Tiêu chí Coherence and Cohesion trong IELTS Writing: Cách cải thiện Band 4 -7

Bài viết tập trung phân tích tiêu chí Coherence and Cohesion trong bài thi IELTS Writing và đề xuất các phương pháp học tập hiệu quả cho từng trình độ.
author
Nguyễn Thị Thanh Đông
07/06/2024
tieu chi coherence and cohesion trong ielts writing cach cai thien band 4 7

Như hầu hết các bài thi khác, kì thi IELTS đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh dựa trên bốn kĩ năng, bao gồm nghe, nói, đọc, viết. Xét đến kĩ năng viết, tiêu chí “Coherence and Cohesion” là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong văn viết học thuật vì nó giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý tưởng theo một mạch viết logic, liên kết chặc chẽ. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tính mạch lạc và liên kết trong bài IELTS Writing và phân tích những phương pháp học tập hiệu quả cho các trình độ khác nhau.

Key takeaways

Về tổng thể, tiêu chí Coherence and Cohesion được xem là tính mạch lạc, liên kết giữa các câu trong đoạn và các đoạn trong bài bao gồm mức độ kết nối rõ ràng, logic và tự nhiên về mặt ý tưởng và khả năng dùng từ nối, quan hệ từ, để tạo ra sự kết nối và mạch lạc cho các mệnh đề trong câu.

Coherence và cohesion có tầm quan trọng như nhau, không thể thiếu một trong hai

Khác biệt cơ bản giữa band 4.0-5.0 và 6.0-7.0 nằm ở việc sắp xếp ý tưởng logic, có tiến triển rõ ràng, dùng từ liên kết phù hợp, có các biên pháp tham chiếu và thay thế, sắp xếp ý và viết theo đoạn.

  • Cải thiện band 4.0 - 5.0: tập trung phát triển và sắp xếp thông tin một cách thống nhất, cải thiện khả năng sử dụng những từ ngữ liên kết theo đúng mục đích cần liên kết.

  • Cải thiện band 5.0 - 6.0: Về nội dung, thí sinh cần biết cách phát triển bài viết, thay vì chỉ dừng lại ở tổ chức thông tin. Về hình thức, từ nối cần được sử dụng ở một mức độ hiệu quả, cần dùng từ tham chiếu, cấu trúc các đoạn văn cũng cần rõ ràng hơn.

  • Cải thiện band 6.0 - 7.0: Giữ mức độ phát triển ý logic giữa các đoạn xuyên suốt bài viết, s

  • ử dụng đa dạng các phương tiện liên kết bao gồm từ nối, từ tham chiếu, và từ thay thế, đảm bảo mỗi đoạn dành cho một chủ đề chính.

Các cách giúp kiểm soát và duy trì Coherence và Cohesion: lập dàn ý trước khi viết, đảm bảo bố cục, dùng từ nối phù hợp, dùng phương tiện liên kết.

Tổng quan về Coherence and Cohesion

Tổng quan các tiêu chí đánh giá trong IELTS Writing

Cả 2 bài viết trong bài thi IELTS Writing đều được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Khả năng trả lời đề bài (Task Achievement đối với Task 1, Task Response đối với Task 2), Độ mạch lạc & liên kết (Coherence & Cohesion), Khả năng từ vựng (Lexical Resources), và Ngữ pháp & độ chính xác (Grammartical range & Accuracy).

Trong đó, hai yếu tố đầu tiên (Khả năng trả lời đề bài và Độ mạch lạc & liên kết) thuộc về phần ý tưởng và nội dung của bài viết, hai yếu tố còn lại (Khả năng từ vựng & Ngữ pháp) nằm nhiều hơn về kĩ năng diễn đạt, khả năng kiểm soát ngôn ngữ và trình bày của thí sinh. Dù đánh giá những khía cạnh khác nhau nhưng cả 4 tiêu chí đều chiếm phần trăm bằng nhau (25%) và do đó quan trọng như nhau đến số điểm cuối cùng cho kĩ năng Viết.

Xem chi tiết: IELTS Writing Band Descriptors - 4 tiêu chí chấm điểm.

Tổng quan tiêu chí Coherence and Cohesion

Trước khi đi vào phân tích chi tiết, người học cần hiểu ý nghĩa của hai từ Coherence và Cohesion.

Nghĩa của Cohesion và Cohesion nói chung:

Sau đây là định nghĩa được trích từ từ điển Cambridge.

  • Coherence: the situation when the parts of something fit together in a natural or reasonable way. (Tạm dịch: tình huống khi các bộ phận của một cái gì đó phù hợp với nhau một cách tự nhiên hoặc hợp lý.)

  • Cohesion: (of objects) the state of sticking together, or (of people) being in close agreement and working well together. (Tạm dịch: trạng thái liên kết với nhau, có sự đồng thuận chặt chẽ và làm việc tốt với nhau.)

Nghĩa của Coherence và Cohesion trong văn viết:

Mặc dù được gộp chung thành một tiêu chí chấm điểm nhưng Coherence và Cohesion có thể được phân tích thành hai khía cạnh riêng khi đánh giá nội dung bài viết.

  • Coherence (tạm dịch: tính mạch lạc) chỉ mức độ kết nối rõ ràng, logic và tự nhiên về mặt ý tưởng của từng đoạn cũng như trong cả bài viết (logical sequencing) giúp người đọc dễ theo dõi.

  • Cohesion (tạm dịch: tính liên kết) chỉ khả năng gắn kết các từ và cụm từ với nhau như từ nối, quan hệ từ, để tạo ra sự kết nối và mạch lạc cho các mệnh đề trong câu, cho các câu trong đoạn, hay thậm chí giữa các đoạn văn trong bài.

Tiêu chí Coherence & Cohesion, khác biệt và tầm quan trọng

Có Coherence nhưng thiếu Cohesion:

"Increasing urbanization is a urgent issue in many developing countries. However, cities are becoming overcrowded, leading to various social and environmental problems. Additionally, traffic congestion worsens, air pollution levels rise, and access to clean water becomes scarce."

(Đô thị hóa ngày càng tăng là một vấn đề cấp bách ở nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, các thành phố đang trở nên quá đông đúc, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội và môi trường khác nhau. Ngoài ra, tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng, mức độ ô nhiễm không khí tăng cao và việc tiếp cận với nước sạch trở nên khan hiếm.)

Phân tích: Trong đoạn văn trên, ý chính của bài văn được trình bày mạch lạc (coherence). Người viết khẳng định “urbanization” là một vấn đề cấp bách và đưa ra giải thích là vì nó gây ra nhiều vấn đề xã hội và môi trường. Tuy nhiên, mặc dù có sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, các từ nối như "however" và "additionally" không được sử dụng một cách hợp lý, làm giảm tính liên kết và mạch lạc (cohesion). Từ "however" (tuy nhiên) dùng để thể hiện sự đối lập, tuy nhiên câu sau không có mối quan hệ đối lập với câu trước. Từ nối "additionally" (hơn nữa) dùng để cung cấp thêm ý cho câu trước, tuy nhiên câu sau đang nhằm đưa ra ví dụ các “social and environmentally” nào. Do đó, đoạn văn này mặc dù có tính mạch lạc (coherence) nhưng thiếu đi tính liên kết (cohesion).

Có Cohesion nhưng thiếu Coherence:

"There are some considerations people should take before going on a holiday. Firstly, travelers may face some troubles that may occur during the trip. Secondly, travelers should also research local customs and traditions to avoid cultural misunderstandings. For example, wearing revealing clothing may be considered disrespectful in some cultures."

(Có một số điều mọi người nên cân nhắc trước khi đi kỳ nghỉ. Thứ nhất, du khách có thể gặp phải một số rắc rối có thể xảy ra trong chuyến đi. Thứ hai, du khách cũng nên nghiên cứu phong tục tập quán địa phương để tránh những hiểu lầm về văn hóa. Ví dụ, mặc quần áo hở hang có thể bị coi là thiếu tôn trọng ở một số nền văn hóa.)

Phân tích: Trong đoạn văn trên, có sự liên kết giữa các câu thông qua việc sử dụng từ nối như "firstly", "secondly", "for example". Tuy nhiên, nội dung của các câu không có mối liên hệ logic chặt chẽ, tạo ra sự không nhất quán và không rõ ràng (coherence). Cụ thể, câu đầu tiên đề cập đến những việc cần cân nhắc một số điều trước khi đi du lịch, nhưng câu thứ hai không giải thích những điều cần cân nhắc là gì mà lại chuyển sang việc cho rằng sẽ có một số rắc rối có thể xảy ra. Do đó, mặc dù có tính liên kết (cohesion) nhưng đoạn văn thiếu tính mạch lạc và logic (coherence) dù chỉ với 1 câu văn không đúng trọng tâm (câu 2).

Đánh giá tiêu chí Coherence and Cohesion trên khung điểm bài thi IELTS Writing

Band 4

Band 5

  • Presents information and ideas but these are not arranged coherently and there is no clear progression in the response

  • Uses some basic cohesive devices but these may be inaccurate or repetitive

  • May not write in paragraphs or their use may be confusing.

  • Presents information with some organisation but there may be a lack of overall progression

  • Makes inadequate, inaccurate or over-use of cohesive devices

  • May be repetitive because of lack of referencing and substitution

  • May not write in paragraphs, or paragraphing may be inadequate.

Band 6

Band 7

  • Arrange information and ideas coherently and there is a clear overall progression

  • Uses cohesive devices effectively, but cohesion within and/ or between sentences may be faulty or mechanical

  • May not always use referencing clearly or appropriately

  • Uses paragraphing, but not always logically.

  • Logically organise information and ideas; there is clear progression throughout

  • Uses a range of cohesive devices appropriately although there may be some under-/over- use

  • Presents a clear central topic within each paragraph.

Từ việc quan sát miêu tả của 4 thang điểm, có thể nhận thấy một số cụm từ khóa xuất hiện ở cả 4 band điểm như progression, cohesive devices, referencing, substitution, paragraphing. Đi kèm với các từ khóa này là các tính từ, trạng từ mô tả mức độ đáp ứng các tiêu chí này.

Trong đó mức điểm 4.0 và 5.0 chưa có sự phát triển ý theo tiến triển (progression) rõ ràng; sử dụng từ nối (cohesive devices) chưa hoàn toàn đúng, dùng chưa đủ hoặc dùng từ lặp lại; thiếu tham chiếu (referencing) và biện pháp thay thế (substitution), chưa thể viết theo đoạn hoặc viết thiếu đoạn (paragraphing). Trong khi đó, ở mức điểm 6.0 và 7.0, thí sinh đã có thể phát triển ý theo tiến triển (progression) rõ ràng, tổng quát; có sử dụng dụng từ nối (cohesive devices) mặc dù có thể chưa đúng hoàn toàn, dùng bị lặp từ hoặc dùng một cách máy móc; có dùng tham chiếu (referencing) mặc dù chưa hoàn toàn đúng, viết theo đoạn tương đối tốt (paraphraing).

Chi tiết về mỗi band điểm sẽ được đề cập ở những mục tiếp theo. Tuy nhiên, để có thể đánh giá dễ nhất trình độ của bản thân, thí sinh có thể tự hỏi bản thân các câu hỏi:

  • Mình đã có thể sắp xếp ý tưởng logic và có tiến triển rõ ràng chưa?

  • Mình đã dùng từ liên kết phù hợp chưa?

  • Mình có các biên pháp tham chiếu và thay thế chưa?

  • Mình đã sắp xếp ý và viết theo đoạn chưa?

Nếu như câu trả lời cho cả 4 câu hỏi trên là “rồi”, khả năng của của thí sinh đang ở mức từ 6.0 trở lên, nếu như câu trả lời là “chưa”, thì khả năng của thí sinh đang ở mức từ 5.0 trở xuống và cần có lộ trình, phương pháp học khác để phù hợp với năng lực.

Tiêu chí Coherence and Cohesion

Cải thiện tiêu chí Coherence and Cohesion từ 4.0, 5.0 lên 6.0

Cải thiện từ band 4.0 lên 5.0

Xét ví dụ về một bài viết Task 1 dưới đây:

The line graph illustrates the number of tourist arrivals in three cities in Vietnam from 2015 to 2020.

There was an upward trend in tourist arrivals to Ho Chi Minh City and Hanoi during this period. Therefore, the number of visitors to Da Nang decreased.

In 2015, Hanoi welcomed 2 million international visitors. This figure increased to 5 million in 2016 and 20 million in 2017. In 2018, the number of tourists reached 7.5 million, marking a 10% increase from 2017. In 2019, the figure continued to rise to 23 million. The number of tourist arrivals to Da Nang in 2020 declined to only 5 million.

From 2015 to 2019, there was an increase in the number of people going to Ho Chi Minh City (from 2.5 to 4 million). Similarly, the figure for Da Nang dropped by 3 million people then remained unchanged until the end of the period.

Bỏ qua các tiêu chí về từ vựng, mức độ hoàn thành bài hay ngữ pháp, người viết bài viết trên đã mắc những lỗi cơ bản về cách trình bày thông tin, dẫn đến tính mạch lạc và thống nhất của bài viết bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

Thiếu liên kết:  Các thông tin, số liệu đã được đưa ra trong bài, mặc dù được trình bày một cách đầy đủ nhưng lại thiếu tính liên kết trong đoạn văn, khiến bài viết không có sự phát triển xuyên suốt về mặt ý tưởng. Ví dụ, ở đoạn chi tiết thứ nhất (detail 1), người viết đề cập về số liệu của Ha Noi, Ho Chi Minh City và Da Nang trong các năm 2015, 2016, 2017, 2019, 2020. Sau đó, ở đoạn chi tiết thứ 2 (detail 2), người viết lại tiếp tục đề cập số liệu của Ho Chi Minh City và Da Nang từ năm 2015-2019 và đến cuối giai đoạn. Cách phân chia, tổ chức và gộp số liệu trên không được mạch lạc, thiếu liên kết, rời rạc và có phần lộn xộn, khiến người đọc khó theo dõi. Đây là biểu hiện “information and ideas are not arranged coherently”.

Vấn đề từ nối: ở đoạn tổng quan (overview), người viết không có từ nối mang tín hiệu báo cáo rằng đây là đoạn tổng quan. Ngoài ra, trong đoạn detail 1, người viết chỉ đơn thuần báo cáo số liệu mà không có sự liên kết nào giữa các câu. Còn trong đoạn detail 2, từ nối “similarly” đã bị dùng sai vì câu trước và câu sau “similarly” không thể hiện sự tương đồng (số khách đến HCM tăng, số khách đến Đà Nẵng giảm). Đây là biểu hiện của “uses some basic cohesive devices but these may be inaccurate or repetitive”

Dựa trên các lỗi vừa chỉ ra và theo bảng mô tả band điểm được nhắc đến ở trên, bài báo cáo này sẽ đạt khoảng điểm 4 trong IELTS Writing Task 1 cho riêng tiêu chí Coherence & Cohesion.

Lỗi thường gặp & hướng giải quyết:

Nhìn chung, có hai lỗi thường thấy nhất ở thí sinh đạt mức điểm này:

  • Có trình bày thông tin nhưng không được sắp xếp một cách logic, mạch lạc; thiếu sự phát triển về mặt ý tưởng trong bài viết.

  • Các cụm từ nối được sử dụng, song vẫn chưa chính xác và thường bị lặp lại.

Trước khi phân tích hướng giải quyết để cải thiện điểm, người đọc nên xem xét những yêu cầu ở band cao hơn – band 5:

  • Đưa ra thông tin có sự tổ chức, sắp xếp, thống nhất, nhưng thiếu đi sự phát triển ý tưởng xuyên suốt.

  • Dùng từ nối không hợp lí, không chính xác, hoặc dùng quá mức.

  • Thông tin có thể bị lặp lại do thiếu từ thay thế, hoặc từ tham chiếu.

So với band 4, band 5 vẫn cho phép người viết thiếu đi sự phát triển ý tưởng xuyên suốt và cách sử dụng từ nối chưa hoàn toàn chính xác; tuy nhiên, band 5 lại yêu cầu người viết bắt đầu biết cách tổ chức ý tưởng, và sắp xếp thông tin. Band 5 đồng thời cho thấy rằng người viết sẽ không mắc lỗi lặp thông tin về mặt ý tưởng, nhưng có thể mắc lỗi về mặt trình bày do thiếu khả năng dùng từ tham chiếu (referencing và substitution).

Vậy, để phát triển từ band 4 lên band 5, người học nên ưu tiên tập trung vào khả năng đọc, hiểu biểu đồ và dữ liệu (đối với task 1), để từ đó có nền tảng phát triển và sắp xếp thông tin một cách thống nhất, trước khi nghĩ đến việc phát triển ý tưởng cho những band điểm cao hơn. Người đọc có thể chưa cần quá quan tâm đến từ tham chiếu, nhưng nên tập trung cải thiện khả năng sử dụng những từ ngữ liên kết theo đúng mục đích cần liên kết.

Cải thiện band 5.0 lên 6.0

Xét ví dụ về một bài viết Task 1 dưới đây:

The issue of climate change has become a topic of concern worldwide. It is widely acknowledged that human activities, such as burning fossil fuels and deforestation, contribute significantly to this phenomenon. However, there are various viewpoints regarding the severity of the climate and the necessary actions to address climate change.

On the one hand, some argue that immediate measures are needed to combat climate change. It supports for the reduction of carbon emissions through the application of stricter regulations on industries and the promotion of renewable energy sources. Furthermore, they emphasize the importance of international cooperation to tackle climate change effectively.

On the other hand, there are those who believe that the impact of human activities on climate change is overstated. They argue that natural factors, such as solar radiation and volcanic eruptions, play a more significant role in shaping the Earth's climate. Furthermore, implementing strict regulations could have adverse effects on economic growth and job creation.

In conclusion, while there is an agreement on the existence of climate change and its causes, there are divergent opinions on the appropriate measures to address it. In addition, finding a balance between environmental protection and economic development remains a significant challenge for policymakers.

Thiếu tiến triển trong ý tưởng: Bài viết đã trình bày ý tưởng với một trật tự có mức độ tương đối rõ ràng (phần giới thiệu trình bày được các khía cạnh sẽ phân tích trong toàn bài, mỗi đoạn thân bài tập trung vào một vấn đề, đoạn kết bài đã bao hàm được ý chính). Tuy nhiên, người viết chưa thể hiện được sự liên kết sâu sắc giữa các ý tưởng. Ví dụ: ở đoạn thân bài 1, người viết đề cập đến các biện pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu, trong đó có biên pháp hợp tác quốc tế. Tuy nhiên người viết chưa đưa ra giải thích hoặc ví dụ rõ ràng để làm rõ vì sao thực hiện biện pháp này thì có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Điều này khiến người đọc chưa thấy liên kết về mặc ý tưởng. Đây là biểu hiện của “lack of overall progression”.

Vấn đề dùng từ nối: Bài viết có dùng các từ liên kết giữa các đoạn (in the one hand, on the other hand, in conclusion) và giữa các câu (however, furthermore,…). Tuy nhiên, từ “furthermore” bị sử dụng lặp 2 lần. Từ nối “in addition” ở đoạn kết bài được sử dụng chưa hợp lý vì câu đi kèm không nhằm mục đích bổ sung cho câu trước. Đây là biểu hiển của “makes inadequate, inaccurate or over-use of cohesive devices”.

Lỗi lặp từ vì thiếu tham chiếu: Có thể thấy từ “climate change” được viết lặp lại nhiều lần (ví dụ: 2 lần trong đoạn mở bài). Ngoài ra, ở đoạn thân bài 1, từ “it” được sử dụng chưa chính xác vì người viết đang muốn đề cập đến “immidiate measures” mà đây là danh từ số nhiều nên đại từ phù hợp phải là “they”. Đây là các biểu hiện của “repetitive because of lack of referencing and substitution”.

Lỗi thường gặp & hướng giải quyết:

Về cơ bản, những lỗi thường thấy sau đây sẽ được quy về badn 5.0:

  • Có tổ chức thông tin nhưng thiếu sự phát triển ý tưởng trong bài viết.

  • Sử dụng (cụm) từ nối chưa hợp lý hoặc bị lặp.

  • Câu từ bị lặp lại do thiếu khả năng sử dụng từ tham chiếu hoặc thay thế.

  • Cách sắp xếp cấu trúc đoạn văn có thể không phù hợp.

Trước khi phân tích khả năng cải thiện điểm, người đọc cần xem xét những yêu cầu ở band cao hơn - band 6:

  • Sắp xếp thông tin mạch lạc và rõ ràng, có sự phát triển ý tưởng xuyên suốt.

  • Dùng các cụm từ nối hiệu quả, tuy nhiên nội dung liên kết giữa các từ trong câu và/hoặc các câu trong đoạn máy móc và không rõ ràng.

  • Có dùng từ tham chiếu nhưng đôi lúc dùng chưa phù hợp.

  • Có khả năng sắp xếp, cấu trúc đoạn văn nhưng không phải lúc nào cũng logic.

So sánh giữa band 5 và band 6, người đọc thấy được yêu cầu khác biệt khá rõ về cả mặt nội dung và hình thức. Về nội dung, để lên được band 6, thí sinh cần biết cách phát triển bài viết, thay vì chỉ dừng lại ở tổ chức thông tin. Về hình thức, từ nối cần được sử dụng ở một mức độ hiệu quả, thay vì sử dụng ở mức độ đơn giản; cần dùng từ tham chiếu, dù đôi lúc dùng chưa phù hợp, thay vì không dùng; cấu trúc các đoạn văn cũng cần rõ ràng hơn.

image-alt[Trích từ Band Descriptors (public version)]

Cải thiện tiêu chí Coherence and Cohesion từ 6.0 lên 7.0+

Các thí sinh ở trình độ 6.0 của tiêu chí từ vựng trong bài thi IELTS Writing thường có một số đặc điểm như sau:

Ở trình độ này, thí sinh đã có khả năng chọn lọc, nhóm thông tin theo bố cục hợp lý đối với task 1 và khả năng phát triển sâu, có sự phát triển tổng thể cho các ý tưởng và các ý tưởng được trình bày rõ ràng, dễ theo dõi. Người viết ở band 6.0 cũng đã có thể tổ chức các đoạn riêng lẻ khá rõ ràng. Thí sinh cũng có thể sử dụng các phương tiện liên kết hiệu quả tuy vẫn có lỗi lặp từ hoặc dùng một cách “máy móc”.

Vậy điều khác biệt để giúp thí sinh có thể nâng lên band 7.0 nằm ở các yếu tố sau:

  • Giữ mức độ phát triển ý logic giữa các đoạn xuyên suốt bài viết (clear progression throughout) chứ không chỉ dừng lại ở giữa các câu trong đoạn.

  • Sử dụng đa dạng các phương tiện liên kết bao gồm từ nối (cohesive devices), từ tham chiếu (referencing), và từ thay thế (substitution).

  • Đảm bảo mỗi đoạn dành cho một chủ đề chính (a clear central topic within each paragraph).

image-alt

Các cách giúp kiểm soát và duy trì Coherence và Cohesion

Lập dàn ý

Việc lập dàn ý (outline) đặc biệt quan trọng và là bước thí sinh cần làm trước khi đặc bút vào viết bài. Dàn ý giúp người viết tổ chức tư duy và ý tưởng một cách rõ ràng, có hệ thống, giúp đảm bảo tiêu chí Coherence and Cohesion. Nếu không có một bức tranh tổng thể những gì mình muốn viết thì thí sinh sẽ gặp các tình trạng như:

  • nãy ra ý tưởng đột ngột và muốn chèn ý tưởng đó vào trước đó. Đây đặc biệt là một bất tiện lớn đối với các thí sinh thi IELTS trên giấy vì thí sinh cần phải tẩy đi và viết lại.

  • viết lạc đề vì dưới áp lực thời gian, một số thí sinh có xu hướng ghi bất cứ thứ gì liên quan đến chủ đề mà không đảm bảo sự liên quan.

  • do không có một kế hoạch cụ thể, thí sinh có thể dễ bị mắc trong vòng xoay lặp ý. Biểu hiện qua việc viết nhiều lần về cùng một ý tưởng hoặc ý kiến bằng cách dùng từ ngữ, cấu trúc khác, làm cho câu văn không có giá trị về mặt ý nghĩa.

Tham khảo: Các bước phân tích và lập dàn bài dạng biểu đồ trong IELTS Writing Task 1.

Đảm bảo bố cục bài viết

Bài viết task 1 và task 2 đều có bố chung áp dụng cho tất cả các đề bài.

Đối với Task 1, người học cần đảm bảo bài viết bao gồm các đoạn: mở bài (introduction), tổng quan (overview) và ít nhất 2 đoạn chi tiết (detail). Số lượng đoạn Detail có thể từ 2-3 đoạn, tùy vào cách tổ chức thông tin của người viết

Đối với Task 2, ba phần chính mà một bài viết luôn có là mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó, thân bài có thể được chia thành 2-3 đoạn, tùy vào chủ đề người viết triển khai trong từ đoạn.

Dùng Cohesive devices hiệu quả

Dù ở band điểm 4.0 hay 7.0 thì từ nối đều cần được sử dụng. Đối với người học ở trình độ 4.0 - 5.0, cần hiểu rõ chức năng của các từ nối cơ bản (đưa ví dụ, nêu kết quả, nêu tự đối lập, …) từ đó đảm bảo sử dụng đúng ngữ cảnh. Đối với người học ở trình độ trên 6.0, ngoài việc sử dụng chính xác về nghĩa, người học cần cố gắng sử dụng đa dạng từ nối nhằm tránh lặp từ.

Tham khảo: Từ nối (Cohesive devices) là gì – Phân loại từ nối.

Dùng các phương tiện liên kết (cohesion)

Khi viết về một chủ đề nào đó, các chủ thể liên quan thường cần được đề cập nhiều lần. Nếu viết lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ, người học sẽ bị mắc lỗi lặp từ. Ngoài việc sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms), referencing và substitution cũng là một các công cụ kết nối ý tưởng giữa các câu một cách hiệu quả và đơn giản, có thể giúp thí sinh tăng điểm tiêu chí Coherence and Cohesion.

Tham khảo:

Tổng kết

Tóm lại, người học cần hiểu một số yếu tố quan trọng phân biệt mức điểm 4.0, 5.0, 6.0 và 7.0+ cho tiêu chí Coherence and Cohesion. Bài viết ở mỗi trình độ sẽ có những đặc điểm khác nhau, và do vậy thí sinh cần có các phương pháp học tập khác nhau để phù hợp nhất và có thể tối ưu hoá quá trình luyện thi IELTS.


Nguồn tham khảo:

  • "IELTS Scoring in Detail for Test Takers." IELTS, 28 Oct. 2022, ielts.org/take-a-test/preparation-resources/understanding-your-score/ielts-scoring-in-detail.

  • "Cách Cải Thiện Tiêu Chí Coherence & Cohesion Trong Writing." ZIM Academy, 7 July 2023, zim.vn/cach-cai-thien-theo-tung-band-4-5-6-o-tieu-chi-coherence-cohesion-trong-ielts-writing.

  • "Lexical Resource Là Gì? Cách Cải Thiện Cho Band 4-7 Trong IELTS Speaking." ZIM Academy, 10 Apr. 2024, zim.vn/lexical-resource-la-gi-cach-cai-thien-cho-band-4-7-cua-ielts-speaking.

  • "Coherence." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/coherence.

  • "Cohesion." Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus, dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/cohesion.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu