Ứng dụng Metacognitive Strategies để cải thiện TOEIC Reading

Bài viết dành cho đối tượng người học tiếng Anh cần nâng cao kỹ năng đọc hiểu và người dạy tiếng Anh muốn tìm hiểu về cách tiếp cận mới với nội dung đọc hiểu. Bài viết giới thiệu chiến thuật siêu nhận thức (Metacognitive strategies) và những tác động tích cực lên kỹ năng đọc hiểu.

Đầu mục nội dung có trong bài học

Các nội dung bên dưới sẽ được bao gồm đầy đủ trong buổi học On Demand, nếu bạn muốn tập trung vào một trong những nội dung bên dưới thì bỏ chọn các nội dung còn lại.

Ứng dụng Metacognitive Strategies để cải thiện TOEIC Reading
Bổ trợ
Level: Pre
0 Đầu mục

Kỹ  năng đọc hiểu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình chinh phục tiếng Anh của người học ngoại ngữ. Vì thế việc biết đến những chiến thuật và cách giải quyết bài thi đọc hiểu hiệu quả sẽ giúp quá trình ôn luyện trở nên dễ chịu và năng suất hơn. Bài viết này mang đến sự phân tích của chiến thuật siêu nhận thức cùng những bàn luận về kết quả của các nghiên cứu liên quan. Từ đó người học có thể nhận biết thêm về chiến thuật mang tính khoa học, giúp cải thiện kết quả trong bài tập đọc hiểu của mình. Bài viết cũng mang lại lợi ích cho người dạy, giáo viên có thể sẽ tìm thấy một nguồn cảm hứng để chỉnh sửa hoạt động trên lớp trong những tiết học đọc hiểu, giúp nâng cao năng suất hoàn thành bài tập của người học.

Key takeaway

  • Tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu: Kỹ năng đ

    ọc hiểu là rất quan trọng đối với người học ngôn ngữ trong hành trình trở nên thành thạo tiếng Anh. Các chiến lược và kỹ thuật hiệu quả có thể làm cho quá trình học tập trở nên dễ quản lý và hiệu quả hơn.

  • Giới thiệu về chiến lược siêu nhận thức: Bài viết giới thiệu các chiến lược siêu nhận thức, nêu bật tầm quan trọng của chúng trong kỹ năng đọc với các chủ đề học thuật. Những chiến lược này liên quan đến việc tự nhận thức và kiểm soát quá trình học tập của người học.

  • Lợi ích cho người học và giáo viên: Người học có thể nâng cao kỹ năng đọc của mình bằng cách hiểu và áp dụng các chiến lược siêu nhận thức, giúp tăng cường sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Giáo viên có thể sử dụng những chiến lược này để truyền cảm hứng và điều chỉnh các hoạt động trong lớp, nâng cao hiệu suất của học sinh.

  • Triển khai thực tế các chiến lược: Bài viết cung cấp các bước thực tiễn để áp dụng các chiến lược siêu nhận thức trong đọc hiểu, bao gồm lập kế hoạch, giám sát quá trình nhận thức, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các chiến lược để liên tục cải tiến.

Giới thiệu chiến thuật siêu nhận thức - Metacognitive Strategies

image-altMetacognitive awareness (siêu nhận thức) được xem là yếu tố then chốt cho kỹ năng đọc một cách thành thạo, cụ thể là academic reading (đọc nội dung học thuật). Trong một nghiên cứu từ Baird (1990), người đã dựa trên định nghĩa gốc từ Flavel (1976) và đưa ra một cách hiểu ngắn gọn: Quá trình siêu nhận thức liên quan đến kiến thức, sự nhận thức và sự kiểm soát việc học của một cá nhân” (tác giả bài viết tạm dịch). Liên quan đến người học, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình siêu nhận thức giúp phát triển tư duy cho người học, trong đó Winne và Hadwin (1998, trích dẫn trong Cubukcu) đưa ra 4 giai đoạn cơ bản cho quá trình siêu nhận thức: task definition, goal setting and planning, enactment và adaptaion (tạm dịch: xác định nhiệm vụ, đặt ra mục tiêu và kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh). Cụ thể, người học sẽ hình thành nhận thức về nhiệm vụ (yêu cầu câu hỏi) cùng với những nguồn lực hiện có, sau đó lên kế hoạch giải quyết nhiệm vụ, tiến hành chiến thuật học tập và cuối cùng, đưa ra sự chỉnh sửa cấu trúc nhận thức (cognitive structure) dựa trên đánh giá hiệu suất giải quyết vấn đề.

Theo Yüksel and Yüksel (2012), nhiều nhà ngôn ngữ học đã đào sâu về mối liên hệ giữa quá trình siêu nhận thức với khả năng đọc hiểu của người học. Kết quả cho thấy những người đọc thành thạo có khả năng đối chiếu hoặc theo dõi được quá trình nhận thức trong khi đọc. Ngược lại, người học gặp khó khăn với việc đọc, thường không biết về các chiến thuật hiệu quả và chưa hiểu về các  ảnh hưởng xấu từ chiến thuật không phù hợp, dẫn đến việc theo dõi quá trình nhận thức trong lúc đọc hiểu sẽ trở nên kém hiệu quả hơn.

Trong cùng một bài viết về cách cải thiện kỹ năng đọc hiểu thông qua chiến lược siêu nhận thức, tác giả Cubukcu đã đưa ra các chiến thuật siêu nhận thức được sử dụng cho nhóm đối tượng nghiên cứu của mình.

image-alt

  1. Sử dụng thế mạnh: Khi đọc, người học sẽ khai thác thế mạnh của mình. Nếu người học đọc tốt, họ sẽ tập trung vào nội dung bài đọc. Nếu người học giỏi về dữ liệu số và biểu đồ, họ sẽ tập trung vào loại hình thông tin này

  2. Suy đoán ý nghĩa (thông qua phân tích từ vựng hoặc các chiến thuật khác): Khi đọc, người học sẽ cố gắng suy đoán những từ lạ mà dường như đóng vai trò quan trọng đến ý nghĩa của đoạn văn

  3. Sử dụng thông tin nền: khi đọc, người học sẽ nghĩ đến kiến thức nền về chủ đề, dựa trên nội dung bài viết.

  4. Phân tích nội dung: Khi đọc, người học sẽ đánh giá nội dung bài đọc để xác định xem liệu rằng bài viết có đóng góp vào kiến thức hoặc sự hiểu biết của học về chủ đề hay không

  5. Tìm kiếm thông tin dựa trên mục tiêu: người học tìm thông tin liên quan đến mục tiêu đọc.

  6. Mục tiêu đọc: Người học đánh giá liệu rằng nội dung đang đọc có liên quan đến mục tiêu đọc hay không.

  7. Phân biệt: Khi đọc, người học sẽ phân biệt giữa thông mà người học đã biết và thông tin mới.

  8. Quyết định độ khó: Người học đánh giá và ghi chú về độ khó của bài đọc dựa trên kiến thức nền của mình.

  9. Xem xét lại: Khi đọc, người học sẽ cân nhắc và xem xét lại các câu hỏi đã được đặt ra về chủ đề dựa trên nội dung bài đọc

  10. Suy đoán về chủ đề tiếp theo: người học sẽ dự đoán thông tin xuất hiện trong nội dung bài đọc tiếp theo

Những người tham gia vào nghiên cứu của Cubukcu , cụ thể là học sinh của tác giả, được giới thiệu về các chiến lược trên và thực hành với mục đích đọc cụ thể. Với sự hướng dẫn của giáo viên, người học nỗ lực thực hiện các chiến thực siêu nhận thức bên trên cùng sự kết hợp với từ vựng và nội dung đọc. Những bạn học sinh này được hướng dẫn cách nhận biết chiến thuật nào phù hợp với bản thân và thay đổi chiến thuật một cách hiệu quả.

Tác động tích cực của chiến thuật lên kỹ năng đọc hiểu

image-altTiếp tục về nghiên cứu của Cubukcu, nhóm nghiên cứu sau khi tự đánh giá các chiến thuật siêu nhận thức. Từ đó, họ có cơ hội xác định chiến thuật phù hợp cho các bài đọc tiếp theo. Sau khi ghi nhận kết quả từ nghiên cứu, tác giả đã đúc kết một số lợi ích nổi bật trong việc giới thiệu chiến thuật siêu nhận thức trong những giờ học đọc hiểu.

Đối với người học, sự tự tin và sự tiến bộ đã được ghi nhận sau khi áp dụng các chiến thuật trên. Cụ thể, người học biết cách phân tích nhiệm vụ bài đọc và lựa chọn chiến lược đọc phù hợp. Bên cạnh đó, người học đã giảm thiểu sự lo âu khi đối mặt với các từ vựng lạ hoặc chủ đề mà người học chưa có kiến thức nền, bởi họ có sự linh động trong chiến thuật và biết cách giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra trong bài đọc. Tác giả cũng ghi nhận sự thay đổi về mặt tư duy của người học. Người học bắt đầu suy nghĩ mang tính phản biện và “siêu nhận thức” hơn về các chiến lược có thể sử dụng, để không chỉ cải thiện kỹ năng đọc hiểu mà còn trở thành người học chủ động và có chiến thuật hơn.

Đối với người dạy, tác giả ghi nhận rằng giáo viên cũng hưởng lợi trong quá trình giảng dạy. Người dạy sẽ cảm thấy ít khó khăn hơn khi dạy nội dung đọc hiểu với những học viên ít tiếp xúc với tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các nội dung mang tính chất học thuật. Qua nghiên cứu của mình, tác giả cũng chỉ ra rằng, giáo viên nên giải thích cụ thể các chiến thuật siêu nhận thức và đảm bảo người học nắm được cách sử dụng. Việc này sẽ giúp người học áp dụng các chiến thuật tốt hơn và có sự linh hoạt trong thay đổi chiến thuật. 

Các bước tiến hành chiến thuật siêu nhận thức trong kỹ năng đọc hiểu

image-altVậy làm thế nào để áp dụng chiến thuật này vào thực tiễn. Nội dung tiếp theo sẽ tổng hợp từ các nghiên cứu khác nhau về chiến thuật siêu nhận thức.

  1. Lập kế hoạch: theo Zimmerman (2002), người học nên lập kế hoạch cho quá trình học tập để có góc nhìn tổng quát về mục tiêu và phương pháp của mình. Trước khi bắt đầu, người học cần tự đặt câu hỏi về nội dung đọc, mục đích đọc, kiến thức nền tảng cần biết và chiến thuật đọc phù hợp.

  2. Theo dõi quá trình tư duy: Trong quá trình đọc, người học cần theo dõi tiến trình tư duy của mình bằng các câu hỏi “Tôi có thật sự hiểu nội dung đoạn này không?” hoặc “Tôi có cần đọc lại nội dung này không?”. Theo nghiên cứu của Paris và Paris (2001), việc theo dõi tiến trình tư duy sẽ giúp người học phát hiện lổ hỏng kiến thức và có kế hoạch điều chỉnh cách tiệp cận bài đọc của mình

  3. Đánh giá hiệu quả: Hattie và Timperly (2007) cho rằng để cải thiện kỹ năng học tập, bao gồm cả kỹ năng đọc hiểu, người học cần có sự đánh giá và phản hồi cần thiết. Cụ thể, người học cần tự đánh giá mức độ hiểu của mình về bài đọc và liệu rằng họ đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay chưa.

  4. Áp dụng chiến lược: Cuối cùng, người học sẽ có sự chỉnh đổi và áp dụng chiến thuật siêu nhận thức một cách phù hợp cho các lần đọc hiểu tiếp theo. Ví dụ, người học có thể ghi chú thông tin chính, tóm tắt sơ lược bài đọc hoặc thảo luận với vời người khác về nội dung đọc được. Funenhjelm và Reitan (2018), việc liên tục áp dụng và linh hoạt sửa đổi các chiến thuật siêu nhận thức sẽ giúp cải thiện khả năng đọc hiểu ở người đọc.

Tham khảo thêm:

Áp dụng chiến thuật vào bài đọc

Nội dung tiếp theo sẽ minh học cách áp dụng chiến thuật trên vào 1 bài đọc phần 7 của đề thi TOEIC.

Questions 151-152 refer to the following notice.

Service Update

Due to increased demand for visitor visas, applications are taking longer to be processed. You can check visa decision waiting times. In case there is a shortage of time, the two services below are recommended with an additional fee.

  • Priority Visa services are available for visitor visa applications in most locations but there is reduced availability. If available in your location, you will be able to purchase this on the AAS or AFH websites when you book your appointment to give biometrics.

  • Super Priority Visa services are available for visitor visa applications in several of our locations with no change in availability. 

151. For whom is the notice intended? 

(A) Consular officers 

(B) Visa applicators 

(C) Native citizens 

(D) Support staff

152. What can be inferred about the service? 

(A) There are 2 different options of services when applying for a visa. 

(B) The Super Priority Visa services are available in more places than the Priority ones. 

(C) There is another type of visa service besides the Priority and Super Priority ones. 

(D) There is no fee applied when registering for all services mentioned.

B1: Lập kế hoạch

Theo Zimmerman (2002), người học nên lập kế hoạch cho quá trình học tập để có góc nhìn tổng quát về mục tiêu và phương pháp của mình.

  • Nội dung đọc: Thông báo về dịch vụ visa.

  • Mục đích đọc: Xác định đối tượng của thông báo và suy luận về các dịch vụ visa được đề cập.

  • Kiến thức nền tảng cần biết: Hiểu biết về các loại visa và dịch vụ hỗ trợ xin visa.

  • Chiến thuật đọc phù hợp: Đọc kỹ từng phần của thông báo để nắm bắt thông tin cần thiết và liên kết thông tin để trả lời câu hỏi.

B2: Theo dõi quá trình tư duy

Trong quá trình đọc, người học cần theo dõi tiến trình tư duy của mình bằng các câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung.

  • Trong quá trình đọc, có câu: "Due to increased demand for visitor visas, applications are taking longer to be processed."

    • Câu hỏi tư duy: “Thông báo này nhắm đến đối tượng nào? Có phải là những người đang nộp đơn xin visa không?”

    • Nếu không chắc chắn, người học có thể đọc lại để xác định rõ ràng đối tượng của thông báo.

B3: Đánh giá hiệu quả

Sau khi đọc xong, người học cần tự đánh giá mức độ hiểu của mình và liệu rằng họ đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay chưa.

  • Tự đánh giá: “Tôi đã hiểu rõ thông tin về các loại dịch vụ visa được cung cấp chưa? Tôi có thể trả lời chính xác các câu hỏi không?”

  • Phản hồi: Nếu chưa hiểu rõ, người học có thể xem xét lại các phần thông tin về dịch vụ Priority và Super Priority để chắc chắn..

B4: Áp dụng chiến lược

Người học cần áp dụng chiến lược siêu nhận thức đã học cho những lần đọc hiểu tiếp theo.

Ghi chú thông tin chính:

  • Dịch vụ Priority Visa: Có sẵn ở hầu hết các địa điểm nhưng khả năng cung cấp bị giảm.

  • Dịch vụ Super Priority Visa: Có sẵn ở một số địa điểm và không thay đổi về khả năng cung cấp.

Tóm tắt sơ lược bài đọc:

  • Thông báo này dành cho người xin visa, thông báo rằng thời gian xử lý đơn đang kéo dài hơn do nhu cầu tăng cao. Hai dịch vụ visa ưu tiên có thể giúp rút ngắn thời gian xử lý với mức phí bổ sung.

Thảo luận với người khác:

  • Trao đổi với người khác về cách dịch vụ Priority và Super Priority Visa có thể giúp đẩy nhanh quy trình xin visa trong trường hợp cần thiết.

Trả lời câu hỏi bài đọc

151. For whom is the notice intended?

(B) Visa applicants

152. What can be inferred about the service?

(A) There are 2 different options of services when applying for a visa.

Kết bài

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp người học biết về chiến thuật tư duy mang tính khoa học, giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu. Hơn thế nữa, người học có thể tìm được nguồn cảm hứng để theo đuổi con đường học tập chủ động một cách bền vững hơn. Bên cạnh đó, mong rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp giáo viên có một cách tiếp cận hiệu quả với các nội dung giảng dạy liên quan đến kỹ năng đọc hiểu cho đối tượng người học TOEIC.

Trích dẫn

  • Yuksel, I., &Yuksel, I. (2012). Metacognitive awareness of academic reading strategies.Procedia –Social and Behavioral Sciences, 31, 894-898. 

  • Cubukcu, Feryal. "HOW TO ENHANCE READING COMPREHENSION THROUGH METACOGNITIVE STRATEGIES." Journal of International Social Research 1.2 (2008).

  • Zimmerman, Barry J. “Becoming a Self-Regulated Learner: An Overview.” Theory into Practice, vol. 41, no. 2, 2002, pp. 64-70. 

  • Paris, Scott G., and Anne D. Paris. “Children’s Metacognition: An Explanatory Model.” Learning and Individual Differences, vol. 13, no. 3, 2001, pp. 123-138.

  • Hattie, John, and Helen Timperley. “The Power of Feedback.” Review of Educational Research, vol. 77, no. 1, 2007, pp. 81-112.

  • Funenhjelm, Eline, and Tarjei Reitan. “Using Metacognitive Strategies to Enhance Reading Comprehension in Primary School: A Teacher's Perspective.” Reading Psychology, vol. 39, no. 2, 2018, pp. 156-174.

Tham khảo các bài học khác