Expressions of likelihood (ngôn ngữ diễn đạt mức độ chắc chắn) là những công cụ ngôn ngữ quan trọng giúp làm rõ mức độ chắc chắn hoặc không chắc chắn về khả năng xảy ra của một sự việc, sự kiện trong các bối cảnh giao tiếp đa dạng.
Ví dụ, cách diễn đạt “The project will be completed on time.” (Dự án sẽ được hoàn thành đúng thời hạn.) thể hiện mức độ chắc chắn cao về thời điểm hoàn thiện dự án. Thay vào đó, câu “The project will probably be completed on time" (Dự án có khả năng sẽ được hoàn thành đúng thời hạn) mang hàm ý về khả năng kế hoạch bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khiến nó không được hoàn tất đúng thời hạn.
Expressions of likelihood không chỉ giúp làm rõ về xác suất xảy ra sự việc, thể hiện thái độ cẩn trọng của người nói mà còn tăng tính trang trọng trong các tình huống cần thể hiện sự chuyên nghiệp khi giao tiếp. Việc sử dụng các biểu thức này một cách phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục đích giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và hiệu quả.
Key takeaways |
---|
|
Expressions of likelihood là gì, có bao nhiêu hình thức?
Expressions of likelihood là những từ hay cụm từ được thêm vào câu để làm rõ về mức độ chắc chắn hay không chắc chắn của thông tin mà người nói truyền tải. Chúng có thể được phân loại dựa trên các hình thức ngữ pháp khác nhau nhưng đều đóng vai trò truyền đạt thông tin về khả năng xảy ra của sự việc, hiện tượng được đề cập trong câu. Dưới đây là các hình thức thường gặp cùng một số ví dụ:
Modal auxiliaries (Động từ khiếm khuyết)
Một số động từ khiếm khuyết thường được sử dụng để chỉ khả năng xảy ra của sự việc là may, might, could, dùng với nghĩa “có thể”. Trong câu tiếng Anh, các động từ khiếm khuyết đứng trước động từ chính và không thay đổi theo thì hay số lượng.
Cấu trúc ngữ pháp: Chủ ngữ + động từ khiếm khuyết (+ not) + động từ chính + các thành phần phụ trong câu
Ví dụ:
may
She may not join us for dinner tonight. (Cô ấy có thể sẽ không ăn tối cùng với chúng ta hôm nay.)
might
I might call you later. (Có thể tôi sẽ gọi cho bạn sau.)
could
There could be a delay in the delivery due to bad weather. (Có thể gói hàng sẽ được giao tới muộn do thời tiết xấu.)
Modal adjuncts (Phụ ngữ tình thái)
Các phụ ngữ tình thái được dùng để cung cấp thông tin về thái độ của người nói hoặc khả năng xảy ra của một sự kiện, và chúng thường xuất hiện ở dạng trạng từ, ví dụ như definitely hay certainly mang nghĩa “chắc chắn”, probably mang nghĩa “rất có thể”, possibly mang nghĩa “có khả năng”…
Các trạng từ này đứng trước động từ chính và sau động từ khiếm khuyết (nếu có) hoặc trong văn nói, chúng có thể đứng đầu hoặc cuối câu để nhấn mạnh về khả năng xảy ra của sự việc đó.
Cấu trúc ngữ pháp:
Chủ ngữ + động từ khiếm khuyết (nếu có) + trạng từ + động từ chính + các thành phần phụ trong câu
Ví dụ: She definitely ate my sandwich. (Chắc chắn cô ấy đã ăn cái bánh mì kẹp của tôi.)
Trạng từ, + chủ ngữ + động từ khiếm khuyết (nếu có) + động từ chính + các thành phần phụ trong câu
Ví dụ: Probably, the movie is going to start at around 5:30. (Rất có thể bộ phim sẽ bắt đầu vào khoảng 5:30.)
Chủ ngữ + động từ khiếm khuyết (nếu có) + động từ chính + các thành phần phụ trong câu, + trạng từ
Ví dụ: "They will finish the task on time, possibly." (Họ sẽ hoàn thành công việc đúng giờ, có thể là như vậy.)
Clauses (Mệnh đề)
Mệnh đề chứa tính từ tình thái:
I’m sure that we have met before. (Tôi chắc chắn rằng chúng ta đã gặp nhau trước đây.)
