Banner background

Học IELTS nên học kỹ năng nào trước: Cách phân bổ thời gian học

Bài viết đưa ra tư vấn dành cho người mới học IELTS nên học kỹ năng nào trước và gợi ý thời gian biểu hợp lý cho mỗi kỹ năng.
hoc ielts nen hoc ky nang nao truoc cach phan bo thoi gian hoc

Key takeaways

  1. Trình tự học kỹ năng nên dựa vào năng lực ở điểm xuất phát của người học: người mất gốc - người có nền tiếng Anh cơ bản chắc

  2. Với mỗi kỹ năng, hãy phân bổ thời gian: dành 40% thời gian học để làm quen các kỹ năng và dạng bài, 60% còn lại sẽ dành cho việc thực hành kỹ năng. 

  3. Sau mỗi buổi học một kỹ năng đầu vào , nên đi kèm theo là một kỹ năng đầu ra

Việc bắt đầu từ đâu và học IELTS nên học kỹ năng nào trước là điều mà nhiều học viên rất thắc mắc. Bài viết sẽ chỉ ra một số gợi ý dành cho thứ tự học các kỹ năng cũng như cách để học mỗi kỹ năng sao cho hiệu quả.

Học IELTS nên học kỹ năng nào trước?

Học IELTS nên học kỹ năng nào trước?Hiện nay, chứng chỉ ngoại ngữ IELTS ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, và được sử dụng cho nhiều mục đích như: xét tuyển đại học, du học, xin việc,...Và có rất nhiều người học đang loay hoay không biết nên bắt đầu học IELTS nên học kỹ năng nào trước. Dưới đây là một số gợi ý dành cho các đối tượng đang tìm hiểu IELTS và có ý định muốn học chứng chỉ ngoại ngữ này.

Trước hết, để có thể học IELTS, thí sinh nên xác định trình độ của bản thân đang nằm ở mức nào.

Đối với các thí sinh có nền tiếng Anh căn bản không vững, hoặc mất gốc

Điều đầu tiên các thí sinh thuộc nhóm này nên làm là bổ sung các kỹ năng liên quan đến tiếng Anh cơ bản như ngữ pháp, và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản để có thể bắt tay vào việc học IELTS một cách dễ dàng hơn. 

Nhóm đối tượng này nên có một bài kiểm tra trình độ đầu vào, hãy đảm bảo sau khi tiếp xúc với nền tiếng Anh cơ bản, các bạn nên xác định trình độ của mình đạt tầm 3.0 để tiến tới giai đoạn học IELTS.

Đối với các thí sinh có nền căn bản ở mức tốt nhưng chưa tiếp xúc với IELTS

Có một nền tiếng anh tốt là một lợi thế lớn khi bắt đầu học chứng chỉ này. Các thí sinh này sẽ có căn bản tốt khi học chứng chỉ này, bởi chứng chỉ đòi hỏi một lượng kiến thức về tiếng Anh nhất định.

Khi người học đã đạt đến mức tối thiểu có thể học được IELTS, thí sinh có thể bắt tay vào học các kỹ năng thụ động - hay còn được gọi là kỹ năng đầu vào - Listening hoặc Reading trước tiên. 

Giống như cách con người tiếp thu ngôn ngữ thông qua việc nghe và bắt chước, học cách kỹ năng thụ động sẽ giúp các bạn học cách ghi nhớ từ vựng, cách phát âm, cách sử dụng các từ ngữ để tiếp nối cho các kỹ năng sau. Mục đích của hai kỹ năng này là cung cấp kiến thức để giúp các bạn ứng dụng vào 2 kỹ năng còn lại, cũng như hai kỹ năng không quá đòi hỏi các bạn phải có tư duy sáng tạo ngôn ngữ, là một xuất phát điểm phù hợp dành cho người mới bắt đầu.

Sau khi đã có được nền tảng cơ bản, thí sinh có thể chuyển qua các kỹ năng là Speaking và Writing. Đi từ cơ bản đến khó, ứng dụng những từ ngữ mà bản thân học được từ hai kỹ năng đầu vào để ứng dụng những gì đã học được từ kỹ năng đầu vào.

Phân bổ thời gian học và chiến lược học theo thứ tự kỹ năng

Sau khi đã xác định được thứ tự học cho mỗi kỹ năng, để có thể đạt kết quả cao, người học cần có một thời gian biểu cũng như chiến lược học hiệu quả.

Phân bố thời gian học

Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc học IELTS, thí sinh nên học ít nhất 1h/1 ngày và các kỹ năng đầu vào - ra nên được xếp xen kẽ.

Việc xếp xen kẽ các kỹ năng sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn, ứng dụng được luôn các kiến thức vừa học, cũng như cải thiện các kỹ năng đồng thời vì chúng sẽ bổ trợ lẫn nhau.

Đối với mỗi một kỹ năng:

  • Hãy dành 40% thời gian học của buổi đó để tìm hiểu dạng bài, xem qua các kỹ năng cơ bản, hoặc ôn tập lại những gì đã học của buổi trước

  • Dành 60% thời gian còn lại cho việc luyện tập những gì đã học, cải thiện những lỗi sai

Phân bố thời gian họcThí sinh có thể tham khảo:

Chiến lược học IELTS

Trước khi bắt tay vào làm đề IELTS, các thí sinh nên có một chiến lược ôn luyện hiệu quả. Bắt đầu từ căn bản nhất đến khó nhất hoặc đến mục tiêu mà người học cần đạt được để dựng nên một chiến lược hiệu quả.

Đầu tiên, đối với mỗi một kỹ năng, các thí sinh cần phải tìm hiểu rõ:

  • Dạng bài cơ bản của mỗi kỹ năng

  • Cách làm các dạng bài

  • Thời gian làm bài của mỗi kỹ năng

  • Luyện tập các dạng bài

Đây là bước quan trọng để tạo nên nền tảng IELTS căn bản cho mỗi thí sinh.

Sau khi đã xong bước học riêng lẻ các kỹ năng, chúng ta sẽ học kỹ năng theo cặp: Listening - Speaking, Reading - Writing, để các kỹ năng sẽ bổ trợ lẫn nhau và khắc phục điểm yếu của bạn.

Đối với kỹ năng Listening - Speaking

Kỹ năng Listening sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin. Thí sinh trong quá trình học kỹ năng này, nên luyện nghe theo các chủ đề mà Speaking thường gặp, để có thể ghi chú lại các từ vựng của chủ đề, cách phát âm và ngữ cảnh của từ. Sau đó ứng dụng vào kỹ năng Speaking, đối chiếu phát âm để sửa lại, cũng như đối chiếu chính tả của các từ mình đã học.

Đối với kỹ năng Reading - Writing

Tương tự như hai kỹ năng đã đề cập trên, thí sinh nên đọc các bài đọc theo chủ đề mà Writing có thể vào, hoặc các chủ đề có thể gặp trong IELTS. Mục đích của kỹ năng này là đem lại khả năng hiểu ngôn ngữ, học từ vựng mới và khả năng ghi nhớ, nắm rõ cách sử dụng của các cấu trúc trong một đoạn văn. Sau khi đã hiểu và nắm rõ, thí sinh sẽ ứng dụng những cái học được vào kỹ năng Writing, và so sánh với những gì mình đọc được để cải thiện.

Tổng kết

Bài viết đã gợi ý cho các thí sinh về việc học IELTS nên học kỹ năng nào trước, đồng thời đưa ra một chiến lược để giúp các thí sinh hình dung về hành trình học IELTS của mình. Để có thêm tư vấn về lộ trình cũng như cách học, thí sinh có thể tham khảo khóa học ZIM IELTS để có thể đạt kết quả tốt nhất.

Tham vấn chuyên môn
Thiều Ái ThiThiều Ái Thi
Giáo viên
“Learning satisfaction matters” không chỉ là phương châm mà còn là nền tảng trong triết lý giáo dục của tôi. Tôi tin chắc rằng bất kỳ môn học khô khan nào cũng có thể trở nên hấp dẫn dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên. Việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà còn khiến chúng trở nên dễ hiểu và khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, kết hợp việc tạo ra trải nghiệm tương tác giữa giáo viên và người học, tôi mong muốn có thể biến những khái niệm phức tạp trở nên đơn giản, và truyền tải kiến thức theo những cách phù hợp với nhiều người học khác nhau.

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...