Banner background

Sự khác biệt trong Quy ước sử dụng ngôn ngữ (Language use conventions) giữa Anh - Mỹ và Anh - Anh

Sự khác nhau giữa Anh - Mỹ(AE) và Anh - Anh (BE) là một trong những yếu tố dễ bị bỏ qua trong quá trình học ngôn ngữ vì lầm tưởng rằng những khác biệt này không đáng kể. Tuy nhiên, hiểu rõ bản chất của của sự khác biệt ấy lại vô cùng cần thiết vì sẽ trở thành tiền đề cho việc tìm hiểu sâu ngôn ngữ về sau này.
su khac biet trong quy uoc su dung ngon ngu language use conventions giua anh my va anh anh

Khi nhắc đến ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới - Tiếng Anh, đối với người học không phải người bản ngữ, chắc hẳn không một ai chưa từng biết đến sự khác nhau ở nhiều phương diện giữa các nước sử dụng tiếng Anh, mà tiêu biểu phải đặc biệt kể đến hai dòng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Trong thực tế, nhiều người biết đến từ vựng được viết dưới dạng chính tả Anh-Anh, khi tiếp xúc với từ vựng đó được viết theo kiểu chính tả phổ biến trong tiếng Anh-Mỹ sẽ dễ bị bối rối, nhầm lẫn và ngược lại.

Chính vì tính thực tiễn của vấn đề này, ở Phần 1 của bài viết, tác giả sẽ tập trung vào sự khác nhau trong Quy ước sử dụng ngôn ngữ (Language use conventions), từ đó đưa ra một số đặc điểm khác nhau phổ biến trong chính tả giữa hai dòng Anh-Anh và Anh Mỹ, kết hợp với ví dụ cụ thể để giúp người đọc có có cái nhìn toàn diện hơn sau khi đọc bài viết này.

Key takeaways

3 điểm lớn khi phân tích sự khác biệt giữa Anh - Mỹ và Anh - Anh:

  1. Khác nhau trong quy ước sử dụng ngôn ngữ (Language use conventions).

  2. Khác nhau trong ngữ nghĩa của từ vựng (Vocabulary).

  3. Khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ do ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau.

Có rất nhiều yếu tố khác biệt khi mổ sẻ các quy ước sử dụng ngôn ngữ giữa tiếng Anh - Mỹ và Anh - Anh, trong đó nổi bật là điểm khác nhau trong các dạng chính tả của từ, cấu trúc ngữ pháp hoặc quy ước viết ngày, quy ước cho các cụm từ viết tắt hay quy ước sử dụng dấu câu.

Language use conventions

Quy ước viết tắt trong bài

Thuật ngữ

Kí hiệu viết tắt được sử dụng

British English

BE

American English

AE

Những điểm khác biệt trong quy ước sử dụng ngôn ngữ giữa BE và AE

Cách viết ngày

Khi viết ngày, tháng, năm trong BE, theo quy ước:

  1. Phần ngày (date) sẽ được viết dưới dạng một số.

  2. Phần tháng (month) được viết rõ ở dạng một từ.

  3. Phần năm (year) được đặt ở cuối.

Khác với BE, người Mỹ quy ước:

  1. Viết tháng (Month) trước, Ngày (Date) sau.

  2. Dấu phẩy cũng được sử dụng phổ biến trong AE khi viết.

Để hình dung cụ thể hơn về những quy ước này, quan sát ví dụ:

Ngày 06 tháng 12 năm 2003 sẽ được viết:

  • Theo BE: 06 December 2003.

  • Theo AE: December 06th 2003 hoặc December 06, 2003.

“o” hay “ou”

Chúng ta có thể nhận ra, một số từ được dùng phổ biến dưới hai dạng chính tả gần tương tự nhau, gồm các từ như: humor - humour, color - colour hay behavior - behaviour. 

Trong các từ này, những từ có chứa “ou” là dạng chính tả phổ biến của BE, còn những từ chỉ chứa “o” thay vì “ou” là quy ước chính tả phổ biến của những từ thuộc AE.

“z” hay “s” 

Tương tự như trường hợp trên, ta cũng dễ dàng bắt gặp những cặp từ quen thuộc tồn tại dưới hai dạng chính tả gần tương tự nhau và có được dùng tương đương nhau, không có sự khác biệt về nghĩa, điển hình như recognize - recognise hay globalization - globalisation.

Sự khác nhau duy nhất của những cặp từ này nằm ở chỗ, những từ chứa chữ cái “s” được viết theo dạng chính tả phổ biến của tiếng BE, bên cạnh đó người Mỹ lại ưu tiên việc dùng chữ cái “z”.

Tuy nhiên, cần chú ý những từ luôn kết thúc bằng hậu tố “ise” dù trong BE hay AE:

  1. Arise: (v) xuất hiện, nảy sinh

  2. Advise: (v) khuyên bảo

  3. Demise: (n) sự tan rã

  4. Devise: (n) nghĩ ra, sáng chế ra

  5. Exercise: (n) bài tập

  6. Revise: (v) ôn tập

  7. Surprise: (n) sự ngạc nhiên

  8. Premise: (n) giả thi

  9. ….

“l”  hay “ll”

Trong BE, một chữ cái “l” được sử dụng phổ biến trong một số từ như travel hay counseled. Tương đương với đó, AE thường sử dụng hai chữ cái “ll” trong những từ này, ví dụ như travelling hoặc conselled.

Tuy nhiên, cần chú ý thêm rằng:

Đối với BE, một số từ có kết thúc bằng hai chữ cái “ll” thường có xu hướng biến “ll” thành “l” khi được thêm bất kì hậu tố nào.

Ví dụ: 

skill -> skillfulness

Trong khi đó, cũng với những trường hợp tương tự như trên, phần “ll” vẫn được giữ nguyên khi thêm hậu tố trong AE.

Ví dụ:

Skill -> Skillfulness

“re” hay “er”

Các từ center, meter hay theater được sử dụng trong BE, trong khi đó các từ tương ứng như centre, metre hay theatre là dạng chính tả phổ biến thuộc AE.

“eable” hay “able”

Đối với các từ kết thúc bằng chữ cái “e” câm, khi cần thêm hậu tố để tạo tính từ, đối với BE, các từ sẽ giữ nguyên chữ cái “e” và vẫn thêm hậu tố như bình thường.

Ví dụ:

Age -> Ageing

Tuy nhiên, đối với AE, các từ này sẽ thường bị bỏ đi chữ cái “e” câm trước khi thêm hậu tố.

Ví dụ:

Age -> Aging

“ce” hay “se”

Đối với BE, những từ mà vừa tồn tại dưới dạng động từ, vừa mang nghĩa danh từ, nếu kết thúc bằng “ce” thì cũng thường được viết thành đuôi “se” mà nghĩa không thay đổi

Ví dụ:

devise/ device: (n), (v)

license/ license: (n), (v)

Tuy nhiên, đối với AE, các từ này luôn được viết với đuôi “se” bất kể ở dạng danh hay động từ. Bên cạnh đó, những danh từ kết thúc bằng đuôi “ce” trong BE cũng được biến thành đuôi “se” trong AE.

Ví dụ:

Defence (BE) -> Defense (AE)

Xem thêm: Ngữ pháp của Anh – Anh và Anh – Mỹ có gì khác biệt? – Phần 1

Hậu tố chỉ hướng “ward(s)”

Các từ trong BE thường dùng hậu tố “wards”, trong khi đó AE lại ưu tiên dùng “ward”.

Ví dụ:

Forwards (BE) vs Forward (AE)

Towards (BE) vs Toward (AE)

Dấu chấm (Full stops) trong các kí hiệu viết tắt

Đối với AE, chúng ta sử dụng những kí hiệu viết tắt như “Mr.”, “Mrs.”, trong khi BE có xu hướng bỏ dấu chấm trong những kí hiệu này “Mr”, “Mrs”...

Dấu gạch nối (Hyphens)

Đối với các từ có chứa tiền tố (prefixes), tiếng BE thường có xu hướng dùng dấu gạch nối để đánh dấu giữa tiền tố và từ ban đầu. 

Ví dụ: 

Pre-appointment: (noun) - sự bổ nhiệm trước

Re-election: (noun) - sự tái bầu cử

Up-country: (adjective) nằm trong nội địa, xa bờ biển

Trong khi đó, cách dùng dấu gạch nối này thường không được dùng phổ biến trong AE

Ví dụ:

Preadmission: (noun) sự nhận vào trước

Recollect: (verb) nhớ lại, hồi tưởng lại

Upcoming: (adjective) sắp tới, sắp diễn ra

Xem thêm: Ngữ pháp của Anh – Anh và Anh – Mỹ có gì khác biệt? – Phần 2

Hướng dẫn ứng dụng

Như đã đề cập ở phần Mở đầu, sự khác nhau giữa AE và BE trong Quy ước sử dụng ngôn ngữ là nằm ở việc tồn tại những từ được viết theo những dạng chính tả khác nhau. Sự khác biệt này rõ ràng không quá phức tạp so với việc phân biệt những sự khác nhau trong Ngữ pháp hay Từ vựng. Chính vì tính chất có nhiều cách viết khác nhau những nghĩa vẫn được công nhận trong tiếng Anh nói chung này, nó thường có xu hướng bị người học bỏ qua.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng, các bài viết yêu cầu sử dụng văn phong học thuật, đặc biệt là trong các trường Đại học, Cao đẳng thường yêu cầu người thực hiện bài viết sử dụng chính xác, cố định theo một Quy ước ngôn ngữ nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc, khi thực hiện các bài viết mang tính học thuật hoặc sử dụng trong môi trường Đại học, công sở, kinh doanh,… người viết cần có sự thống nhất, chỉ sử dụng AE hoặc BE cố định xuyên suốt từ đầu đến cuối bài.

Bài tập vận dụng

Xác định các từ trong các cặp từ được liệt kê dưới đây được viết theo Quy ước ngôn ngữ thuộc AE hay BE:

organize - organise

flavour - flavor

ameba - amoeba

pretense - pretence

fueling - fuelling

judgment - judgement

license - licence

skillful - skilful

prioritise - prioritize

dialog - dialogue

enroll - enrol

litre - liter

Đáp án

British English (BE)

American English (AE)

organise

organize

flavour

flavor

ameba

amoeba

pretense

pretence

fuelling

fueling

licence

license

skilful

skillful

prioritise

prioritize

judgement

judgment

dialogue

dialog

enroll

enrol

litre

liter

Đọc thêm: Language variations – Sự biến thể trong Tiếng Anh

Tổng kết

Trên đây, tác giả đã khái quát 3 khía cạnh chính trong sự khác biệt giữa tiếng Anh - Anh và Anh - Mỹ, đồng thời đi sâu vào giới thiệu những điểm khác biệt trong Quy ước sử dụng ngôn ngữ (Language use conventions) giữa 2 dòng tiếng Anh này. Hi vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi muốn tìm hiểu những điểm khác biệt giữa 2 kiểu tiếng Anh được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới, từ đó áp dụng để phân biệt và rèn luyện thói đồng nhất sử dụng một kiểu Quy ước sử dụng ngôn ngữ duy nhất trong khi thực hiện các bài viết yêu cầu tính học thuật, hàn lâm.

Nguồn tham khảo

Bài viết này có sử dụng tài liệu tham khảo từ các nguồn sau:

  • Enago - Differences between British and American English

  • Wikipedia - Comparison of American and British English

  • Cambrige Learner’s Dictionary

  • Oxford Learner’s Dictionary

Đánh giá

5.0 / 5 (2 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...