I’m certain that the sun rises in the east. (Tôi khá chắc chắn rằng mặt trời mọc ở phía đông.)
It’s likely that she missed the meeting last week. (Có khả năng là cô ấy đã bỏ lỡ cuộc họp tuần trước.)
Mệnh đề chứa động từ nhận thức:
I think we have already discussed this topic. (Tôi nghĩ rằng chúng ta đã thảo luận về chủ đề này rồi.)
I doubt that he understands the instructions clearly. (Tôi nghi ngờ rằng anh ấy hiểu rõ các hướng dẫn.)
I believe that they will achieve their goals. (Tôi tin rằng họ sẽ đạt được mục tiêu của mình.)
Levels of likelihood - Mức độ chắc chắn
Các biển hiện về mức độ chắc chắn có thể được chia thành ba mức độ cơ bản: thấp, trung bình và cao. Việc hiểu và sử dụng các mức độ này giúp người nói truyền đạt chính xác mức độ chắc chắn hoặc không chắc chắn về một sự kiện hoặc câu nói. Dưới đây là chi tiết về ba mức độ này và các từ/cụm từ phổ biến tương ứng:
1. Expressions of likelihood with low likelihood (Mức độ thấp)
Các biểu hiện này được sử dụng khi một sự kiện hoặc tình huống có khả năng xảy ra thấp. Những từ và cụm từ này cho thấy sự không chắc chắn và khả năng thấp của một kết quả cụ thể:
Possibly
Might
Could
Perhaps
Ví dụ:
It might rain tomorrow. (Có thể sẽ có mưa vào ngày mai.)
She could come to the party. (Cô ấy có thể sẽ đến dự tiệc, nhưng không chắc chắn.)
Possibly, we will have a meeting next week. (Có thể, chúng ta sẽ có một cuộc họp vào tuần tới.)
Perhaps he will change his mind. (Có lẽ anh ấy sẽ thay đổi ý định.)
2. Expressions of likelihood with mid likelihood (Mức độ trung bình)
Các biểu thức này được sử dụng khi một sự kiện hoặc tình huống có khả năng xảy ra trung bình. Chúng cho thấy sự chắc chắn vừa phải, không quá chắc chắn nhưng cũng không hoàn toàn không chắc chắn.
Biểu thức phổ biến:
Probably
Likely
Most likely
Ví dụ:
She will probably arrive late. (Cô ấy có thể sẽ đến muộn.)
It's likely that we will finish the project on time. (Có khả năng chúng ta sẽ hoàn thành dự án đúng hạn.)
Most likely, they will accept the proposal. (Rất có thể họ sẽ chấp nhận đề xuất.)
3. Expressions of likelihood with high likelihood (Mức độ cao)
Các biểu thức này được sử dụng khi một sự kiện hoặc tình huống có khả năng xảy ra cao. Những từ và cụm từ này cho thấy sự chắc chắn mạnh mẽ và xác định về kết quả của một tình huống.
Biểu thức phổ biến:
Certainly
Definitely
Surely
Without a doubt
Ví dụ:
She will certainly pass the exam. (Cô ấy chắc chắn sẽ đậu kỳ thi.)
They definitely need to improve their performance. (Họ chắc chắn cần phải cải thiện hiệu suất của mình.)
Surely, he will attend the meeting. (Chắc chắn anh ấy sẽ tham dự cuộc họp.)
Without a doubt, this is the best solution. (Không nghi ngờ gì nữa, đây là giải pháp tốt nhất.)
Thông qua việc hiểu và thực hành sử dụng các biểu thức về mức độ khả năng này, người học có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp và truyền đạt ý tưởng một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Vấn đề khi giao tiếp thiếu expressions of likelihood
Giao tiếp không làm rõ mức độ chắc chắn có thể gặp phải nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp.
Kỳ vọng của người nghe
Người nghe có thể kì vọng cao ở khả năng thông tin được truyền tải sẽ thành sự thật. Theo đó, trách nhiệm ở người nói cũng nặng nề hơn nếu sự việc không diễn ra hoặc không mang lại kết quả như người nghe mong đợi.
Ví dụ, khi nói về sự kiện trong tương lai mà không thể hiện mức độ chắc chắn sẽ thường được hiểu với mức độ chắc chắn gần như 100%. Với những thông tin nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến người nghe, nên tránh khẳng định một cách chắc chắn.
Mức độ đáng tin cậy
Nếu việc giảm độ chắc chắn trong một vài trường hợp là cần thiết, thì việc tăng mức độ chắc chắn trong các trường hợp còn lại cũng vô cùng quan trọng. Trong một số trường hợp như mua bán hoặc đề xuất dự án, việc không sử dụng ngôn ngữ thể hiện mức độ chắc chắn sẽ khó tạo niềm tin hoặc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng.
Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ chỉ mức độ chắc chắn cao cũng là đang đặt một trách nhiệm lớn lên người nói, nên chỉ dùng khi người nói thật sự tự tin vào thông tin mình đang truyền tải.
Thái độ của người nói
Việc sử dụng các từ và cụm từ chỉ mức độ chắc chắn cũng thể hiện thái độ của người nói đối với thông tin mà họ đang truyền tải, cũng như là với người đón nhận thông tin đó.
Ví dụ, việc không giảm mức độ chắc chắn cho thấy người nói chưa cân nhắc kĩ lưỡng những yếu tố không chắc chắn cũng như ảnh hưởng mà thông tin được truyền đạt có thể có lên người nghe. Tương tự, không tăng sự chắc chắn khi cần thiết thể hiện người nói chưa đủ quyết liệt và tự tin đối với điều mình muốn truyền tải.
Tính trang trọng
Trong các tình huống chuyên môn và nghiêm túc, việc sử dụng các cách diễn đạt mức độ chắc chắn là một yếu tố quan trọng. Các ngữ cảnh cần thể hiện tính trang trọng cao có thể kể đến như: môi trường công sở, trường học, trong văn bản học thuật.
Ví dụ, khi trình bày kết quả nghiên cứu, cần tránh việc khẳng định một kết quả dựa trên một nghiên cứu đơn lẻ. Do đó, trong trường hợp này, nếu nghiên cứu sinh không giảm mức độ chắc chắn của kết quả nghiên cứu, bài báo cáo sẽ thiếu trang trọng do mang tính chủ quan.
Lợi ích khi sử dụng expressions of likelihood
Sử dụng ngôn ngữ biểu thị mức độ chắc chắn là vô cùng quan trọng vì nó giúp giải quyết những vấn đề được nhắc đến bên trên:
Giảm thiểu kỳ vọng
Người nói có thể điều chỉnh kỳ vọng của người nghe một cách hợp lý. Ví dụ, thay vì nói “I will be there.” (“Tôi sẽ ở đó.”), việc sử dụng “I will probably be there.” (“Rất có khả năng là tôi sẽ ở đó.”) giúp người nghe hiểu rằng có thể có sự thay đổi và không quá thất vọng nếu tình hình không như dự kiến, đồng thời giảm áp lực và trách nhiệm về phía người nói về việc thực hiện đúng như lời nói.
Tăng cường tính chính xác và độ tin cậy
Bằng cách sử dụng expressions of likelihood, người nói thể hiện sự tự tin vào tính chính xác trong thông tin truyền đạt. Điều này có lợi cho cả người nói khi tăng tính tin cậy của thông tin và uy tín của bản thân, mà còn giúp người nhận thông tin đánh giá và lập kế hoạch tốt hơn.
Chẳng hạn, khi người bán nói, “Using this definitely helps ease the pain.” (“Sử dụng sản phẩm này chắc chắn sẽ giúp giảm đau.”), việc khẳng định rõ ràng như vậy có thể làm tăng khả năng bán sản phẩm bằng cách tạo ra sự tin tưởng ở khách hàng. Đồng thời, người mua cũng cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định mua sản phẩm, nhờ vào sự khẳng định mạnh mẽ từ người bán.
Thể hiện thái độ tôn trọng và cẩn trọng
Sự khiêm tốn và thận trọng khi nói sẽ giúp tăng niềm tin và sự tôn trọng trong giao tiếp, đặc biệt là khi xử lý những vấn đề nhạy cảm.
Việc sử dụng expressions of likelihood cũng thể hiện độ tử tế và sự quan tâm đến người nghe. Bằng cách diễn đạt một cách chính xác sự chắc chắn/không chắc chắn hoặc thể hiện sự cân nhắc về khả năng của một thông tin, người nói có thể giảm bớt sự lo âu và tạo cảm giác yên tâm cho người nghe.
