Nền tảng lý thuyết
Chuỗi bài viết về từ vựng cho IELTS Reading này được dựng lên trên nền tảng lý thuyết vững chắc qua phương pháp giáo dục conceptual learning và lý thuyết về comprehensive input. Như Stephen Krashen đã khẳng định vào năm 1982, hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và cách sử dụng nó trong ngữ cảnh cụ thể là chìa khóa để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Trong bối cảnh này, điều cần thiết không chỉ là biết một loạt từ vựng mới mà còn phải hiểu được cách chúng được sử dụng trong thực tế. Vì vậy, trước khi giới thiệu chi tiết từ vựng, bài viết cung cấp một phần kiến thức nền tảng để người học hiểu rõ ngữ cảnh cũng như cách mà từ vựng sẽ được dùng một cách tự nhiên để giúp họ có thể nhớ từ vựng tốt hơn so với việc chỉ nhìn và học một danh sách từ ngẫu nhiên.
Series từ vựng theo chủ đề này cũng phù hợp với lý thuyết của Nation (2001) về việc học từ vựng thông qua các nhóm chủ đề và các ngữ cảnh đa dạng, giúp tối ưu hóa quá trình nhớ và sử dụng từ. Mỗi chủ đề trong series được xây dựng lên một bối cảnh cụ thể với mục tiêu cung cấp kiến thức nền cho học viên, đặc biệt các bạn ít kiến thức nền như học sinh sinh viên.Điều này cũng phản ánh phương pháp tiếp cận top-down reading mà đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là cần thiết và hiệu quả, ví dụ như nghiên cứu của Hirotaka Nagao (2002). Phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức nền tảng, kiến thức xã hội để hiểu bài đọc một cách tốt hơn.
Đặc biệt, phần chủ đề của chuỗi bài viết này xoay quanh các nhân vật nổi bật trong lịch sử và cung cấp từ vựng liên quan thông qua cuộc đời và lĩnh vực làm việc của họ. Điều này sẽ tạo ra hứng thú học tập và và phù hợp với các học viên có hứng thú vào lịch sử và các cá nhân kiệt xuất trong lịch sử nhân loại, thể hiện yếu tố cá nhân hoá trong nội dung bài viết. Việc được học từ vựng trong nội dung mà mình có hứng thú được chứng minh là làm tăng động lực học (Järvelä & Renninger, 2014), sự tham gia vào việc học (Ainley & Ainley, 2011), khả năng trí óc (Hidi, 2001) độ sâu trong việc học (Dewey, 1913; Hidi & Harackiewicz, 2000; Ito et al., 2013), và cả kết quả học tập của họ (Maurice et al., 2014). Trong chuỗi bài viết này, hứng thú của người học được xây dựng xung quanh chủ đề của bài viết (topic-centered) và những kiến thức và bài đọc cung cấp và có thể cho rằng sẽ phù hợp với nhiều học viên.
Trong quá trình xây dựng một bài viết, tác giả cũng cung cấp phần bài tập để học từ vựng được hiệu quả và 1 bài đọc theo format bài thi IELTS, cung cấp cơ hội cho người học lập tức luyện tập với từ vựng mục tiêu, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng cho người học.
Chuỗi bài viết này, do đó, hy vọng sẽ giúp người học giúp người học không chỉ cải thiện vốn từ của mình mà còn tiếp cận và hiểu sâu về các chủ đề quen thuộc trong bài thi IELTS Reading, qua đó nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mình.
Hiểu về Galileo Galilei và lĩnh vực thiên văn học
Galileo Galilei, thường được coi là "cha đẻ của thiên văn học quan sát hiện đại," "cha đẻ của vật lý hiện đại," và thậm chí là "cha đẻ của khoa học hiện đại", là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử. Sinh ra vào năm 1564 tại Pisa, Ý, Galileo đã có những đóng góp không thể phủ nhận trong lĩnh vực thiên văn học, vật lý, và phương pháp khoa học. Ông nổi tiếng với việc cải tiến kính thiên văn (telescope) và sử dụng nó để quan sát bầu trời, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan sát vũ trụ.
Galileo đã phát hiện ra bốn mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc, ngày nay được gọi là các mặt trăng của Galileo (Galilean moons), và quan sát các pha của sao Kim, cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết nhật tâm (heliocentrism) của Copernicus. Những phát hiện này không chỉ thách thức quan điểm truyền thống mà còn gây ra những tranh cãi lớn với Giáo hội Công giáo, dẫn đến cuộc xung đột nổi tiếng với Giáo hội điều tra (Inquisition).
Cuộc đời và sự nghiệp của Galileo là minh chứng cho sự kiên cường và cam kết với sự thật khoa học. Ông đã phải đối mặt với sự chống đối gay gắt từ Giáo hội nhưng không bao giờ từ bỏ sự tìm tòi của mình. Galileo cũng đã đặt nền móng cho phương pháp khoa học (scientific method) hiện đại, nhấn mạnh tầm quan trọng của thực nghiệm và chứng minh trong khoa học.
Từ vựng
Telescope (noun): /ˈtel.ɪ.skəʊp/: Kính thiên văn
Example: Galileo improved the design of the telescope, allowing him to make significant astronomical discoveries.
Vietnamese Translation: Galileo đã cải tiến thiết kế của kính thiên văn, cho phép ông thực hiện những khám phá thiên văn quan trọng.
Common Collocation: through a/the telescope
Heliocentrism (noun): /ˌhiː.li.oʊˈsen.trɪ.zəm/: Lý thuyết nhật tâm
Example: Galileo's observations provided evidence supporting the theory of heliocentrism.
Vietnamese Translation: Các quan sát của Galileo đã cung cấp bằng chứng ủng hộ lý thuyết nhật tâm.
Common Collocation: support heliocentrism
Galilean moons (noun phrase): /ˌɡæl.ɪˈliː.ən muːnz/: Các mặt trăng của Galileo
Example: The Galilean moons of Jupiter are Io, Europa, Ganymede, and Callisto.
Vietnamese Translation: Các mặt trăng của Galileo của Sao Mộc là Io, Europa, Ganymede, và Callisto.
Common Collocation: discover the Galilean moons
Observational astronomy (noun phrase): /əbˌzɜːrˈveɪ.ʃən.əl əˈstrɒn.ə.mi/: Thiên văn quan sát
Example: Galileo is often regarded as the father of observational astronomy.
Vietnamese Translation: Galileo thường được coi là cha đẻ của thiên văn quan sát.
Common Collocation: study observational astronomy
Inquisition (noun): /ˌɪn.kwɪˈzɪʃ.ən/: Giáo hội điều tra
Example: Galileo's support for heliocentrism led to his trial by the Inquisition.
Vietnamese Translation: Sự ủng hộ của Galileo đối với lý thuyết nhật tâm đã dẫn đến việc ông bị Giáo hội điều tra xét xử.
Common Collocation: face the Inquisition
Galileo's Law (noun): /ˌɡæl.ɪˈleɪ.oʊz lɔː/: Định luật Galileo
Example: Galileo's Law of Falling Bodies states that objects fall at the same rate regardless of their mass.
Vietnamese Translation: Định luật Galileo về các vật thể rơi nói rằng các vật thể rơi với cùng tốc độ bất kể khối lượng của chúng.
Common Collocation: formulate Galileo's Law
Jupiter (noun): /ˈdʒuː.pɪ.tər/: Sao Mộc
Example: Galileo's observations of Jupiter's moons challenged the geocentric model of the universe.
Vietnamese Translation: Các quan sát của Galileo về các mặt trăng của Sao Mộc đã thách thức mô hình địa tâm của vũ trụ.
Common Collocation: observe Jupiter
Scientific method (noun): /ˌsaɪ.ənˈtɪf.ɪk ˈmeθ.əd/: Phương pháp khoa học
Example: Galileo's use of the scientific method laid the groundwork for modern scientific inquiry.
Vietnamese Translation: Việc sử dụng phương pháp khoa học của Galileo đã đặt nền móng cho nghiên cứu khoa học hiện đại.
Common Collocation: apply the scientific method
Discoveries (noun): /dɪˈskʌv.ər.iz/: Các phát hiện
Example: Galileo's discoveries revolutionized our understanding of the cosmos.
Vietnamese Translation: Các phát hiện của Galileo đã cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.
Common Collocation: make discoveries
Cosmology (noun): /kɒzˈmɒl.ə.dʒi/: Vũ trụ học
Example: Galileo's work significantly contributed to the field of cosmology.
Vietnamese Translation: Công trình của Galileo đã đóng góp đáng kể vào lĩnh vực vũ trụ học.
Common Collocation: study cosmology
Mở rộng:
Galilean telescope (noun): /ˌɡæl.ɪˈliː.ən ˈtel.ɪ.skəʊp/: Kính thiên văn Galileo
Science (noun): /ˈsaɪ.əns/: Khoa học
Celestial (adjective): /səˈles.ti.əl/: Thuộc về bầu trời
Italian Renaissance (noun phrase): /ˌɪt.əlˈjæn ˌren.əˈsɑːns/: Phục hưng Ý
Copernicus (noun): /kəˈpɜːr.nɪ.kəs/: Copernicus
Heresy (noun): /ˈher.ə.si/: Dị giáo
Heliocentrism (noun): /ˌhiː.li.oʊˈsen.trɪ.zəm/: Lý thuyết nhật tâm
Luyện tập
Bài tập 1
Word | Definition |
---|---|
Telescope | the study and observation of celestial objects and phenomena |
Observational astronomy | the practice of discovering new information or phenomena |
Jupiter | the study of the fundamental nature of the universe and its origins |
Celestial | the branch of knowledge involving systematic study and experiment |
Discoveries | a device used to observe distant objects, especially in space |
Science | relating to the sky or outer space |
Bài tập 2
Fill in the blanks with the correct words from the list:
observational astronomy, Galilean telescope, Jupiter, discoveries, science, Italian Renaissance, cosmology, scientific method, heresy
Galileo Galilei was a pioneering figure in (1) _______ and made significant contributions to our understanding of the cosmos. Using his (2) _______, Galileo observed the moons of (3) _______, providing crucial evidence that supported the heliocentric model of the solar system. His (4) _______ in the field of (5) _______ were groundbreaking, challenging established beliefs and leading to a new era of (6) _______ thought. Galileo's work laid the foundation for modern (7) _______ and demonstrated the power of the (8) _______ in uncovering the mysteries of the universe. Despite facing accusations of (9) _______ for his revolutionary ideas, Galileo's legacy endures as a testament to the enduring quest for knowledge.
Bài tập 3
A - Galileo Galilei, a luminary of the Italian Renaissance, revolutionized the fields of astronomy, physics, and scientific thought. Born in Pisa in 1564, Galileo's intellectual curiosity and inventive methodologies challenged conventional wisdom and laid the groundwork for what would become modern scientific inquiry.
B - Galileo’s enhancements to the telescope allowed him to make groundbreaking observations that altered humanity's understanding of the universe. His detailed studies revealed the craters of the Moon, the moons orbiting Jupiter—later named the Galilean moons—and the phases of Venus, each observation providing critical evidence against the Earth-centered model of the universe and supporting the revolutionary heliocentric theory proposed by Copernicus.
C - In 1610, Galileo published "The Starry Messenger," where he detailed his astronomical observations made with his newly improved telescope. This work presented a radical challenge to the prevailing geocentric model of the universe upheld by the Church. His observations, including the moons orbiting Jupiter and the phases of Venus, provided empirical support for Copernicus’ heliocentric theory, sparking significant controversy among academics and theologians.
D - The controversy culminated in Galileo's trial by the Roman Inquisition in 1633. Despite his earlier defense and cautious relationship with the Church, his 1632 publication, "Dialogue Concerning the Two Chief World Systems," was seen as a direct challenge to ecclesiastical authority and the Aristotelian cosmology. Galileo was summoned to Rome, where he was forced to recant his heliocentric views under threat of torture and was subsequently placed under house arrest.
E - Under house arrest, Galileo spent his remaining years continuing his work in science and writing, though his movements and communication were severely restricted. He managed to publish "Two New Sciences" in 1638, which laid the foundations for classical physics. Galileo's health deteriorated, and he became blind in his last years, passing away in 1642. His advocacy for empirical observation and the heliocentric model would be vindicated years later, as his methods and discoveries became cornerstones of modern science.
F - Galileo’s contributions to astronomy and physics cannot be overstated. His commitment to empirical evidence and his challenges to established doctrines paved the way for future scientific exploration and discourse. Today, Galileo is celebrated as a hero of scientific progress, his life and work serving as enduring inspirations for critical thinking and the pursuit of knowledge.
Questions 1-6
Choose the correct heading for each section from the list of headings below.
Write the correct number, i-ix, in boxes 1-6 on your answer sheet.
List of Headings:
i. Galileo's Early Life and Intellectual Curiosity
ii. Groundbreaking Observations with the Telescope
iii. Conflict with the Church and Trial
iv. Final Years and Lasting Contributions
v. Publication of "The Starry Messenger"
vi. House Arrest and Continued Scientific Work
vii. Early Academic Achievements
viii. Inventions Beyond Astronomy
ix. Contributions to Classical Physics
1. Paragraph A
2. Paragraph B
3. Paragraph C
4. Paragraph D
5. Paragraph E
6. Paragraph F
Questions 7-13
Complete the notes below.
Choose NO MORE THAN TWO WORDS from the passage for each answer.
Write your answers in boxes 7-13 on your answer sheet.
Galileo Galilei - Astronomy
Born in Pisa in 1564, Galileo revolutionized astronomy and 7. __________.
His improvements to the 8. __________ led to significant astronomical discoveries.
Observations of the Moon, Jupiter's moons, and the phases of Venus supported the 9. __________ model of the universe.
Published "The Starry Messenger" in 1610, challenging the 10. __________ model upheld by the Church.
Summoned to Rome in 1633, Galileo was forced to recant and placed under 11. __________.
Despite restrictions, he published "Two New Sciences" in 1638, contributing to 12. __________.
Galileo's methods and discoveries became foundations of modern science, and he is now celebrated for his commitment to 13. __________.
Đáp án tham khảo
Bài tập 1
Bảng từ vựng:
Từ | Định nghĩa |
Telescope | một thiết bị dùng để quan sát các vật thể ở xa, đặc biệt là các vật thể trên bầu trời |
Observational astronomy | lĩnh vực thiên văn học liên quan đến việc quan sát các vật thể trên bầu trời và hiện tượng thiên văn |
Jupiter | hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, đứng thứ năm tính từ Mặt Trời |
Celestial | thuộc về bầu trời hoặc không gian |
Discoveries | các phát hiện hoặc khám phá mới |
Science | lĩnh vực nghiên cứu và hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ |
Bài tập 2
Galileo Galilei was a pioneering figure in observational astronomy and made significant contributions to our understanding of the cosmos. Using his Galilean telescope, Galileo observed the moons of Jupiter, providing crucial evidence that supported the heliocentric model of the solar system. His discoveries in the field of science were groundbreaking, challenging established beliefs and leading to a new era of Italian Renaissance thought. Galileo's work laid the foundation for modern cosmology and demonstrated the power of the scientific method in uncovering the mysteries of the universe. Despite facing accusations of heresy for his revolutionary ideas, Galileo's legacy endures as a testament to the enduring quest for knowledge.
Galileo Galilei là một nhân vật tiên phong trong lĩnh vực thiên văn quan sát và đã có những đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Sử dụng kính thiên văn Galileo của mình, Galileo đã quan sát các mặt trăng của sao Mộc, cung cấp bằng chứng quan trọng ủng hộ mô hình nhật tâm của hệ Mặt Trời. Những khám phá của ông trong lĩnh vực khoa học đã mở đường, thách thức các niềm tin đã được thiết lập và dẫn đến một kỷ nguyên tư tưởng mới của Phục hưng Ý. Công việc của Galileo đã đặt nền móng cho vũ trụ học hiện đại và chứng minh sức mạnh của phương pháp khoa học trong việc khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Mặc dù phải đối mặt với những cáo buộc dị giáo vì những ý tưởng cách mạng của mình, di sản của Galileo vẫn tồn tại như một minh chứng cho cuộc tìm kiếm kiến thức bền bỉ.
Bài tập 3
Answers:
i
ii
v
iii
vi
Iv
physics
telescope
heliocentric
geocentric
house arrest
classical physics
empirical evidence
Tổng kết
Bài viết đã cung cấp một số từ vựng trong chủ đề thiên văn học thông qua việc tìm hiểu và bài đọc về nhân vật lịch sử Galileo Galilei. Thông qua một số bài tập người học có cơ hội học sâu hơn về từ vựng và hiểu được cách dùng những từ vựng này trong ngữ cảnh cụ thể.
Trích dẫn
Järvelä, S., & Renninger, A. (2014). Designing for learning: Interest, motivation, and engagement. In K. Sawyer (Ed.), Cambridge handbook of the learning sciences (2nd ed., pp. 668–685). Cambridge University Press.
Ainley, M., & Ainley, J. (2011). Student engagement with science in early adolescence: The contribution of enjoyment to students’ continuing interest in learning about science. Contemporary Educational Psychology, 36(1), 4–12. doi.org/10.1016/j.cedpsych.2010.08.001
Hidi, S. (2001). Interest, reading, and learning: Theoretical and practical considerations. Educational Psychology Review, 13(3), 191–208. doi.org/10.1023/A:1016667621114
Dewey, J. (1913). Interest and effort in education. The Riverside Press.
Hidi, S., & Harackiewicz, J. M. (2000). Motivating the academically unmotivated: A critical issue for the 21st century. Review of Educational Research, 70(2), 151–179. doi.org/10.3102/00346543070002151
Ito, M., Gutiérrez, K., Livingstone, S., Penuel, B., Rhodes, J., Salen, K., …& Watkins, S. C. (2013). Connected learning: An agenda for research and design. Digital Media and Learning Research Hub.
Maurice, J., Dörfler, T., & Artelt, C. (2014). The relation between interests and grades: Path analyses in primary school age. International Journal of Educational Research, 64, 1–11. doi.org/10.1016/j.ijer.2013.09.011