Học ngoại ngữ hiệu quả với Lý thuyết Tiếp Nhận Ngôn Ngữ (Phần 3)

Trong phần cuối của series “tiếp nhận ngôn ngữ – Language Acquisition”, tác giả sẽ phân tích và so sánh về các giả thiết đối với người học liên quan đến việc xây dựng các mô hình kiểm soát, màng lọc ngôn ngữ và trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của ngữ pháp trong việc lĩnh hội được ngôn ngữ.
author
ZIM Academy
23/04/2021
hoc ngoai ngu hieu qua voi ly thuyet tiep nhan ngon ngu phan 3

Ở bài trước, Tác giả đã phân tích về lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp – Acquisition and Learning – và làm thế nào để một người học tiếng Anh có thể tiếp thu ngoại ngữ một cách hiệu quả theo cách chủ động và bị động, đồng thời giải thích về nguyên lí đầu vào có thể hiểu được – Comprehensible input.

Trong phần cuối của series “tiếp nhận ngôn ngữ – Language Acquisition”, tác giả sẽ phân tích và so sánh về các giả thiết đối với người học liên quan đến việc xây dựng các mô hình kiểm soát, màng lọc ngôn ngữ và trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của ngữ pháp trong việc lĩnh hội được ngôn ngữ.

Xem thêm: Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquitision) ứng dụng học ngoại ngữ hiệu quả – Phần 1

Xem thêm: Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ (Language Acquitision) ứng dụng học ngoại ngữ hiệu quả – Phần 2

Mô Hình Kiểm soát – Monitor Model Hypothesis

“Your aptitude doesn’t matter – success in language learning is far more dependent on your ATTITUDE.”

-Stephen D. Krashen-

“Năng khiếu của bạn không quan trọng – sự thành công trong việc học ngôn ngữ đó là THÁI ĐỘ của chính bạn”

Giả thuyết 

Thuyết Mô Hình kiểm soát của giáo sư Stephen Krashen giải thích mối quan hệ giữa việc tiếp nhận ngôn ngữ học ngôn ngữ, theo đó giải thích sự ảnh hưởng của chúng với nhau.

Theo giáo sư Krashen nhận định, thì việc tiếp nhận ngôn ngữ trực tiếp tạo nên sự lưu loát (fluency). Học gián tiếp tạo nên sự chính xác (accuracy). 

Chuyện này giải thích cho việc thời gian người học tiếp xúc với Tiếng Anh trên lớp rất hạn chế (thường là từ 1-2 tiếng) và đa phần chỉ để sửa lỗi hoặc học các công thức/ từ vựng/ ngữ pháp mới… chứ không đủ lượng và chất để người học có thể luyện tập phản xạ ngôn ngữ.

Người học tuy có thể biết và vận dụng những gì đã học trên lớp trong thời gian ngắn, nhưng nếu qua một thời gian dài không vận dụng lại thì những kiến thức đó sẽ từ từ mất đi theo thời gian. 

thuyet-mo-hinh-kiem-soat
Thuyết Mô Hình kiểm soát của giáo sư Stephen Krashen

Sự lưu loát (fluency) và sự chính xác (accuracy) đều quan trọng. Người học nên học một số kiến thức căn bản về tiếng Anh như ngữ pháp, từ vựng mới… trên lớp, và vận dụng lớp học và người giảng dạy để kích thích sự tò mò, sửa lại các lỗi sai của các bài tập về nhà, hoặc những gì người học đã luyện tập được/ lĩnh hội được trên các phương tiện học khác.

Ví dụ và ứng dụng thực tiễn

Người học có thể ứng dụng giả thiết trên bằng cách phân chia việc tiếp thu ngôn ngữ thành từng giai đoạn và môi trường riêng biệt – Trên lớp học và ở nhà.

Khi ở trên lớp học, người học nên chú ý vào việc tiếp thu từ vựng và làm quen các cấu trúc mới (tiếp thu đầu vào đa lượng – Massive Input) cũng như liên hệ với giáo viên nhằm mục đích sửa lại lỗi sai của bài tập về nhà.

Khi ở nhà, người học phát triển năng lực ngoại ngữ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ thông qua sách/ báo/ videos/ nói chuyện trực tiếp với các người học khác trong môi trường ngoại ngữ, cũng như luyện thêm các kỹ năng đã có thông qua các bài tập về nhà…

Và điều này nên lặp đi lặp lại trong suốt quá trình học ngôn ngữ của người học, vì ngay trong lúc học, lượng kiến thức đó sẽ từ từ bị mai một đi theo thời gian nếu không ôn tập lại. Theo như sơ đồ trí nhớ của Ebbinghaus, qua mỗi một khoảng thời gian nhất định, não bộ thường sẽ được “làm mới” sau mỗi lần con người ngủ, khiến những kiến thức cũ dần mất đi một cách tự nhiên. Vì lí do đó, người học cũng cần xem lại các kiến thức cũ đã học đến khi nào thật sự tiếp thu và ứng dụng được.

so-do-tri-nho
Sơ đồ trí nhớ của Ebbinghaus cho thấy việc ôn tập lại bài cũ là rất cần thiết, vì đa phần người học sẽ quên mất kiến thức ngay sau 2-3 ngày không ôn tập.

Xem thêm: 2 kỹ thuật ghi nhớ và tiếp nhận từ vựng đối với người học tiếng Anh

Màng lọc ngôn ngữ – Affective Filter Hypothesis

“In the real world, conversations with sympathetic native speakers who are willing to help the acquirer understand are very helpful.”

-Stephen D. Krashen-

“Trên thực tế, những người bản xứ đồng cảm, sẵn sàng chữa lỗi sai cho những người tiếp nhận ngôn ngữ khác hiểu các cuộc hội thoại thì giúp ích cho những người tiếp nhận ngôn ngữ đó rất nhiều”  

Giả thuyết 

Giáo sư Stephen Krashen nhận định rằng trước khi những thông tin người học tiếp xúc đến được trung tâm xử lý ngôn ngữ của não, nó sẽ đi qua một bộ lọc cảm xúc (Affective Filter). Bộ lọc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tởi khả năng tiếp thu những đầu vào ngôn ngữ của người học. 

Nếu người học thoải mái, vui vẻ và có động lực học mạnh mẽ thì bộ lọc cảm xúc này sẽ mở rộng ra, khi đó lượng kiến thức người học tiếp thu được sẽ tăng lên rất nhiều (Accellerated Input Acceptance). 

Ngược lại, nếu người học cảm thấy lo lắng, bất an hoặc bối rối do nhiều yếu tố như không hiểu bài, hoặc trình độ quá cao so với hiện tại… thì bộ lọc này sẽ bị bóp hẹp lại, dẫn tới tình trạng “từ chối đầu vào” (Input Rejection) 

Affective-Filter
Affective Filter

Ví dụ và ứng dụng thực tiễn

Khi học tiếng Anh, người học có thể gặp những trường hợp gây ra sự lo lắng và bối rối khi học như không hiểu bài hoặc bài tập đưa ra là quá sức với bản thân… Từ đó “sự lo lắng” (anxiety) tăng cao, dẫn đến những tình trạng tiêu cực đến tinh thần học, từ chối kiến thức mới và từ đó mất dần hứng thú học.

Một môi trường học thoải mái và an toàn cho người học là điều rất quan trọng. Trên lớp, người học nên cảm thấy thoải mái để hỏi bất kì câu hỏi nào với giáo viên để người học có thể tự tin cải thiện bản thân mình mà không có cảm giác mình đang bị phán xét.

Khi ở nhà, thay vì chú ý học nghiêm túc 100% về các dạng đề/ từ vựng/ ngữ pháp…, người học chỉ nên đầu tư 30-40% thời gian và công sức vào việc học trực tiếp và 60-70% thời gian vào việc học gián tiếp (Như xem phim song ngữ/ Nghe những bài nhạc có lời bài hát đơn giản/ giao tiếp với những người bạn quốc tế trực tiếp hoặc qua internet/…) – Nên lưu ý là những nguồn tài liệu/những cuộc hội thoại này phải ở level mà người học có thể hiểu được nhưng cao hơn trình độ hiện tại 1 cấp độ CEFR như bài trước tác giả đã đề cập (Comprehensible Input)

thap-tiep-thu-kinh-nghiem
(Tháp tiếp thu kinh nghiệm của Edgar Dale)

 

Theo như Giáo sư Edgar Dale – một nhà nghiên cứu giáo dục của Mỹ – nhận định, việc học chủ động để lại lượng kiến thức lớn nhất chỉ khi người học có môi trường hoặc cơ hội để thể hiện bản thân mình, còn việc học bị động là khi người học tiếp xúc với các khía cạnh khác của ngôn ngữ (Nghe; Đọc; Xem phim; Tiếp xúc với các diễn giải; …) nhưng người học có thể học bị động bất cứ lúc nào.

