Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquitision) ứng dụng học ngoại ngữ hiệu quả

Trong bài viết này, hãy cùng tác giả tìm hiểu cách một người tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên ra sao, và làm thế nào người học có thể tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai một cách hiệu quả thông qua Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquitision).
ly thuyet thu dac ngon ngu language acquitision ung dung hoc ngoai ngu hieu qua

Việc học tiếng Anh là một quãng đường dài và đối với một số cá nhân và người học, nó cũng là vấn đề mà các bạn đọc đang nhắm tới – “Tại sao học tiếng Anh mãi mà không tiến bộ”, hay “Phương pháp học ngoại ngữ thế nào là tốt và đúng đắn nhất?”. Trong bài viết này, hãy cùng tác giả tìm hiểu cách một người tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên ra sao, và làm thế nào người học có thể tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai một cách hiệu quả thông qua Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ (Language Acquitision).

Mục tiêu của người học là ở đâu?

Thông thường, một người mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ cần tối thiểu 1200-1500 giờ để đạt trình độ Nghe – Đọc – Nói – Viết chuẩn đầu ra C1 – C2 của Châu Âu (CEFR), và có khả năng phản xạ tiếng Anh tự nhiên cũng như không phải thông dịch luồng suy nghĩ từ tiếng Anh ra tiếng Việt hoặc ngược lại.

(nguồn: https://www.ef.com/wwen/blog/faq/how-long-to-learn-english)

Ví dụ, nếu người học muốn đạt 6.5 IELTS (tương đương chuẩn đầu ra B2) thì cần ít nhất 600-800 giờ học nghiêm túc, cả trên trường lớp lẫn tự học để vươn tới mục tiêu này.

ly-thuyet-thu-dac-ngon-ngu-thang-diem

(Nguồn: “Cambride English” youtube channel)

ly-thuyet-thu-dac-ngon-ngu-thang-diem-2

(Nguồn: http://www.englishprofile.org/images/pdf/GuideToCEFR.pdf)

Sơ lược về giáo sư Stephen Krashen

Stephen Krashen là một nhà ngôn ngữ học và là một nhà nghiên cứu giáo dục được thế giới biết đến với công trình thiết lập lý thuyết chung về việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Second language acquisition). Ông người đồng sáng lập Phương pháp tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên và là người phát minh ra các phương pháp giảng dạy và học tập tiếng Anh hiệu quả như: Tiếp nhận ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp, đầu vào ngôn ngữ, …

ly-thuyet-thu-dac-ngon-ngu-stephen-krashen“Học một ngôn ngữ chỉ đơn thuần là việc biết học thế nào và tiếp tục học. Ai cũng có thể làm được” – Stephen D. Krashen –

Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Stephen Krashen và ví dụ thực tiễn cho việc học ngoại ngữ hiệu quả

“Language acquisition does not require extensive use of conscious grammatical rules, and does not require tedious drill.”

-Stephen D. Krashen-

“Để tiếp thu và sử dụng được một ngôn ngữ, người học không cần chú trọng quá nhiều tới những quy tắc ngữ pháp, và không cần luyện tập theo chỉ dẫn một cách nhàm chán”

“Tiếp nhận ngôn ngữ” là một quá trình thấm nhuần ngôn ngữ một cách tự nhiên, bao gồm việc một người học ngôn ngữ một cách chủ động lẫn bị động trong một thời gian nhất định.

“Tiếp nhận” là sản phẩm của sự tương tác, tương quan thực tế giữa nhiều người trong môi trường của ngôn ngữ và văn hóa cần học (Ví dụ: người Việt muốn giỏi tiếng Anh thì có thể vừa học ngôn ngữ Anh, vừa giao lưu với các người học/thầy cô khác trong một môi trường Anh ngữ 100%).

Giả thuyết trật tự tự nhiên – Natural Order Hypothesis trong học ngoại ngữ

Giả thuyết

Tương tự như cách trẻ em học tiếng mẹ đẻ, việc tiếp thu một ngôn ngữ là một quá trình lâu dài để dần dần tạo ra và mài dũa những kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết) trong một môi trường nhất định mà không cần kiến thức lý thuyết chuyên sâu về ngữ pháp hay văn phạm.

Trẻ em nếu học theo phương pháp này sẽ có thể học được ngôn ngữ đầu tiên bất kì nào đó một cách vô thức, đồng thời các em sẽ giao tiếp sáng tạo và xác định các giá trị văn hóa một cách tự nhiên. Ví dụ: các em biết phải cư xử khác nhau với người khác hoặc tùy ngữ cảnh khi nói tiếng Anh/ tiếng Việt.

Điều này cũng đúng với người học tiếp thu ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên vào thời điểm ban đầu. Người học có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như hình ảnh, âm thanh, … để học nghĩa của các từ, cấu trúc câu. Các cấu trúc ngữ pháp sẽ được học một cách tự nhiên từ dễ đến khó thay vì bị bó buộc vào việc học các lý thuyết.

Đọc thêm:

Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2 – Study & Work, Phần 5 Describe a job you would not like to do in the future

Ví dụ và ứng dụng thực tiễn

Nắm bắt được lý thuyết trên, một số người học ngoại ngữ có thể ứng dụng những cách học mà không yêu cầu họ phải nhớ các cấu trúc ngữ pháp cố định, thay Comprehensible background information + Visual aids vào đó họ có thể tận dụng ngữ cảnh và công cụ hình ảnh để học từ/ câu. Ví dụ như cách học dưới đây:

Trong đó:

Comprehensible background information: Thông tin hoặc nội dung có ngữ cảnh mà người học có thể hiểu hoặc suy ra được.

Visual aids: những công cụ hỗ trợ học (có thể là hình ảnh, một đoạn ghi âm, nhạc, phim…)

Với một ví dụ sau, sẽ rất khó để nhớ hoặc sử dụng được nếu không có sự chỉ dẫn:

“Last night, the burglar went into the house with ill intentions.”

“He creeped through the windows effortlessly.”

Nhưng cũng cùng một ví dụ tương tự; lần này có sự chỉ dẫn của hình ảnh và dịch nghĩa:

ung-dung-thu-dac-ngon-ngu-vao-hoc-ngoai-ngu

Vậy thì nguời học có thể suy đoán được:

burglar (n) kèm theo hình ảnh một người đàn ông bịt mặt, cho thấy đây là một tên trộm hoặc kẻ có ý đồ xấu.

ill (adj) đi với hình ngón tay cái chỉ xuống, có thể suy ra rằng đây là việc không tốt.

intentions (n) đi với hình mũi tên hướng đến đích nên có thể đoán nó mang ý nghĩa liên quan đến mục tiêu.

creeped (v) đi kèm hình một người đang rón rén, có thể là lén lút, đột nhập.

effortlessly (adv) kèm theo một người đàn ông đang cười và nói “Easy!” (dễ quá!) – vậy có thể đây là một việc rất dễ dàng, không tốn nhiều sức.

Dịch nghĩa:

“Tối hôm qua, tên trộm đã đi vào ngôi nhà với ý đồ xấu xa.”

“Hắn đã lén bò qua cửa sổ một cách rất dễ dàng.”

Những hình ảnh trên còn có thể được sử dụng để nhớ một nhóm các từ đồng nghĩa, ví dụ hình  ung-dung-thu-dac-ngon-ngu-muc-tieu có thể được dùng để đại diện cho nhóm các từ chỉ mục tiêu như target, goal, aim, …

Bên cạnh yếu tố về người học cũng gián tiếp nhận thấy được rằng hai câu này nằm ở thì quá khứ một cách giản tiếp thông qua chữ “last night” (tối hôm qua) – sau khi đã có dịch nghĩa hoặc đã hiểu nghĩa của câu. Như vậy, người học có thể nhớ và định hình được ngữ nghĩa của từ vựng và từ từ tiếp thu những cấu trúc ngữ pháp có trong bài.

Không chỉ thông qua hình ảnh, người học cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông khác như nhạc, phim, những trò chơi điện tử, podcast bằng tiếng Anh… để tạo ra môi trường tiếp xúc với tiếng Anh hiệu qủa thay vì lệ thuộc vào các bài giảng truyền thống.

Đọc thêm: Phương pháp học tiếng Anh phổ biến: Phương pháp dịch

Tổng kết

Nhìn chung, bài viết đã phân tích về lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của giáo sư Stephen Krashen, và làm thế nào để một người học tiếng Anh có thể tiếp thu ngoại ngữ một cách hiệu quả. Trong phần hai, tác giả sẽ đề cập các vấn đề việc học một ngôn ngữ chủ động hay gián tiếp hiệu quả – Learning and Acquisition, cũng như bàn luận về giả thiết đầu vào có thể hiểu được – Comprehensible Input.

Lý thuyết tiếp nhận ngôn ngữ (Language Acquitision) ứng dụng học ngoại ngữ hiệu quả – Phần 2

Hoàng Bảo Việt

 

Bạn cần gấp chứng chỉ IELTS để du học, định cư, tốt nghiệp, hay thăng tiến trong sự nghiệp nhanh chóng? Đạt điểm cao trong thời gian ngắn với khóa học luyện thi IELTS cấp tốc hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

(0)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu