Cách luyện thi IELTS Writing Task 1 cho người ít thời gian

Bài viết này sẽ đề xuất phương pháp học thể hiện rõ phương pháp giáo dục Conceptual Learning và tối ưu hoá thời gian luyện thi cho người học đang muốn cải thiện IELTS Writing Task 1 mà có ít thời gian.
author
Trần Xuân Đạo
30/05/2024
cach luyen thi ielts writing task 1 cho nguoi it thoi gian

Key takeaways

Áp dụng phương pháp Conceptual Learning: Phương pháp này nhấn mạnh việc hiểu biết sâu sắc về các khái niệm cơ bản và mối liên hệ giữa chúng, giúp người học áp dụng kiến thức một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau.

Quy trình ôn luyện đề xuất:

  • Hiểu rõ cấu trúc và yêu cầu của IELTS Writing Task 1: Đây là bước cơ bản để chuẩn bị cho kỳ thi, bao gồm việc nắm vững các loại biểu đồ, bảng số liệu, đồ thị và quy trình có thể xuất hiện trong bài thi. Hiểu rõ 4 tiêu chí chấm điểm.

    Hiểu rõ một số khái niệm như phân tích dữ liệu, cách chọn đặc điểm chính, chia đoạn, viết overview, viết mở bài, viết đoạn theo thời gian, viết đoạn so sánh trên đối tượng, viết đoạn so sánh trên tiêu chí, viết đoạn văn quy trình tuần tự.

  • Thực hành viết bài: Dành thời gian để viết thử các bài hoàn chỉnh, sau đó tự kiểm tra hoặc nhận phản hồi từ người khác để cải thiện.

  • Lập kế hoạch ôn tập cá nhân hóa: Dựa vào phản hồi và điểm yếu cá nhân để xây dựng kế hoạch ôn tập tập trung vào các khía cạnh cần cải thiện.

    Tập trung cải thiện từng khía cạnh bao gồm các khía cạnh như: chia đoạn, chọn đặc điểm chính, viết overview, viết mở bài, xây dựng đoạn văn, từ vựng và ngữ pháp.

  • Ôn luyện và tổng kết trước kỳ thi: Trước khi thi 1-2 tuần, ôn lại tất cả các loại đề bài và thực hành viết bài trong thời gian giới hạn để chuẩn bị cho điều kiện thực tế của kỳ thi.

Nền tảng lý thuyết

Phương pháp ôn luyện dưới đây được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết giống như trong bài viết Cách luyện thi IELTS Writing Task 2 cho người ít thời gian. Theo Sally Burgess và Katie Head (2005), một trong những điều quan trọng nhất của việc ôn thi đó là nắm vững thông tin về bài thi, các dạng bài mà học sinh có thể sẽ phải đối mặt cũng như nắm được các tips và lời khuyên hữu ích liên quan để tối ưu hoá điểm số.

Ngoài ra, việc viết một bài báo cáo dạng IELTS Writing Task 1 là một thể loại viết văn tương đối mới đối với phần lớn người học Việt Nam. Vì vậy, người học sẽ gặp tương đối nhiều kiến thức mới cần tiếp thu. Vì vậy, tác giả tin rằng đối với việc học một nội dung mới như vậy người học nên áp dụng phương pháp học conceptualized learning (hay conceptual learning). Phương pháp này nhấn mạnh việc người học hiểu các khái niệm cơ bản và tổng quát của IELTS Writing Task 1, hiểu mối liên hệ giữa các khái niệm này với nhau để từ đó dần nắm được cách viết bài IELTS Writing Task 1 tốt hơn.

Bài viết này sẽ đề xuất phương pháp học thể hiện rõ phương pháp giáo dục conceptual learning và tối ưu hoá thời gian luyện thi cho người học đang muốn cải thiện IELTS Writing Task 1 mà có ít thời gian.

Tác giả cho rằng khi người học đang cần ôn thi gấp, cần nhanh chóng nắm được sơ bộ cấu trúc của một bài Task 1, các thuật ngữ liên quan để từ đó, họ có thể tập trung ôn tập Task 1 ở những yếu tố còn yếu để bài report dần hiệu quả hơn.