Bằng cách học như vậy, người học sẽ vừa quản lí được cảm xúc của mình khi học một ngoại ngữ mới, vừa cân bằng giữa việc học chủ động và học bị động, từ đó đảm bảo cho việc thu nạp kiến thức đầu vào được diễn ra liên tục và hiệu quả.

Xem thêm: Học từ vựng tiếng Anh qua phương pháp hình thành các mối liên kết với từ vựng

Ngữ Pháp và tầm quan trọng của ngữ pháp với việc sử dụng ngôn ngữ.

Giả thiết

Ngữ pháp, theo như giáo sư Krashen nhìn nhận, tuy đóng vai trò quan trọng trong việc một người học ngoại ngữ lĩnh hội và hiểu được cách thức mà ngôn ngữ đó hoạt động, nhưng đó là khi người học đã làm quen với ngôn ngữ đó từ trước và có một lượng kiến thức nhất định về nó. 

Việc áp dụng ngữ pháp vào việc học ngôn ngữ không nhằm mục đích tạo ra sự thông thạo trong ngôn ngữ đích cũng như không tạo ra khả năng thông thạo tiếng Anh, mà là để xác định và điều chỉnh những lỗi sai người học mắc phải.

Trên thực tế, trước giờ nhiều người vẫn cho rằng việc học ngữ pháp là cần thiết và bắt buộc để một người học có thể tư duy và lĩnh hội một ngôn ngữ thứ hai. Nhưng vẫn có người học ngoại ngữ mà không cần hiểu rõ về ngữ pháp, bởi khi đó họ quan tâm đến hiệu quả của giao tiếp hơn là sự chính xác của ngữ pháp. 

Ví dụ và ứng dụng thực tiễn

Thật ra, hầu như rất ít người có thể vừa nói sành sõi tiếng mẹ đẻ của mình và vừa giải thích được các quy tắc ngữ pháp trong đó. Tuy vậy, nếu một người có thể nói được ngôn ngữ thứ nhất mà không cần học đến các quy tắc ngữ pháp thì điều đó cũng đúng với việc người học tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hay là cả thứ ba, bốn, … 

Những điều sau đây sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của một cá nhân:

  1. Một môi trường học tốt (Giáo viên nhiệt tình; lớp học thoải mái không áp lực; …).
  2. Một cách tiếp cận học đúng đắn (Học dựa trên trải nghiệm – bị động và học dựa trên những kiến thức trên trường lớp – chủ động).
  3. Những chủ đề dễ gây sự tò mò, hứng thú nơi người học.
  4. Thời gian được phân chia phù hợp cho cả việc học chủ động lẫn bị động.

Vậy nên vai trò của ngữ pháp trong khi học ngôn ngữ hai nói chung và trong việc học tiếng Anh nói riêng là một “monitor” – người sửa lỗi – cho người học, sau khi người học đã tạo ra được thành phẩm của chính mình. Nó cũng là công cụ để giáo viên nhận xét, tinh chỉnh những lỗi đó dựa trên các quy tắc ngữ pháp đã có sẵn, chứ không phải dạy ngữ pháp đại trà cho tất cả mọi người học mà không có mục đích.

Xem thêm : Phương pháp sơ đồ hoá câu trong việc học ngữ pháp (Diagramming sentence)

Kết luận 

Ở bài viết trên, tác giả đã phân tích về các giả thiết liên quan đến việc xây dựng mô hình kiểm soát, thuyết màng lọc ngôn ngữ và trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của ngữ pháp trong việc lĩnh hội được ngôn ngữ, và làm thế nào để người học có thể vận dụng những lý thuyết trên vào thực tiễn để có thể học ngoại ngữ một cách hiệu quả.

Bài viết này cũng sẽ là điểm kết thúc của series Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ – Language Acquisition; Tác giả hi vọng rằng series này sẽ giúp ích được cho bạn đọc nhận ra nhiều điều khi học tiếng Anh, và có thể rút ra được cách học tiếng Anh tốt nhất cho bản thân mình. Bạn đọc có nhu cầu chinh phục mục tiêu chứng chỉ tiếng Anh từ nên tảng đến nâng cao có thể tìm hiểu chương trình luyện thi IELTS cá nhân hóa cam kết đầu ra tại ZIM.

Bảo Việt

 

 

Bạn ước mơ du học, định cư, thăng tiến trong công việc hay đơn giản là muốn cải thiện khả năng tiếng Anh. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học luyện thi IELTS hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu