Bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 ngày 20/02/2021

Phân tích yêu cầu, các bước lập dàn bài, bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 ngày 20/02/2021.
bai mau ielts writing task 1 va task 2 ngay 20022021

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 ngày 20/02/2021

The chart below shows changes in the number of international students in Australia in 2019 and 2020. Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

de-task-1-ngay-20022021

Phân tích yêu cầu

  • Dạng bài: Biểu đồ cột (bar chart) 

  • Đối tượng đề cập: số học sinh quốc tế ở trong nước Úc xuất thân từ các nước khác

  • Thì sử dụng quá khứ đơn

Phân tích chi tiết

Đoạn tổng quát 

  • Phần lớn học sinh quốc tế tại Úc đến từ Trung Quốc, trong khi học sinh từ Việt Nam, Brazil và Malaysia chỉ chiếm một phần nhỏ

  • Số học sinh đến từ Ấn Độ và Nepal tăng trong khi số học sinh đến từ Trung Quốc giảm

Đoạn thân bài 1

  • Số học sinh đến từ Trung Quốc đông hơn các nước còn lại năm 2019

  • Số học sinh đến từ Ấn Độ và Nepal cũng nhiều năm 2019.

  • Trong khi số học sinh đến từ Ấn Độ và Nepal tăng, số học sinh đến từ Trung Quốc giảm năm 2020

Đoạn thân bài 2

  • Số học sinh đến từ Việt Nam, Brazil và Malaysia chỉ tầm khoảng 20000 học sinh

  • Trong khi số học sinh đến từ Việt Nam tăng, số học sinh đến từ Brazil và Malaysia giảm.

Bài mẫu tham khảo

The bar chart illustrates the number of students in Australia that came from overseas in 2019 and 2020. 

Overall, most of the international enrollments came from China while those from Vietnam, Brazil and Malaysia constituted only a minority. Additionally, there was a substantial increase in the numbers of students applying from India and Nepal, as contrasted with the noticeable decline in China’s 2020 student count.

In 2019, enrollment from China topped that from all other listed countries, with 182,325 students registered. Next came India and Nepal, at 92,024 and 46,382 students respectively. In the following year, however, the numbers of students who applied from China shrank to only 167,568, whereas India and Nepal saw a respectable rise to 108,049 and 50,252 students respectively. 

On the contrary, there were only small numbers of enrollments from Vietnam, Brazil and Malaysia, with figures starting at around 22,000 students in 2019. In 2020, Vietnam’s student count increased moderately to 23,268 while figures for Brazil and Malaysia decreased to 21.086 and 19,584 respectively. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết dạng Bar Chart

Bài mẫu IELTS Writing Task 2 ngày 20/02/2021

Some people say free time activities for children should be organized by parents. Others say that children should be free to choose what they do in their free time. Discuss both views and give your opinion.

Cấu trúc bài viết

Introduction: 

  • Paraphrase lại đề bài

  • Thesis statement: trả lời trực tiếp câu hỏi của đề bài 

Body 1: Lợi ích của việc để cho trẻ em tự chọn sở thích riêng của mình 

  • Idea: Trẻ em cần phải được tự do lựa chọn để cảm thấy được sự tự chủ và quyền quyết định của cá nhân 

Support 1: Mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng và những mảng hứng thú, quan tâm riêng tương ứng, vì vậy nên được tự do chọn các hoạt động phù hợp với mình.

ếu được phép chọn những thứ mình thích, trẻ em sẽ cảm nhận được quyền quyết định của cá nhân trong quá trình lớn lên, giúp tăng sự tự tin và lòng tự trọng. 

Body 2: Lợi ích của việc để bố mẹ tổ chức, điều phối các hoạt động này 

  • 1st Idea: Nếu trẻ em được tự do quá thì dễ trở nên hư hỏng. 

Support: Trẻ em còn nhỏ hay ham vui và dễ sa đọa vào trong sở thích của mình nếu như không có sự can thiệp từ bố mẹ 

  • 2nd Idea: Bố mẹ thường biết những điều tốt nhất cho trẻ em.

Support: Bố mẹ nên khuyến khích, thuyết phục trẻ em theo đuổi những sở thích mà có ích cho quá trình lớn lên của trẻ nhỏ. 

Conclusion: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã đề cập trong bài.

Xem thêm: Cách viết dạng bài Discuss both views trong IELTS Writing Task 2

Bài mẫu tham khảo

It is proposed that leisure activities for children should be designed by parents, while many insist that children have the freedom of choice when it comes to leisurely pursuits. In my opinion, the combination of both approaches can do more good for the child. 

Children need to have a certain degree of freedom when choosing their leisure activities. Independently choosing a hobby gives children a sense of autonomy as they have the chance to explore the world through the choices they make. Also, since each child has their own unique characteristics, they should thus be able to choose corresponding fields of interest. For example, while those who are sociable and energetic may opt for team sports like football, the more curious and introverted ones may prefer reading or drawing. By choosing activities that match their qualities as such, the child can feel that they have a say in their course of development, which can greatly boost their confidence and self-esteem

However, this is not to say that parents should allow their children unrestricted freedom to do whatever they like. To a certain extent, parents need to organize and regulate children’s activities to ensure that their children do not become spoiled. Young children tend to derive fun and excitement chiefly from their leisurely pursuits; thus, if there is no parental intervention, they are likely to overindulge and neglect their study. Furthermore, parents know what is best for their children in terms of growing up so they should convince their children to pursue certain beneficial hobbies, like playing a musical instrument. Nevertheless, parental intervention needs to be exercised in moderation so as not to become too coercive, lest children’s free time become strained.

In conclusion, although children should have a choice in terms of what leisurely activities to take up, parents should still have some control over these activities. 

Từ vựng

  • leisurely pursuits: sở thích

  • sense of autonomy: cảm giác tự chủ

  • corresponding (adj): tương ứng

  • fields of interest: mảng quan tâm, hứng thú

  • have a say: có quyền ảnh hưởng, tác động

  • self-esteem (n): lòng tự trọng

  • unrestricted freedom: sự tự do không kiềm chế 

  • regulate (v): điều chế

  • spoiled (adj): hư hỏng

  • parental intervention: sự can thiệp của bố mẹ

  • overindulge (v): sa đoạ

  • in moderation: có tiết chế, điều độ 

  • coercive: ép buộc, áp đặt

Tham khảo Chương trình luyện thi IELTS Intermediate – IELTS 5.5 cung cấp phương pháp làm bài hoàn chỉnh với cấu trúc mạch lạc cho tất cả các dạng bài IELTS Writing Task 1 và Task 2.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...