Conceptual Learning

Phương pháp ôn luyện IELTS Writing Task 1 cho người ít thời gian

Giai đoạn 1: Tìm hiểu

Tìm hiểu về các dạng bài IELTS Writing Task 1, các tiêu chí chấm điểm và các khái niệm quan trọng khi viết một bài Task 1.

Dành 1 tuần để nắm vững các loại đề biểu đồ, bảng, đồ thị, bản đồ và quy trình mà người học có thể gặp trong IELTS Writing Task 1. Hãy sử dụng các nguồn thông tin uy tín như hệ thống bài viết trực tuyến trên ZIM, sách giáo trình, hoặc các khóa học luyện thi.

Học các khái niệm cơ bản* như phân tích dữ liệu, cách chọn đặc điểm chính, chia đoạn, viết overview, viết mở bài, viết đoạn theo thời gian, viết đoạn so sánh trên đối tượng, viết đoạn so sánh trên tiêu chí, viết đoạn văn quy trình tuần tự.

*Các khái niệm cần làm quen cũng sẽ được tác giả liệt kê chi tiết ở cuối bài viết.

Giai đoạn 2: Làm quen với việc viết bài

Dành khoảng 2 tuần để viết một số bài hoàn chỉnh và tham khảo các bài mẫu để hiểu mối quan hệ của các khái niệm đã tìm hiểu như phần overview, hay mô tả dữ liệu từ một biểu đồ hoặc đồ thị và nắm được cách chia dạng bài của IELTS Writing Task 1.

Sau mỗi bài viết, tự kiểm tra bằng các công cụ chấm bài hoặc nhờ bạn bè, thầy cô chấm và góp ý. Các bài viết được người học hoàn thiện ở giai đoạn làm quen này sẽ cung cấp thông tin về trình độ hiện tại của người học, từ đó giúp họ xây dựng kế hoạch học tập cũng như thông tin về những điểm yếu cần cải thiện quý giá. 

Sử dụng công cụ chấm bài trực tuyến như ZIM AI để nhận phản hồi nhanh chóng, chính xác và khách quan. Đây là công cụ AI đã được huấn luyện và chấm bài theo cơ sở như cách bài thi IELTS công bố và vì vậy kết quả cũng như nhận xét sẽ được tối ưu theo bài thi IELTS nên cực kỳ hiệu quả. 

Chú ý đến các phản hồi nhận được và dựa vào đó để xây dựng kế hoạch tập trung cải thiện các khía cạnh yếu (từ vựng, ngữ pháp, logic trong chia đoạn,…).

Giai đoạn 3: Tập trung cải thiện từng khía cạnh

Tuỳ thuộc vào đặc điểm cá nhân, người học nên xây dựng lộ trình học để cải thiện các điểm yếu của mình, từ đó tối ưu thời gian ôn tập. Dưới đây là ví dụ một số khía cạnh:

Chia đoạn:

  • Học cách tổ chức thông tin trong một bài viết: mở bài, thân bài, và kết luận.

  • Luyện viết theo cấu trúc này, tập trung vào mỗi phần để cải thiện khả năng chia thông tin thành các đoạn mạch lạc.

Chọn đặc điểm chính:

  • Làm bài tập phân tích biểu đồ và đồ thị để nhận dạng thông tin và xu hướng chính.

  • Thực hành viết tóm tắt những điểm quan trọng mà không đi vào chi tiết.

Viết mở bài:

  • Thực hành viết câu mở đầu bằng cách paraphrase lại đề bài.

  • Luyện tập viết câu mở bài mà không lặp lại từ ngữ trong đề bài cho các dạng bài khác nhau. 

Viết overview:

  • Tập trung viết phần tổng quát mô tả xu hướng chính hoặc đặc điểm nổi bật nhất của biểu đồ hay đồ thị.

  • Thực hành viết theo template hai câu mà không cần sử dụng số liệu cụ thể. Đảm bảo có khả năng viết theo template cho cả 5 dạng bài IELTS Writing Task 1.

Viết đoạn theo thời gian:

  • Luyện viết đoạn văn mô tả sự thay đổi qua thời gian, sử dụng từ ngữ chỉ thời gian và các cấu trúc câu thích hợp. Sử dụng đa dạng cách diễn đạt tăng giảm và thực hành so sánh sự giống nhau hoặc khác biệt của xu hướng (trend).

Viết đoạn so sánh nhiều tiêu chí của một đối tượng:

  • Thực hành viết đoạn văn so sánh giữa các tiêu chí khác nhau trong cùng nhóm hoặc đối tượng trong biểu đồ.

  • Sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu chỉ sự so sánh.

Viết đoạn so sánh nhiều đối tượng trên 1 tiêu chí:

  • Thực hành viết 1 đoạn văn tập trung vào việc so sánh các đối tượng trên 1 tiêu chí như doanh thu hay lượng tiêu thụ, số lượng, v.v. tuỳ thuộc vào đề bài và sự thoải mái của người học.

    Sử dụng từ ngữ so sánh và cấu trúc câu phù hợp để làm nổi bật sự khác biệt hoặc sự tương đồng.

Từ vựng:

  • Hàng ngày, dành 10-15 phút để học và ôn lại từ vựng liên quan đến biểu đồ, đồ thị và mô tả dữ liệu. Có thể học từ hệ thống bài viết chia sẻ từ vựng theo dạng bài trên zim.vn.

  • Tạo flashcards hoặc sử dụng ứng dụng học từ vựng để ghi nhớ từ mới. Người học cũng có thể ghi chú ra vở nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Ngữ pháp:

  • Luyện tập sử dụng cấu trúc câu phức và câu ghép để mô tả xu hướng, tăng giảm, và so sánh.

  • Dành 10 phút mỗi ngày để ôn lại các cấu trúc ngữ pháp quan trọng như thì quá khứ hoàn thành, thì hiện tại hoàn thành và cách sử dụng các liên từ.

  • Đôi khi người học nên dành 10 phút để sửa lại các lỗi ngữ pháp từ một bài đã viết trước đây.

Giai đoạn 4: Ôn luyện và tổng kết giai đoạn cận thi

Trước kỳ thi 1-2 tuần, hãy ôn lại tất cả các dạng biểu đồ và đồ thị bằng cách viết bài hoàn chỉnh, sử dụng các kiến thức như từ vựng và cấu trúc câu đã học. Người học nên sử dụng sách Tests Analysis của ZIM để nhanh chóng cập nhật xu hướng đề thi mới nhất cũng như có được bài mẫu tham khảo với phân tích chia đoạn và từ vựng đáng chú ý. Với một hệ thống kiến thức tốt đã xây dựng thì người học sẽ nhanh chóng thu nạp được những nội dung trong sách hơn.

Làm các bài thi mẫu, đặc biệt tập trung vào việc hoàn thành bài viết trong thời gian 20p giới hạn. Sử dụng các công cụ chấm bài hoặc tìm kiếm bạn bè và giáo viên chấm chữa bài.

Các bước luyện thi IELTS Writing Task 1 cho người ít thời gian

Ví dụ minh hoạ

Dưới đây là ví dụ minh hoạ về một bạn học viên tên Minh, sử dụng phương pháp ôn tập nói trên.

Giai đoạn 1: Tìm hiểu

Minh bắt đầu bằng cách đọc thông tin cơ bản về IELTS Writing Task 1 từ nguồn ZIM, các sách giáo trình và tham gia các khóa học luyện thi. Trong 1 tuần, anh tập trung vào việc hiểu các loại đề bài như biểu đồ, đồ thị, bảng, bản đồ và quy trình. Anh học cách phân tích dữ liệu, chọn đặc điểm chính, và viết overview.

Giai đoạn 2: Làm quen với việc viết bài

Trong 2 tuần tiếp theo, Minh thực hành viết các bài hoàn chỉnh dựa trên các đề bài mẫu và tham khảo bài viết của người khác. Anh dùng ZIM AI để chấm bài và nhận phản hồi. Sau đó, Minh tự đánh giá lại bài viết của mình, nhận diện các điểm yếu bao gồm: overview, chia đoạn, từ vựng và ngữ pháp để chuẩn bị cho giai đoạn cải thiện.

Giai đoạn 3: Tập trung cải thiện từng khía cạnh

Minh xác định các điểm yếu của mình và lập kế hoạch cải thiện cụ thể:

  • Chia đoạn: Minh thực hành chia đoạn với rất nhiều đề bài có bài giải đi kèm tại hệ thống ZIM. Các bài biểu đồ có bài Minh chia theo đối tượng và có bài Minh chia theo tiêu chí. Các bài bản đồ có bài Minh chia theo bản đồ có bài Minh chia theo khu vực địa lý.

  • Viết overview: Minh tập trung vào template 2 câu để mô tả xu hướng chính hoặc đặc điểm nổi bật của biểu đồ và các dạng bài khác.

  • Từ vựng và ngữ pháp: Minh dành thời gian hàng ngày để học và ôn lại từ vựng cho IELTS Writing Task 1 trên website zim.vn cũng như luyện tập sử dụng cấu trúc câu phức cho việc mô tả xu hướng và so sánh.

Giai đoạn 4: Ôn luyện và tổng kết giai đoạn cận thi

Trước kỳ thi 1-2 tuần, Minh ôn lại tất cả các dạng đề và viết các bài hoàn chỉnh, áp dụng mọi kỹ năng đã học. Anh sử dụng sách Tests Analysis của ZIM để làm các bài thi mẫu và tập trung hoàn thành bài viết trong 20 phút. Điều này giúp Minh cải thiện khả năng làm bài dưới áp lực thời gian và chuẩn bị tốt nhất cho ngày thi.

Hệ thống kiến thức

Dưới đây là hệ thống kiến thức và khái niệm cơ bản từ góc nhìn của tác giả mà người học cần lưu ý tìm hiểu và cải thiện. Người học cũng có thể tham khảo thêm bài viết về hệ thống hoá kiến thức của cô Phùng Thị Kim Liên tại đây: Ứng dụng Mind-map hệ thống hoá kiến thức IELTS Writing Task 1.

Các dạng bài: Biểu đồ (Line Graph, Bar Chart), Bảng dữ liệu (Table), Đồ thị quá trình (Process Diagram), Bản đồ (Map) và Biểu đồ tròn (Pie Chart). Ngoại trừ dạng bài quy trình (process), mỗi dạng bài lại có yếu tố thay đổi theo thời gian hoặc không thay đổi theo thời gian. Vị chi người học cần làm quen với 11 dạng bài khác nhau. Cụ thể:

  • Biểu đồ (Line Graph, Bar Chart) có dữ liệu thay đổi theo thời gian và biểu đồ có dữ liệu tại một thời điểm.

  • Biểu đồ tròn (Pie Chart) có dữ liệu thay đổi theo thời gian và biểu đồ tròn có dữ liệu tại một thời điểm.

  • Bảng dữ liệu (Table) có dữ liệu thay đổi theo thời gian và bảng dữ liệu có dữ liệu tại một thời điểm.

  • Các bản đồ (Map) có dữ liệu thay đổi theo thời gian và các bản đồ có tại một thời điểm.

  • Đồ thị quá trình (Process Diagram) là một dạng bài đa dạng, gồm 3 dạng nhỏ: quy trình sản xuất, cơ chế hoạt động và quy trình tự nhiên.

4 tiêu chí chấm và Các nguyên tắc quan trọng: Task Achievement, Coherence & Cohesion, Lexical Resource, Grammatical Range & Accuracy.  

  • Tránh viết thông tin không có trong đề bài, sai với dữ liệu trong đề bài 

  • Tránh lặp từ ngữ, sử dụng đa dạng cấu trúc câu và từ vựng

  • Tránh mô tả dữ liệu máy móc, tìm kiếm các đặc điểm chính và xu hướng thấy được từ dữ liệu trong bài. 

Các phần của một bài viết: Mở bài (Introduction), Tổng quan (Overview), Thân bài (Body Paragraphs). (Kết luận - Conclusion - là không cần thiết cho Task 1). Mỗi phần có mục đích rõ ràng và nên được thể hiện mạch lạc trong bài viết.

Cách khái niệm cần nắm: 

  • Dạng bài biểu đồ, bảng: Đối tượng, tiêu chí, đặc điểm chính của biểu đồ hoặc bảng,

  • Dạng bài bản đồ: đặc điểm chung của sự thay đổi, đặc điểm chính

Cách cách chia đoạn: Mỗi dạng trong 11 dạng bài nói trên có một số kiểu chia đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và kiểu dữ liệu. 

  • Các dạng bài biểu đồ có dữ liệu thay đổi theo thời gian: Chia đoạn theo tiêu chí, chia đoạn theo đối tượng, chia đoạn theo từng giai đoạn thời gian

  • Các dạng bài biểu đồ tại một thời điểm: Chia đoạn theo tiêu chí, chia đoạn theo đối tượng

  • Các dạng bài bản đồ có dữ liệu thay đổi theo thời gian: Chia đoạn theo khu vực, chia đoạn theo đặc điểm chung của sự thay đổi, Chia đoạn theo từng bản đồ

  • Các dạng bài bản đồ tại một thời điểm: Chia đoạn theo từng bản đồ, Chia đoạn theo khu vực, chia đoạn theo đặc điểm chung của các yếu tố trong bản đồ.  

  • Dạng bài quy trình - quy trình sản xuất: Chia đoạn theo giai đoạn/bước

  • Dạng bài quy trình - cơ chế hoạt động: Chia đoạn theo motif thiết kế - cơ chế, chia đoạn theo giai đoạn của cơ chế hoạt động.

  • Dạng bài quy trình - quy trình tự nhiên: Chia đoạn theo giai đoạn/bước của quy trình

Các nhóm từ vựng quan trọng:

  • Từ vựng miêu tả sự tăng giảm của số liệu và trạng từ chỉ mức độ

  • Từ vựng miêu tả thay đổi của bản đồ

  • Từ vựng miêu tả các bước của một quy trình

  • Từ vựng miêu tả các nhóm chủ đề chính

  • Ngôn ngữ chỉ thứ tự (sequencer)

Các ngữ pháp quan trọng:

  • Thì hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn và tương lai.

  • Ngôn ngữ dự đoán, ví dụ it is projected that … 

  • Các cấu trúc so sánh về số lượng, về độ lớn hay so sánh về xu hướng (giống nhau, khác nhau)

  • Cấu trúc bị động cho dạng bài Map/process

  • Các câu phức dễ áp dụng IELTS Writing Task 1 

Với những kiến thức trên được hệ thống thành các nhóm, người học có thể xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho mình để cải thiện toàn diện kỹ năng viết bài IELTS Writing Task 1 cho mình.

Tổng kết

Bài viết đã phân tích phương pháp luyện thi IELTS Writing Task 1 cho người học có ít thời gian. Phương pháp trong bài được xây dựng quanh phương pháp Conceptualized Learning với trọng tâm đặt vào việc hiểu rõ các khái niệm chính và cách chúng liên quan tới nhau. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho người học một định hướng học tập rõ ràng và giúp xây dựng một lộ trình ôn thi hiệu quả.

Đọc thêm:


Trích dẫn

Burgess, Sally, and Katie Head. How to Teach for Exams. 2005.

Forbes, www.forbes.com/sites/nataliewexler/2023/01/04/to-improve-students-writing-teach-them-to-construct-sentences-and-outline-paragraphs/?sh=2976315d7e70.

"What Is Conceptual Learning? | Conceptual Learning." Blogs on Education Industry | Teachmint, 23 Feb. 2023, blog.teachmint.com/what-is-conceptual-learning/.

"What is Conceptual Learning? | Definition and Importance Explained." Graphy Blog, graphy.com/blog/what-is-conceptual-learning/.

Bạn muốn học thêm về nội dung này?

Đặt lịch học 1-1 với Giảng viên tại ZIM để được học sâu hơn về nội dung của bài viết bạn đang đọc. Thời gian linh hoạt và học phí theo buổi

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...
Tư vấn nhanh
Chat tư vấn
Chat Messenger
1900 2833
Đang tải dữ liệu