Conceptual Learning: Khái niệm và tính hiệu quả so với các phương pháp khác

Thời nay, có vô vàn phương pháp học tập. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp học tập đều mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, người học cần tìm kiếm và áp dụng một phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả, giúp họ học tập một cách sâu sắc và bền vững. Vậy nên, trong bài viết này, người học sẽ tìm hiểu về khái niệm Conceptual Learning, tính hiệu quả của phương pháp, cũng như so sánh với một số phương pháp học tập khác.
author
Trần Hữu Giang
14/06/2024
conceptual learning khai niem va tinh hieu qua so voi cac phuong phap khac

Key takeaways

  • Conceptual Learning là phương pháp học tập mà người học hiểu mối liên hệ giữa các khái niệm, kiến thức và kỹ năng.

  • Conceptual Learning giúp người học nâng cao khả năng tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, chuyển đổi lý thuyết thành thực tiễn, và xây dựng khái niệm.

  • Conceptual Learning hiệu quả hơn Rote Learning (Học thuộc lòng) về lâu dài, và có điểm chung với Contextualized Learning (Ngữ cảnh hóa học tập) là đề cao sự áp dụng kiến thức vào thực tiễn một cách linh hoạt.

Khái niệm Conceptual Learning

Conceptual Learning (Học tập Khái niệm) là phương pháp học tập mà trong đó người học hiểu mối liên hệ giữa các khái niệm, kiến thức và kỹ năng (Fletcher et al.). Khi học theo khái niệm, người học không chỉ học thuộc lòng các định nghĩa, mà còn hiểu được ý nghĩa của các khái niệm đó và cách chúng liên hệ với nhau.

Học tập khái niệm giúp người học có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về một lĩnh vực hay một chủ đề nào đó, thay vì chỉ biết những thông tin rời rạc và cụ thể. Học tập khái niệm cũng giúp người học có khả năng vận dụng những khái niệm đã học vào những tình huống thực tế khác nhau, và có thể tự học và khám phá những khái niệm mới bằng cách liên kết chúng với những khái niệm cũ.

Ví dụ, khi học về khái niệm "thì quá khứ tiếp diễn", người học không chỉ học thuộc lòng các định nghĩa của thì quá khứ tiếp diễn, mà còn cần hiểu được cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong các tình huống khác nhau. Người học có thể tìm hiểu mối liên hệ giữa thì quá khứ tiếp diễn với các thì khác như thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ đơn,... Người học cũng có thể áp dụng kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn để viết các câu, đoạn văn, bài viết phù hợp với ngữ cảnh.

Hiệu quả của Conceptual Learning

Conceptual Learning là cách học mà người học không chỉ nhớ những kiến thức riêng lẻ, mà còn hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của chúng. Khi học theo khái niệm, người học sẽ có nhiều lợi ích như sau:

Xem thêm: Cách luyện thi IELTS Writing Task 1 cho người ít thời gian bằng phương pháp Conceptual LearningHiệu quả của Conceptual Learning

Conceptual Learning nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích thông tin

Người học sẽ biết cách sử dụng những khái niệm mà họ đã học để giải quyết những vấn đề khác nhau (Lasater and Nielsen).

Ví dụ: Khi học về khái niệm từ loại trong tiếng Anh, người học sẽ biết cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ, trạng từ và chức năng của chúng trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn động từ “runs” trong câu “She runs every morning.” (Cô ấy chạy bộ mỗi buổi sáng.) không chỉ diễn tả hành động chạy mà còn biểu thị sự lặp đi lặp lại thường xuyên của hành động (thì hiện tại đơn).

Conceptual Learning cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

Khi học sâu về các khái niệm, người học sẽ nhận diện được mẫu tổng quát và liên kết kiến thức mới với kiến thức đã học trước đó, từ đó phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả hơn (Giddens et al.).

Ví dụ: Khi đã nắm được khái niệm thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn của tiếng Anh, để miêu tả một hành động chen ngang vào một hành động đang diễn ra khác, người học có thể linh hoạt kết hợp hai thì này lại với nhau để diễn tả ý tưởng một cách chính xác nhất, chẳng hạn như “The phone rang when I was having dinner.” (Điện thoại reo khi tôi đang ăn tối.)

Conceptual Learning giúp người học chuyển đổi lý thuyết thành thực tiễn

Khi học sâu về các khái niệm, người học sẽ áp dụng được kiến thức lý thuyết vào các tình huống thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả (Giddens et al.).

Ví dụ: Khi học về khái niệm ngữ âm trong tiếng Anh, người học sẽ biết cách phát âm các âm vị, âm điệu, âm sắc, và cách nhấn trọng âm trong từ và câu. Cùng 1 từ “recordnhưng khi là danh từ (bản ghi) được phát âm là /ˈrekərd/ có nguyên âm đầu tiên là /e/ và dấu nhấn trọng âm ở âm tiết đầu tiên; còn động từ (thu âm, ghi chép) /rɪˈkɔːrd/ với âm đầu tiên là /ɪ/ và dấu nhấn đặt ở âm tiết thứ 2.

Conceptual Learning giúp người học hiểu rõ được tư duy tuyến tính và phi tuyến tính

Tư duy tuyến tính là tư duy theo một trình tự logic, từng bước một từ điểm đầu đến điểm kết thúc. Tư duy phi tuyến tính là tư duy theo nhiều hướng khác nhau, không tuân theo một trình tự cố định, từ điểm khởi đầu có thể đến nhiều điểm kết thúc khác nhau (Fletcher et al.).

Ví dụ: Một bài luận được viết theo một trình tự tuyến tính mở bài, đến thân bài, đến kết bài. Đoạn thân bài cũng có thể được khai triển theo tuyến tính PIE (Point - Illustration - Explanation). Trong khi đó, khi đưa ra các ý tưởng trong bài luận, tư duy phi tuyến tính giúp người học sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu đơn, câu ghép và câu phức để truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả nhất.

Conceptual Learning giúp nâng cao khả năng xây dựng khái niệm

Khi học rõ về các khái niệm, người học sẽ phát triển và mở rộng kiến thức của mình về các khái niệm đó (Erickson).

Ví dụ: Khi học về khái niệm từ vựng trong tiếng Anh, người học sẽ biết cách học từ mới, cách sử dụng từ điển, cách tạo từ ghép, cách nhận biết nghĩa của từ theo ngữ cảnh, và cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa,… Chẳng hạn từ "run" có thể có nhiều ý nghĩa như chạy, điều hành, và người học có thể học được cách tạo ra các từ ghép như "runway" hoặc sử dụng từ đồng nghĩa như “sprint” và từ trái nghĩa như “walk”.

Minh họa Conceptual Learning trong việc học cụm động từ

Trong việc học tiếng Anh, phương pháp này có thể được áp dụng để giúp học viên nắm bắt và sử dụng cụm động từ (phrasal verbs) một cách hiệu quả. Với cụm động từ, thay vì chỉ học thuộc lòng các cụm từ và nghĩa của chúng, người học được khuyến khích tìm hiểu về cách các từ vựng này được kết hợp với nhau để tạo ra ý nghĩa mới.

Mỗi cụm động từ đều có ít nhất một động từ đi kèm với một giới từ (look up, run into, figure out,…). Người học có thể suy đoán nghĩa của một cụm động từ bằng cách liên kết nghĩa với các khái niệm về giới từ, chẳng hạn với các giới từ diễn tả không gian liên quan đến vị trí và chuyển động của đối tượng:

  • “Up”: Thường được sử dụng để chỉ sự chuyển động lên trên hoặc tăng cường.

Ví dụ: “pick up” (nhặt lên) hoặc “look up” (nhìn lên).

  • “Down”: Ngược lại với “up”, “down” thường chỉ sự chuyển động xuống dưới hoặc giảm bớt.

Ví dụ: “sit down” (ngồi xuống) hoặc “write down” (ghi chép lại).

  • “In”: Được sử dụng để chỉ sự chuyển động vào bên trong một không gian giới hạn.

Ví dụ: “come in” (vào trong) hoặc “log in” (đăng nhập).

  • “Out”: Đối lập với “in”, “out” chỉ sự chuyển động ra khỏi một không gian giới hạn.

Ví dụ: “go out” (ra ngoài) hoặc “check out” (thanh toán và rời đi).

  • “Over”: Chỉ sự chuyển động qua một vật cản hoặc vị trí cao hơn.

Ví dụ: “jump over” (nhảy qua) hoặc “bend over” (cúi xuống).

  • “Under”: Chỉ sự chuyển động dưới một vật cản hoặc vị trí thấp hơn.

Ví dụ: “crawl under” (bò dưới) hoặc “look under” (nhìn dưới).

Ngoài ra, các cụm động từ thường chứa đựng những khái niệm ẩn dụ phong phú, giúp người học tiếp cận ngôn ngữ một cách sâu sắc và đa dạng hơn. Khi liên kết thêm các khái niệm về ẩn dụ, người học có thể hiểu rõ hơn về nghĩa của một cụm động từ.

Ví dụ:

  • “Look up to someone”: Nghĩa đen là nhìn lên phía ai đó, nhưng ẩn dụ thể hiện sự ngưỡng mộ hoặc tôn trọng đối với người đó. Điều này phản ánh quan niệm về việc “cao” thường liên quan đến quyền lực hoặc địa vị.

  • “Look down on”: Ngược lại, cụm động từ này mang ý nghĩa coi thường hoặc không tôn trọng ai đó. Nó phản ánh quan niệm ẩn dụ rằng “thấp” thường liên quan đến sự kém cỏi hoặc thấp kém.

  • “Look forward to”: Không chỉ đơn thuần là nhìn về phía trước, cụm động từ này thể hiện sự mong đợi hoặc hứng thú với sự kiện hoặc trải nghiệm sắp tới. Điều này cho thấy sự liên kết giữa không gian và thời gian trong ngôn ngữ.

  • “Break down”: Nghĩa đen là phá vỡ, nhưng trong ngữ cảnh ẩn dụ, nó có thể chỉ sự sụp đổ về mặt cảm xúc hoặc sự cố kỹ thuật.

Ngoài ra, người học cũng có thể học các cụm động từ bằng cách nhóm chúng theo khái niệm chung. Điều này tạo ra một mạng lưới các động từ liên quan, giúp việc nhớ lại và sử dụng chúng dễ dàng hơn.Người học có thể nhóm các động từ liên quan để có thể mở rộng vốn từ và đa dạng cách diễn đạt khi giao tiếp.Minh họa Conceptual Learning trong việc học cụm động từ

Ví dụ:

  • Chuyển động ("run into" - va chạm, "come across" - bắt gặp).

  • Giao tiếp ("speak up" - lên tiếng, "figure out" - tìm ra).

  • Cảm xúc ("break down" - suy sụp, "cheer up" - làm cho vui vẻ).

So sánh với các phương pháp học tập khác

So sánh với các phương pháp học tập khác

Rote Learning (Học thuộc lòng)

Rote Learning có mục tiêu là nhớ thuộc các thông tin hay quy trình bằng cách lặp đi lặp lại các nội dung mà không cần hiểu bản chất hay ý nghĩa của chúng. Ví dụ, khi học từ mới, người học có xu hướng viết đi viết lại nhiều lần để nhớ mặt chữ. Điều này hữu ích trong việc ghi nhớ chính tả của từ.

Tuy nhiên, Rote Learning chỉ có ích cho việc học các thông tin cố định, về lâu dài sẽ gây nhàm chán và quên lãng, thiếu tính thực tiễn và hạn chế tư duy phản biện (Ward).

Trong khi đó Conceptual Learning đòi hỏi người học phải hiểu rõ bản chất của thông tin và mối liên hệ giữa nó với những thông tin khác. Điều này giúp các thông tin được lưu trữ lâu hơn và được sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.

→Tóm lại, Conceptual Learning hiệu quả hơn Rote Learning về lâu dài.

Xem thêm: Ứng dụng phương pháp ghi nhớ Keyword vào việc học từ vựng tiếng Anh

Contextualized Learning (Ngữ cảnh hóa học tập)

Contextualized Learning là phương pháp học tập liên quan đến việc áp dụng kiến thức vào các hoàn cảnh thực tế, giải quyết các vấn đề phức tạp. Contextualized Learning giúp người học tăng cường sự tò mò, khả năng tự học và giải quyết vấn đề (Hamilton).

Chính vì thế, Conceptual Learning và Conceptualized Learning có thể kết hợp với nhau để tạo ra một trải nghiệm học tập toàn diện và hiệu quả, giúp người học hiểu sâu và vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.

Ví dụ, khi học từ vựng tiếng Anh từ một bài viết hay một đoạn video, người học có thể áp dụng contextualized learning để nắm rõ về ngữ cảnh sử dụng từ và conceptual learning để biết thêm về nghĩa của từ, từ loại, phát âm,… bằng cách liên kết các khái niệm này với nhau. Sau đó, người học có thể vận dụng từ đã học vào các ngữ cảnh phù hợp trong các tình huống giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết và phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và tự tin.

Xem thêm:

Tổng kết

Bài viết đã giới thiệu về Conceptual Learning - một phương pháp học tập hiện đại và hiệu quả, giúp người học hiểu và liên kết các khái niệm, kiến thức và kỹ năng. Conceptual Learning có nhiều lợi ích cho khả năng học tập lâu dài của người học. Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả hơn các phương pháp học tập khác như Rote Learning (Học thuộc lòng) là một phương pháp bổ trợ của Contextualized Learning (Ngữ cảnh hóa học tập), vì Conceptual Learning đòi hỏi người học phải hiểu rõ bản chất của thông tin và mối liên hệ giữa nó với những thông tin khác, giúp các thông tin được lưu trữ lâu hơn và được sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau.


Nguồn tham khảo

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu