Hỏi nghề nghiệp tiếng Anh | Cách hỏi và trả lời chi tiết

Hỏi nghề nghiệp tiếng Anh là một trong những nội dung giao tiếp thường được hỏi trong cuộc gặp gỡ với một người bạn mới. Nhờ việc biết được công việc của đối phương là gì, mọi người sẽ có thể kết nối và khai thác thêm được câu chuyện thú vị hơn.
hoi nghe nghiep tieng anh cach hoi va tra loi chi tiet

Trên thực tế, có 3 cách để dẫn vào câu hỏi về nghề nghiệp là: Hỏi về nghề nghiệp, Hỏi về loại công việc, và Hỏi về ngành nghề. Ở bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những câu hỏi và câu trả lời hay để người đọc có thể vận dụng tốt hơn trong quá trình giao tiếp của mình.

Key takeaways

  • Có nhiều cách để hỏi về nghề nghiệp như hỏi về nghề nghiệp trực tiếp, về loại công việc hoặc ngành nghề.

  • Người học nên nắm được các cách hỏi và cách trả lời để hiểu và trả lời phù hợp.

Các các hỏi về nghề nghiệp

Hỏi trực tiếp nghề nghiệp

  • What do you do? (Bạn làm nghề gì?) 

  • What is your job? (Công việc của bạn là gì?) 

  • What is your occupation? (Nghề nghiệp của bạn là gì?) 

  • What is your career? (Công việc của bạn là gì?) 

  • What is your profession? (Nghề nghiệp của bạn là gì?) 

  • What do you do for a living? (Bạn làm gì để kiếm sống?) 

  • Can I ask what you do? (Tôi có thể hỏi bạn làm việc gì được không?)

  • Where do you work?  (Bạn đang làm việc ở đâu?).

Cách trả lời

  • I am a/an + job (Tôi là ...)

  • I work as a/an + job (Tôi làm nghề...)

  • I work for + place of work (Tôi làm việc cho.…)

image-alt

Ví dụ:

  • What do you do? (Bạn làm nghề gì?)

  • I am a chef. (Tôi là đầu bếp.)

Ví dụ:

  • What is your job? (Công việc của bạn là gì?)

  • I work as a doctor. (Tôi làm nghề bác sĩ.)

Ví dụ:

  • What is your occupation? (Nghề nghiệp của bạn là gì?)

  • I work as a single. (Tôi làm nghề ca sĩ.)

Ví dụ:

  • What is your career? (Công việc của bạn là làm gì?)

  • I am an interpreter. (Tôi là phiên dịch viên.)

Ví dụ:  

  • What do you do for a living? (Bạn làm gì để kiếm sống?)

  • I work for the factory in Hanoi (Tôi làm việc cho nhà máy ở Hà Nội.)

Ví dụ: 

  • Can I ask what you do? (Tôi có thể hỏi bạn làm việc gì được không?)

  • I’m a math professor. (Tôi là một giáo sư toán học.)

Ví dụ: 

  • Where do you work?  (Bạn đang làm việc ở đâu?)

  • I work at company in Ho Chi Minh city.

Lưu ý: Người học hoàn toàn có thể tự do lựa chọn các cách trả lời được gợi ý đối với các kiểu câu hỏi về công việc. Không phải một câu hỏi chỉ có một kiểu trả lời duy nhất.

Xem thêm:

Từ vựng tiếng anh giao tiếp văn phòng

Từ vựng về đời sống công sở

Hỏi về loại công việc

  • What sort of work do you do? (Bạn làm loại công việc gì/việc gì?)

  • What type of work do you do? (Bạn làm loại công việc gì/việc gì?)

  • What kind of job are you doing? (Bạn đang làm loại công việc nào?)

Cách trả lời: 

I work in + loại công việc

Ví dụ: 

  • What sort of work do you do? (Bạn làm loại công việc gì/việc gì?)

  • I work in design analysis. (Tôi làm việc trong ngành phân tích thiết kế.)

Ví dụ: 

  • What type of work do you do? (Bạn làm loại công việc gì/việc gì?)

  • I work in design. (Tôi làm việc trong ngành thiết kế.)

Hỏi về ngành nghề

  • What line of a profession are you in? (Bạn làm ngành nghề gì?)

  • In which industry do you work? (Bạn làm trong ngành nghề/lĩnh vực nào?)

Cách trả lời: I work in + tên lĩnh vực 

Ví dụ: 

  • What line of a profession are you in? (Bạn làm ngành gì?)

  • I work in advertising. (Tôi làm việc trong lĩnh vực quảng cáo.)

  • I work in a factory. (Tôi làm việc cho một công xưởng.)

  • I work in tourism. (Tôi làm việc trong lĩnh vực du lịch.)

Ví dụ :

  • In which industry do you work? (Bạn làm trong ngành nghề/lĩnh vực nào?)

  • I work in medicine. (Tôi làm việc trong lĩnh vực y tế.)

  • I work in agriculture. (Tôi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.)

Từ vựng về những nghề nghiệp phổ biến trong thế kỷ 21

Từ vựng

Phiên âm

Ý nghĩa

accountant

/əˈkaʊntənt/

kế toán

actor

/ˈæktər/

diễn viên (nói chung)

actress

/ˈæktrəs/

nữ diễn viên

architect

/ˈɑːrkɪtekt/

kiến trúc sư

assistant

/əˈsɪstənt/

trợ lý

auditor

/ˈɔːdɪtər/

kiểm toán

baker

/ˈbeɪkər/

thợ làm bánh

banker

/ˈbæŋkər/

nhân viên ngân hàng

barber

/ˈbɑːrbər/

thợ cắt tóc nam

bartender

/ˈbɑːrtendər/

người pha chế

businessman

/ˈbɪznəsmən/

doanh nhân

cameraman

/ˈkæmrəmæn/

quay phim

cashier

/kæˈʃɪr/

thu ngân

chef

/ʃef/

đầu bếp

consultant

/kənˈsʌltənt/

nhà tư vấn

dancer

/ˈdænsər/

vũ công

drummer

/ˈdrʌmər/

nghệ sĩ trống

economist

/ɪˈkɑːnəmɪst/

nhà kinh tế học

electrician

/ɪˌlekˈtrɪʃn/

thợ điện

engineer

/ˌendʒɪˈnɪr/

kỹ sư

factory worker

/ˈfæktəri ˈwɝːkər/

Công nhân nhà máy

fashion designer

/ˈfæʃn dɪzaɪnər/

thiết kế thời trang

firefighter

/ˈfaɪərfaɪtər/

lính cứu hỏa

graphic designer

/ˈɡræfɪk dɪˈzaɪnər/

thiết kế đồ họa

guitarist

/ɡɪˈtɑːrɪst/

nghệ sĩ ghi-ta

hairdresser

/ˈherdresər/

thợ làm tóc

hairstylist

/ˈherstaɪlɪst/

nhà tạo mẫu tóc

lawyer

/ˈlɔɪər/

luật sư

lecturer

/ˈlektʃərər/

giảng viên

makeup artist

/ˈmeɪk ʌp ˈɑːrtɪst/

thợ trang điểm

manicurist

/ˈmænɪkjʊrɪst/

thợ làm móng

mechanic

/məˈkænɪk/

thợ cơ khí

model

/ˈmɑːdl/

người mẫu

musician

/mjuˈzɪʃn/

nhạc sĩ

painter

/ˈpeɪntər/

họa sĩ

photographer

/fəˈtɑːɡrəfər/

nhiếp ảnh gia

pianist

/ˈpiːənɪst/

nghệ sĩ dương cầm

plumber

/ˈplʌmər/

thợ sửa ống nước

poet

/ˈpəʊət/

nhà thơ

police officer

/pəˈliːs ɑːfɪsər/

cảnh sát

politician

/ˌpɑːləˈtɪʃn/

chính trị gia

professor

/prəˈfesər/

giáo sư

programmer

/ˈprəʊɡræmər/

lập trình viên

salesperson

/ˈseɪlzpɜːrsn/

người bán hàng

scientist

/ˈsaɪəntɪst/

nhà khoa học

sculptor

/ˈskʌlptər/

nhà điêu khắc

secretary

/ˈsekrəteri/

thư ký

security guard

/sɪˈkjʊrəti ɡɑːrd/

bảo vệ

singer

/ˈsɪŋər/

ca sĩ

soldier

/ˈsəʊldʒər/

quân nhân

stylist

/ˈstaɪlɪst/

nhà tạo mẫu

tailor

/ˈteɪlər/

thợ may

tattooist

/tæˈtuːɪst/

thợ xăm hình

teacher

/ˈtiːtʃər/

giáo viên

technician

/tekˈnɪʃn̩/

kỹ thuật viên

tutor

/ˈtuːtər/

gia sư

violinist

/ˌvaɪəˈlɪnɪst/

nghệ sĩ vĩ cầm

waiter

/ˈweɪtər/

bồi bàn nam

waitress

/ˈweɪtrəs/

bồi bàn nữ

writer

/'raitə/

nhà văn

 

Tổng kết

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ với người học 3 cách hỏi nghề nghiệp tiếng Anh, vô cùng phổ biến gồm hỏi trực tiếp nghề nghiệp, hỏi về ngành nghề, và hỏi về loại công việc, và các kiểu trả lời về nghề nghiệp trong tiếng Anh mà người học có thể ứng dụng trong môi trường giao tiếp thực tế.

Hy vọng sau khi đọc và tìm hiểu bài viết này, người học tiếng Anh sẽ có thêm kiến thức tiếng Anh bổ ích, giúp người học khi nghe được những câu hỏi này sẽ biết được họ hỏi gì và đưa ra được trả lời về nghề nghiệp hợp lý.  

Người học muốn trở nên tự tin giao tiếp trong công việc môi trường sử dụng tiếng Anh hoặc thăng tiến trong sự nghiệp. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu với khóa học tiếng Anh giao tiếp hôm nay!

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

3.7 / 5 (3 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu