IELTS Writing Task 1 Band Descriptors – Phân tích 4 tiêu chí chấm điểm
Key takeaways
IELTS Writing Band Descriptors là hệ thống tiêu chí đánh giá khách quan, được xây dựng bởi Cambridge Assessment English, IDP: IELTS Australia và British Council.
Dựa trên bốn tiêu chí chính, hệ thống này hỗ trợ đánh giá bài viết qua các mức điểm từ 0 đến 9, phản ánh chính xác năng lực của thí sinh.
Hiểu rõ Descriptors giúp người học định hướng ôn luyện và tối ưu hóa điểm số.
Trong bài thi IELTS, phần Writing luôn là một thử thách lớn đối với những người học mong muốn đạt điểm cao. Đặc biệt, phần IELTS Writing Task 1 đòi hỏi người học không chỉ phải thể hiện khả năng viết bài mô tả các thông tin số liệu mà còn phải tuân thủ những yêu cầu khắt khe về cấu trúc, ngữ pháp và từ vựng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định điểm số phần thi này chính là IELTS Writing Task 1 Band Descriptors — bảng tiêu chí đánh giá theo thang điểm.
Bài viết này có mục đích giúp người học hiểu rõ các tiêu chí đánh giá trong IELTS Writing Task 1, từ đó giúp người học nhận diện các điểm mạnh và yếu trong kỹ năng viết của bản thân. Thông qua việc phân tích chi tiết từng tiêu chí và thang điểm, người học có thể xác định các phương pháp cải thiện phù hợp, đồng thời xây dựng lộ trình ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi IELTS sắp tới.
Tổng quan về IELTS Writing Band Descriptors
IELTS Writing Band Descriptors là hệ thống tiêu chí đánh giá chính thức, được thiết kế bởi các tổ chức quốc tế như Cambridge Assessment English, IDP: IELTS Australia, và British Council. Các tiêu chí này được sử dụng bởi giám khảo để đánh giá khách quan khả năng viết của thí sinh, dựa trên bốn khía cạnh trọng tâm.
Band Descriptors đóng vai trò như một “thước đo” tiêu chuẩn hóa, đảm bảo rằng điểm số phản ánh đúng trình độ của thí sinh, không phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của từng giám khảo. Bảng tiêu chí được chia theo các mức điểm từ 0 đến 9, mỗi mức đại diện cho một trình độ cụ thể, từ không có khả năng sử dụng tiếng Anh (Band 0) đến mức thành thạo (Band 9).
Việc hiểu rõ các tiêu chí trong IELTS Writing Band Descriptors giúp người học:
Hiểu cách giám khảo đánh giá bài viết: Nắm bắt yêu cầu của từng band điểm, từ đó định hướng cho quá trình ôn luyện.
Phát hiện và cải thiện điểm yếu: Người học có thể xác định những kỹ năng cần cải thiện, như khả năng tổ chức bài viết hay sử dụng từ vựng đa dạng.
Tối ưu hóa điểm số: Áp dụng đúng chiến lược và kỹ thuật viết phù hợp với từng tiêu chí, từ đó nâng cao khả năng đạt điểm cao.
4 Tiêu chí chấm điểm IELTS Writing Task 1
IELTS Writing Task 1 đánh giá bài viết của thí sinh dựa trên bốn tiêu chí chính: Task Achievement, Coherence and Cohesion, Lexical Resource, và Grammatical Range and Accuracy. Hiểu rõ và đáp ứng tốt từng tiêu chí là chìa khóa để đạt điểm cao.
Task Achievement
Mục tiêu của tiêu chí Task Achievement:
Task Achievement là tiêu chí đánh giá khả năng thí sinh hoàn thành đầy đủ yêu cầu của đề bài. Để đạt điểm cao, thí sinh cần cung cấp thông tin chính xác, mô tả và phân tích dữ liệu rõ ràng, cũng như đảm bảo không bỏ sót các chi tiết quan trọng hoặc lạc đề.
Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Task Achievement:
Xác định chính xác yêu cầu của đề bài, bao gồm các đối tượng và dữ liệu cần phân tích.
Cung cấp cái nhìn tổng quan về thông tin chính trong biểu đồ, bảng biểu hoặc bản đồ.
Phân tích và làm nổi bật các xu hướng chính, sự khác biệt hoặc sự thay đổi theo thời gian, không chỉ liệt kê các con số một cách đơn thuần.
Ví dụ:
Đề bài: The table below gives information about students studying in six departments in an Australian university in 2009. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. (Bài mẫu ngày 26/10/2024)
Tham khảo chi tiết tại: Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing 2024 - Cập nhật liên tục
Với đề bài yêu cầu mô tả đặc điểm của bảng số liệu, thí sinh cần:
Nêu bật các đặc điểm chính:
Ví dụ: “Khoa English có tỷ lệ nữ cao nhất (67%), trong khi Chemistry có tỷ lệ thấp nhất (29%).”
Câu mẫu ví dụ: The English department had the highest proportion of female students at 67%, while Chemistry had the lowest at just 29%.
So sánh các nhóm một cách hợp lý:
Ví dụ: “Khoa Modern Languages có tỷ lệ sinh viên được sinh ra bên ngoài Australia (54%), gần gấp ba lần tỷ lệ của khoa History (18%).”
Câu mẫu ví dụ: Modern Languages had the largest percentage of students born outside Australia, at 54%, which was nearly three times higher than the figure for History, at just 18%.
Không nên liệt kê mọi con số mà cần tập trung vào các xu hướng nổi bật:
Ví dụ: “Các khoa xã hội có xu hướng thu hút nhiều nữ sinh hơn các khoa tự nhiên.”
Câu mẫu ví dụ: Social science departments, such as English and Modern Languages, tended to attract a higher percentage of female students compared to natural science departments like Physics and Chemistry.
Đảm bảo trả lời đầy đủ yêu cầu đề bài bằng cách mô tả đủ cả ba tiêu chí trong bảng:
Ví dụ: “Các khoa xã hội không chỉ có tỷ lệ nữ cao hơn mà còn thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn.”
Câu mẫu ví dụ: Overall, social science departments had a higher proportion of female students and students born outside Australia compared to natural sciences.
Coherence and Cohesion
Mục tiêu của tiêu chí Coherence and Cohesion:
Coherence (mạch lạc) đánh giá sự rõ ràng của thông tin trong bài viết, còn Cohesion (liên kết) đánh giá mức độ chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các câu và đoạn văn. Để đạt tiêu chí này, bài viết cần được tổ chức hợp lý và sử dụng các từ nối để đảm bảo tính liên kết xuyên suốt.
Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Coherence and Cohesion:
Tạo bố cục hợp lý, phân chia đoạn văn rõ ràng.
Sử dụng câu chủ đề để làm nổi bật nội dung chính của từng đoạn.
Tận dụng từ nối và tham chiếu một cách linh hoạt, chẳng hạn, sử dụng từ "furthermore", "in contrast", "overall" để giúp bài viết mạch lạc.
Ví dụ:
Tổ chức bài viết mạch lạc với phần giới thiệu, tổng quan và thân bài rõ ràng:
Ví dụ: “Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ sinh viên theo giới tính, ngôn ngữ mẹ đẻ và nơi sinh tại sáu khoa trong một trường đại học Úc năm 2009.”
Câu mẫu ví dụ: The table illustrates the proportions of students by gender, native language, and birthplace across six departments at an Australian university in 2009.
Phần tổng quan cần nêu được xu hướng chính:
Ví dụ: “Nhìn chung, các khoa xã hội thu hút nhiều nữ sinh và sinh viên quốc tế hơn so với các khoa tự nhiên.”
Câu mẫu ví dụ: Overall, social science departments attracted more female and international students compared to natural sciences.
Phát triển ý chi tiết với từ nối hợp lý:
Ví dụ: “Trong khi khoa Modern Languages có tỷ lệ sinh viên được sinh ra bên ngoài Australia, khoa History lại có tỷ lệ thấp nhất.”
Câu mẫu ví dụ: While Modern Languages had the highest proportion of students born outside Australia, History recorded the lowest.
Kết nối thông tin giữa các nhóm:
Ví dụ: “Physics và Math có tỷ lệ sinh viên không có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ tương đồng, lần lượt là 38% và 36%.”
Câu mẫu ví dụ: Physics and Math showed similar proportions of non-native English speakers, at 38% and 36%, respectively.
Xem chi tiết: Tiêu chí Coherence and Cohesion trong IELTS Writing - Cách cải thiện Band 4 -7
Lexical Resource
Mục tiêu của tiêu chí Lexical Resource:
Lexical Resource là tiêu chí đánh giá sự đa dạng từ vựng và tính chính xác của từ ngữ. Để đạt điểm cao, thí sinh cần sử dụng từ vựng phong phú, đồng thời tránh lỗi chính tả và lỗi ngữ nghĩa.
Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Lexical Resource:
Sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc cụm từ diễn đạt cùng một ý để tránh lặp từ, ví dụ, thay vì chỉ sử dụng "increase", có thể dùng "growth", "rise", "surge".
Tránh sử dụng các từ vựng không phù hợp hoặc không chính xác theo ngữ cảnh.
Lựa chọn từ ngữ cụ thể và rõ ràng để mô tả dữ liệu, chẳng hạn, thay vì viết "went up", có thể thay bằng "experienced a significant increase".
Ví dụ:
Sử dụng từ vựng chính xác để diễn đạt số liệu:
Ví dụ: “Tỷ lệ sinh viên không có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ trong khoa Modern Languages là 41%, cao nhất trong tất cả các khoa.”
Câu mẫu ví dụ: The proportion of non-native English speakers in Modern Languages was 41%, the highest among all departments.
Miêu tả xu hướng với các từ đồng nghĩa và diễn đạt linh hoạt:
Ví dụ: “Tỷ lệ nữ sinh trong các khoa tự nhiên thấp hơn đáng kể so với các khoa xã hội.”
Câu mẫu ví dụ: The percentage of female students in natural sciences was significantly lower compared to social sciences.
Sử dụng cụm từ thay thế để tránh lặp từ:
Ví dụ: “Modern Languages có tỷ lệ sinh viên quốc tế cao nhất, trong khi History có tỷ lệ thấp nhất.”
Câu mẫu ví dụ: Modern Languages had the largest proportion of international students, whereas History had the smallest.
Grammatical Range and Accuracy
Mục tiêu của tiêu chí Grammatical Range and Accuracy:
Grammatical Range and Accuracy là tiêu chí đánh giá độ đa dạng và chính xác của cấu trúc ngữ pháp trong bài viết. Bài viết cần có sự kết hợp linh hoạt giữa các cấu trúc câu đơn giản và phức tạp, đồng thời phải hạn chế tối đa các lỗi sai.
Cách để đạt điểm cao ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy:
Kết hợp các loại câu khác nhau (câu đơn, câu ghép, câu phức).
Sử dụng cấu trúc ngữ pháp phức tạp khi cần, chẳng hạn như câu điều kiện, câu bị động.
Đảm bảo sử dụng đúng thì và dấu câu phù hợp.
Ví dụ:
Sử dụng câu bị động và câu phức để tăng độ phức tạp:
Ví dụ: “Tỷ lệ nữ sinh cao nhất được ghi nhận trong khoa English (67%).”
Câu mẫu ví dụ: The highest proportion of female students was recorded in the English department, at 67%.
Dùng so sánh linh hoạt để mô tả khác biệt:
Ví dụ: “Tỷ lệ sinh viên được sinh ra bên ngoài Australia ở Physics (44%) cao hơn một chút so với Math (43%).”
Câu mẫu ví dụ: The proportion of students born outside Australia in Physics (44%) was slightly higher than in Math (43%).
Sử dụng nhiều dạng thì phù hợp:
Ví dụ: “Bảng số liệu chỉ ra sự khác biệt rõ ràng về giới tính và nơi sinh của sinh viên giữa các khoa.”
Câu mẫu ví dụ: The table highlights clear differences in gender and birthplace distribution among the departments.
Chi tiết IELTS Writing Task 1 Band Descriptors theo từng thang điểm
Dưới đây là bảng mô tả chi tiết các tiêu chí đánh giá IELTS Writing Task 1 theo từng band điểm:
(Nguồn ảnh: British Council Global)
Band | Task Achievement | Coherence & Cohesion | Lexical Resource | Grammatical Range & Accuracy |
---|---|---|---|---|
9 | Đáp ứng đầy đủ và chính xác tất cả yêu cầu đề bài. Nội dung hoàn chỉnh, không có bất kỳ thiếu sót nào, và mọi thông tin đều được trình bày chi tiết, phù hợp. | Các ý tưởng được sắp xếp và liên kết một cách tự nhiên, rõ ràng và dễ theo dõi. Phần chia đoạn và các từ nối được sử dụng một cách tinh tế, không làm phân tán sự chú ý của người đọc. | Sử dụng một lượng từ vựng phong phú với độ chính xác và tự nhiên cao. Các lỗi nhỏ về chính tả hoặc cấu trúc từ rất hiếm gặp và không ảnh hưởng đến nội dung. | Sử dụng linh hoạt và kiểm soát hoàn toàn các cấu trúc ngữ pháp phức tạp và dấu câu, các lỗi ngữ pháp hiếm khi xuất hiện và không làm ảnh hưởng đến nội dung. |
8 | Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, có thể có một vài thiếu sót nhỏ. Đối với IELTS Academic, các điểm chính được chọn và trình bày rõ ràng; đối với General Training, các điểm quan trọng được mở rộng đầy đủ. | Các ý tưởng và thông tin được tổ chức một cách hợp lý. Việc sử dụng từ nối và phân đoạn phù hợp, mặc dù đôi khi có thể có những thiếu sót nhỏ. | Từ vựng phong phú, sử dụng linh hoạt và chính xác với một số ít lỗi. Có khả năng dùng các từ ngữ phức tạp hoặc thành ngữ khi phù hợp. | Phạm vi cấu trúc ngữ pháp rộng, các câu phức được sử dụng chính xác và tự nhiên. Một vài lỗi nhỏ có thể xuất hiện nhưng không gây khó khăn cho người đọc. |
7 | Đáp ứng các yêu cầu của đề, với một số thiếu sót nhỏ. Các đặc điểm chính được chọn và làm nổi bật rõ ràng, mặc dù có thể cần bổ sung hoặc minh họa thêm. | Bài viết có mạch lạc tốt, nhưng vẫn có thể có một vài thiếu sót về sự gắn kết. Từ nối được sử dụng tương đối linh hoạt, tuy nhiên có thể có vài lỗi nhỏ trong cách dùng hoặc sắp xếp. | Vốn từ đủ rộng để diễn đạt ý tưởng linh hoạt, mặc dù có thể có vài lỗi từ vựng. Bài viết cho thấy sự hiểu biết về phong cách và cách kết hợp từ. | Đa dạng các cấu trúc phức hợp và các câu đơn giản, tuy nhiên đôi khi vẫn có một vài lỗi về ngữ pháp hoặc dấu câu, nhưng không ảnh hưởng lớn đến nội dung. |
6 | Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề, nhưng có thể có thông tin chưa chính xác hoặc không phù hợp. Nội dung thường chỉ tập trung vào các ý chính mà thiếu đi sự chi tiết hoặc minh họa. | Các ý tưởng được tổ chức một cách tương đối mạch lạc, nhưng có thể có lỗi trong cách sử dụng từ nối hoặc kết nối các câu, khiến bài viết trở nên máy móc hoặc thiếu tự nhiên. | Từ vựng tương đối phù hợp, nhưng đôi khi vẫn thiếu sự linh hoạt và chính xác. Các lỗi về chính tả hoặc sử dụng từ ngữ có thể xuất hiện nhưng không ảnh hưởng lớn đến nội dung. | Kết hợp các câu đơn giản và câu phức một cách hợp lý, nhưng có thể hạn chế trong sự linh hoạt và độ chính xác. Lỗi ngữ pháp và dấu câu có thể thường xuyên hơn nhưng không làm cản trở nội dung. |
5 | Đáp ứng yêu cầu nhưng chưa đầy đủ, có nhiều chi tiết không liên quan hoặc thiếu hỗ trợ. | Tổ chức bài viết không hoàn toàn logic, các ý liên kết không mạch lạc, đôi khi rời rạc. | Từ vựng hạn chế, thường lặp lại và không linh hoạt. Lỗi từ vựng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiểu nội dung. | Phạm vi cấu trúc hạn chế, các câu phức thường có lỗi. Lỗi ngữ pháp phổ biến và gây khó khăn trong việc hiểu nội dung. |
4 | Chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của đề, có thể lạc đề hoặc thiếu thông tin cần thiết. | Ý tưởng chưa mạch lạc, thiếu gắn kết và có thể không được sắp xếp rõ ràng. | Từ vựng đơn giản, thường lặp lại, sử dụng không chính xác. Lỗi từ vựng có thể gây khó khăn trong việc hiểu. | Cấu trúc câu hạn chế, các câu phức hiếm khi chính xác. Lỗi ngữ pháp thường xuyên và ảnh hưởng đến nội dung. |
3 | Không đáp ứng yêu cầu đề bài do hiểu sai thông tin, chủ đề. | Không có tổ chức logic, các ý tưởng khó liên kết và dễ gây nhầm lẫn cho người đọc. | Từ vựng hạn chế, phụ thuộc nhiều vào từ đã học thuộc. Lỗi từ vựng làm giảm khả năng hiểu nội dung. | Cấu trúc câu cơ bản, lỗi ngữ pháp và dấu câu chiếm đa số, làm cho bài viết khó hiểu. |
2 | Bài viết hầu như không liên quan đến đề bài, chỉ có vài ý nhưng không phát triển. | Thiếu tổ chức, ý tưởng rời rạc và không có sự liên kết giữa các phần trong bài viết. | Từ vựng rất hạn chế, lỗi dùng từ và chính tả nhiều, gây khó hiểu. | Cấu trúc câu rất đơn giản, nhiều lỗi ngữ pháp và dấu câu. Các câu văn khó hiểu do lỗi quá nhiều. |
1 | Bài viết dưới 20 từ hoặc hoàn toàn không liên quan đến đề bài. | Không có sự tổ chức nào trong bài viết, không có gắn kết giữa các câu. | Không có vốn từ cần thiết để diễn đạt ý tưởng, chỉ vài từ đơn lẻ hoặc lỗi nặng về từ vựng. | Không có cấu trúc câu rõ ràng, nhiều lỗi ngữ pháp làm mất hoàn toàn ý nghĩa của bài viết. |
0 | Thí sinh không làm bài hoặc bài viết bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. |
Đọc tiếp: IELTS Writing Task 2 Band Descriptors & cách cải thiện điểm từng tiêu chí
Tổng kết
Trong bài viết này, người học đã được làm quen với bốn tiêu chí đánh giá quan trọng trong IELTS Writing Task 1: Task Achievement, Coherence and Cohesion, Lexical Resource và Grammatical Range and Accuracy. Mỗi tiêu chí đóng vai trò then chốt trong việc xác định điểm số cuối cùng của bài thi, giúp thí sinh nhận diện điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng viết của mình. Việc hiểu rõ các tiêu chí này không chỉ giúp thí sinh cải thiện bài viết mà còn hỗ trợ xây dựng chiến lược ôn luyện hiệu quả, từ đó hướng đến mục tiêu điểm số cao trong kỳ thi IELTS.
Để nâng cao điểm số trong phần thi Writing, người học cần chú trọng vào việc cải thiện từng yếu tố, từ việc tổ chức bài viết một cách mạch lạc, sử dụng từ vựng chính xác và phong phú, đến việc rèn luyện ngữ pháp và cấu trúc câu để đạt được mục tiêu điểm số.
Ngoài ra, người học có thể sử dụng IELTS Correct để chấm và chữa bài IELTS Writing trong quá trình luyện viết. Công cụ được cấu hình và bảo trợ chuyên môn bởi ZIM, giúp người học phân tích các lỗi sai, nhận xét và chấm điểm 4 tiêu chí: TR, CC, LR, và GRA theo IELTS Writing Band Descriptors bản cập nhật mới nhất năm 2025.
Bình luận - Hỏi đáp