Key takeaways | ||
---|---|---|
Ứng dụng trong học tập
Lưu ý:
| ||
Focused mode và Diffused mode
Như đã đề cập ở kiến thức trước, các neurons trong não bộ sẽ hình thành liên kết với trí nhớ tạm thời (working memory) khi người học tiếp cận kiến thức mới. Tằng cường cường độ luyện tập kiến thức mới sẽ giúp cho các liên kết này được củng cố hơn và từ đó các kiến thức sẽ được chuyển sang bộ nhớ lâu dài (long - term memory).
Não bộ người học có 02 chế độ hoạt động, bao gồm Chế độ tập trung (Focused mode) và Chế độ phân tán (Diffused mode).
Ảnh được trích từ bài viết The Learning Series Part I Focused vs. Diffuse Mode của tác giả Katie Wren trên LinkedIn mô tả cac Neurons (chấm màu xanh) hình thành các đường liên kết với nhau ở chế độ Focused (hình bên trái) và ở chế độ Diffused (hình bên phải).
Focused mode
Trong sách Uncommon Sense Teaching, Chế độ tập trung của não bộ là khi người học tiếp cận kiến thức mới, các liên kết neuron sẽ được hình thành và liên kết với bộ nhớ tạm thời (working memory). Các tín hiệu liên kết được phát đi khắp não bộ kết nối các neurons khác nhau.
Diffused mode
Trong khi đó, Chế độ phân tán được kích hoạt khi não bộ không tiếp thu kiến thức mới từ bên ngoài. Lúc này, não bộ sẽ tạm ngừng tiếp nhận các kiến thức mới và chuyển sang chế độ thư giãn hơn. Điều này tạo điều kiện cho các liên kết neurons vừa được hình thành từ trước sẽ tạo thêm các liên kết với các neurons khác khắp bộ não.
Hay nói cách khác là người học lúc bây giờ không học một kiến thức nào mới, hoặc không tập trung suy nghĩ vào chủ đề/kiến thức đang học. Ví dụ về tình huống não bộ chuyển thể sang Chế độ phân tán như:
Người học không thể tiếp tục nghĩ ra ý tưởng viết bài luận, sau đó tạm dừng quá trình suy nghi và làm một việc khác.
Người học không thể giải một câu hỏi khó trong bài thi IELTS Reading, sau đó tạm dừng quá trình tìm lời giải và chuyển sang học một kỹ năng khác.
Cả hai tình huống trên, sau khi tạm dùng quá trình tìm ý tưởng (a) và tìm lời giải (b) não bộ của người học lúc bấy giờ sẽ chuyển sang Chế độ phân tán. Khi người học xử lý một vấn đề nào đó khó đến mức có cảm giác không xử lý được nữa. Người học có thể tạm ngừng quá trình tìm giải pháp và chuyển sang làm các hoạt động khác dễ hơn. Lúc này não bộ đã được chuyển sang từ trạng thái tập trung (Focused mode)
Các nhà khoa học cho rằng não bộ của con người không thể một lúc hoạt động ở cả hai trạng thái. Tuy nhiên, sẽ có lợi cho người học khi não bộ của mình chuyển từ trạng thái tập trung sang trạng thái phân tán. Ở trạng thái Phân tán, não bộ sẽ hoạt động một cách vô thức (unconsciously) khi chúng ta tập trung vào một vấn đề khác.
Để có thể hình dung dễ hơn, ta có thể lấy ví dụ hình ảnh một học viên làm một bài tập bao gồm:
Bài tập a: có mức độ khó = 1
Bài tập b: có mức độ khó = 2
Vậy có thể hình dung được bài b khó hơn bài a.
Người học viên này có thể áp dung lý thuyết về hai chế độ hoạt động của não bộ để tiếp cận bài kiểm tra như sau:
Bước 1: Tiếp cận với bài b, học viên có thể đọc qua và thử tìm câu trả lời. (Focused mode)
Bước 2: Nếu không tìm ra câu trả lời trong thời gian giới hạn, học viên đó tạm dừng giải bài tập b và chuyển sang bài tập a (Diffused mode)
Trong bước này, các neurons thần kinh trong não bộ của học viên có chứa thông tin về bài tập b sẽ không liên kết với các thông tin mới. Chúng, một cách vô thức, sẽ tạo thêm liên kết với các neurons khác trong não bộ khi người học đang tập trung ở bài tập a (Focused mode).
Bước 3: Sau khi hoàn thành bài tập dễ hơn (bài tập a), học viên có thể quay lại hoàn thành bài tập b. Lúc bấy giờ, người học có thể sẽ có nhiều khả năng hoàn thành bài tập này hơn so với ở bước 1.
Xem thêm: Đưa ra dự đoán khi đọc các sự lựa chọn (Headings) trong Matching Headings
Cách tiếp cận mới trong IELTS Reading
Với các tiếp cận thông thường, người học được khuyến khích làm trước các câu dễ và để lại các câu khó ở phần sau. Sau khi hoàn thành các câu hỏi dễ sẽ chuyển sang xử lý các câu hỏi khó hơn.
Tuy nhiên, với lý thuyết về chế độ Tập trung và Phân tán của não bộ đã được đề cập bên trên thì người học có thể thử làm các câu hỏi có độ khó cao hơn trước, sau đó quay lại xử lý các câu hỏi dễ hơn. Quy trình đề xuất có thể được hiểu cụ thể như sau:
Trong phần thi IELTS Reading bao gồm 3 bài đọc. Giả sử 3 bài đọc có độ khó tăng dần, điều này có nghĩa là bài đọc số 3 có độ khó cao nhất. Giả sử trong IELTS Reading, loại câu hỏi Multiple choices có độ khó cao hơn các câu hỏi còn lại. Và các các câu hỏi Multiple choices này nằm ngay trong bài đọc số 3. Với tất cả các giả định vừa đề cập, người học có thể tiếp cận bài thi IELTS Reading như sau:
Xử lý các câu hỏi Multiple choices trong bài đọc số 3.
Nếu không thể giải các câu hỏi Multiple choices trên, người học tiến hành quay lại giải các câu hỏi dễ hơn (ví dụ các câu hỏi ở bài đọc số 1).
Sau khi hoàn thành các câu hỏi dễ hơn ở bài đọc số 1 và 2, tiến hành giải lại các câu hỏi chưa giải xong ở bài đọc số 3 (trong trường hợp này là các câu Multiple choices).
Cùng phân tích các bước làm trên: Ban đầu, người học bỏ qua các câu hỏi dễ và lựa chọn các câu hỏi khó hơn để làm trước. Trong trường hợp này, khi mới tiếp cận đến các câu hỏi Multiple choices, người học tiến hành đọc đề và tìm đáp án. Trong quá trình này, các neurons thần kinh sẽ hình thành các liên kết với nhau, và cùng với đó sẽ liên kết với bộ nhớ tạm thời (working memory).
Trong trường hợp này, bộ não của người học đang ở chế độ tập trung (Focused mode) Tuy nhiên, lúc này càng tốn thời gian giải nhưng người học vẫn không tìm ra đáp án và quyết định tạm ngừng giải các câu Multiple choices questions này và chuyển sang các câu hỏi dễ hơn (có thể là các câu hỏi ở bài đọc số 1).
Việc tạm dừng tìm đáp án cho các câu hỏi Multiple choices ở bài đọc số 3 và chuyển sang các câu hỏi có thể cho là dễ hơn ở bài đọc số 1 đã làm cho bộ não chuyển từ chế độ tập trung (Focused mode) sang chế độ Phân tán (Diffused mode) cho các câu hỏi Multiple choices trên.
Lúc bấy giờ, các neurons liên kết với nhau có chứa các thông tin về câu các câu hỏi Multiple choices sẽ không liên kết với bộ nhớ tạm thời (working memory) nữa. Hay nói cách khác, các neurons này sẽ không liên kết với thông tin bên ngoài (external information) mà thay vào đó chúng sẽ liên kết với nhau, và có thể tạo ra các kết nối mới (new connections) giữa các neurons khác trong não bộ.
Một lúc sau, sau khi người học đã hoàn thành các câu hỏi dễ hơn (ở bài đọc số 1 và 2), khi quay lại giải các câu hỏi khó ban đầu thì các neurons ban đầu đã có các kết nối mạnh hơn, và nhiều hơn. Điều này có thể sẽ giúp việc giải đáp các câu hỏi khó ban đầu có tiến triển hơn, hoặc thậm ký giúp người học tìm được đáp án chính xác.
Lưu ý, ví dụ này được đưa ra trong bối cảnh có một số giả định như (1) Các câu hỏi Multiple choices khó hơn các câu hỏi còn lại, (2) Bài đọc số 3 khó hơn bài đọc số 1 và 2.
Xem thêm: Thông tin gây nhiễu trong bài thi IELTS Reading
Năng lực ngôn ngữ phù hợp để áp dụng
Cách tiếp cận này sẽ có thể phù hợp nhất với người học ở trình độ Advanced (6.5) trở lên. Vì ở trình độ này, người học đã có thể kiểm soát được thời gian làm bài nên cách tiếp cận mới này có thể sẽ không gây khó khăn về việc cân bằng thời gian.
Các lưu ý và đề xuất
Cách tiếp cận trên chỉ có thể phát huy tốt hiệu quả nếu người học ôn tập đầy đủ trước khi thi.
Ngoài quá trình thi, người học cũng có thể áp dụng thủ thuật này vào việc ôn thi. Ví dụ như, trong lúc giải bài tập Reading, người học có thể tạm dựng và làm một việc khác nếu không tìm được lời giải cho câu hỏi. Người học có thể quay lại giải câu hỏi sau khi đã thư giãn hơn.
Ngoài phương pháp kể trên, bộ sách IELTS Reading Strategies sẽ là trợ thủ đắc lực giúp người học giải quyết vấn đề thời gian và năng lượng trong bài thi IELTS Reading bằng phương pháp I.S.E.A. Học viên mua sách còn được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hỗ trợ chấm chữa bài trên diễn đàn ZIM Helper bởi các Giảng viên chuyên môn đang giảng dạy tại ZIM. Mua ngay!
Tổng kết
Người học có thể thử nghiệm cách tiếp cận này vào quá trình luyện tập của mình để so sánh sự khác biệt giữa cách làm truyền thống, và cách làm mới. Tuy nhiên, để cách làm mới này phát huy được hiệu quả thì người học cần luyện tập đầy đủ trước kì thi.
Nguồn tham khảo
Kaite, Wren. "The Learning Series Part I Focused Vs. Diffuse Mode." LinkedIn, 28Aug.2018, www.linkedin.com/pulse/learning-series-part-i-focused-vs-diffuse-mode-katie-wren/. Accessed 10 Oct.2023.
Oakley, Barbara, et al. Uncommon Sense Teaching: Practical Insights in Brain Science to Help Students Learn. National Geographic Books,2021.