Banner background

Lifelong Learning là gì? Lợi ích & ý nghĩa của học tập suốt đời

Học tập suốt đời - Lifelong Learning là một khái niệm tuy không mới nhưng lại có giá trị to lớn đối với công cuộc mở mang tri thức của con người.
lifelong learning la gi loi ich y nghia cua hoc tap suot doi

Key takeaways

  • Học tập suốt đời (Lifelong Learning) là một thuật ngữ chỉ quá trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng trong suốt cuộc đời, và thường đem đến nhiều lợi ích trong công việc.

  • Tự tạo động lực học tập

  • Có tinh thần, thiện chí học hỏi

  • Có khả năng chọn lọc thông tin

Trong bối cảnh hiện đại hoá ngày càng tăng của xã hội, con người cần phải liên tục cập nhật kiến thức, nâng cấp tầm hiểu biết của chính mình để theo kịp thời đại. Do đó, học tập suốt đời - Lifelong Learning trở thành “kim chỉ nam” trong nền giáo dục hiện nay. Đây chính là động lực thúc đẩy con người ngày càng trở nên hoàn thiện, tăng cường vốn hiểu biết, kinh nghiệm để có thể đáp ứng được với tốc độ phát triển vượt bậc cũng như những thách thức của xã hội. Bài viết giúp người đọc hiểu hơn về học tập suốt đời qua việc cung cấp khái niệm toàn diện, tầm quan trọng và đề xuất các chiến lược thực tiễn để từng bước xây dựng được văn hóa học tập suốt đời (Lifelong Learning) trong môi trường giáo dục Việt Nam.

Học tập suốt đời là gì?

Theo quan niệm hiện đại, Học tập suốt đời hay Tiếng Anh là Lifelong Learning, là một thuật ngữ chỉ quá trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng trong suốt cuộc đời, và thường đem đến nhiều lợi ích trong công việc. [1]

Sự khác biệt giữa giáo dục chính quy và học tập suốt đời

Giáo dục chính quy

Học tập suốt đời

Khái niệm

Hệ thống giáo dục theo khoá học trong cơ sở giáo dục, được thiết lập theo mục tiêu các cấp độ, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân

Quá trình học tập diễn ra suốt đời, linh hoạt, không giới hạn về thời gian hay không gian

Mục tiêu

Trang bị kiến thức, kỹ năng bài bản, văn bằng phục vụ cho học tập, công việc

Hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp để bắt kịp thời đại liên tục có những đổi mới

Thời gian học

Được phân theo từng độ tuổi, cấp học

Không giới hạn thời gian, độ tuổi

Địa điểm học / Nguồn học

Trường học, các cơ sở giáo dục, sách vở

Tại nhà, cơ quan, trường học, không gian mạng, từ các mối quan hệ xung quanh, báo đài

Đối tượng

Phần lớn là học sinh, sinh viên

Mọi lứa tuổi

Bằng cấp

Được cấp văn bằng, chứng chỉ

Không có

Tính bắt buộc

Thường bắt buộc đối với các cấp học phổ thông

Không bắt buộc

Vai trò của học tập suốt đời trong trong giáo dục

Học tập suốt đời (Lifelong learning) có sức ảnh hướng to lớn đối với công tác giáo dục học sinh, sinh viên.

Lifelong learning đặt tiền đề cho động lực học tập của người học. Hiểu được giá trị của việc học suốt đời, người học hiểu được học tập là quá trình diễn ra xuyên suốt, từ đó, xem việc học tập là điều hiển nhiên trong cuộc sống và dần hình thành niềm say mê, hứng thú với học tập.

Lifelong Learning giúp học sinh phát triển năng lực tự học. Lifelong Learning khuyến khích người học học tập theo nhu cầu cá nhân, giúp người học linh hoạt hơn trong việc tiếp thu kiến thức, xây dựng thời gian biểu cho việc học. Qua đó, văn hoá lifelong learning đề cao tinh thần tự học của người học.

Lifelong learning thúc đẩy giáo dục toàn diện và bình đẳng. Do văn hoá học tập này không giới hạn đối tượng trong bất kỳ độ tuổi, địa vị, công việc nào, mọi cá nhân trong xã hội có thể áp dụng văn hoá học tập lifelong learning, đem đến cơ hội học tập bình đẳng hơn.

Xem thêm: Cultural Knowledge là gì? Vai trò trong nghe hiểu và cách luyện tập

học tập suốt đời và giảng dạy tiếng Anh

Nền tảng lý thuyết và nghiên cứu về lifelong learning

Các lý thuyết nền tảng

Giáo dục có thể được phân chia thành nhiều hình thức, phương pháp. Ngoài thuật ngữ giáo dục phổ biến là Pedagogy, giáo dục còn có các thuật ngữ như Andragogy, Heutagogy. Hai thuật ngữ này cũng có mối liên hệ nhất định và góp phần định hướng văn hoá Lifelong Learning cho người học.

Andragogy - Giáo dục người lớn

Andragogy, theo Cambridge, là một thuật ngữ về lý thuyết, các phương pháp, hoạt động giảng dạy, giáo dục dành cho người trưởng thành.

Đây là một hình thức học tập theo hướng tự chủ, trực tiếp và không quá phụ thuộc vào người hướng dẫn hoặc giáo viên. Đối với hình thức giáo dục Andragogy, người học thường không cần thiết phải có nền tảng từ trước, tuy nhiên, người học cần có kỹ năng nhận biết những hạn chế, thiếu sót về mặt kiến thức của bản thân.

Từ khái niệm và tính chất trên, Andragogy cũng góp phần định hướng cho những Lifelong Learners.

Heutagogy - Học tập tự định hướng

Heutagogy là một thuật ngữ chỉ phương pháp giáo dục tiến bộ, tập trung vào việc tự học và cho phép người học tự kiểm soát hành trình học tập của mình.

Hình thức Heutagogy đề cao tinh thần trách nhiệm, năng lực học tập và khả năng tiếp thu của người học. Đây là một hình thức giáo dục khác hẳn so với phương pháp giáo dục truyền thống. Do đó, Heutagogy trở thành một giải pháp cải tiến hơn cho quá trình xây dựng văn hoá Lifelong Learning.

Mô hình học tập suốt đời trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới

The UNESCO Global Learning Cities Network

Nắm được tầm quan trọng của việc học suốt đời, Viện học tập suốt đời của UNESCO đã tiến hành xây dựng UNESCO Institute for Lifelong Learning đã tiến hành xây dựng Mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu (The UNESCO Global Learning Cities Network). Đây là một mạng lưới hội các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới, những cộng đồng này đều hướng đến việc áp dụng hình thức học suốt đời. [2]

Open University, MOOC, Community College của Mỹ

Tại Mỹ, người học có thể tự do tham gia các chương trình học theo nguyện vọng cá nhân, điều kiện, hoàn cảnh. Open University - Giáo dục Đại học mở rộng cho phép sinh viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn trường, ngành học, thời gian học cũng như trình độ đào tạo.

Ngoài ra, trong Giáo dục bậc cao, hệ thống Community College - Cao đẳng Cộng đồng cho phép người học lựa chọn học nghề, sớm gia nhập thị trường lao động và phù hợp hơn với tài chính cá nhân.

Hơn nữa, MOOC (Massive open Online courses) - Khoá học trực tuyến đại chúng (Tạm dịch), tạo cơ hội học tập rộng rãi hơn, phổ biến hơn cho nhiều người học, thường ít hạn chế về đối tượng, độ tuổi.

Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy năng lực tự học, và cũng chính là tiền đề cho Lifelong learning.

Việt Nam

Ngôi nhà Trí tuệ'

Theo nguyện vọng của Tổng bí thư, ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng viện học tập suốt đời đã thành lập Chương trình Ngôi nhà Trí tuệ và Tủ sách Nhân ái. Mô hình này đã được Thư viện Quốc hội Mỹ trao Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức năm 2023 hạng mục Thực hành xuất sắc, “vì nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái đọc sách và học tập suốt đời”

Mô hình Ngôi nhà Trí tuệ và Tủ sách Nhân ái là không gian học tập không giới hạn cho giáo viên, học sinh và cộng đồng với đa dạng các hoạt động: đọc sách, lớp học miễn phí, giao lưu văn hoá, trải nghiệm, STEM, … [3]

Vai trò của nhà giáo dục trong việc thúc đẩy học tập suốt đời

Để thúc đẩy văn hoá lifelong learning, nhà giáo dục có một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, khuyến khích, tạo động lực phát triển cho văn hoá học tập tích cực này.

Truyền cảm hứng và tạo động lực học tập

Giáo viên là người truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Qua việc cung cấp cho người học những thông tin quan trọng về vai trò của văn hoá học suốt đời, người học có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích to lớn mà lifelong learning đem lại trong học tập, trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Từ đó, nhà giáo dục tạo động lực thúc đẩy người học hình thành và phát triển được văn hoá học tập tiến bộ này.

Xây dựng môi trường học tập

Nhà giáo dục trong trường, lớp có thể tạo ra một môi trường học tập đề cao văn hoá lifelong learning qua các hoạt động giáo dục cụ thể giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, kỹ năng tìm kiếm thông tin như: làm bài nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khoá, …

Hơn nữa, nhà giáo dục cũng cần hình thành cho học sinh một thái độ học tập tích cực qua việc khuyến khích học sinh tự chủ và năng động trong học tập như: khen thưởng, tuyên dương, động viên học sinh phát biểu cảm nghĩ, …

Gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống

Nhà giáo dục ngoài công tác truyền tải kiến thức lý thuyết cho người học, cần phải hướng dẫn người học cách kết hợp những lý thuyết đã học đó với những kinh nghiệm, kỹ năng xã hội đúc kết được và áp dụng vào quá trình giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Qua đó, giúp cho người học nhận thấy rằng việc học không chỉ diễn ra trong bối cảnh trường lớp mà còn diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Từ đây, nhà giáo dục đặt nền móng cho người học trong việc hình thành và phát triển văn hoá học suốt đời - lifelong learning.

Tích hợp tư duy lifelong learning vào chương trình giảng dạy

Thiết kế chương trình dạy học phát triển kỹ năng học tập suốt đời

Mục tiêu chương trình

  • Tự xác định nguyện vọng học tập và xây dựng kế hoạch học tập cá nhân.

  • Sử dụng hiệu quả đa dạng các nguồn tài liệu: truyền thống và điện tử.

  • Hình thành và phát triển tư duy phản biện.

  • Tăng cường khả năng tự học, năng lực hợp tác nhóm.

  • Hình thành thái độ tích cực, hứng thú với việc học.

Nội dung chương trình

Tích hợp các kỹ năng mềm và hoạt động trải nghiệm thực tế vào các môn học. Qua đó, học sinh vừa được học trên trường lớp, vừa được học trong thực tiễn cuộc sống. Như vậy, việc giảng dạy các môn học trên trường vừa truyền đạt kiến thức sách vở, vừa hình thành kinh nghiệm cuộc sống, vừa xây dựng ý thức cho người học về văn hoá lifelong learning.

Phương pháp giảng dạy

Nhà giáo dục cần hướng trọng tâm vào người học. Cụ thể, nhà giáo dục cần xây dựng kế hoạch bài dạy dựa trên năng lực và nhu cầu của người học, đề cao tinh thần tự học - nền tảng cho kỹ năng học suốt đời.

Cách thức đánh giá

Đánh giá quá trình

  • Nhật ký học tập

  • Nhật ký phản tư

Đánh giá tổng kết

  • Sản phẩm, dự án học tập cá nhân / Nhóm

  • Bài thuyết trình

  • Hồ sơ năng lực (Portfolio)

Phương pháp giảng dạy khuyến khích tự học và khám phá

Học tập dựa trên vấn đề (Problem - based Learning)

Học tập dựa trên vấn đề hay còn gọi là Problem - based Learning là phương pháp giảng dạy mà trong đó, vấn đề được đặt ra là phương tiện thúc đẩy người học nghiên cứu về các khái niệm, chủ đề nào đó.[4]

Dạy học khám phá (Inquiry - based Learning)

Dạy học khám phá hay còn gọi là Inquiry - based Learning là một phương pháp giáo dục tập trung vào nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Giáo viên bắt đầu với một loạt các câu hỏi để học sinh bước đầu định hướng câu trả lời. Từ đó, người học phát triển khả năng tự đặt câu hỏi, tự nghiên cứu và thu thập chứng cứ, hình thành giải thích và phản biện, cũng như giao tiếp. [5]

Xem thêm: Học tập cá nhân hóa và học tập truyền thống: Lợi ích và hạn chế

Ứng dụng vào hoạt động giảng dạy tiếng Anh

lifelong learning

Đối với hoạt động giảng dạy Tiếng Anh, để tăng khả năng tiếp thu, tăng độ phản xạ và tăng độ quen thuộc của người học khi sử dụng Tiếng Anh, ứng dụng văn hoá học suốt đời (lifelong learning) là một phương án khả thi và có tiềm năng hiệu quả cao.

Tích hợp dự án trong giảng dạy Tiếng Anh

Người học có thể làm hoạt động nhóm để tạo dự án bằng Tiếng Anh như video, brochure, documentary, về các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày. Từ đó, người học mở rộng môi trường học Tiếng Anh, học ngay cả trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao văn hoá lifelong learning qua các hoạt động phát triển kỹ năng mềm.

Sử dụng hiệu quả công cụ điện tử và nền tảng học tập mở

Vì học suốt đời là hình thức học được thực hiện tại bất kỳ đâu, trong bất kỳ thời gian nào, từ bất kỳ nguồn nào, nên việc có kỹ năng sử dụng công cụ điện tử và nền tảng học tập mở là rất có lợi cho người học.

Các công cụ điện tử và nền tảng học tập mở đem đến cho người học những thông tin, kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, và cũng rất thuận tiện cho người học khi có thể truy cập các nguồn thông tin một cách dễ dàng.

Do đó, khi giảng dạy Tiếng Anh, giáo viên cần chú tâm đến việc cung cấp và hướng dẫn cho học sinh sử dụng đa dạng các nguồn học.

Tạo môi trường học tập thường ngày

Học Tiếng Anh không chỉ diễn ra trên trường lớp mà còn diễn ra trong các hoạt động hàng ngày. Người học cần được tiếp xúc với môi trường Tiếng Anh thường xuyên để nâng cao phản xạ và sự thành thạo khi sử dụng Tiếng Anh.

Cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh học Tiếng Anh khi coi phim, nghe nhạc, đọc sách, báo, … Và sự những hoạt động này cần diễn ra liên tục và trong thời gian dài. Như vậy, việc áp dụng văn hoá lifelong learning trong giảng dạy Tiếng Anh là rất cần thiết.

Xem thêm: Phương pháp blurting và ứng dụng trong việc học tiếng Anh hiệu quả

Tổng kết

Bài viết trên giúp người học hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Học tập suốt đời - Lifelong learning qua việc cung cấp khái niệm và vai trò của văn hoá học tập này. Đây chính là nền móng vững chắc cho sự hoàn thiện về năng lực và phẩm chất của con người, là bước đệm cho sự phát triển của cả cá nhân và cộng đồng. Cùng với đó, để hỗ trợ người học trong quá trình phát triển kỹ năng học suốt đời, bài viết cũng đề xuất những chiến lược xây dựng văn hoá Lifelong learning, bao gồm việc tích hợp kỹ năng học suốt đời vào hoạt động dạy và học, thiết kế chương trình học, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp nói chung và ứng dụng vào công tác giảng dạy Tiếng Anh nói riêng.

Tham vấn chuyên môn
Trần Xuân ĐạoTrần Xuân Đạo
GV
• Là cử nhân loại giỏi chuyên ngành sư phạm tiếng Anh, 8.0 IELTS (2) • 3 năm kinh nghiệm giảng dạy tại ZIM, 2 năm làm việc ở các vị trí nghiên cứu và phát triển học liệu, sự kiện tại trung tâm. • Triết lý giáo dục của tôi xoay quanh việc giúp học viên tìm thấy niềm vui trong học tập, xây dựng lớp học cởi mở, trao đổi tích cực giữa giáo viên, học viên với nhau. "when the student is ready, the teacher will appear."

Nguồn tham khảo

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...