bị sai, điều này sẽ làm giảm hiệu suất nói của họ. Vì vậy, việc kiểm soát và giải quyết những yếu tố cảm xúc tiêu cực này rất quan trọng để cải thiện khả năng phản xạ tự nhiên và nói lưu loát.

Các yếu tố thời gian

Theo các nghiên cứu, có một số yếu tố thực hiện khác có ảnh hưởng đến sự trôi chảy và độ phức tạp trong nói, bao gồm:

  • Thời gian lên kế hoạch (planning time): Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng việc cung cấp cho người học nhiều thời gian chuẩn bị trước khi nói có thể giúp họ sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và phức tạp hơn (Patanasorn, 2010). Bên cạnh đó, thời gian lên kế hoạch không chỉ cải thiện độ trôi chảy mà còn tăng độ phức tạp về ngữ pháp (Yuan & Ellis, 2003).

  • Áp lực thời gian (time pressure): Ngược lại, áp lực thời gian liên quan đến tính khẩn cấp của các bài nói, điều này có thể làm tăng độ khó của nhiệm vụ (Thornbury, 2005). Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng áp lực thời gian gây ra hiệu suất kém trong kỹ năng nói (Nguyen & Tran, 2015).

Thói quen thực hành

Theo quan điểm của Schmidt (1992) được Derwing (2017, tr. 360) trích dẫn: "Độ trôi chảy trong giao tiếp nói được hiểu là một kỹ năng - thủ tục tự động của người nói". Điều này có thể đạt được thông qua việc luyện tập thông qua phát âm giao tiếp hàng ngày.

Khi người học lặp lại và quen dần với các quá trình này, họ sẽ dần đạt được độ trôi chảy trong nói, không cần phải suy nghĩ quá nhiều về các yếu tố ngôn ngữ. Ngược lại, nếu người học thiếu sự luyện tập hoặc tiếp xúc không đủ nhiều với tiếng Anh giao tiếp, họ sẽ khó có thể phản xạ nhanh hoặc trả lời trôi chảy được.

Để có thể cải thiện được phản xạ tự nhiên và độ trôi chảy trong bài thi mô tả tranh và nói theo của đề của DET, người học cần nắm chắc format của bài thi này, thông tin chi tiết về bài thi được tác giả trình bày dưới đây.

Format Bài thi Duolingo English Test (DET)

Trong phần thi Speaking của bài thi Duolingo English Test (DET), thí sinh sẽ cần làm 5 phần bài, bao gồm: Read Aloud; Read, Then Speak; Speaking Sample; Speak About the Photo; Listen, Then Speak.

Trong đó có 3 phần thi yêu cầu thí sinh nói theo chủ đề và mô tả tranh, cụ thể như sau:

  • Read, Then Speak: Thí sinh được cung cấp một chủ đề ngẫu nhiên và được yêu cầu trả lời theo gợi ý có sẵn trong 90 giây.

  • Speaking Sample: Thí sinh được cung cấp một tình huống giả định và yêu cầu đưa ra quan điểm/ lựa chọn từ tình huống đó (có câu hỏi định hướng), trả lời trong vòng 3 phút.

  • Speak About the Photo: Thí sinh được cung cấp một bức tranh về một chủ đề ngẫu nhiên, không có gợi ý, yêu cầu mô tả trong vòng 90 giây.

Format Bài thi Duolingo English Test (DET)

Phần thi nói theo chủ đề

  • Read, Then Speak (Bài nói 90s): Thí sinh cần trình bày lập luận, đưa ra ý tưởng hỗ trợ và ví dụ cụ thể để thuyết phục người nghe. Trọng tâm là khả năng suy nghĩ, phân tích và trình bày một chủ đề một cách logic và hệ thống.

  • Speaking Sample (Bài nói mở rộng 3 phút): Thí sinh cần phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi lựa chọn, đưa ra lý do cụ thể để giải thích sự lựa chọn của mình. Trọng tâm là khả năng suy xét, phân tích và thuyết phục người nghe về quyết định của mình.

Tóm lại, trong bài nói theo chủ đề, thí sinh cần phát triển một bài nói với lập luận logic, có các ý tưởng hỗ trợ và ví dụ cụ thể. Thí sinh cần thể hiện khả năng suy nghĩ, phân tích và trình bày một chủ đề một cách có hệ thống. Nội dung của bài nói phải được xây dựng chặt chẽ, với sự kết nối giữa các ý chính và ý phụ. Các ví dụ và dẫn chứng được sử dụng để ủng hộ và minh họa cho các lập luận.

Phần thi mô tả tranh

Ngược lại, trong phần mô tả tranh, yêu cầu chính là quan sát và mô tả lại nội dung, chi tiết của một bức tranh. Trọng tâm ở đây là khả năng quan sát, diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả một chủ đề cụ thể. Nội dung không cần phải có lập luận phức tạp, mà chủ yếu là mô tả những gì thấy trong bức tranh. Ít yêu cầu về việc đưa ra các ý tưởng hỗ trợ hoặc ví dụ cụ thể.

Phần thi mô tả tranhTóm lại, bài nói theo chủ đề đòi hỏi kỹ năng phân tích, lập luận và trình bày có hệ thống, trong khi mô tả tranh chủ yếu là kỹ năng quan sát và mô tả một chủ đề cụ thể. Sự khác biệt này thể hiện rõ trong cách thức và nội dung mà thí sinh cần trình bày.

Phương pháp ôn tập dạng bài nói theo chủ đề

Dạng 1 - Bài nói 90s

Prepare to speak about the topic below

Discuss a school subject that you think should be required for all high school students.

  • What is this subject?

  • Why do you think it should be required for high school students?

Bước 1: Xác định chủ đề chính

Ví dụ: Discuss a school subject that you think should be required for all high school students.

—> Chủ đề chính là “school subjects

Bước 2: Đưa ra câu trả lời trực tiếp

Ví dụ: What is this subject?

—> Lựa chọn một đáp án chính thức “Maths

—> In my opinion, it should be Maths.

Các cụm từ đưa ra quan điểm cá nhân:

  • In my opinion,

  • From my perspective,

  • In my point of view,

  • In my viewpoint,

  • Personally, I think

Bước 3: Đưa ra nguyên nhân để củng cố quan điểm

Ví dụ: Why do you think it should be required for high school students?

→ Nguyên nhân 1: Tăng khả năng suy nghĩ logic (Build logical thinking skills)

—> Nguyên nhân 2: Quản lý các tính toán thường ngày (Manage daily calculations)

Bước 4: Thêm hệ quả để làm rõ lập luận

—> Hệ quả: Khi học sinh vào đại học, họ có thể tận dụng những kỹ năng này để áp dụng vào các nhiệm vụ phân tích tình huống, hay quản lý chi tiêu cá nhân.

(When students go to university, they can leverage these skills to apply them to tasks such as case analysis or personal financial management.)

Câu trả lời hoàn chỉnh

In my opinion, it should be Maths. There are two main reasons why I believe Maths should be compulsory for all highschool students.

Firstly, learning this subject help students build logical thinking skills because when working with numbers, students have to rack their brains to find the most effective solution.

Secondly, students can use Math formulas to manage daily calculations such as tracking bills. These skills would be really useful when students go to university and live independently.

They can leverage these skills to apply them to tasks such as case analysis or personal financial management.

(Theo ý kiến của tôi, môn Toán nên được bắt buộc đối với tất cả học sinh trung học. Có hai lý do chính khiến tôi tin rằng như vậy:

Thứ nhất, học tập môn này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng suy nghĩ logic. Khi làm việc với các con số, học sinh phải suy nghĩ rất kỹ để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất.

Thứ hai, học sinh có thể sử dụng các công thức toán học để quản lý các tính toán thường ngày như theo dõi các hóa đơn.

Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích khi học sinh vào đại học và sống độc lập. Họ có thể tận dụng những kỹ năng này để áp dụng vào các nhiệm vụ phân tích tình huống, hay quản lý chi tiêu cá nhân.)

Dạng 2 - Bài nói mở rộng 3 phút

Prepare to speak about the topic below

Imagine that your supervisor has offered you a choice between two positions. One consists of tasks that you do really well, while the other would be more challenging and involve learning new skills. Which do you prefer? Why? Give specific reasons for your answer.

Bước 1: Xác định chủ đề chính và yêu cầu của câu hỏi

Ví dụ: Imagine that your supervisor has offered you a choice between two positions. One consists of tasks that you do really well, while the other would be more challenging and involve learning new skills.

—> Chủ đề chính: Công việc (Positions)

—> Yêu cầu: Lựa chọn vị trí nào? Tại sao? (Which do you prefer? Why? Give specific reasons for your answer.)

Bước 2: Xác định quan điểm cá nhân

Ví dụ: Lựa chọn vị trí thách thức hơn, yêu cầu học hỏi kỹ năng mới

—> In my opinion, I opt for the second position which is more challenging and involves learning new skills.

(Theo tôi, tôi chọn vị trí thứ hai, có nhiều thử thách hơn và đòi hỏi phải học các kỹ năng mới.)

Bước 3: Đưa ra nguyên nhân cho quan điểm đó

Nguyên nhân: Phát triển kỹ năng lâu dài, mở ra nhiều cơ hội trong tương lai

—> This position allows me to have long-term development and opens up more opportunities in the future.

(Vị trí này cho phép tôi có sự phát triển lâu dài và mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai.)

Tiếp tục đưa ra ví dụ hoặc giả thuyết để củng cố nguyên nhân, ví dụ như kỹ năng mới có thể học đươc như sử dụng phần mềm mới, quản lý dự án, v.v.

—> For example, I could learn a new software program or take on project management responsibilities. Acquiring these new capabilities would make me a more well-rounded and valuable employee.

(Ví dụ, tôi có thể học một chương trình phần mềm mới hoặc đảm nhiệm trách nhiệm quản lý dự án. Việc có được những khả năng mới này sẽ giúp tôi trở thành một nhân viên toàn diện và có giá trị hơn.)

Bước 4: Phản đề - So sánh với lựa chọn còn lại để làm nổi bật quan điểm

Phản đề: Vị trí thứ 1 tuy an toàn và ổn định nhưng không có nhiều thứ mới để học tập và phát triển.

—> However, the first position, although it is less complicated and stressful, it would not provide me with any new experiences or opportunities to develop. Performing the same tasks every day could become boring and hinder my professional growth.

(Tuy nhiên, vị trí đầu tiên, mặc dù ít phức tạp và căng thẳng hơn, nhưng nó không mang lại cho tôi bất kỳ trải nghiệm hoặc cơ hội mới nào để phát triển. Việc thực hiện cùng một nhiệm vụ mỗi ngày có thể trở nên nhàm chán và cản trở sự phát triển nghề nghiệp của tôi.)

Câu trả lời hoàn chỉnh

In my opinion, I opt for the second position which is more challenging and involves learning new skills.

This position allows me to have long-term development and opens up more opportunities in the future. For example, I could learn a new software program or take on project management responsibilities. Acquiring these new capabilities would make me a more well-rounded and valuable employee.

However, the first position, although it is less complicated and stressful, it would not provide me with any new experiences or opportunities to develop. Performing the same tasks every day could become boring and hinder my professional growth. Therefore, I would choose the difficult job to further improve my skills and strengths.

Dạng 3 - Mô tả tranh

Prepare to speak about the image below

image-alt

Bước 1: Xác định đối tượng chính của tranh

Ví dụ: Một cô gái trẻ (A young woman)

Bước 2: Xác định các yếu tố xung quanh

Không gian: Trong nhà (Indoor), Phòng bếp (Kitchen)

Thời gian: Buổi sáng (Morning, daytime)

Hoạt động chính: Nấu ăn/ Làm bữa sáng (Cooking/ Preparing breakfast)

Đặc điểm của chủ thể: Biểu cảm vui vẻ (Delighted), Trang phục thể thao (Workout clothes)

Bước 3: Xác định trật tự mô tả tranh

Cách 1: Theo trình tự không gian trái - phải / trên - dưới

Cách 2: Theo trình tự từ giữa (Chủ thể) ra xung quanh

Câu trả lời mẫu theo cách 2:

Chủ thể —> Vị trí của chủ thể —> Hoạt động chính —> Các đặc điểm của chủ thể —> Không gian xung quanh.

“In this picture, I can see a woman who is standing in the kitchen. To be more specific, she is chopping some fruits and vegetables on the table.

Besides, she is wearing sporty gym clothes and looks so energetic with a smile on her face so maybe she’s just done some morning exercise. 

In the background, the natural light is streaming in through the window, so I guess it could be morning time and perhaps she is making breakfast for herself to recharge her battery.”

(Trong bức ảnh này, tôi có thể thấy một người phụ nữ đang đứng trong bếp. Cụ thể hơn, cô ấy đang thái một số loại trái cây và rau củ trên bàn.

Ngoài ra, cô ấy đang mặc bộ đồ tập gym và trông rất năng động với nụ cười trên môi nên có lẽ cô ấy vừa tập thể dục buổi sáng.

Ở xung quanh căn phòng, ánh sáng tự nhiên chiếu vào qua cửa sổ, nên tôi đoán có thể đang là buổi sáng và có lẽ cô ấy đang tự làm bữa sáng để sạc lại năng lượng cho bản thân.)

Lời khuyên về việc cải thiện phản xạ và độ trôi chảy trong Speaking Duolingo

Nói theo chủ đề

Khi phải nói về một chủ đề cụ thể trong Speaking Duolingo, điều quan trọng là người học cần tập trung vào việc truyền đạt ý tưởng chính một cách rõ ràng và linh hoạt, thay vì mắc kẹt vào từng chi tiết nhỏ. Đây là một kỹ năng quan trọng để có thể phản ứng nhanh chóng và diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên.

Trước hết, người học cần rèn luyện từ vựng liên quan đến chủ đề. Ví dụ, nếu chủ đề là du lịch, hãy làm quen với các từ như điểm đến (destination), hành lý (luggage), phương tiện di chuyển (transport), khách sạn (hotel), nhà hàng (restaurant), v.v. Khi đã nắm vững từ vựng, việc xây dựng câu và diễn đạt ý tưởng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tiếp theo, hãy thực hành nói về chủ đề trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ 1-2 phút. Việc này sẽ giúp bạn quen với việc phản ứng nhanh và diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên, thay vì lúng túng vì không biết nói gì. Hãy tập trung vào việc truyền tải thông điệp chính, chứ không phải mắc kẹt vào từng chi tiết nhỏ, áp dụng theo phương pháp đã được trình bày bên trên.

Cuối cùng, hãy tập trung vào nhịp điệu và ngữ điệu tự nhiên thay vì quá chú trọng phát âm từng từ một cách chi tiết. Việc này sẽ giúp thí sinh nói lưu loát hơn và tránh những khoảng lặng không tự nhiên.

Mô tả tranh

Khi mô tả một bức tranh trong Speaking Duolingo, điều quan trọng là người học cần truyền tải thông điệp chính của bức tranh một cách rõ ràng và liên kết các chi tiết một cách tự nhiên.

Trước hết, người học cần rèn luyện từ vựng mô tả hình ảnh như màu sắc, hình dạng, vị trí, số lượng, hoạt động, v.v. Việc làm quen với những từ này sẽ giúp người học mô tả tranh một cách rõ ràng và lưu loát hơn.

Tiếp theo, hãy thực hành mô tả tranh trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ 1-2 phút. Việc này sẽ giúp người học quen với việc phản ứng nhanh và truyền tải thông điệp chính của bức tranh một cách tự nhiên. Hơn hết, người học nên có một trật tự nhất định để mô tả tranh bám sát theo chiều đó, tránh những khoảng lặng suy nghĩ.

Tổng kết

Tóm lại, để cải thiện phản xạ và độ trôi chảy trong Speaking Duolingo, người học cần rèn luyện từ vựng, thực hành nói trong thời gian ngắn, và tập trung vào nhịp điệu và ngữ điệu tự nhiên. Người học cũng cần kết hợp phương pháp trả lời logic, có trật tự hợp lý để câu trả lời thuyết phục, bao quát.

Với sự luyện tập thường xuyên, người học sẽ dần cải thiện được kỹ năng nói của mình, không chỉ trong Speaking Duolingo mà còn trong các tình huống giao tiếp nói chung.

Trích dẫn

  1. Dinh, Ngoc & Dung, Tran. (2020). KEY FACTORS INFLUENCING LEARNERS’ ORAL FLUENCY IN ENGLISH SPEAKING CLASSES: A CASE AT A PUBLIC UNIVERSITY IN VIET NAM. VNU Journal of Foreign Studies. 36. 93. 10.25073/2525-2445/vnufs.4631.

  2. "Duolingo English Test." Duolingo, https://englishtest.duolingo.com/practice.

Tham vấn chuyên môn
Ngô Phương ThảoNgô Phương Thảo
Giáo viên
Triết lý giáo dục: "Không ai bị bỏ lại phía sau" (Leave no one behind). Mọi học viên đều cần có cơ hội học tập và phát triển phù hợp với mức độ tiếp thu và tốc độ học tập riêng của mình.

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...