Ví dụ, khi người nói thông báo “You caught a serious disease.” (“Bạn đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng.”), cảm xúc của người nghe thường sẽ tiêu cực hơn so với khi thông báo là “It is likely that you caught a serious disease.” (“Có khả năng cao là bạn đã mắc một căn bệnh nghiêm trọng.”).
Duy trì tính trang trọng trong giao tiếp chuyên môn
Trong môi trường công sở, trường học, hay văn bản học thuật, việc sử dụng expressions of likelihood giúp duy trì tính trang trọng trong giao tiếp.
Ví dụ, trong công việc, cần truyền đạt thông tin về khả năng thực hiện hoặc thời gian hoàn thành dự án một cách rõ ràng và chuyên nghiệp. Trong bối cảnh trường học, cần trình bày ý kiến hoặc kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan. Tương tự, trong văn bản học thuật, sử dụng các từ ngữ diễn đạt mức độ chắc chắn giúp tác giả thể hiện tính khoa học và tính thuyết phục trong các lập luận.
Tóm lại, sử dụng các cụm từ này không chỉ làm cho thông điệp của bạn trở nên rõ ràng hơn mà còn xây dựng nên một môi trường giao tiếp trung thực và hiệu quả.
Tổng kết về expressions of likelihood
Việc sử dụng expressions of likelihood là rất quan trọng trong giao tiếp để làm rõ mức độ chắc chắn hoặc không chắc chắn về các sự kiện và tình huống. Các biểu thức này không chỉ giúp truyền đạt thông tin chính xác hơn mà còn phản ánh thái độ của người nói đối với thông tin và người nhận.
Việc chọn lựa và áp dụng đúng expressions of likelihood giúp giảm thiểu kỳ vọng không thực tế và tăng cường sự tin cậy của thông tin. Điều này đóng vai trò quan trọng trong các tình huống giao tiếp chuyên môn, mua bán, và các bối cảnh học thuật.
Các mức độ chắc chắn—thấp, trung bình, và cao—cung cấp sự linh hoạt trong việc thể hiện khả năng xảy ra của sự kiện. Việc hiểu và sử dụng đúng các mức độ này giúp nâng cao tính chính xác và hiệu quả trong giao tiếp.
Sử dụng các biểu thức này không chỉ làm rõ thông điệp mà còn giúp xây dựng mối quan hệ giao tiếp đáng tin cậy và trang trọng, từ đó góp phần vào thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tham khảo thêm:
Cách tăng sự tự tin khi nói Tiếng Anh - Nguyên nhân và cách cải thiện
Tiếng Anh giao tiếp chủ đề sở thích | 7 mẫu hội thoại luyện tập
Tiếng Anh giao tiếp chủ đề mời bạn đi chơi | Các mẫu câu thông dụng
Bài tập ứng dụng
Bài 1: Nhận diện expressions of likelihood và xác định mức độ chắc chắn
Đọc các câu dưới đây và xác định biểu thức về mức độ khả năng được sử dụng. Gạch chân biểu thức đó.
It might snow tomorrow.
She will probably call you later.
They are certainly going to win the match.
It is likely that we have missed the train.
He could get promoted this year.
Possibly, I will come to the meeting.
It will definitely rain in the evening.
We might be able to complete the project on time.
I’m sure she will not come to the party.
I believe you will pass the exam.
Đáp án:
might
probably
certainly
likely
could
possibly
definitely
might
I’m sure
I believe
Bài 2: Viết lại câu, dùng expressions of likelihood phù hợp
Viết lại các câu sau bằng cách sử dụng expressions of likelihood để làm rõ mức độ chắc chắn của chúng.
She will attend the conference. (low likelihood)
We are going to finish the project by Friday. (mid likelihood)
He is coming to the party tonight. (high likelihood)
They can solve the problem. (mid likelihood)
She knows the answer to the question. (low likelihood)
Đáp án gợi ý:
She might attend the conference.
We will probably finish the project by Friday.
He will certainly come to the party tonight.
They are likely to be able to solve the problem.
She might know the answer to the question.
References:
Lock, Graham. Functional English Grammar : An Introduction for Second Language Teachers. Cambridge ; New York, Cambridge University Press, 1996. https://books.google.com.vn/books?id=P0cTL9kmaEEC&printsec=frontcover&source=gbs_atb&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false
Bình luận - Hỏi đáp