Giải đề và bài mẫu IELTS Writing Task 1 “Lạ – Khó” | Phần 2

Tổng hợp giải đề và bài mẫu của những đề thi IELTS Writing Task 1 lạ và khó đã ra trong các lần thi thật  trong những năm gần đây.
author
ZIM Academy
11/01/2022
giai de va bai mau ielts writing task 1 la kho phan 2

Tổng hợp giải đề và bài mẫu của những đề thi IELTS Writing Task 1 lạ và khó đã ra trong các lần thi thật  trong những năm gần đây.

Xem thêm: Giải đề và bài mẫu IELTS Writing Task 1 “Lạ – Khó” | Phần 1

Đề bài IELTS Writing Task 1 – 02

The charts show fresh fruit exports in 2010.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

 

Phân tích tổng quan

  • Dạng bài: Bar charts
  • Đối tượng đề cập trong bài: lượng hoa quả được xuất khẩu trong năm 2010.
  • Đơn vị đo lường: tấn
  • Thì sử dụng: quá khứ đơn

Các khía cạnh cần lựa chọn để báo cáo và so sánh trong bài viết: Biểu đồ cột so sánh khối lượng xuất khẩu các loại trái cây của các quốc gia khác nhau. Khi báo cáo, người học cần chú ý các chi tiết sau:

  • Sự khác biệt về khối lượng xuất khẩu của từng loại trái cây: cam, chanh, bưởi và trái cây khác.
  • Sự khác biệt về khối lượng xuất khẩu trái cây của từng quốc gia: Mỹ, Ai Cập, Nam Phi, Argentina, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel.

Lời khuyên:

  1. Các biểu đồ đã cho cùng có đơn vị đo lường là nghìn tấn, nhưng khoảng cách giữa hai đường lưới của mỗi biểu đồ lại thể hiện một khối lượng khác nhau. Ví dụ, khoảng cách giữa hai đường lưới của biểu đồ khối lượng cam xuất khẩu chỉ 200 nghìn tấn, nhưng khoảng cách giữa hai đường lưới của biểu đồ khối lượng chanh xuất khẩu chỉ 100 nghìn tấn. Người học cần chú ý điểm khác biệt này để tránh nhầm lẫn khi so sánh khối lượng xuất khẩu của các loại quả với nhau.
  2. Điểm khó của các biểu đồ dạng này là có quá nhiều cột, đường, và các đối tượng có ít điểm chung. Vì vậy, người học khó so sánh và chia đoạn.

Trong trường hợp này và các trường hợp tương tự, người học nên quan sát và lựa chọn chỉ những đối tượng nổi bật để miêu tả kỹ. Với những đối tượng còn lại, người học chọn 1 – 2 chi tiết để miêu tả, không cần thiết cung cấp mọi thông tin, số liệu có trong biểu đồ.

Xem thêm: Tối ưu hóa tổng hợp thông tin trong IELTS Writing Task 1

Dàn bài chi tiết

Mở bài: giới thiệu nội dung chính của biểu đồ

Để paraphrase đối tượng chính trong câu mở bài, người đọc có thể

  • Thay đổi dạng động từ: export ” exported (the quantity of fresh fruit exported)
  • Sử dụng từ đồng nghĩa: fresh fruit ” citrus fruit (trái cây họ cam quýt)

Tổng quan: khái quát các đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất trong sơ đồ

Loại trái cây được xuất khẩu nhiều nhất là cam, tiếp đến là chanh, bưởi, và các loại quả khác.

Lời khuyên: Người học có thể liệt kê toàn bộ các khối lượng xuất khẩu của tựng loại trái cây và từng quốc gia để từ đó khái quát được những điểm nổi bật nhất.

Ví dụ:

  • Cam: tổng khối lượng xuất khẩu 2600 tấn
  • Chanh: tổng khối lượng xuất khẩu 1200 tấn
  • Bưởi: tổng khối lượng xuất khẩu 600 tấn
  • Trái cây khác: tổng khối lượng xuất khẩu 470 tấn

Từ đó, người học có thể chọn lọc được các thông tin để đưa vào phần overview.

Thân bài: chia 2 đoạn văn, mỗi đoạn miêu tả 2 loại trái cây và so sánh khối lượng xuất khẩu giữa các quốc gia

  • Thân bài 1: Mô tả và so sánh biểu đồ cam và chanh
  • Thân bài 2: Mô tả và so sánh biểu đổ bưởi và các trái cây khác

Lời khuyên: Khi có nhiều biểu đồ về các đối tượng khác nhau, người học nên lựa chọn một tiêu chí đánh giá để làm cơ sở sắp xếp trình tự miêu tả các đối tượng. Ở đây tiêu chí đánh giá được lựa chọn là khối lượng xuất khẩu, vì vậy các loại trái cây sẽ được phân tích theo trình tự khối lượng xuất khẩu giảm dần.

 Bài mẫu IELTS Writing Task 1 tham khảo

The charts compare different types of citrus fruit exports from a number of different countries in 2010.

Overall, oranges were by far the fruit that was exported the most, in terms of weight, followed by lemons and then grapefruits.

Orange exports were the highest, with South Africa exporting just over 1 million metric tons. Egypt and the US also exported a large amount of oranges, at 900,000 and 700,000 metric tons respectively. With regards to lemon exports, Turkey was the main exporter, with 500,000 metric tons, followed by Mexico and Argentina, at approximately 440,000 and 260,000 metric tons.

Grapefruits were the third most commonly exported fruit, with the US and South Africa both exporting around 230,000 tons, while Turkey managed to export around 50,000 tons less than those countries. In terms of other types of citrus fruits, Mexico was responsible for 450,000 metric tons of exports. The US and Israel made minimal contributions in comparison.

155 từ

 Từ vựng

  1. citrus fruit (n): trái cây họ cam quýt.
  2. exporter (n): nơi xuất khẩu
  3. to make minimal contribution (v): đóng góp rất ít

 Cấu trúc ngữ pháp

  1. S + (to be) + by far the most …, followed by …: … cho đến nay đứng thứ nhất, theo sau bởi …

Cấu trúc so sánh hơn nhất với by far: Người học sử dụng để nhấn mạnh rằng đến thời điểm được nói đến, đối tượng đang đứng thứ nhất.

Cấu trúc …, followed by: Người học sử dụng để liệt kê các đối tượng xếp hạng sau đối tượng đứng thứ nhất.

Ví dụ: Overall, oranges were by far the fruit that was exported the most, in terms of weight, followed by lemons and then grapefruits.

  1. … the + (ordinal number) + most …: là đối tượng đứng thứ mấy từ trên xuống

Số thứ tự (ordinal number) là các số sử dụng để miêu tả sự sắp xếp lần lượt (first, second, third, …). Người học sử dụng cấu trúc này để chỉ thứ hạng của các đối tượng theo chiều từ trên xuống, đa phần để chỉ các đối tượng đứng ngay sau vị trí thứ nhất.

Ví dụ: Grapefruits were the third most commonly exported fruit,…

Tham khảo thêm khóa học IELTS online để được trải nghiệm quá trình học tập theo nhu cầu cá nhân và giải đáp những khó khăn gặp phải.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu