Xây dựng lộ trình học IELTS hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Published on
Chuyên mục
Tác giả
Để học IELTS hiệu quả nhất thì người học cần phải xây dựng cho mình một lộ trình học khoa học và phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu của bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng lộ trình học IELTS. Bài viết này sẽ giúp người học cách xác định mục tiêu và xây dựng lộ trình học IELTS cho bản thân.
Thi thử để biết bản thân đang ở trình độ nào
Đầu tiên người học nên thi thử bài thi IELTS để biết bản thân đang ở trình độ nào. Hiện nay có rất nhiều trung tâm tiếng Anh tổ chức thi thử IELTS, trong đó có Anh Ngữ ZIM. Qua bài thi thử chính bản thân người học có thể tự đánh giá được trình độ của mình, từ đó lên lộ trình học phù hợp nhất với năng lực bản thân. Lộ trình học IELTS của người mất gốc tiếng Anh so với của người đã có kiến thức nền tảng hoàn toàn không giống nhau.
Bước đầu tiên để xây dựng lộ trình học IELTS chính là làm bài thi thử IELTS để nhận biết trình độ tiếng Anh của bản thân. Đây chính là vì lộ trình học IELTS của người mất gốc tiếng Anh so với người đã có kiến thức nền tảng hoàn toàn không giống nhau. Dựa trên kết quả của bài thi thử, người học có thể tự đánh giá được năng lực của bản thân cùng các nhóm kỹ năng cần tập trung cải thiện, để từ đó thiết kế lộ trình học phù hợp nhất với mình.
Hiện nay, Anh ngữ ZIM có tổ chức chương trình thi thử IELTS tại nhiều trung tâm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với phòng thi IELTS thực tế và cấu trúc và độ khó của bài thi tương đương với đề thi thật để người học có thể đánh giá trình độ tiếng Anh của bản thân thuộc band điểm IELTS nào. Ngoài ra, người học cũng có thể thi thử IELTS online trên hệ thống ZIM.
Xác định band điểm IELTS mục tiêu
Bước thứ hai để xây dựng lộ trình học chính là xác định band điểm IELTS mục tiêu là bao nhiêu để định hướng học tập tốt nhất. Band điểm mục tiêu càng cao thì đồng nghĩa với thời gian, công sức, quyết tâm và nỗ lực học lại càng lớn.
Người học có thể tham khảo mô tả trình độ của từng band điểm IELTS để xác định mục tiêu phù hợp nhất với năng lực tiếng Anh và mục đích thi của mình. Thông thường, yêu cầu tiếng Anh của nhiều trường học và công ty sẽ rơi vào khoảng band điểm IELTS 5.5 đến 7.0, với điểm 6.5 là phổ biến nhất. Tuy nhiên, người học cần kiểm tra yêu cầu tiếng Anh của nơi mình muốn nộp đơn để xác định mục tiêu điểm chính xác nhất.
Mô tả trình độ của từng band điểm IELTS
THANG ĐIỂM | TRÌNH ĐỘ | MÔ TẢ CHI TIẾT |
9 | Expert User (Thông thạo) | Thí sinh có khả năng làm chủ ngôn ngữ hoàn toàn. Cách sử dụng tiếng Anh phù hợp, chính xác, nhuần nhuyễn và cho thấy sự thông hiểu đầy đủ. |
8 | Very Good User (Rất tốt) | Thí sinh có khả năng làm chủ ngôn ngữ hoàn toàn, đôi khi có chỗ không chính xác, không thích hợp nhưng lỗi sai không có tính hệ thống. Có thể hiểu sai trong những tình huống bất thường. Các chủ đề tranh luận phức tạp và cụ thể được xử lý tốt. |
7 | Good User (Tốt) | Thí sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo, đôi khi có chỗ không chính xác, không thích hợp và hiểu sai trong nhiều tình huỗng. Xử lý tốt phần ngôn ngữ phức tạp và hiểu được các lý luận chi tiết. |
6 | Competent User (Khá) | Thí sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tuy nhiên có nhiều chỗ không chính xác, không thích hợp hoặc hiểu sai. Xử lý khá tốt phần ngôn ngữ phức tập, đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc. |
5 | Modest User (Trung bình) | Thí sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ tương đối và hiểu được nghĩa tổng quát trong hầu hết tình huống, tuy nhiên thường mắc lỗi. Có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong lĩnh vực của mình. |
4 | Limited User (Hạn chế) | Thí sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ ở mức cơ bản và bị giới hạn trong những tình huống quen thuộc. Thường xuyên gặp khó khăn trong việc hiểu và truyền đạt. Không có khả năng sử dụng ngôn ngữ phức tạp. |
3 | Extremely Limited User (Cực kì hạn chế) | Thí sinh chỉ có thể hiểu và truyền đạt được nghĩa tổng quát trong các tình huống quen thuộc. Thường xuyên gặp khó khăn trong giao tiếp. |
2 | Intermittent User (Yếu) | Thí sinh gặp trở ngại lớn trong việc hiểu tiếng Anh nói và viết. |
1 | Non-User (Không biết Tiếng Anh) | Thí sinh không có khả năng sử dụng tiếng Anh, ngoại trừ một số từ nhất định. |
0 | Did not attempt the test (Không tham dự thi) | Thí sinh bỏ thi. |
Tham khảo
Thang điểm IELTS dịch tiếng Việt: https://zim.vn/thang-diem-ielts-cach-tinh-diem-ielts
Lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu
Xây dựng nền tảng cơ bản
Trước hết, thí sinh nên xây dựng cho mình nền tảng kiến thức, kỹ năng tiếng Anh vững chắc. Nên dành khoảng 3 - 4 tháng, mỗi ngày từ 2 - 3 tiếng để luyện tập, củng cố kiến thức tiếng Anh cho mình. Ở giai đoạn này thí sinh không cần phải học chuyên sâu mà chỉ cần chú trọng vào từ vựng cơ bản, kiến thức ngữ pháp, cách phát âm từ vựng.
Từ vựng: Có thể tham khảo cuốn Oxford word Skill hoặc Vocabulary in use để làm phong phú vốn từ vựng. Đặc biệt chú trọng tới các chủ đề Social Issues, The World, People, Technology, Home, Leisure và School & Workplace.
Phát âm: Hãy học cách phát âm tiếng Anh nếu bị mất gốc tiếng Anh. Còn nếu đã có kiến thức nền tảng thì có thể vừa học phát âm vừa kết hợp nghe để chỉnh sửa những từ đang phát âm sai.
Trước khi bắt đầu luyện đề thi IELTS, người học nên ôn tập lại kiến thức và củng cố những kỹ năng đã biết. Mục đích của giai đoạn này là để người học gợi nhớ lại các từ vựng và ngữ pháp cơ bản, cách phát âm các từ vựng, cũng như “khởi động lại” kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh. Khi có nền tảng tiếng Anh vững chắc thì người học có thể tiết kiệm thời gian cho các giai đoạn sau vì đỡ phải quay lại ôn các lỗ hổng kiến thức.
Giai đoạn nền tảng này có thể kéo dài từ 1 đến 4 tháng, tùy theo năng lực tiếng Anh của người học. Những người mất gốc tiếng Anh thì nên dành nhiều thời gian hơn. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là người học phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh, ít nhất 2 đến 3 tiếng mỗi ngày.
Chiến lược củng cố kiến thức:
Ngữ pháp: Cũng giống như ôn luyện từ vựng, người học nên củng cố lại các thì ngữ pháp cơ bản, thông qua phương pháp Active Recall. Người học hãy dành thời gian ôn luyện và nắm chắc những chủ điểm căn bản sau đây:
Động từ và Tân ngữ
Danh từ.
Đại từ.
Các chủ ngữ đặc biệt
Các dạng thức của động từ
Các thì trong tiếng Anh
Trợ động từ khuyết thiếu
Câu bị động
Tính từ và trạng từ
Cấu trúc so sánh
Cụm giới từ
Động từ khuyết thiếu
Từ nối, liên từ
Các loại mệnh đề
Câu điều kiện
Phát âm: Đối với người mất gốc tiếng Anh, người học nên luyện cách phát âm song song với quá trình củng cố vốn từ vựng, bằng cách phát âm tất cả những từ vựng đang ôn. Nếu đã có kiến thức nền tảng thì người học có thể sử dụng phương pháp nghe các đoạn tiếng Anh và nói theo để chỉnh cách phát âm từ vựng cho chuẩn xác.
Từ vựng: Người học có thể ôn tập lại từ vựng trong các tài liệu tiếng Anh đã học trước đây, sử dụng phương pháp Retrieval Practice, Spaced Repetition, hoặc liên kết các từ vựng với nhau để nhớ lâu hơn. Ngoài ra, người học cũng có thể tham khảo cuốn Oxford Word Skill hoặc Vocabulary in Use để làm phong phú vốn từ vựng. Ở thời gian này, người học nên đặc biệt chú ý đến từ vựng liên quan đến các chủ đề về Social Issues, The World, People, Technology, Home, Leisure và School & Workplace.
Học từ vựng rất quan trọng khi thi IELTS
Khi người học cảm thấy đã củng cố đầy đủ các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, thì người học có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là làm quen với cấu trúc và dạng đề thi IELTS.
Tổng quan cấu trúc và dạng đề thi IELTS
KỸ NĂNG | NỘI DUNG/ MÔ TẢ PHẦN THI | PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG |
Nghe | Phần thi Nghe bao gồm 4 đoạn hội thoại:
|
|
Đọc | Phần đọc trong bài thi IELTS Học thuật bao gồm ba văn bản dài với tính chất từ mô tả và thực tế đến thuyết minh và phân tích. Các đoạn văn được trích từ sách, tập san, tạp chí và báo. Những kỹ năng được đánh giá bao gồm:
|
|
Viết | Phần thi viết IELTS Học thuật bao gồm 2 phần:
| Tiêu chí chấm điểm Task 1 (150 từ)
Task 2 (250 từ)
|
Nói | Phần thi Nói bao gồm 3 phần:
| Tiêu chí chấm điểm
|
Tham khảo:
Đề thi thử IELTS: https://zim.vn/practice-test
Kỹ năng Nghe và Đọc
Sau 3 - 4 tháng đầu thí sinh đã có được kiến thức nền tảng. Bây giờ có thể bắt đầu giải đề IELTS để làm quen với format IELTS. Một số format thường xuất hiện trong phần thi IELTS Reading là:
Short Answer
Choosing a Title
List Selection
Multiple Choice
Categorization
Table Completion
Matching Headings
Matching Sentence Endings
Matching Paragraph Information
True/False/Not Given
Summary Completion
Sentence Completion
Flow Chart Completion
Diagram Completion
Xây dựng kỹ năng nền tảng Nghe và Đọc
Để làm tốt phần IELTS Reading thí sinh cần cố gắng luyện tập 2 kỹ năng:
Skimming: Đọc lướt để có thể nắm được những ý chính mà bài đọc đề cập
Scanning: Đọc nhanh để có thể tìm được những từ khóa, thông tin, dữ liệu cần thiết
Giới thiệu kĩ năng Skimming và Scanning
Thí sinh có thể tham khảo một số cuốn sách giúp xây dựng nền tảng Nghe và Đọc sau:
Collins Listening for IELTS
Collins Reading for IELTS
Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5
Trong các bài thi IELTS Listening thường sẽ xuất hiện các dạng bài:
Pick from a List
Form Completion
Table Completion
Matching Information
Short Answer Question
Labelling a Map/Diagram
Multiple Choice Question
Sentence Completion – Summary Completion
Các dạng câu hỏi IELTS Listening
Bên cạnh đó, các bài nghe IELTS thường được đọc với giọng Anh - Anh. Do đó, trong lộ trình học IELTS thí sinh nên tìm các nguồn nói giọng Anh - Anh để làm quen. Vừa nghe vừa ghi chép lại và kiểm tra với bản script. Lặp lại quá trình này liên tục sẽ giúp thí sinh tăng nhanh khả năng nghe.
Nghe và Đọc là hai kỹ năng nên được ôn đầu tiên, vì đây là những kỹ năng dễ luyện tập nhất tại nhà, và là nền tảng cho những kỹ năng khác.
Người học có thể tham khảo một số cuốn sách giúp xây dựng nền tảng Nghe và Đọc sau:
● Collins Listening for IELTS
● Collins Reading for IELTS
● Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5
Trong giai đoạn làm quen với phần thi IELTS Reading, người học cần tập trung luyện 2 kỹ năng:
- Skimming: Đọc lướt để có thể nắm được ý chính mà bài đọc đề cập
- Scanning: Đọc nhanh để có thể tìm được những từ khoá, thông tin, dữ liệu cần thiết
Sau khi hiểu hết ý nghĩa của bài đọc, người học có thể bắt đầu trả lời các câu hỏi của bài. Những kỹ năng đọc-hiểu này cũng quan trọng cho phần thi Nghe, để người học có thể nắm bắt nhanh yêu cầu của đề bài trước đoạn Nghe.
Trong giai đoạn làm quen với phần IELTS Listening, người học chưa nên làm đề thi mà chỉ nên luyện nghe theo các dạng câu hỏi trong bài thi hoặc nghe theo từng đoạn hội thoại riêng lẻ. Ở giai đoạn này, người học nên tập trung vào việc nghe và hiểu nội dung của đoạn hội thoại thay vì trả lời các câu hỏi của bài.
Nếu chưa thể nhận diện từ vựng khi nghe, người học có thể dừng đoạn thu âm, ghi chép lại những từ vựng mình nghe được rồi kiểm tra với bản script. Người học cũng có thể đọc theo bản script để xây dựng khả năng phát âm. Sau đó, người học có thể tham khảo bản script để trả lời những câu hỏi trong bài. Ngoài ra, vì bài Nghe IELTS có thể được đọc với accent Anh, Mỹ, hoặc Úc, người học cũng nên luyện nghe với nguồn nói những accent này để làm quen.
Ngoài kỹ năng Đọc và Nghe, người học cũng nên luyện kỹ năng làm bài bằng cách đoán ý nghĩa của từ vựng mới dựa trên ngữ cảnh và xây dựng nền tảng các từ vựng thường xuất hiện trong phần thi IELTS Listening và Reading.
Kỹ năng Nói
Nghe nhiều cũng có ích rất lớn tới kỹ năng nói tiếng Anh. Người học sẽ cảm thấy khả năng phát âm và ngữ điệu khi nói tiếng Anh của mình cải thiện rõ rệt. Vì vậy, lúc này hãy chuyển sang luyện IELTS Speaking.
Để dễ thực hành, người học nên chia IELTS Speaking thành part 1, 2, 3. Nếu có thể hãy cố gắng tìm cho mình một người cùng luyện nói. Khi luyện nói hãy ghi âm và nghe lại để phát hiện lỗi sai, từ đó sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Luyện tập kỹ năng Nói tiếng Anh
Người học nên bắt đầu luyện thi IELTS Speaking với phần 1 trước, bao gồm phần giới thiệu ngắn về bản thân và nói về các chủ đề như:
Work
Study
Transport
Hobbies
Hometown
Family & friends
Trước khi luyện phần nói, người học có thể viết ra một danh sách từ vựng có liên quan đến chủ đề và cố gắng thêm càng nhiều từ vựng càng tốt vào câu trả lời. Người học nên tìm cho mình một người cùng luyện nói nếu có thể, hoặc tự ghi âm lại phần nói của mình để nhận biết điểm cần cải thiện. Người học có thể bấm giờ để câu trả lời kéo dài từ 2 đến 3 phút. Khi lắng nghe lại đoạn ghi âm, người đọc hãy tự nhận xét phần nói của bản thân theo bốn tiêu chí chấm điểm, là Fluency and Coherence (Mức độ lưu loát và mạch lạc), Lexical resources (Vốn từ), Grammatical range and accuracy (Độ đa dạng và tính chính xác của ngữ pháp), Pronunciation (Phát âm).
Trong giai đoạn này, người học chỉ nên tập trung phát triển vốn từ, ngữ pháp, và cách phát âm. Nếu người học có thể phát hiện ra lỗi sai về phát âm hoặc ngữ pháp khi nói, hãy tự sửa lại cho đúng. Đồng thời, người học cũng có thể thêm vào một số từ vựng hoặc ý tưởng mới liên quan đến chủ đề này. Hãy lưu ý tiêu chí mà người học cảm thấy cần cải thiện nhiều nhất để luyện tập cho những lần tiếp theo.
Cách phát triển câu trả lời IELTS Speaking Part 1
Kỹ năng Viết
Các dạng bài IELTS Writing Task 1
Người học nên bắt đầu luyện IELTS Writing bằng cách làm Task 1 trước để làm quen với tiêu chí chấm điểm của phần Viết. Task 1 thường yêu cầu viết khoảng 150 từ để miêu tả hoặc so sánh biểu đồ đã cho sẵn. Một số dạng biểu đồ thường gặp là:
Map
Table
Process
Diagram
Bar chart
Pie Chart
Line graph
Mixed chart
Một số tài liệu người học có thể tham khảo khi luyện Task 1 là:
IELTS Writing Review 2020 - Tổng hợp và Giải đề thi thật IELTS Writing 2020
Chiến lược để ôn cho từng tiêu chí chấm điểm của Task 1 ở giai đoạn này:
Task Achievement (Đáp ứng yêu cầu đề bài): Để đảm bảo rằng phần viết của mình có thể ghi điểm ở tiêu chí này, người học cần trước hết luyện kỹ năng phân tích đề bài, bằng cách xác định từ khoá, yêu cầu đề bài, và phân tích biểu đồ.
Coherence and Cohesion (Tính mạch lạc và liên kết): Tiêu chí này yêu cầu phần trả lời của người học có tính liên kết giữa các câu và các đoạn văn. Vì vậy, trong giai đoạn này, người học nên luyện kỹ năng lập dàn bài cho câu trả lời của mình, để sắp xếp các ý theo thứ tự logic nhất.
Lexical Resources (Vốn từ): Để ôn cho tiêu chí này, người học nên phát triển kỹ năng paraphrase, là viết lại một câu hay đoạn văn bằng các từ vựng khác, thường bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cấu trúc câu. Như vậy, trong giai đoạn này, người học nên phát triển vốn từ bằng cách ứng dụng từ đồng nghĩa vào câu trả lời.
Grammatical Range and Accuracy (Độ đa dạng và tính chính xác của ngữ pháp): Khi mới bắt đầu, người học nên tập trung viết đúng các thì ngữ pháp đơn giản trước. Sau đó, khi đã tự tin hơn, người học có thể học thêm các thì ngữ pháp phức tạp hơn, bằng cách đọc thêm tài liệu tiếng Anh và ghi chú lại ngữ pháp của bài.
Nâng cao 4 kỹ năng
Có kiến thức nền tảng rồi người học có thể rèn luyện nâng cao cả 4 kỹ năng Nghe - Đọc - Nói - Viết của mình. Đây là một phần quan trọng trong lộ trình học IELTS.
Kỹ năng Nghe và Đọc
Để nâng cao kỹ năng Nghe và Đọc người học nên mua ngay bộ sách Cambridge Practice Test for IELTS gồm 16 quyển với nhiều mức độ từ dễ đến khó, nội dung sách được tổng hợp dựa trên đề thi IELTS thực tế qua các năm. Bằng cách ôn luyện và làm đề trên bộ sách này, học viên có thể nâng cao được kỹ năng nghe và đọc của mình.
Đối với bài Nghe, trước khi làm bài thí sinh nên đọc toàn bộ đề một lượt, gạch chân hoặc note lại những từ khóa chính. Sau đó tiến hành mở bài nghe và điền đáp án. Cuối cùng mới check lại đáp án, kiểm tra Transcript.
Trong giai đoạn này, người học nên tự chấm điểm mỗi bài làm của mình dựa trên answer key để xác định những dạng câu hỏi mình thường làm sai để tập trung luyện riêng những dạng câu hỏi này. Nếu có thể, người học nên xác định lý do hoặc những “chướng ngại vật” cụ thể mà mình gặp phải khi làm những dạng bài này, để hiểu được những kỹ năng cần cải thiện. Ví dụ, nếu người học gặp khó khăn trong những đoạn nghe liên quan đến việc chỉ đường, người học có thể bổ sung thêm các từ vựng liên quan đến phương hướng. Hoặc nếu người học gặp khó khăn khi làm dạng câu hỏi Table/Note/Form Completion trong phần Nghe, người học có thể tập trung cải thiện kỹ năng dự đoán thông tin khi đọc câu hỏi.
Kỹ năng Nói
Nếu đã nắm vững được các câu hỏi và trả lời ở part 1 phần IELTS Speaking người học có thể chuyển sang học sang part 2 song song với part 1. Khi thi, người học có 1 phút để chuẩn bị cho phần part 2 và 2 phút để trình bày bài nói của mình. Những chủ đề thường xuất hiện trong part 2 của các bài thi IELTS Speaking là:
Person
Event
Things
Place
Activities
31 High-scoring formulas to answer the IELTS speaking questions giúp nâng cao kỹ năng Nói
Cuốn sách rất hữu ích khi học part 2 IELTS Speaking là 31 High-scoring formulas to answer the IELTS speaking question.
Người học có thể sử dụng chiến thuật luyện thi Nói như trong giai đoạn trước, và cố gắng trả lời theo một cách lưu loát và mạch lạc hơn, bằng cách sử dụng phương pháp A.R.E.A để sắp xếp các ý chính hoặc phát triển khả năng diễn đạt. Để luyện kỹ năng làm phần 2 của bài IELTS Speaking, người học cũng nên phát triển kỹ năng viết ý chính và từ khoá trong vòng 1 phút cho câu trả lời của mình. Đồng thời, người học nên bắt đầu học thêm các idiom để có thể ứng dụng trong phần nói.
Kỹ năng Viết
Sau khi nắm vững các dạng bài Task 1 trong IELTS Writing người học sẽ tìm hiểu Task 2. Các bài Task 2 thường sẽ yêu cầu viết bài tiểu luận với độ dài từ 250 từ trở lên. Phần này chiếm tới ⅔ tổng điểm của IELTS Writing. Do đó, người học muốn đạt điểm cao thì trong lộ trình tự học IELTS cần chú ý học các chủ đề:
Health
Society
Animal
Criminal
Environment
Development
Education
Globalisation
Teenage issues
Technology
Government
Bên cạnh đó cũng có thể tham khảo thêm cả 2 cuốn sách là Collins – Get ready for IELTS Writing và Collins – Writing for IELTS để nâng cao kỹ năng Writing.
7 cách cải thiện kỹ năng viết IELTS hiệu quả
Ôn luyện và làm đề
Kiến thức đã vững chắc người học chuyển sang lộ trình học IELTS hiệu quả tiếp theo, đó là ôn luyện và làm đề thi IELTS. Khoảng 2 tháng trước kỳ thi chính thức người học nên bắt đầu ôn luyện làm đề.
Kỹ năng Nghe và Đọc
Hãy cố gắng luyện càng nhiều đề càng tốt để làm quen với các dạng bài thi IELTS, đồng thời phát hiện các lỗi sai và rút kinh nghiệm. Có một số sách giúp ôn luyện, làm đề IELTS Listening và Reading rất hiệu quả là: Cambridge Practice Test for IELTS, Anh ngữ ZIM,...
Cambridge for IELTS giúp ôn luyện, làm đề Nghe, Đọc IELTS
Kỹ năng Nói
Hãy thực hành nói thật nhiều những chủ đề thường xuất hiện trong bài thi nói IELTS. Điều này sẽ giúp ích rất lớn khi người học tham gia thi thật.
Kỹ năng Viết
Luyện tập viết liên tục, hàng ngày và có thể tham khảo các bài mẫu để nâng cao kỹ năng viết cho mình. Đặc biệt, Task 2 có điểm khá cao nên người học cần đầu tư nhiều thời gian để rèn luyện hơn. Có thể tham khảo một số sách như Write Right sẽ giúp ích rất lớn cho bài thi viết.
Những lưu ý khi tự học IELTS
Trong lộ trình tự học IELTS có 3 lưu ý quan trọng mà người học cần quan tâm, đó là:
Sử dụng từ điển Anh – Anh
Nên sử dụng từ điển Anh - Anh khi cần tra từ vựng. Mặc dù ban đầu việc này có thể không dễ dàng nhưng lại rất có ích trong tương lai bởi từ điển Anh - Anh sẽ giải thích từ vựng rõ ràng, chi tiết đồng thời cung cấp các ví dụ minh họa giúp người học hiểu rõ đúng ngữ cảnh và giúp người học hiểu đúng ngữ cảnh sử dụng từ, tránh mắc phải các lỗi diễn đạt.
Hơn nữa, từ điển Anh-Anh sẽ giúp người học suy nghĩ bằng tiếng Anh, để từ đó phát triển khả năng diễn đạt, paraphrase và tăng vốn từ đồng nghĩa.
Đọc bằng tiếng Anh hàng ngày
Hãy đọc sách, báo, tạp chí, tài liệu tiếng Anh mỗi ngày để làm quen với tiếng Anh cũng như rèn luyện 4 kỹ năng:
Đoán từ mới: Khi gặp từ mới, người học nên luyện kỹ năng đoán nghĩa dựa trên ngữ cảnh của từ. Sau đó, hãy kiểm tra lại ý nghĩa của từ trong từ điển Anh-Anh để học từ mới.
Tư duy logic: Khi đọc, hãy chú ý đến cách tác giả liên kết các ý của từng câu và từng đoạn văn với nhau, cũng như cách tác giả cung cấp luận cứ cho từng luận điểm của họ. Kỹ năng này sẽ giúp người học trong phần thi IELTS Reading và Writing.
Tăng tốc độ đọc: Khi đọc tiếng Anh thường xuyên hơn, tốc độ đọc của người học cũng sẽ tăng, có thể giúp người học làm bài Reading và Listening hiệu quả hơn.
Nắm bắt ý chính: Khi đọc, hãy chú ý đến các câu luận điểm (thesis statement) và từ khoá mà tác giả sử dụng trong phần mở bài. Đồng thời, người học nên xem cách tác giả sử dụng câu chủ đề (topic sentence) và câu kết luận (concluding sentence) của đoạn văn, để ứng dụng vào phần thi Writing của mình.
Một số nguồn luyện đọc tiếng Anh hữu ích mà người học có thể tham khảo là:
Truyện: A Little Prince, The Diary Of A Wimpy Kid,..
Tin tức: News In Level,…
Tạp chí: Quartz, Eater, The Economist,...
Giữ động lực
Ôn thi IELTS là một quá trình kéo dài nhiều tháng và yêu cầu sự nỗ lực rất lớn từ phía người học, nhất khi là khi người học đặt mục tiêu cao cho bản thân. Vì vậy, một trong những yếu tố khó khăn nhất trong quá trình tự học IELTS chính là việc giữ vững tinh thần và không nản khi ôn luyện.
Vậy nên, để tự học IELTS thành công, ngoài việc rèn luyện kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng làm bài, người học cũng nên luyện kỹ năng điều hoà cảm xúc của mình và cách duy trì động lực. Để làm điều đó, người học nên lưu ý rằng:
- Hãy đặt cho mình mục tiêu và kế hoạch ôn tập rõ ràng cho từng ngày, dựa trên phương pháp S.M.A.R.T để không cảm thấy nản vì chưa đạt được mức điểm mong muốn.
- Sự tiến bộ không phải lúc nào cũng là một đường thẳng. Trong quá trình ôn, điểm cho từng đề ôn của người học có thể dao động theo từng ngày, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Đây là việc bình thường. Người học nên giữ vững tinh thần và tin tưởng vào quá trình ôn luyện của mình.
Sự tiến bộ không phải lúc nào cũng là một đường thẳng
Trên đây là lộ trình học IELTS khoa học mà thí sinh có thể tham khảo.
Ngoài ra, người học cũng có thể đăng ký khóa đào tạo IELTS của Anh Ngữ ZIM để được đào tạo chuyên nghiệp với lộ trình học IELTS khoa học, phù hợp nhất với trình độ của bản thân. Người học có thể tham khảo nội dung của từng khoá học IELTS cam kết đầu ra bằng văn bản tại ZIM:
Chương trình luyện thi IELTS tại Anh ngữ ZIM
Khóa học | Nội dung |
| |
Kỹ năng ngôn ngữ:
Kỹ năng tư duy: Đặt nền tảng cho các kỹ năng tư duy phản biện, logic và đa chiều thông qua các hoạt động bàn luận về những chủ đề quen thuộc và phân tích thông tin từ bài đọc/nghe ngắn. | |
Kỹ năng ngôn ngữ:
Kỹ năng tư duy:
| |
Kỹ năng ngôn ngữ:
Kỹ năng tư duy:
| |
Kỹ năng ngôn ngữ:
Kỹ năng tư duy: Ứng dụng chuyên sâu tư duy phản biện, tư duy logic và tư duy đa chiều vào việc phân tích đề bài, tìm kiếm ý tưởng, xây dựng dàn ý và phát triển luận điểm trong bài thi viết và nói. |
Để đăng ký kiểm tra trình độ và tư vấn lộ trình học IELTS miễn phí bạn đọc có thể gọi đến hotline 19002833 hoặc đăng ký tại link https://zim.vn/ielts.