Banner background

Lựa chọn giữa câu chủ động và bị động như thế nào? Ứng dụng vào IELTS Wriitng Task 2

Trong quá trình học và ứng dụng tiếng Anh, việc hiểu biết và biết lựa chọn giữa câu chủ động và bị động luôn là một phần gây ra nhiều sự bối rối. Trong nhiều trường hợp, câu bị động không chỉ giúp văn phong trở nên trang trọng hơn mà còn giúp truyền đạt ý định của người viết một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ tìm hiểu những trường hợp mà trong đó, lựa chọn thể bị động hay chủ động cho câu mới là lựa chọn tốt hơn.
lua chon giua cau chu dong va bi dong nhu the nao ung dung vao ielts wriitng task 2

Key Takeaways

Bản chất của câu bị động, là cấu trúc ngữ pháp nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó.

Trong những câu văn sử dụng nội động từ, tức không có tân ngữ và không có đối tượng bị tác động lên, người viết sẽ không thể sử dụng được câu bị động.

Những yếu tố ảnh hưởng lên việc chọn giữa câu chủ động và bị động:

  • Thứ nhất: Kiểm soát dòng chảy thông tin

  • Thứ hai: Duy trì sự nhất quán của chủ đề bàn luận

  • Thứ ba: Tính khách quan và trang trọng

Bản chất của câu bị động

Câu bị động (Passive Voice) là cấu trúc ngữ pháp nhấn mạnh vào hành động xảy ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: My sister took this picture 2 years ago. (Em gái tôi đã chụp bức ảnh này 2 năm trước.)

  • Câu bị động: This picture was taken by my sister 2 years ago. (Bức ảnh này được chụp bởi em gái tôi vào 2 năm trước)

Để hiểu rõ về cấu trúc câu bị động, người học đọc thêm tại đây: Câu bị động (Passive voice): Cấu trúc, cách dùng & bài tập

Trường hợp không thể viết câu bị động

Trong những câu văn sử dụng nội động từ, tức không có tân ngữ và không có đối tượng bị tác động lên, người viết sẽ không thể sử dụng được câu bị động.

Khi nào nên và không nên dùng câu bị động

Như đã nói ở trên, một câu văn, trong trường hợp có thể - tức câu với ngoại động từ, sẽ khiến người viết phải lựa chọn giữa việc được viết ở thể chủ động hay bị động. Để trả lời câu hỏi này, người học có thể áp dụng các quy tắc sau đây.

Thứ nhất: Kiểm soát dòng chảy thông tin

Trong văn viết tiếng Anh có một khái niệm là dòng chảy/mạch thông tin, được đề cập đến trong một số sách dạy viết như “Cohesion in English" của M.A.K. Halliday và Ruqaiya Hasan (1975), hay “The Elements of Style" của William Strunk Jr. và E.B. White (1995). Dòng chảy thông tin là cách mà các thông tin mới và cũ xuất hiện trong văn bản của người viết.

Trong quyển “Style - Toward Clarity and Grace” của Joseph M. Williams và Gregory G. Colomb (2016), một cách để kiểm soát mạch thông tin này được đề cập đó là sắp xếp thông tin trong câu văn làm sao để thông tin cũ xuất hiện trước, ở đầu câu và thông tin mới xuất hiện sau, ở cuối câu.

image-alt

Trong trường hợp có nhiều câu văn như trong một đoạn văn, những thông tin mới xuất hiện ở cuối một câu và sau đó nó sẽ trở thành thông tin cũ. Nói cách khác, thông tin đã được nhắc đến ở cuối câu trước, sẽ thường được ưu tiên để trở thành chủ ngữ của câu sau để tạo ra mạch thông tin mang tính liên kết tốt.

Xét ví dụ sau:

  • John had a new book. Martin Hewings wrote this book.

  • John had a new book. It was written by Martin Hewings.

Trong ví dụ này, thông tin về quyển sách ở cuối câu thứ nhất sẽ trở thành thông tin cũ và được đề cập trước ở đầu câu sau. Do đó, câu John had a new book. It was written by Martin Hewings. là câu văn có Flow tốt hơn.

Đọc thêm ở bài viết sau: Managing the flow of information - Cách cải thiện tiêu chí coherence & cohesion trong IELTS Writing

image-alt

Vậy, có thể thấy việc duy trì hay kiểm soát dòng chảy thông tin sẽ quyết định việc chọn chủ ngữ của câu phía sau, và do đó, có ảnh hưởng lên việc câu văn đó sẽ dùng thể chủ động hay bị động. Xét ví dụ sau:

  • This cake was baked by Grandma. A special recipe was used for it.

  • This cake was baked by Grandma. She used a special recipe for it.

Nếu dựa theo quy tắc về quản lý dòng chảy thông tin nói trên, việc bắt đầu câu văn thứ hai bằng She sẽ là sự lựa chọn tốt hơn, vì thông tin về bà ấy, người bà, đã được nhắc đến ở cuối câu trước và là thông tin cũ. Do đó, câu văn tiếp theo sẽ tốt hơn nếu có chủ từ là she và do đó sẽ tốt hơn nếu ở thể chủ động. Xét ví dụ khác:

  • Yesterday, my father gave me a new leather jacket. This is made by first-rated Italian tailors, who are famous for making clothes.

  • Yesterday, my father gave me a new leather jacket. First-rated Italian tailors, who are famous for making clothes, made it.

Trong ví dụ này, thông tin cuối câu thứ nhất là một chiếc áo khoác da mới, và sẽ tốt hơn nếu người viết dùng nó làm chủ từ trong câu văn thứ hai. Do đó, câu văn với thể bị động sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Bây giờ hãy thử lựa chọn trường hợp tốt hơn trong hai ví dụ sau đây:

  • New sports centers should be built. Such institutions will provide children with places for sports and exercise.

  • New sports centre should be built. Children will be provided with places for sports and exercise.

Trong hai câu văn này, câu văn thể hiện sự kiểm soát mạch thông tin tốt hơn sẽ là câu văn thứ nhất, khi thông tin cũ mở đầu và làm chủ ngữ cho câu văn và thông tin mới được đặt xuống vị trí cuối của câu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc câu chủ động sẽ phù hợp hơn trong trường hợp này.

Thứ hai: Duy trì sự nhất quán của chủ đề bàn luận

Quy tắc về việc kiểm soát mạch thông tin nói trên là một quy tắc hữu ích, nhưng không phải là duy nhất trong việc ảnh hưởng lên cấu trúc các câu văn trong đoạn. Trong một số trường hợp, người viết có lẽ sẽ cần cân nhắc các yếu tố khác. Một trong số đó là việc duy trì sự nhất quán về chủ đề hoặc đối tượng đang được bàn luận.

Mỗi đoạn văn được xem như có nội dung tốt sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định (William Strunk Jr., E.B. White, 1918) và do đó, chủ đề hay đối tượng này sẽ thường trở thành chủ ngữ của các câu trong đoạn văn đó. Xét hai đoạn văn sau:

  • John started his day early, waking up at 5 a.m. In the park, joggers pass by as the sun rises. His breakfast usually consists of oatmeal and a cup of coffee. At work, the meetings often take up the majority of his morning. Lunchtime is his favorite part of the day because he gets to relax.

  • John started his day early, waking up at 5 a.m. He then heads to the park, where he loves to jog as the sun rises. After his exercise, John usually has oatmeal and a cup of coffee for breakfast. Once he's at work, John often finds himself caught up in meetings throughout the morning. However, John always looks forward to lunchtime, a moment for him to relax.

Cách viết của đoạn văn thứ hai rõ ràng sẽ giúp người đọc cảm thấy sự liên kết tốt hơn và hiểu được chủ đề mà đoạn văn đang nói về (John và một ngày của anh ấy). Ngược lại, khi chủ từ biến đổi liên tục như đoạn văn thứ nhất, người đọc nhanh chóng lạc khỏi ngữ cảnh mà từng câu phía trước đang thiết lập, từ đó trở nên bối rối và dần cảm thấy đoạn văn rối rắm và thiếu tổ chức.

image-alt

Đây cũng là cách mà người viết có thể dựa vào để lựa chọn cách viết câu của mình. Xét ví dụ sau khi người viết muốn tạo ra một đoạn văn xoay quanh một cái bánh:

  • The cake sat beautifully on the counter, its rich chocolate layers gleaming under the soft light. It was 10 centimetres tall, had a fragrant aroma of cocoa and vanilla and boasted a nice chocolate cover. As the finishing touch, the cake was adorned with fresh strawberries and a dusting of powdered sugar.

  • The cake sat beautifully on the counter, its rich chocolate layers gleaming under the soft light. It was 10 centimetres tall, had a fragrant aroma of cocoa and vanilla and boasted a nice chocolate cover. The chef adorned the cake with fresh strawberries and a dusting of powdered sugar.

Nhìn kỹ hai câu văn được gạch chân bên trên, có thể thấy, sự nhất quán trong chủ ngữ được thể hiện tốt hơn trong đoạn văn phía trên, với chủ ngữ vẫn là ‘the cake’.

Lưu ý rằng, trong một số trường hợp, việc duy trì mạch thống nhất của các chủ ngữ sẽ mâu thuẫn với quy tắc thứ nhất về mạch thông tin cũ và mới nói trên. Trong các trường hợp này, người viết nên xác định mục tiêu của câu văn và thử cả hai cách viết để xem cách viết nào tạo ra sự kết dính tốt hơn.

Thứ ba: Tính khách quan và trang trọng

Bản chất của cấu trúc bị động đó là đặt trọng tâm vào đối tượng bị tác động thay vì người thực hiện nó, do đó, nó tạo ra một sự khách quan trong văn phong. Xét ví dụ sau:

  1. My father thinks that excessive use of computers would lead to significant eye strain.

  2. It is suggested that excessive use of computers would lead to significant eye strain.

  3. If you use a computer in excess, you could have eye strain.

  4. If a computer is used in excess, problems such as eye strain could emerge.

Phân tích về khía cạnh khách quan và trang trọng trong các câu văn trên:

1. My father thinks that excessive use of computers would lead to significant eye strain.

- Khách quan: Tương đối, vì nó đề cập đến ý kiến của một người duy nhất là "ba tôi".

- Trang trọng: Vừa phải.

2. It is suggested that excessive use of computers would lead to significant eye strain.

- Khách quan: Cao, vì "được đề xuất" không xác định nguồn cụ thể, tạo ra một cảm giác trừu tượng và khách quan.

- Trang trọng: Cao.

3. If you use a computer in excess, you could have eye strain.

- Khách quan: Thấp, vì nó trực tiếp đề cập đến người đọc ("bạn").

- Trang trọng: Vừa phải.

4. If a computer is used in excess, problems such as eye strain could emerge.

- Khách quan: Cao, vì câu này không đề cập đến một nhóm cụ thể hoặc người dùng cụ thể.

- Trang trọng: Cao.

Trong bốn câu trên, câu thứ hai và thứ tư là những câu khách quan và trang trọng nhất. Có thể thấy, hai câu văn này sử dụng cấu trúc bị động để giấu đi chủ từ không cần thiết hoặc không mong muốn trong bài viết cần sự khách quan và trang trọng.

Do đó, có thể thấy trong một số trường hợp như trình bày một quan điểm của người khác hoặc trình bày một lý luận, ta có thể dùng câu bị động để nội dung đó khách quan và trang trọng hơn.

Điều này sẽ cực kỳ hũu ích nếu văn bản được viết là dành cho các lĩnh vực học thuật hoặc các bài thi học thuật, những môi trường đề cao tính khách quan và thường đòi hỏi văn phong trang trọng.

image-alt

Ứng dụng trong IELTS Writing Task 2

Phần tiếp theo của bài viết sẽ tìm hiểu về cách mà người học có thể ứng dụng những nội dung về quy tắc chọn lựa giữa chủ động và bị động nói trên vào bài thi IELTS Writing Task 2.

The best way for a country to prepare for the future is to invest resources in its young people.

To what extent do you agree or disagree?

Sample Answer:

There is an opinion that the most effective method for a nation to ready itself for the future is by allocating its resources toward the development of its youth. I wholeheartedly agree with this point of view, and this essay will elaborate on my reasons.

To begin with, it is essential to recognize that young people are the driving force behind a country's development. (1), it invests in education, healthcare, and social programs that equip the younger generation with the skills and knowledge required to lead in an ever-evolving world. This investment ensures that the workforce remains competitive, capable of contributing to technological advancements and adapting to the changing economic landscape. Countries like Finland exemplify the success of such an initiative, as (2) and a competitive edge in the global economy.

1a) When a nation directs its resources towards its youth (active)

1b) When a nation’s resources is directed towards its youth (passive)

2a) an exceptional educational outcomes has been achieved (passive)

2b) it has led to their exceptional educational outcomes (active)

Furthermore, investing in young people fosters social cohesion and stability. By providing quality education and accessible healthcare, a nation ensures that its youth are healthier, more informed, and less likely to engage in criminal activities or extremist ideologies. This, in turn, contributes to reduced crime rates, stronger community bonds, and a more harmonious society. It is an investment in the future not only in economic terms but also in terms of social harmony.

In conclusion, I completely agree that the optimal way for a country to prepare for the future is by channeling its resources into its young people. (3). As such, it is an investment that pays dividends not only in the present but also in the years to come, ultimately securing a brighter future for the nation.

3a) A skilled and adaptable workforce is guaranteed, innovations are propelled, and social stability are promoted (passive)

3B) This approach guarantees a skilled and adaptable workforce, propels innovation, and promotes social stability (active)

Đáp án tham khảo

1) Vị trí (1):

1a) Active: When a nation directs its resources towards its youth.

1b) Passive: When a nation’s resources are directed towards its youth.

Đáp án: 1a) Active. Trong ngữ cảnh này, việc sử dụng chủ động giúp người đọc dễ dàng hiểu rằng "quốc gia" là người đang thực hiện hành động, tạo sự mạch lạc và liên kết mạnh mẽ hơn giữa "quốc gia" và việc "định hướng nguồn lực" và nó sẽ liên kết tốt hơn với nội dung trong mệnh đề chính ở phía sau.

2) Vị trí (2):

2a) Passive: An exceptional educational outcome has been achieved.

2b) Active: It has led to their exceptional educational outcomes.

Đáp án: 2b) Active. Sự lựa chọn chủ động tại đây giúp duy trì mạch thông tin khi kết nối trực tiếp giữa "Countries like Finland" và "it" ở phía sau.Vì “it” là thông tin cũ đã biết trước nên được dùng làm chủ ngữ và đưa lên đầu câu, đồng nghĩa với “An exceptional educational outcome” - thông tin mới - nên được đặt ở cuối câu. Việc này giúp đoạn văn mạch lạc hơn và thể hiện rõ sự ảnh hưởng của chính sách giáo dục của Phần Lan đối với kết quả giáo dục xuất sắc của họ.

3) Vị trí (3):

3a) Passive: A skilled and adaptable workforce is guaranteed, innovations are propelled, and social stability is promoted.

3b) Active: This approach guarantees a skilled and adaptable workforce, propels innovation, and promotes social stability.

Đáp án: 3b) Active. Việc sử dụng chủ động ở đây giúp thể hiện rõ ràng hơn sự tác động của "cách tiếp cận này" (This approach) - là thông tin cũ - đối với ba lợi ích được nêu ra. Điều này không chỉ giúp mạch thông tin được giữ vững mà mạch chủ ngữ cũng trở nên mạch lạc hơn đồng thời nó làm cho đoạn kết thúc của bài luận trở nên mạnh mẽ và thuyết phục hơn.

Xem lại bài luận tổng thể sau đây để phân tích rõ hơn sự liên quan giữa các câu có liên quan:

There is an opinion that the most effective method for a nation to ready itself for the future is by allocating its resources toward the development of its youth. I wholeheartedly agree with this point of view, and this essay will elaborate on my reasons.

To begin with, it is essential to recognize that young people are the driving force behind a country's development. When a nation directs its resources towards its youth, it invests in education, healthcare, and social programs that equip the younger generation with the skills and knowledge required to lead in an ever-evolving world. This investment ensures that the workforce remains competitive, capable of contributing to technological advancements and adapting to the changing economic landscape. Countries like Finland exemplify the success of such an initiative, as it has led to their exceptional educational outcomes and a competitive edge in the global economy.

Furthermore, investing in young people fosters social cohesion and stability. By providing quality education and accessible healthcare, a nation ensures that its youth are healthier, more informed, and less likely to engage in criminal activities or extremist ideologies. This, in turn, contributes to reduced crime rates, stronger community bonds, and a more harmonious society. It is an investment in the future not only in economic terms but also in terms of social harmony.

In conclusion, I completely agree that the optimal way for a country to prepare for the future is by channeling its resources into its young people. This approach guarantees a skilled and adaptable workforce, propels innovation, and promotes social stability. As such, it is an investment that pays dividends not only in the present but also in the years to come, ultimately securing a brighter future for the nation.

Tổng kết

Bài viết đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên việc xác định câu văn tốt hơn nên được viết ở chủ động hay bị động. Tuy việc lựa chọn thể chủ động hay bị động này là một phần nằm trong văn phong của từng người, nhưng việc hiểu rõ những quy ước liên quan đến tính liên kết sẽ góp phần khiến cho người học đưa ra được những quyết định tốt hơn khi viết bài cho riêng mình.

Đọc thêm: Ứng dụng câu bị động (passive voice) trong IELTS Writing Task 1


Trích dẫn

"Flow and Cohesion : UMass Amherst Writing Center : UMass Amherst." UMass Amherst, www.umass.edu/writing-center/flow-and-cohesion.

Holliday, M. A., and Ruqaiya Hasan. Cohesion in English. 1985.

"PARAGRAPH DEVELOPMENT." UW Faculty Web Server, faculty.washington.edu/ezent/impd.htm.

Strunk, William. The Elements of Style. 2016.

"Subject Consistency." StudySmarter UK, www.studysmarter.co.uk/explanations/english/rhetoric/subject-consistency/.

Williams, Joseph M., and Gregory G. Colomb. Style: Toward Clarity and Grace. 1995.

Đánh giá

5.0 / 5 (1 đánh giá)

Gửi đánh giá

0

Bình luận - Hỏi đáp

Bạn cần để có thể bình luận và đánh giá.
Đang tải bình luận...